Bài tập phân tích và đánh giá hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử ở Việt Nam
Miễn quản lý, kiểm tra chuyên ngành và miễn thuế nhập khẩu: hàng hóa TMĐT có giá trị cao hay thấp vẫn phải tuân thủ các chính sách về quản lý, kiểm tra chuyên ngành và chịu thuế nhập khẩu như đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường và chỉ được miễn kiểm tra chuyên ngành, miễn thuế theo những quy định chung. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Bt cá nhân tuần 6 1. Phân tích, đánh giá
- Chính sách quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương
mại điện tử ở Việt Nam: + Biện pháp hành chính
+ Biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch
+ Biện pháp phát triển xuất, nhập khẩu hàng hóa qua thuơgn mại điện tử
- Đánh giá: căn cứ theo giáo trình, quyết định 431/QĐ-TTg
+ Tăng trưởng xuất khẩu
+ Việt Nam đã cơ cấu được hàng hóa xuất khẩu
+ Đơn giản hóa xác định trị giá hải quan: với hàng hóa TMĐT, người mua
(thường là cá nhân tiêu dùng) thanh toán đơn hàng trên cơ sở giá bán niêm
yết, nhận các chứng từ xác nhận thanh toán điện tử và hầu như không quan
tâm các yếu tố xác định trị giá hải quan.
+ Miễn quản lý, kiểm tra chuyên ngành và miễn thuế nhập khẩu: hàng hóa
TMĐT có giá trị cao hay thấp vẫn phải tuân thủ các chính sách về quản lý,
kiểm tra chuyên ngành và chịu thuế nhập khẩu như đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu thông thường và chỉ được miễn kiểm tra chuyên ngành, miễn thuế
theo những quy định chung. Theo đó, hàng nhập khẩu qua dịch vụ bưu chính,
chuyển phát nhanh có trị giá hải quan từ 1.000.000 đồng trở xuống hoặc có
số tiền thuế phải nộp từ 100.000 đồng trở xuống sẽ được miễn kiểm tra nhà
nước về chất lượng và miễn thuế nhập khẩu 2. Tình huống
- 2 tập đoàn thép Việt Nam HP, HS chuyên sản xuất thép chiếm thị phần Việt
Nam là 56%. Trong khoảng 4 tháng cuối năm 2023, 2 doang nghiệp nhận
thấy thị phần tiêu thụ sụt giảm do người tiêu dùng chuyển sang các sản
phẩm thép của công ty Trung Quốc với đa dạng mẫu mã, giá cả rẻ. Do đó, 2
doanh nghiệp đề hồ sơ lên Bộ Công Thương yêu cầu điều tra, áp dụng biện
pháp tự vệ thương mại. - Qua điều tra cho thấy:
+ Lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam chênh hơn 5%
+ Có nguy cơ đe dọa thiệt hại thị trường nội địa ➢ Giải quyết:
- Căn cứ GATT 1994, Hiệp định về biện pháp tự vệ (SG)
- Về hình thức tự vệ, WTO không có quy định ràng buộc về loại biện pháp tự
vệ được áp dụng. Trên thực tế các nước nhập khẩu thường áp dụng biện
pháp hạn chế lượng nhập khẩu (hạn ngạch) hoặc tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa liên quan.
- Về mức độ tự vệ, các nước chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ ở mức cần
thiết đủ để ngăn chặn hoặc bù đắp các thiệt hại và tạo điều kiện để ngành sản
xuất nội địa điều chỉnh;
- Về thời hạn tự vệ, biện pháp tự vệ không được kéo dài quá 4 năm (tính cả
thời gian áp dụng biện pháp tạm thời) và phải giảm dân theo định kỳ sau
năm đầu tiên áp dụng. Trường hợp biện pháp được áp dụng trên 3 năm thì
phải được xem xét lại vào giữa kỳ để cân nhắc khả năng chấm dứt hoặc
giảm mức áp dụng mạnh hơn nữa;
- Về gia hạn tự vệ, có thể gia hạn biện pháp tự vệ nhưng nước nhập khẩu phải
chứng minh được rằng việc gia hạn là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại và
rằng ngành sản xuất liên quan đang tiến hành tự điều chỉnh. Tổng cộng thời
gian áp dụng và gia hạn không được quá 8 năm.