Bài tập ôn tập tiếng việt - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Bài tập ôn tập tiếng việt - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

TÀI LI U KHÓA KI N TH C N N
Học Văn Chị Hiên 2021
1
HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
Lưu Quang Vũ
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” một câu truyện dân gian Việt Nam kể về chuyện
một người chơi cờ tướng rất giỏi tên Trương Ba phải chết sớm. Thương tình ông
tài, Đế Thích một tiên cờ cũng là người thường xuyên đánh cờ với Trương
Ba đã cho ông sống lại trong thân xác của một người hàng thịt. Sự tích này là nguồn
cảm hứng để Lưu Quang Vũ dựng nên vở kịch nổi tiếng cùng tên. Tuy nhiên ông đã
viết thêm cái kết cho vở kịch của mình, một bi kịch. Vở kịch của ông mang đến một
thông điệp:
"Mọi thứ nên tuân theo quy luật của tự nhiên, mọi sự kháng cự với quy luật đều
trở nên kệch cỡm".
I. THÔNG TIN TÁC GIẢ
Lưu Quang Vũ
Từ khóa
- Đa tài
- Nhà soạn kịch tài ba
- Những vở kịch
+ Vấn đề mới mẻ
+ Ý nghĩa tư tưởng, triết lí
Lưu Quang một nghệ , sáng tác nhiều thể loại: làm thơ, viết truyện đa tài
ngắn, vẽ tranh, viết kịch, viết báo… lĩnh vực nào cũng có được những thành tựu
đáng kể. Những năm 80 của thế kỉ XX, Lưu Quang chuyển sang sáng tác kịch
trở thành tác giả lớn nhất của nền sân khấu Việt Nam thế kỉ XX. Ông trở thành hiện
tượng của sân khấu kịch trường, được đánh giá của nhà soạn kịch tài năng nhất
nền văn học hiện đại. Những vở kịch của ông đã thổi vào tích xưa một luồng gió mới,
đặt ra về lẽ sống con người và mang đến vấn đề mới mẻ các giá trị triết lí nhân sinh,
ý nghĩa tư tưởng cao đẹp.
TÀI LI U KHÓA KI N TH C N N
Học Văn Chị Hiên 2021
2
Câu chuyện thú vị về Lưu Quang Vũ:
Trong làng văn học Việt Nam, chuyện tình của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang
nữ thi Xuân Quỳnh từ lâu đã trở thành một biểu tượng cho tình yêu đầy ngọt
ngào và thơ mộng.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam thể cho ra những tác
phẩm văn thơ để đời đi vào lòng người. Để được xúc cảm sáng tạo nên cái hồn
trong từng câu từ không quên y, hẳn mỗi người đều cần phải những thi cảm, thi
hứng từ thực tế cuộc sống.
Tương tự đối với sự nghiệp vợ chồng nhà văn, nhà thơ Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh
cũng vậy. Không chỉ trong văn học mà ngoài cuộc sống, chuyện tình của cả hai đã trở
thành một biểu tượng cho tình yêu đầy lãng mạn, thơ mộng sống mãi trong lòng
bao người. Với họ chất tình trong cuộc sống chính là cội nguồn cho sự sáng tác.
một hiện thực đã xảy ra, chính những lời thơ của viết: "Chỉ còn em anh/
Cùng tình yêu lại" như một điềm báo về tương lai của họ. Hay như trong một bài
thơ cuối cùng Lưu Quang Vũ viết tặng người vợ thương yêu của mình cũng có những
câu khiến người đọc phải suy nghĩ: "Phút cuối cùng tay vẫn trong tay/ Ta đã
những ngày vui sướng nhất/ Đã uống cả men nồng rượu chát/ Đã đi qua cùng tận
của con đường/ Sau vô biên dẫu chỉ có vô biên/ Buồm đã tới và lúa đồng đã gặt."
Tai nạn giao thông năm 1988 đã cướp đi mạng sống của đôi nghệ tài hoa đang khi
đang ở đỉnh cao cống hiến cho văn học nghệ thuật, để lại cho đời và nền văn học Việt
Nam vàn tiếc thương một câu chuyện tình đầy lãng mạn, đậm chất ngôn tình
hiện thực.
Bằng những đóng góp không ngừng nghỉ cho nền văn học Việt Nam, trong sự nghiệp
của hai vợ chồng nữ thi Xuân Quỳnh, Lưu Quang cũng gặt hái những giải
thưởng nhất định. Đặc biệt mới đây, google doodle còn trang trọng vinh danh kỷ niệm
tuổi 77 của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh như một cách để tri ân những cống hiến của cho
TÀI LI U KHÓA KI N TH C N N
Học Văn Chị Hiên 2021
3
thơ ca nhân loại. cũng cũng trở thành niềm tự hào của dân tộc khi là người phụ nữ
Việt Nam được google vinh danh.
Lưu Quang (17 tháng 4 m 1948 29 tháng 8 năm 1988) nhà soạn kịch, nhà -
thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam. Trong các vở kịch, truyện ngắn của mình, Lưu
Quang Vũ luôn thể hiện được tính hiện thực nhân văn, còn về thơ ông lại dồn cảm
xúc vào những câu từ bay bổng và khát khao như để phác hoạ lại từng giai đoạn trong
cuộc sống của chính bản thân.
Chính bởi cuộc sống luôn ảnh hưởng tới giọng văn hay cách biểu đạt câu chữ của
mình, nên nhắc tới việc bày tỏ tình cảm với vợ nữ thi Xuân Quỳnh, ông luôn
dành những câu nói đầy mộc mạc, không hoa hòe nhưng cũng không kém phần lãng
mạn vào trong từng bức thư. Thậm chí sau này khi đọc lại những bức thư tay của Lưu
Quang Vũ hay Xuân Quỳnh gửi cho nhau, nhiều người vẫn khẳng định rằng đây chính
là những tư liệu quý giá để họ viết nên những tác phẩm để đời.
Xuân Quỳnh (6 tháng 10 năm 1942 29 tháng 8 năm 1988), một nhà thơ nữ Việt -
Nam. được xem nữ thi nổi tiếng với loạt thơ tình được nhiều người biết đến
như Thuyền và Biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa.
Thơ Xuân của nữ thi giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính
cách luôn hết mình với cuộc sống của bà. Những bài thơ khi thì hạnh phúc đắm say,
lúc đau khổ, suy của nhà thơ luôn gần gũi được viết với sự đằm thắm của một
người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. Cũng bởi sự sáng tạo gần gũi và ý
nghĩa với cuộc sống, nên nhiều tác phẩm của hai vợ chồng đã được đưa vào sách
giáo khoa phổ thông Việt Nam để truyền giảng cho bao thế hệ.
