Bài tập ôn tập số 2 - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Tôi là tôi hoặc Tôi không phải là Tôi. Vậy Tôi là ai?Câu nói này dựa theo cách nhìn của phương pháp luận biện chứng. Tức là, tôi vốn là bảnthân tôi, là chính tôi chứ không phải cá thể nào khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Tôi là tôi hoặc Tôi không phải là Tôi. Vậy Tôi là ai?
Câu nói này dựa theo cách nhìn của phương pháp luận biện chứng. Tức là, tôi vốn là bản
thân tôi, là chính tôi chứ không phải cá thể nào khác. Nhưng tôi luôn thay đổi, mỗi một
giây trôi qua, tôi đã không phải là tôi của trước đó. Tôi có thể cao lớn hơn, tư duy hơn, có
suy nghĩ khác hơn,... Vì không có thứ gì là không vận động, vận động là khuynh hướng
tất yếu của đời sống vật chất và xã hội
Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển không ngừng.
2. Trong truyện Tấm Cám, các nhân vật: Tấm, Cám, Mẹ Cám. Nhân vật nào là
thiện nhân vật nào là ác?
Tấm Cám là câu truyện rất quen thuộc đối với tuổi thơ của rất nhiều người. Nhân vật
Tấm được xây dựng là một người hiền lành, đại diện cho cái thiện nhưng có số phận
đáng thương, luôn bị Cám và mẹ Cám hãm hại.
Còn Cám và mẹ Cám là nhân vật phản diện, độc ác, luôn ức hiếp, hãm hại Tấm. Nhiều
lần giết Tấm để giành vị trí làm vợ của vua.
Tuy nhiên đến cuối câu chuyện, sau nhiều lần chuyển kiếp, người Tấm lại là người cho
lính đào một cái hố và lừa Cám xuống hố sau đó đổ nước sôi vào hố. Ngoài ra, còn lấy
xác của Cám để làm mắm.
Từ câu chuyện này, có thể thấy được cái thiện và cái ác không hoàn toàn biến mất mà
chúng chỉ đấu tranh thay thế lẫn nhau. Trong phương pháp luận biện chứng của Triết học,
đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi
ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.
Kết luận: Không thể nhận định được nhân vật nào hoàn toàn là thiện hay ác dựa trên nhân
vật Tấm, chúng có thể thay đổi và đấu tranh với nhau.
6. Một con bò 1 ngày ăn hết 1m2 cỏ. Hỏi thửa ruộng có DT 100m2 cỏ cũng con ò
đó sẽ ăn hết trong bao nhiêu ngày?
Nếu xét theo phương diện toán học thì con bò sẽ ăn hết 100m2 cỏ trong vòng 100ngày.
Nhưng xét theo phương triết học thì con bò sẽ không ăn hết cỏ của thửa ruộng đó được
bởi vì cỏ sẽ mọc lại ngay sau đó.
Quan điểm biện chứng cho rằng, vật chất và vận động không tách rời nhau, bất kỳ sự vật
nào cũng đều luôn luôn vận động. Như vậy, một con bò không thể nào ăn hết một thửa
ruộng có diện tích 100m2 được. Vì mọi sự vật hiện tượng đều vận động phát triển, phần
cỏ bị con bò ăn sẽ mọc lại trong quá trình nó nhai, tiêu hóa và phần cỏ bị mọc lại đó lại
tiếp tục bị bò ăn tạo nên một vòng tuần hoàn.