Bài tập " Phân tích tình trang lúa gạo hiện nay " môn Kinh tế vĩ mô | Đại học Thăng Long
Bài tập " Phân tích tình trang lúa gạo hiện nay " môn Kinh tế vĩ mô | Đại học Thăng Long bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm được chia sẻ dưới dạng file PDF sẽ giúp bạn đọc tham khảo , củng cố kiến thức ,ôn tập và đạt điểm cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 40615597
BÀI TẬP MÔN KINH TẾẾ VI MÔ
ĐỀ BÀI : Hãy phân tích về một thị trường hàng hóa
Chủ đề lựa chọn : Phân tích về thị trường lúa gạo hiện nay.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Khánh Ly MSV : 224D4021095 Lớp : TN17C Phần 1 : Mở đầu
Lí do chọn chủ đề : Việt Nam vốn nổi tiếng là quốc gia có nền nông nghiệp vô cùng phát
triển từ thời xa xưa cho đến hiện tại, đặc biệt là trong việc sản xuất ra lúa, gạo. Vì vậy tỉ
trọng xuất khẩu gạo qua mỗi năm là không ngừng tăng lên và đem lại 1 phần thu nhập lớn
cho đất nước. Tuy nhiên sau diễn biến của dịch bệnh Covid -19 vừa qua khiến việc xuất khẩu
gạo gặp vô vàng khó khăn : giá cả thay đổi liên tục, việc vận chuyển sang các nước cũng gặp
nhiều bất tiện…. Trước sự biến động thất thường đó nên em đã quyết định lựa chọn chủ đề
để tìm hiểu kĩ hơn về thị trường gạo, đưa ra những đánh giá phân tích về cung cầu, giá cả về
gạo ở nước ta hiện nay. Phần 2 : Nội dung
1. Cung – cầu của thị trường hàng hóa gạo. -
Luật cầu: Quy luật cầu là khi các điều kiện khác không đổi, cầu về một loại hàng hóa
điển hình sẽ tăng lên khi giá của chính hàng hóa đó giảm và ngược lại.
Hay có thể hiểu : khi P Q
Vậy lượng cầu, lượng cung thực tế của gạo qua các năm ở nước ta như thế nào ?
Dưới đây là hình ảnh minh họa về gạo nước ta trong giai đoạn 2009 – 2016 lOMoARcPSD| 40615597
- Từ biểu đồ trên chũng ta cũng thấy được ở giai đoạn này trong các năm trước thì sản
lượng gạo ở nước ta khá là lớn, không có gì thay đổi nhiều cho thấy được nhu cầu về
gạo vẫn gia tăng giữ ở sản lượng ổn định điều này dẫn đến giá gạo giảm hơn so với trước đó.
- Xét trên góc độ cung – cầu ngắn hạn thì đã xảy ra việc cầu tăng vọt trong khi nguồn
cung vẫn giữ mức ổn định. Khi cầu lớn hơn cung gấp nhiều lần thì chắc chắn giá buộc
phải tăng để cân bằng cung - cầu. Nguyên nhân là do những thông tin về khủng
hoảng lương thực trên thế giới được truyền thông rộng rãi nên đã khiến cho người
dân hoang mang, làm ảnh hưởng rất lớn đến cung cầu về gạo trên thị trường.
- Về qui luật cung - cầu của kinh tế học thì không có gì ngạc nhiên khi những người
bán gạo liên tục tăng giá. Vì việc tăng giá sẽ hạn chế cầu, khuyến khích cung.
• Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 cho đến hiện tại, sự phức tạp của dịch COVID-19 lây
lan ra ngoài tầm kiểm soát của chính phủ và thiên tai lũ lụt ở miền Trung, đã
khiến ngành lúa gạo nói riêng gặp phải nhiều khó khăn cũng như là thử thách cho
ngành nông nghiệp nói chung cần phải giải quyết gấp rút những thực trạng này.
Và nhờ có sự ứng phó kịp thời cũng như có những phương pháp hợp lý đã khiến lOMoARcPSD| 40615597
cho ngành sản xuất nông nghiệp lúa gạo đạt được một kết quả tốt, khả quan hơn.
Nguyên nhân dẫn đến ảnh hướng P, Q của gạo trên thị trường:
• Đông dân gạo là chủ yếu cầu
• Thời tiết, khí hậu mất mùa cung
• Là lương thực thiết yếu tiêu thụ nhiều cầu
• Công nghệ tiên tiến, hiện đại năng suất cung
2. Sự co giãn – tiêu dùng của thị trường hàng hóa gạo.
• Co giãn của cầu theo giá : là mức độ phản ứng của lượng cầu hàng hóa trước sự
thay đổi của giá với các nhân tố khác không đổi.
- Gạo là hàng hóa thiết yếu, cầu không co giãn tức lượng tiêu dùng ổn định, ít ảnh
hưởng từ giá của nông sản. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp lại bị phụ thuộc nhiều
bởi các yếu tố khách quan như thời thiết, đất … hơn nữa hàng hóa ít đa dạng về mẫu
mã, không đa dạng vì vậy nó mang tính cạnh tranh rất cao và khó để ảnh hưởng sức mua
• Lợi ích của người tiêu dùng : là sự thỏa mãn và hài lòng mà người tiêu dùng tự
cảm nhận được khi tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ đó. lOMoARcPSD| 40615597
- Gạo là hàng hóa thiết yếu, tốt cho sức khỏe của con người. Gạo vừa đem lại sự no
đủ trong bữa ăn của con người với nhiều lợi ích mà còn vừa có mức giá khá hợp lí với
thu nhập, mục đích, nhu cầu của con người. Vì vậy người tiêu dùng ( con người) sẽ
lựa chọn gạo để tiêu dùng vì những lợi ích mà chúng đém lại cho họ.
3. Cấu trúc thị trường gạo.
- Gạo là một điển hình cho cấu trúc thị trường cạnh canh hoàn hảo.
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo có đặc điểm:
+ Do gạo là loại lương thực chính, thiết yếu vô số người bán, người mua người
mua người bán đều không có sức ảnh hưởng đến thị trường.
+ Gạo là loại sản phẩm mang tính đồng nhất, tiêu chuẩn hóa nhiều người sản xuất
cùng một loại gạo, chất lượng gạo giống nhau loại gạo có thể thay thế dễ dàng cho nhau.
+ Giá gạo hoàn toàn do thị trường quyết định, được hình thành thông qua mối
quan hệ cung- cầu trên thị trường.
+ Vì các loại gạo giống hệt nhau nên
người bán cũng có ảnh hưởng đến giá của
sản phẩm . Vậy nên để mua được loại
hàng hóa với giá cả hợp lí trên thị trường thì người mua cần biết những thông tìn
hoàn hảo về sản phẩm họ mua đẻ quá trình trao đổi mua bán diễn ra dễ dàng.
+ Vì có vô số người sản xuất tham gia trên thị trường, quy mô sản xuất thường nhỏ
nên khi thâm nhập thị trường đòi hỏi một lượng tiền vốn nhỏ, ngoài ra tỷ phần của mỗi
nhà sản xuất không đáng kể nên việc thâm nhập thị trường trở nên dễ dàng, và việc rút khỏi
thị trường này cũng không có chút rào cản gì. Hết