Nói về chuyện tình đáng người ngưỡng mộ của Lưu Quang Xuân Qunh, rất ít
người biết rằng họ đến với nhau khi cả hai đã từng một cuộc hôn nhân rạn nứt
trước đó. Chuyện tình cảm của họ thậm chí đã gặp không ít dị nghị, cách trở thế
nhưng họ vượt qua mọi rào cản về bên nhau, chia sẻ với nhau những khó khăn của
cuộc sống.
TÀI LI U KHÓA KI N TH C N N
Học Văn Chị Hiên 2021
4
Thời ấy, cả hai sống trong căn hộ rộng 6m2 96A phố Huế. Đó một gia đình
đầy đủ "con anh, con tôi, con chúng ta", nhưng ngôi nhà nhỏ đầy sách vở ấy luôn đầy
ắp tiếng cười, tràn ngập tình yêu thương. Năm 1976 khi Xuân Quỳnh đi công tác miền
Nam, Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh thường xuyên gửi thư cho nhau. Những bức thư
tay đầy chất tình, đầy lãng mạn ấy như động lực để họ san sẻ tình yêu mỗi khi xa
cách.
Đọc những dòng thư ấy, kẻ mộng hay thậm chí những người luôn khăng
khăng nhận định mình sống trí đều sẽ phải ngưng lại vài đoạn chìm vào trong tình
yêu nồng nhiệt mãnh liệt của cả hai. Trong một bức thư tình, Lưu Quang
viết: "Em đi đã được một tuần. Nhớ em buồn lắm. Mấy bố con nhà vẫn bình
thường. Mẹ đi vắng. cứ quấn bố, tối không chịu xuống bà. Hôm nào cũng bảo: bố
với em đi đón mẹ đi. Mí ăn được, ngủ được, vẽ thêm nhiều tranh mới. Tuấn Anh xuống
bác, Tuấn Anh vẫn đây, ngày nào Tuấn Anh cũng về đi bơi, xong ăn cơm chiều
với bà hoặc với anh rồi lại xuống bác. Kít thì vẫn về luôn."
Cứ thế suốt 14 năm, nh cảm đối với vợ của Lưu Quang vẫn như thuở ban đầu,
mọi việc nhà mỗi khi vợ đi công tác ông đều san sẻ.
Còn với Xuân Quỳnh lúc nào cũng thổn thức với chồng qua từng câu chữ, trong
một bức thư khác nhắn: "Cuộc sống ngắn ngủi, con người chỉ đi qua cuộc đời
như một vệt sáng rồi biến mất vĩnh viễn." Sống cùng nhau ngần y năm nhưng lẽ
với chưa bao giờ đủ. Việc họ tìm thấy nhau trong một đoạn đường khó khăn,
từng có một đời vợ, một đời chồng có lẽ là điều khiến họ trở nên trân quý từng khoảnh
khắc bên nhau hơn.
NGUYÊN HẰNG, THEO TRÍ THỨC TRẺ
II. THÔNG TIN TÁC PHẨM
* Vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Khơi nguồn cảm hứng:
TÀI LI U KHÓA KI N TH C N N
Học Văn Chị Hiên 2021
5
+ Tình hình xã hội VN những năm 80 của thế kỉ XX và công cuộc đổi mới
toàn diện bắt đầu diễn ra trên đất nước ta.
+ Cảm hứng phê phán những tiêu cực trong hội, cuộc sống, con người
của nhiều tác giả.
+ Mượn viết tiếp truyện dân gian “Hồn Trương Ba da hàng thịt” với
nhiều sáng tạo mới mẻ, hiện đại, sâu sắc.
- Thời gian ra đời
+ Vở kịch được viết từ 1981 nhưng mãi đến năm 1984 trong không khí đổi
mới của xã hội và văn học nghệ thuật nó mới được công diễn.
+ Vở kịch nhanh chóng tạo được nhiều thiện cảm cho người xem, được
công diễn nhiều lần trên các sân khấu trong và ngoài nước.
b. Đoạn trích được học
- Vị trí: Nằm ở cảnh 7 + đoạn kết của vở kịch
- Quá trình vận động của 1 vở kịch: thắt nút => phát triển => cao trào => mở nút.
Cách ghi nhớ về hoàn cảnh sáng tác chi tiết của vở kịch như sau:
Tình hình hội VN những năm 80 của thế kỉ XX công cuộc đổi mới toàn
diện bắt đầu diễn ra trên đất nước ta.
Mượn viết tiếp truyện dân gian “Hồn Trương Ba da hàng thịt” với nhiều
sáng tạo mới mẻ, hiện đại, sâu sắc.
1981: Vở kịch bắt đầu được viết.
1984: Trong không khí đổi mới của hội và văn học nghệ thuật, vở kịch mới
được công diễn và nhanh chóng tạo được nhiều thiện cảm cho người xem, được
công diễn nhiều lần trên các sân khấu trong và ngoài nước.
Để hiểu rõ hơn về tác giả Lưu Quang Vũ và vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt",
các em thể tham khảo bài báo dưới đây được ghi bởi PGS. TSKH BÙI MẠNH
NHỊ
TÀI LI U KHÓA KI N TH C N N
Học Văn Chị Hiên 2021
6
KỊCH LƯU QUANG VŨ: SỨC HẤP DẪN CÒN MÃI
1. Lưu Quang tài năng thực sự của văn nghệ Việt Nam, n khấu Việt
Nam. Hồn Trương Ba da hàng thịt của anh được xem “quả bom” tại Liên hoan
sân khấu thế giới tại Matxcơva năm 1986, khiến bạn quốc tế sửng sốt trước sân
khấu đương đại Việt Nam. Vở kịch này cũng đã được trình diễn tại 30 bang của Mỹ,
ở đâu cũng được khen ngợi, hưởng ứng. Bên cạnh Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lưu
Quang còn những vở diễn nổi tiếng khác. Hiện tượng trong nhiều năm qua
các vở kịch của Lưu Quang được nhiều đoàn nghệ thuật dàn dựng, nhiều vở,
nhiều đạo diễn, diễn viên được Huy chương Vàng trong cùng một Hội diễn, khán giả
nô nức tới các nhà hát xem kịch Lưu Quang Vũ, cho đến nay, vẫn là độc nhất vô nhị
của sân khấu Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đánh giá cao tâm huyết, tài
năng của Lưu Quang Vũ trong văn hóa, nghệ thuật, đánh giá cao tính hiện đại, tính
thời sự, tính phản biện tính dự báo những vấn đhôi nóng bỏng trong kịch
của anh, xem anh như một trong những người tiên phong tích cực đóng góp vào s
đổi mới của văn học nghệ thuật nước nhà. Lưu Quang đã đưa sân khấu đương
đại Việt Nam tới đỉnh cao. Kịch Lưu Quang đã, đang sẽ tiếp tục đi cùng đất
nước, nhân dân, tiếp tục có sức sống lâu bền, lay động, thức tỉnh những điều tốt đẹp
cho con người và xã hội.
