Bài tập pháp luật đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là gì? Phân tích các yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Phân tích biện pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các viên chức và mọi công dân phải triệt để tuân theo và chấp hành thường xuyên nghiêm chỉnh những luật, những văn bản dưới luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Pháp chế xã hội chủ nghĩa là gì? Phân tích các yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa đòi hỏi các cơ
quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các viên chức và mọi công dân phải triệt để tuân
theo và chấp hành thường xuyên nghiêm chỉnh những luật, những văn bản dưới
luật. Bởi vì, xã hội là một cộng đồng người. Trong tập thể đó thường xuyên này
sinh những quan hệ mà bất kỳ xã hội nào cũng có những quy tắc, những tiêu chuẩn
xã hội hợp lý điều chỉnh tương ứng để thực hiện việc tổ chức đời sống xã hội.
Trong những hệ thống các vi phạm xã hội điều chỉnh các quan hệ xã hội, thì hệ
thông quy phạm pháp luật có vị trí quan trong trong việc bảo đảm lợi ích cơ bản và
mục tiêu xã hội. Pháp chế chỉ có thể được củng cố, tăng cường khi có một hệ thống
pháp luật đầy đủ, đồng bộ phù hợp với cơ sở kinh tế và xã hội. Pháp chế xã hội chủ
nghĩa đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước phải được tiến
hành theo đúng luật, mọi nhân viên Nhà nước đều phải nghiêm chỉnh và triệt để
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo luật nhất định. Chống mọi khuynh
hướng, biểu hiện lợi dụng quyền hạo thoái thác, không tuân theo và chấp hành
nghiêm chỉnh nghĩa vụ pháp luật của mình.
Chính vì vậy, hiến pháp đã xác định: “Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một
nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta. Nguyên tắc
này là thống nhất đối với tất cả các cơ quan Nhà nước. Điều này bảo đảm hiệu lực
quản lý Nhà nước cần thiết cho việc tổ chức lại các quan hệ xã hội, tránh khỏi
những sự lợi dụng. những lỗ hổng để phá rối trật tự, kỷ cương xã hội chủ nghĩa.
Lênin đã chỉ ra rằng: “ Hễ hơi làm trái pháp luật, hơi làm mất trật tự Xô viết một
chút, thể là đã có một lỗ hồng cho bọn thù địch của người lao động lợi dụng ngay”.
Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần,
sản xuất nhỏ là phổ biến, Đảng và Nhà nước rất coi trọng vai trò của pháp chế xã
hội chủ nghĩa. Tư tưởng của Đảng và Nhà nước là ổn định kỷ cương và lập lại trật
tự được thể hiện trong các nguyên tắc cơ bản sau đây.
Thứ nhất, quán triệt nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng pháp luật và
thi hành pháp luật. Dựa trên quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội
chủ nghĩa quản lý toàn bộ xã hội một cách tập trung và thống nhất. Pháp chế bảo
đảm tính thống nhất và tập trung đó, tính thống nhất của pháp chế phản ánh sự
thống nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa,
đồng thời phản ánh ý chí thống nhất của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nguyên tắc pháp chế thống nhất đòi hỏi trước hết phải bảo đảm địa vị tối cao của
luật, nghĩa là từ việc xây dựng pháp luật đến việc chấp hành pháp luật, luôn luôn
phải xuất phát từ luật trên cơ sở luật để thi hành luật. Nói rõ hơn, pháp chế bắt buộc
các cơ quan Nhà nước phải thực hiện chức năng của mình trong phạm vi thẩm
quyền trên cơ sở pháp luật và phù hợp với pháp luật. Đối với cơ quan Nhà nước, cơ
quan hành chính, cơ quan kinh tế hay cơ quan tư pháp đều phải như vậy. Các văn
bản quy phạm do các cơ quan Nhà nước ban hành không được trái với luật. Ngay
đối với cơ quan lập pháp là Quốc Hội khi ban hành luật cũng phải phù hợp với
Hiến pháp, đạo luật cơ bản của Nhà nước. Thực hiện nguyên tắc pháp chế thống
nhất trong hoạt động quản lý sẽ làm cho chủ trương, chính sách của Đảng thể hiện
trong các văn bản pháp luật được thực hiện đầy đủ và đúng đắn từ Trung ương đến
cơ sở, nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động thực tiễn của Chính quyền
được củng cố, sức mạnh của Nhà nước chuyên chính vô sản được phát huy và
quyền làm chủ tập thể của nhân dân được triệt để tôn trọng. Nguyên tắc pháp chế
thống nhất tuyệt đối không thể dung nạp lối quản lý “phép vua thua lệ làng”, một
biểu hiện chống lại pháp luật chuyên chế dưới chế độ phong kiến. Nguyên tắc pháp
chế đòi hỏi “Lệ làng” phải phù hợp với pháp luật Nhà nước.