Thiên tài Isaac Newton từng nói: “Nếu tôi nhìn thấy được xa hơn bởi vì tôi đứng
trên vai những người khổng lồ”. Tôi muốn mượn tâm sự ấy của I. Newton để lí giải
sức hấp dẫn của của kịch Lưu Quang Vũ. “Những người khổng lồ” Lưu Quang
đã dựa vào ai để thêm nghị lực, sức mạnh, nhiệt huyết, tầm cao sự độc
đáo, bứt phá trên con đường sáng tạo?
2. “Người khổng lồ” đầu tiên tôi muốn nói đến là truyền thống văn hóa của dân
tộc và nhân loại. Truyền thống ấy thể hiện không chỉ ở những kịch bản mượn từ tích
truyện dân gian, những bài ca dao, những câu hát đồng dao, mà còn ở hàng loạt cổ
mẫu, biểu tượng, ẩn dụ, ngôn từ. Truyền thống ấy cũng thể hiện rất đậm đặc, sâu
sắc tinh tế đến lạ lùng trong hình thức, nội dung của những bài hát, những dàn
TÀI LI U KHÓA KI N TH C N N
Học Văn Chị Hiên 2021
7
đồng ca vốn đã có từ các thể loại kịch và các vở kịch kinh điển, vĩ đại của nhân loại.
Sinh ra, lớn lên từ con nhà nòi truyền thống văn học, kết bạn thân làm việc
nhiều với các đạo diễn, nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ “gạo cội” của văn nghệ nước nhà,
lại chịu đọc, chịu đi, lăn lộn với cuộc đời …, Lưu Quang Vũ có điều kiện để tiếp cận
với những truyền thống văn hóa ấy. Nói cách khác, vốn văn hóa dân tộc nhân
loại của Lưu Quang Vũ, như nhiều người nhận xét, khá rộng sâu. Anh lại là một
tài năng văn học. Hoàn cảnh cuộc đời anh với những năm tháng trăn trở, nhiều ưu
tư, sống không dễ dàng, cộng với thời điểm lịch sử đặc biệt vào cuối những năm 80
của thế kỉ XX, mở đầu thời đổi mới của đất nước, đã tạo cho Lưu Quang
những cường độ cảm xúc đặc biệt, để thấy “trong ta có những dây đàn không ai ngờ
và bao lâu nay im tiếng bây giờ được chạm đến … Vào những lúc ấy ta không
còn những thực thể nhân nữa, chúng ta loài giống, giọng nói của toàn
nhân loại thức dậy trong ta” [2]. Và những truyền thống folklore, những cổ mẫu đã
giúp tác phẩm của anh “nói bằng hàng nghìn giọng”, “khơi dậy trong ta một giọng
nói to hơn giọng nói của chính ta”, “nâng cái tả từ chỗ ngắn ngủi một lần và
tạm thời lên chỗ tồn tại muôn đời” [3].
Cần nhấn mạnh rằng, truyền thống văn hóa của dân tộc và nhân loại trong kịch
Lưu Quang không còn nguyên dạng như đã từng tồn tại, đã biến đổi
nhiều.Truyền thống văn hóa của dân tộc nhân loại chỉ điểm xuất phát. Nhà
viết kịch đã làm sống lại, làm mới, đem hơi thở thời đại cho các truyền thống văn
hóa. Các truyện cổ tích hay huyền thoại, bớt đi hay gia tăng thêm yếu tố hoang
đường, huyền thoại cũng đều khoác thêm những lớp hội, tinh tế sâu sắc
truyền vào khối óc, trái tim con người những thông điệp, kí thác về con người và xã
hội, về cái tốt, cái đẹp, tình yêu và lòng chung thủy …
Hồn Trương Ba da hàng thịt một dụ điển hình. Chủ đề truyện cổ tích thể
hiện chủ yếu qua hành động nhân vật, chứ không phải qua miêu tả, phân tích tâm lí.
Nếu truyện dân gian chủ yếu đề cao, tuyệt đối hóa vai trò của linh hồn đối với thễ
xác, tách rời thể xác linh hồn, coi thể xác chỉ như vật đỡ để mang linh hồn, thì
kịch Lưu Quang Vũ đào sâu, mở rộng vấn đề hơn rất nhiều qua các mảng kịch, tình
TÀI LI U KHÓA KI N TH C N N
Học Văn Chị Hiên 2021
8
huống ... Vở kịch đa tầng đa nghĩa. Người ta đã nói nhiều về các cặp phạm trù, các
đối lập xung quanh mối quan hệ này: thật giả, nội dung hình thức, bên trong- - -bên
ngoài, phàm tục thanh cao, bản năng trí. Bi kịch giữa linh hồn thể xác không - -
thể giải quyết bằng chính cách đã tạo ra bi kịch. Con người phải luôn đấu tranh với
bản thân mình, cuộc giằng co giữa hai phần trong một con người một cuộc đấu -
tranh gian khó nhất. Con người phải làm chủ những ham muốn, để không bị tha
hóa, băng hoại, để sự thống nhất hài hòa giữa linh hồn và thể xác, vươn tới một
nhân cách toàn vẹn. Nhà nghiên cứu u Khánh Thơ đã nhận xét đúng: “Vở kịch
không chỉ nói đến sự hòa hợp ý thức đạo về phần hồn phần xác còn đề
cao cuộc đấu tranh cho sự hoàn thiện nhân cách người (…), không chỉ đề cập đến
chuyện của một thời mà còn đề cập đến chuyện muôn đời. Đó là triết lí nhân sinh về
lẽ sống, lẽ làm người (…). Sống vay mượn, chắp vá, không sự hài hòa giữa hồn
xác chỉ đem lại bi kịch (…). Cuộc sống chỉ giá trị khi con người được sống
đúng mình, được sống trong một thể thống nhất. Vở kịch (…) không chỉ đề cập
đến đời sống của một nhân còn đặt ra những vấn đề hội. Thói quan liêu,
trách nhiệm của Nam Tào, Bắc Đẩu đã tước đi mạng sống của người dân tội
gây nên bao chuyện rắc rối. Sự sửa sai chắp của Đế Thích lại tiền đề bất
hạnh cho cuộc đời hồn nọ xác kia của ông Trương Ba. Mọi sự sửa sai không đúng
chỗ đều chứa đựng trong nó nhiều bi kịch hơn là niềm vui” [4]. Và “Cái kết cục đổ
vỡ này không phải chỉ câu chuyện ngụ ngôn của quá khứ xa xưa, như đang
nhắc nhở, nhắn nhnguy một cuộc hôn phối lớn hơn giữa hồn xác đang tồn
tại”[5] Những ý nghĩa đa tầng ấy đã đưa tác phẩm tới giá trị nhân văn, triết
mang tầm nhân loại.
Ông vua hóa hổ cũng vở kịch xuất sắc của Lưu Quang Vũ. Mượn tích truyện
“Từ Đạo Hạnh hay sự tích Thánh Láng” vốn đậm yếu tố đạo giáo, Lưu Quang
Vũ đã đưa câu chuyện, đưa các nhân vật bước vào cuộc sống lịch sử, xã hội, trở lại
vấn đề của bài học lịch sử, nhân sinh: cái giá phải trả, bi kịch đau đớn của sự say
quyền lực, đã được cảnh báo, răn đe. Đây vẫn còn bài học của muôn đời.
Từ Đạo Hạnh muốn là vua trị vì thiên hạ, say mê sức mạnh, dám làm bất cứ điều gì,
bỏ quên gốc rễ của chính cuộc đời ông, dùng lửa ác để thu phục lòng người. Ông
TÀI LI U KHÓA KI N TH C N N
Học Văn Chị Hiên 2021
9
vua ấy đã phải, đã bị hóa hổ, thành cọp dữ, sống trong thân xác cọp, không còn nói
được tiếng người. Đến lúc ấy, ông ta mới tỉnh ngộ ra nỗi đau của con người phải
mang hình hài thú dữ ngôi báu sắp bị chính những hạ thần cũng đam quyền
lực của mình hạ bệ. Hành trình trở lại làm người của ông ta đã phải trả bằng máu,
máu của người thân yêu nhất đã giúp cho cuộc trở lại làm người của ông. “Không
dung tha kẻ ác, nhưng hãy lấy yêu thương làm gốc rễ cuộc đời, Càng sức mạnh,
càng ở ngôi cao, lòng nhân ái càng phải lớn”.
thể dẫn ra rất nhiều truyền thống văn hóa của dân tộc nhân loại qua
những vở kịch khác của Lưu Quang Vũ, những vở kịch luôn đkhán giả độc thoại,
đối thoại, để cười, để khóc, suy ngẫm, chiêm nghiệm lại hoặc hình dung tương lai
mới của con người hội: Lời nói dối cuối cùng, Linh hồn của đá, Ngọc Hân
công chúa, Nàng Sita, Hoa cúc xanh trên đầm lầy, … Tiếp cận kịch Lưu Quang
từ lý thuyết liên văn bản, mỹ học tiếp nhận hay phân tâm học, cổ mẫu, diễn ngôn
chắc chắn sẽ đem lại nhiều phát hiện thú vị, giàu ý nghĩa xã hội, nhân văn.
3. “Người khổng lồ” thứ hai Lưu Quang dựa vào: sự liên kết. Liên kết
các thể loại. Liên kết các yếu tố tạo nên vở diễn. Liên kết tạo nên sức mạnh và khác
biệt. Nghệ thuật, trong bản chất của nó, luôn đòi hỏi sự sáng tạo, khác biệt, độc
đáo. Bản thân sân khấu đã một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Tính liên kết, tổng
hợp trong kịch Lưu Quang độc đáo chỗ nào? Chính anh đã nói về điều này:
“Trong quan niệm của tôi, thơ kịch rất gần nhau. lẽ thơ với kịch còn gần
nhau hơn thơ với văn xuôi. Đều hai thể loại lớn khó của văn học. Thơ
kịch đều sự sống thế giới bên trong của con người dạng tinh chất, đọng
và mãnh liệt nhất. Đối với tôi, kịch cũng là một thứ thơ được trình bày trong không
gian và thời gian kỳ diệu của sân khấu, thông qua diễn xuất của diễn viên” [6].
Lưu Quang tài năng thơ. Đã không ít ý kiến: thơ Lưu Quang còn
hay hơn mãnh liệt hơn kịch của anh. Tiếng Việt bài thơ rất hay của anh, đã
được đưa vào chương trình, sách giáo khoa phổ thông, thành lời ca khúc. Anh còn
rất nhiều bài thơ hay, đoạn thơ và câu thơ hay khác:
TÀI LI U KHÓA KI N TH C N N
Học Văn Chị Hiên 2021
10
- Trên đời này chẳng ai lo cho ta bằng mẹ
Cũng chẳng ai ta làm khổ nhiều như mẹ của ta
….
Dẫu cuộc đời là con đường dài thế
Ta sẽ đi qua mọi đèo dốc chông gai
Bằng đôi chân của mẹ!
- Mấy năm rồi họ chẳng nói được câu gì mới
Tôi bỏ ra đi họ ngồi ở lại
- Những chữ đẹp xưa giờ tôi đuổi đi rồi
Bao chữ mới đang ầm ầm đạp cửa
Thơ rộng dài cánh lớn hãy bay đi.
-Anh hãy đập vào ngực mình giục giã
Hãy nổi gió cho cánh người rộng mở
Và mai sau, sẽ có những nhà thơ
Đứng trên tầng cao ta ao ước bây giờ
Họ sẽ vẫn không ngừng đập cửa
Không ngừng lo âu không ngừng phẫn nộ
Bởi vô biên là khát vọng của con người.
Cái tinh chất, bùng nổ, thăng hoa cảm xúc, tưởng của tđã giúp nhà viết
kịch đồng thời nhà thơ Lưu Quang chắt lọc, xây dựng những nhân vật, cuộc
| 1/27

Preview text:

TÀI LIU KHÓA KIN THC NN
Học Văn Chị Hiên 2021
HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT Lưu Quang Vũ
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một câu truyện dân gian Việt Nam kể về chuyện
một người chơi cờ tướng rất giỏi tên là Trương Ba phải chết sớm. Thương tình ông
có tài, Đế Thích là một tiên cờ và cũng là người thường xuyên đánh cờ với Trương
Ba đã cho ông sống lại trong thân xác của một người hàng thịt. Sự tích này là nguồn
cảm hứng để Lưu Quang Vũ dựng nên vở kịch nổi tiếng cùng tên. Tuy nhiên ông đã
viết thêm cái kết cho vở kịch của mình, một bi kịch. Vở kịch của ông mang đến một thông điệp:
"Mọi thứ nên tuân theo quy luật của tự nhiên, mọi sự kháng cự với quy luật đều
trở nên kệch cỡm". I. THÔNG TIN TÁC GIẢ Lưu Quang Vũ Từ khóa - Đa tài - Nhà soạn kịch tài ba - Những vở kịch + Vấn đề mới mẻ
+ Ý nghĩa tư tưởng, triết lí
Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài, sáng tác ở nhiều thể loại: làm thơ, viết truyện
ngắn, vẽ tranh, viết kịch, viết báo… Ở lĩnh vực nào cũng có được những thành tựu
đáng kể. Những năm 80 của thế kỉ XX, Lưu Quang Vũ chuyển sang sáng tác kịch và
trở thành tác giả lớn nhất của nền sân khấu Việt Nam thế kỉ XX. Ông trở thành hiện
tượng của sân khấu kịch trường, được đánh giá là nhà soạn kịch tài năng nhất của
nền văn học hiện đại. Những vở kịch của ông đã thổi vào tích xưa một luồng gió mới,
đặt ra vấn đề mới mẻ về lẽ sống con người và mang đến các giá trị triết lí nhân sinh,
ý nghĩa tư tưởng cao đẹp. 1
TÀI LIU KHÓA KIN THC NN
Học Văn Chị Hiên 2021
Câu chuyện thú vị về Lưu Quang Vũ:
Trong làng văn học Việt Nam, chuyện tình của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ
và nữ thi sĩ Xuân Quỳnh từ lâu đã trở thành một biểu tượng cho tình yêu đầy ngọt ngào và thơ mộng.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam có thể cho ra những tác
phẩm văn thơ để đời và đi vào lòng người. Để có được xúc cảm sáng tạo nên cái hồn
trong từng câu từ không quên ấy, hẳn mỗi người đều cần phải có những thi cảm, thi
hứng từ thực tế cuộc sống.
Tương tự đối với sự nghiệp vợ chồng nhà văn, nhà thơ Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh
cũng vậy. Không chỉ trong văn học mà ngoài cuộc sống, chuyện tình của cả hai đã trở
thành một biểu tượng cho tình yêu đầy lãng mạn, thơ mộng và sống mãi trong lòng
bao người. Với họ chất tình trong cuộc sống chính là cội nguồn cho sự sáng tác.
Có một hiện thực đã xảy ra, chính những lời thơ của bà có viết: "Chỉ còn em và anh/
Cùng tình yêu ở lại" như một điềm báo về tương lai của họ. Hay như trong một bài
thơ cuối cùng Lưu Quang Vũ viết tặng người vợ thương yêu của mình cũng có những
câu khiến người đọc phải suy nghĩ: "Phút cuối cùng tay vẫn ở trong tay/ Ta đã có
những ngày vui sướng nhất/ Đã uống cả men nồng và rượu chát/ Đã đi qua cùng tận
của con đường/ Sau vô biên dẫu chỉ có vô biên/ Buồm đã tới và lúa đồng đã gặt."
Tai nạn giao thông năm 1988 đã cướp đi mạng sống của đôi nghệ sĩ tài hoa đang khi
đang ở đỉnh cao cống hiến cho văn học nghệ thuật, để lại cho đời và nền văn học Việt
Nam vô vàn tiếc thương và một câu chuyện tình đầy lãng mạn, đậm chất ngôn tình hiện thực.
Bằng những đóng góp không ngừng nghỉ cho nền văn học Việt Nam, trong sự nghiệp
của hai vợ chồng nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ cũng gặt hái những giải
thưởng nhất định. Đặc biệt mới đây, google doodle còn trang trọng vinh danh kỷ niệm
tuổi 77 của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh như một cách để tri ân những cống hiến của bà cho 2
TÀI LIU KHÓA KIN THC NN
Học Văn Chị Hiên 2021
thơ ca nhân loại. Bà cũng cũng trở thành niềm tự hào của dân tộc khi là người phụ nữ
Việt Nam được google vinh danh.
Lưu Quang Vũ (17 tháng 4 năm 1948 - 29 tháng 8 năm 1988) là nhà soạn kịch, nhà
thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam. Trong các vở kịch, truyện ngắn của mình, Lưu
Quang Vũ luôn thể hiện được tính hiện thực và nhân văn, còn về thơ ông lại dồn cảm
xúc vào những câu từ bay bổng và khát khao như để phác hoạ lại từng giai đoạn trong
cuộc sống của chính bản thân.
Chính bởi cuộc sống luôn ảnh hưởng tới giọng văn hay cách biểu đạt câu chữ của
mình, nên nhắc tới việc bày tỏ tình cảm với vợ là nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, ông luôn
dành những câu nói đầy mộc mạc, không hoa hòe nhưng cũng không kém phần lãng
mạn vào trong từng bức thư. Thậm chí sau này khi đọc lại những bức thư tay của Lưu
Quang Vũ hay Xuân Quỳnh gửi cho nhau, nhiều người vẫn khẳng định rằng đây chính
là những tư liệu quý giá để họ viết nên những tác phẩm để đời.
Xuân Quỳnh (6 tháng 10 năm 1942- 29 tháng 8 năm 1988), là một nhà thơ nữ Việt
Nam. Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với loạt thơ tình được nhiều người biết đến
như Thuyền và Biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa.
Thơ Xuân của nữ thi sĩ giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính
cách luôn hết mình với cuộc sống của bà. Những bài thơ khi thì hạnh phúc đắm say,
lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một
người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. Cũng bởi sự sáng tạo gần gũi và ý
nghĩa với cuộc sống, nên nhiều tác phẩm của hai vợ chồng bà đã được đưa vào sách
giáo khoa phổ thông Việt Nam để truyền giảng cho bao thế hệ.
Nói về chuyện tình đáng người ngưỡng mộ của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh, rất ít
người biết rằng họ đến với nhau khi cả hai đã từng có một cuộc hôn nhân rạn nứt
trước đó. Chuyện tình cảm của họ thậm chí đã gặp không ít dị nghị, cách trở thế
nhưng họ vượt qua mọi rào cản về bên nhau, chia sẻ với nhau những khó khăn của cuộc sống. 3
TÀI LIU KHÓA KIN THC NN
Học Văn Chị Hiên 2021
Thời ấy, cả hai sống trong căn hộ rộng 6m2 ở 96A phố Huế. Đó là một gia đình có
đầy đủ "con anh, con tôi, con chúng ta", nhưng ngôi nhà nhỏ đầy sách vở ấy luôn đầy
ắp tiếng cười, tràn ngập tình yêu thương. Năm 1976 khi Xuân Quỳnh đi công tác miền
Nam, Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh thường xuyên gửi thư cho nhau. Những bức thư
tay đầy chất tình, đầy lãng mạn ấy như là động lực để họ san sẻ tình yêu mỗi khi xa cách.
Đọc những dòng thư ấy, dù là kẻ mộng mơ hay thậm chí những người luôn khăng
khăng nhận định mình sống lí trí đều sẽ phải ngưng lại vài đoạn chìm vào trong tình
yêu nồng nhiệt và mãnh liệt của cả hai. Trong một bức thư tình, Lưu Quang Vũ có
viết: "Em đi đã được một tuần. Nhớ em và buồn lắm. Mấy bố con ở nhà vẫn bình
thường. Mẹ đi vắng. Mí cứ quấn bố, tối không chịu xuống bà. Hôm nào cũng bảo: bố
với em đi đón mẹ đi. Mí ăn được, ngủ được, vẽ thêm nhiều tranh mới. Tuấn Anh xuống
bác, bà Tuấn Anh vẫn ở đây, ngày nào Tuấn Anh cũng về đi bơi, xong ăn cơm chiều
với bà hoặc với anh rồi lại xuống bác. Kít thì vẫn về luôn."
Cứ thế suốt 14 năm, tình cảm đối với vợ của Lưu Quang Vũ vẫn như thuở ban đầu,
mọi việc nhà mỗi khi vợ đi công tác ông đều san sẻ.
Còn với Xuân Quỳnh lúc nào bà cũng thổn thức với chồng qua từng câu chữ, trong
một bức thư khác bà có nhắn: "Cuộc sống ngắn ngủi, con người chỉ đi qua cuộc đời
như một vệt sáng rồi biến mất vĩnh viễn." Sống cùng nhau ngần ấy năm nhưng có lẽ
với bà chưa bao giờ là đủ. Việc họ tìm thấy nhau trong một đoạn đường khó khăn,
từng có một đời vợ, một đời chồng có lẽ là điều khiến họ trở nên trân quý từng khoảnh khắc bên nhau hơn.
NGUYÊN HẰNG, THEO TRÍ THỨC TRẺ II. THÔNG TIN TÁC PHẨM
* Vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” a. Hoàn cảnh sáng tác - Khơi nguồn cảm hứng: 4
TÀI LIU KHÓA KIN THC NN
Học Văn Chị Hiên 2021
+ Tình hình xã hội VN những năm 80 của thế kỉ XX và công cuộc đổi mới
toàn diện bắt đầu diễn ra trên đất nước ta.
+ Cảm hứng phê phán những tiêu cực trong xã hội, cuộc sống, con người của nhiều tác giả.
+ Mượn và viết tiếp truyện dân gian “Hồn Trương Ba da hàng thịt” với
nhiều sáng tạo mới mẻ, hiện đại, sâu sắc. - Thời gian ra đời
+ Vở kịch được viết từ 1981 nhưng mãi đến năm 1984 trong không khí đổi
mới của xã hội và văn học nghệ thuật nó mới được công diễn.
+ Vở kịch nhanh chóng tạo được nhiều thiện cảm cho người xem, được
công diễn nhiều lần trên các sân khấu trong và ngoài nước.
b. Đoạn trích được học
- Vị trí: Nằm ở cảnh 7 + đoạn kết của vở kịch
- Quá trình vận động của 1 vở kịch: thắt nút => phát triển => cao trào => mở nút.
Cách ghi nhớ về hoàn cảnh sáng tác chi tiết của vở kịch như sau:
● Tình hình xã hội VN những năm 80 của thế kỉ XX và công cuộc đổi mới toàn
diện bắt đầu diễn ra trên đất nước ta.
● Mượn và viết tiếp truyện dân gian “Hồn Trương Ba da hàng thịt” với nhiều
sáng tạo mới mẻ, hiện đại, sâu sắc.
1981: Vở kịch bắt đầu được viết.
1984: Trong không khí đổi mới của xã hội và văn học nghệ thuật, vở kịch mới
được công diễn và nhanh chóng tạo được nhiều thiện cảm cho người xem, được
công diễn nhiều lần trên các sân khấu trong và ngoài nước.
Để hiểu rõ hơn về tác giả Lưu Quang Vũ và vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt",
các em có thể tham khảo bài báo dưới đây được ghi bởi PGS. TSKH BÙI MẠNH NHỊ 5
TÀI LIU KHÓA KIN THC NN
Học Văn Chị Hiên 2021
KỊCH LƯU QUANG VŨ: SỨC HẤP DẪN CÒN MÃI
1. Lưu Quang Vũ là tài năng thực sự của văn nghệ Việt Nam, sân khấu Việt
Nam. Hồn Trương Ba da hàng thịt của anh được xem là “quả bom” tại Liên hoan
sân khấu thế giới tại Matxcơva năm 1986, khiến bạn bè quốc tế sửng sốt trước sân
khấu đương đại Việt Nam. Vở kịch này cũng đã được trình diễn tại 30 bang của Mỹ,
ở đâu cũng được khen ngợi, hưởng ứng. Bên cạnh Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lưu
Quang Vũ còn có những vở diễn nổi tiếng khác. Hiện tượng trong nhiều năm qua
các vở kịch của Lưu Quang Vũ được nhiều đoàn nghệ thuật dàn dựng, nhiều vở,
nhiều đạo diễn, diễn viên được Huy chương Vàng trong cùng một Hội diễn, khán giả
nô nức tới các nhà hát xem kịch Lưu Quang Vũ, cho đến nay, vẫn là độc nhất vô nhị
của sân khấu Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đánh giá cao tâm huyết, tài
năng của Lưu Quang Vũ trong văn hóa, nghệ thuật, đánh giá cao tính hiện đại, tính
thời sự, tính phản biện và tính dự báo những vấn đề xã hôi nóng bỏng trong kịch
của anh, xem anh như một trong những người tiên phong tích cực đóng góp vào sự
đổi mới của văn học nghệ thuật nước nhà. Lưu Quang Vũ đã đưa sân khấu đương
đại Việt Nam tới đỉnh cao. Kịch Lưu Quang Vũ đã, đang và sẽ tiếp tục đi cùng đất
nước, nhân dân, tiếp tục có sức sống lâu bền, lay động, thức tỉnh những điều tốt đẹp
cho con người và xã hội.
Thiên tài Isaac Newton từng nói: “Nếu tôi nhìn thấy được xa hơn bởi vì tôi đứng
trên vai những người khổng lồ”. Tôi muốn mượn tâm sự ấy của I. Newton để lí giải
sức hấp dẫn của của kịch Lưu Quang Vũ. “Những người khổng lồ” mà Lưu Quang
Vũ đã dựa vào là ai để có thêm nghị lực, sức mạnh, nhiệt huyết, tầm cao và sự độc
đáo, bứt phá trên con đường sáng tạo?
2. “Người khổng lồ” đầu tiên tôi muốn nói đến là truyền thống văn hóa của dân
tộc và nhân loại. Truyền thống ấy thể hiện không chỉ ở những kịch bản mượn từ tích
truyện dân gian, những bài ca dao, những câu hát đồng dao, mà còn ở hàng loạt cổ
mẫu, biểu tượng, ẩn dụ, ngôn từ. Truyền thống ấy cũng thể hiện rất đậm đặc, sâu
sắc và tinh tế đến lạ lùng trong hình thức, nội dung của những bài hát, những dàn 6
TÀI LIU KHÓA KIN THC NN
Học Văn Chị Hiên 2021
đồng ca vốn đã có từ các thể loại kịch và các vở kịch kinh điển, vĩ đại của nhân loại.
Sinh ra, lớn lên từ con nhà nòi có truyền thống văn học, kết bạn thân và làm việc
nhiều với các đạo diễn, nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ “gạo cội” của văn nghệ nước nhà,
lại chịu đọc, chịu đi, lăn lộn với cuộc đời …, Lưu Quang Vũ có điều kiện để tiếp cận
với những truyền thống văn hóa ấy. Nói cách khác, vốn văn hóa dân tộc và nhân
loại của Lưu Quang Vũ, như nhiều người nhận xét, khá rộng và sâu. Anh lại là một
tài năng văn học. Hoàn cảnh cuộc đời anh với những năm tháng trăn trở, nhiều ưu
tư, sống không dễ dàng, cộng với thời điểm lịch sử đặc biệt vào cuối những năm 80
của thế kỉ XX, mở đầu thời kì đổi mới của đất nước, đã tạo cho Lưu Quang Vũ
những cường độ cảm xúc đặc biệt, để thấy “trong ta có những dây đàn không ai ngờ
có và bao lâu nay im tiếng bây giờ được chạm đến … Vào những lúc ấy ta không
còn là những thực thể cá nhân nữa, chúng ta – là loài giống, giọng nói của toàn
nhân loại thức dậy trong ta” [2]. Và những truyền thống folklore, những cổ mẫu đã
giúp tác phẩm của anh “nói bằng hàng nghìn giọng”, “khơi dậy trong ta một giọng
nói to hơn giọng nói của chính ta”, “nâng cái mô tả từ chỗ ngắn ngủi một lần và
tạm thời lên chỗ tồn tại muôn đời” [3].
Cần nhấn mạnh rằng, truyền thống văn hóa của dân tộc và nhân loại trong kịch
Lưu Quang Vũ không còn nguyên dạng như đã từng tồn tại, mà đã biến đổi
nhiều.Truyền thống văn hóa của dân tộc và nhân loại chỉ là điểm xuất phát. Nhà
viết kịch đã làm sống lại, làm mới, đem hơi thở thời đại cho các truyền thống văn
hóa. Các truyện cổ tích hay huyền thoại, dù bớt đi hay gia tăng thêm yếu tố hoang
đường, huyền thoại cũng đều khoác thêm những lớp mã xã hội, tinh tế và sâu sắc
truyền vào khối óc, trái tim con người những thông điệp, kí thác về con người và xã
hội, về cái tốt, cái đẹp, tình yêu và lòng chung thủy …
Hồn Trương Ba da hàng thịt là một ví dụ điển hình. Chủ đề truyện cổ tích thể
hiện chủ yếu qua hành động nhân vật, chứ không phải qua miêu tả, phân tích tâm lí.
Nếu truyện dân gian chủ yếu đề cao, tuyệt đối hóa vai trò của linh hồn đối với thễ
xác, tách rời thể xác và linh hồn, coi thể xác chỉ như vật đỡ để mang linh hồn, thì
kịch Lưu Quang Vũ đào sâu, mở rộng vấn đề hơn rất nhiều qua các mảng kịch, tình 7
TÀI LIU KHÓA KIN THC NN
Học Văn Chị Hiên 2021
huống ... Vở kịch đa tầng đa nghĩa. Người ta đã nói nhiều về các cặp phạm trù, các
đối lập xung quanh mối quan hệ này: thật-giả, nội dung-hình thức, bên trong-bên
ngoài, phàm tục- thanh cao, bản năng- lí trí. Bi kịch giữa linh hồn và thể xác không
thể giải quyết bằng chính cách đã tạo ra bi kịch. Con người phải luôn đấu tranh với
bản thân mình, cuộc giằng co giữa hai phần trong một con người - một cuộc đấu
tranh gian khó nhất. Con người phải làm chủ những ham muốn, để không bị tha
hóa, băng hoại, để có sự thống nhất hài hòa giữa linh hồn và thể xác, vươn tới một
nhân cách toàn vẹn. Nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ đã nhận xét đúng: “Vở kịch
không chỉ nói đến sự hòa hợp và ý thức đạo lí về phần hồn và phần xác mà còn đề
cao cuộc đấu tranh cho sự hoàn thiện nhân cách người (…), không chỉ đề cập đến
chuyện của một thời mà còn đề cập đến chuyện muôn đời. Đó là triết lí nhân sinh về
lẽ sống, lẽ làm người (…). Sống vay mượn, chắp vá, không có sự hài hòa giữa hồn
và xác chỉ đem lại bi kịch (…). Cuộc sống chỉ có giá trị khi con người được sống
đúng là mình, được sống trong một thể thống nhất. Vở kịch (…) không chỉ đề cập
đến đời sống của một cá nhân mà còn đặt ra những vấn đề xã hội. Thói quan liêu,
vô trách nhiệm của Nam Tào, Bắc Đẩu đã tước đi mạng sống của người dân vô tội
và gây nên bao chuyện rắc rối. Sự sửa sai chắp vá của Đế Thích lại là tiền đề bất
hạnh cho cuộc đời hồn nọ xác kia của ông Trương Ba. Mọi sự sửa sai không đúng
chỗ đều chứa đựng trong nó nhiều bi kịch hơn là niềm vui” [4]. Và “Cái kết cục đổ
vỡ này không phải chỉ là câu chuyện ngụ ngôn của quá khứ xa xưa, mà như đang
nhắc nhở, nhắn nhủ nguy cơ một cuộc hôn phối lớn hơn giữa hồn và xác đang tồn
tại”[5] Những ý nghĩa đa tầng ấy đã đưa tác phẩm tới giá trị nhân văn, triết lí
mang tầm nhân loại.
Ông vua hóa hổ cũng là vở kịch xuất sắc của Lưu Quang Vũ. Mượn tích truyện
“Từ Đạo Hạnh hay là sự tích Thánh Láng” vốn đậm yếu tố đạo giáo, Lưu Quang
Vũ đã đưa câu chuyện, đưa các nhân vật bước vào cuộc sống lịch sử, xã hội, trở lại
vấn đề của bài học lịch sử, nhân sinh: cái giá phải trả, bi kịch đau đớn của sự say
mê quyền lực, dù đã được cảnh báo, răn đe. Đây vẫn còn là bài học của muôn đời.
Từ Đạo Hạnh muốn là vua trị vì thiên hạ, say mê sức mạnh, dám làm bất cứ điều gì,
bỏ quên gốc rễ của chính cuộc đời ông, dùng lửa ác để thu phục lòng người. Ông 8
TÀI LIU KHÓA KIN THC NN
Học Văn Chị Hiên 2021
vua ấy đã phải, đã bị hóa hổ, thành cọp dữ, sống trong thân xác cọp, không còn nói
được tiếng người. Đến lúc ấy, ông ta mới tỉnh ngộ ra nỗi đau của con người phải
mang hình hài thú dữ và ngôi báu sắp bị chính những hạ thần cũng đam mê quyền
lực của mình hạ bệ. Hành trình trở lại làm người của ông ta đã phải trả bằng máu,
máu của người thân yêu nhất đã giúp cho cuộc trở lại làm người của ông. “Không
dung tha kẻ ác, nhưng hãy lấy yêu thương làm gốc rễ cuộc đời, Càng có sức mạnh,
càng ở ngôi cao, lòng nhân ái càng phải lớn”.
Có thể dẫn ra rất nhiều truyền thống văn hóa của dân tộc và nhân loại qua
những vở kịch khác của Lưu Quang Vũ, những vở kịch luôn để khán giả độc thoại,
đối thoại, để cười, để khóc, suy ngẫm, chiêm nghiệm lại hoặc hình dung tương lai
mới của con người và xã hội: Lời nói dối cuối cùng, Linh hồn của đá, Ngọc Hân
công chúa, Nàng Sita, Hoa cúc xanh trên đầm lầy, … Tiếp cận kịch Lưu Quang Vũ
từ lý thuyết liên văn bản, mỹ học tiếp nhận hay phân tâm học, cổ mẫu, diễn ngôn …
chắc chắn sẽ đem lại nhiều phát hiện thú vị, giàu ý nghĩa xã hội, nhân văn.
3. “Người khổng lồ” thứ hai mà Lưu Quang Vũ dựa vào: sự liên kết. Liên kết
các thể loại. Liên kết các yếu tố tạo nên vở diễn. Liên kết tạo nên sức mạnh và khác
biệt. Nghệ thuật, trong bản chất của nó, luôn đòi hỏi sự sáng tạo, khác biệt, độc
đáo. Bản thân sân khấu đã là một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Tính liên kết, tổng
hợp trong kịch Lưu Quang Vũ độc đáo ở chỗ nào? Chính anh đã nói về điều này:
“Trong quan niệm của tôi, thơ và kịch rất gần nhau. Có lẽ thơ với kịch còn gần
nhau hơn là thơ với văn xuôi. Đều là hai thể loại lớn và khó của văn học. Thơ và
kịch đều là sự sống và thế giới bên trong của con người ở dạng tinh chất, cô đọng
và mãnh liệt nhất. Đối với tôi, kịch cũng là một thứ thơ được trình bày trong không
gian và thời gian kỳ diệu của sân khấu, thông qua diễn xuất của diễn viên” [6].
Lưu Quang Vũ là tài năng thơ. Đã có không ít ý kiến: thơ Lưu Quang Vũ còn
hay hơn và mãnh liệt hơn kịch của anh. Tiếng Việt là bài thơ rất hay của anh, đã
được đưa vào chương trình, sách giáo khoa phổ thông, thành lời ca khúc. Anh còn
rất nhiều bài thơ hay, đoạn thơ và câu thơ hay khác: 9
TÀI LIU KHÓA KIN THC NN
Học Văn Chị Hiên 2021
- Trên đời này chẳng ai lo cho ta bằng mẹ
Cũng chẳng ai ta làm khổ nhiều như mẹ của ta ….
Dẫu cuộc đời là con đường dài thế
Ta sẽ đi qua mọi đèo dốc chông gai
Bằng đôi chân của mẹ!
- Mấy năm rồi họ chẳng nói được câu gì mới
Tôi bỏ ra đi họ ngồi ở lại
- Những chữ đẹp xưa giờ tôi đuổi đi rồi
Bao chữ mới đang ầm ầm đạp cửa
Thơ rộng dài cánh lớn hãy bay đi.
-Anh hãy đập vào ngực mình giục giã
Hãy nổi gió cho cánh người rộng mở
Và mai sau, sẽ có những nhà thơ
Đứng trên tầng cao ta ao ước bây giờ
Họ sẽ vẫn không ngừng đập cửa
Không ngừng lo âu không ngừng phẫn nộ
Bởi vô biên là khát vọng của con người.
Cái tinh chất, bùng nổ, thăng hoa cảm xúc, tư tưởng của thơ đã giúp nhà viết
kịch đồng thời là nhà thơ Lưu Quang Vũ chắt lọc, xây dựng những nhân vật, cuộc 10