Nguyên tắc pháp chế thống nhất bác bỏ xu hướng bản vị cục bộ, núp dưới cái
bóng gọi là đặc điểm địa phương, đặc điểm của ngành để tùy tiện không chấp hành
luật hay sai pháp luật; vin vào các đặc điểm địa phương để không thực hiện các quy
định trong việc vận dụng các quy luật kinh tế hoặc làm cho kinh tế địa phương phát
triển không phù hợp với đường lối phát triển kinh tế cả nước, làm lợi ích riêng
không phù hợp với lợi ích chung. Nhà nước ta đòi hỏi phải thực hiện nguyên tắc
pháp chế thống nhất, nhưng cũng rất coi trọng và khuyên khích những khả năng
sáng tạo của địa phương. Trong việc tổ chức hành pháp luật Nhà nước cho phép
các địa phương, các ngành, các cơ quan sản xuất và kinh doanh có quyền ra các nội
quy, điều lệ thích ứng để quản lý. Nhưng những nội quy, điều lệ ấy không được trái
với đường lối, chính sách chung của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Thứ hai, tất cả các văn bản pháp luật của Nhà nước đều phải được quán triệt
để tôn trọng và chấp hành một cách nghiêm chỉnh, không có một ngoại lệ nào đối
với các quy phạm còn có hiệu lực, chưa được hủy bỏ hoặc sửa đổi. Một khi pháp
luật đã được ban hành theo đúng thẩm quyền và đúng thể thức do Nhà nước quy
định thì không có ai có thể nói rằng nên hay không nên tuân theo và chấp hành
pháp luật đó. Pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi chấp hành pháp luật một cách triệt
để, vô điều kiện. Thái độ tự do , tùy tiện trong việc chấp hành pháp luật là trái với
nguyên tắc pháp chế và không phù hợp với bản thân cơ sở kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là chấp hành đúng lời văn và tinh thần
của các quy phạm pháp luật. Coi nhẹ bất kỳ mặt nào cũng dễ dẫn tới sai lầm trong
thực tiễn (dù tự giác hay không tự giác). Nhưng nghiêm chinh chấp hành pháp luật
không có nghĩa là chấp hành một cách hình thứ, pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi
một mặt phải chấp hành triệt để các quy phạm pháp luật. Mặt khác vận dụng các
quy phạm pháp luật ấy sao cho phù hợp với nhiệm vụ kinh tế và chính trị trong
từng giai đoạn phát triển tương ứng của xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, mọi người phải bình đẳng trước pháp luật – pháp luật bình đẳng
trước mọi người.Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa không thừa nhận bất cứ
một đặc quyền nào trong lĩnh vực thực hiện pháp luật. Trong xã hội xã hội chủ
nghĩa chỉ có một pháp luật và một kỷ luật của Nhà nước cho tất cả mọi người.
Đảng viên và những người ngoài Đảng, người lãnh đạo và người bị lãnh đạo không
phân biệt dân tộc hay tôn giáo tất cả đều có nghĩa vụ tuần theo pháp luật và có
quyền đòi hỏi người khác, cơ quan khác phải tôn trọng và bảo đảm quyền lợi hợp
pháp của minh. Pháp luật đã ban hành mọi người đều phải thi hành như nhau. Ai vi
phạm đều bị xử bình đẳng.
Câu 2: Phân tích biện pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế là biện
pháp cơ bản, bao trùm, xuyên suốt trong quá trình củng cố tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa. Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế thể hiện: Trong
từng thời kỳ Đảng đề ra phương hướng xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp
luâtk, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ
pháp lý để tăng cường cho các cơ quan làm công tác pháp luật, pháp chế, tổ chức
lãnh đạo phong trào quần chúng tham gia tích cực, chống vi phạm pháp luật. Đó là
sự lãnh đạo toàn diện, có ý nghĩa quyết định đối với kết quả của công tác pháp chế.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế không có nghĩa là Đảng làm thay
nhà nước, mà Đảng đề ra phương hướng chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của
nhà nước đối với công tác pháp chế.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế còn được thể hiện thông qua
sự gương mẫu của các đảng viên, của tổ chức Đảng trong việc tôn trọng và thực
hiện nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước. Đảng ta luôn khẳng định: Trong điều
kiện Đảng cầm quyền, mọi cán bộ, bất cứ ở cương vị nào, đều phải sống vì làm
việc theo pháp luật. Không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp
luật. Mọi vi phạm đều phải bị xử lý.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thóng pháp luật chủ
nghĩa. Pháp chế chỉ có thể được tăng cường trên cơ sở một hệ thống pháp luật ngày
càng phát triển và hoàn thiện, kịp thời thể chế hóa các chủ trương, chính sách,
đường lối của Đảng, giai đoạn cụ thể. Để có một hệ thống pháp luật như vậy phải
thực hiện nhiều biện pháp: Phải thường xuyên tiến hành hệ thống hóa pháp luật để
loại bỏ những quy định trùng lặp, lạc hậu, mâu thuẫn, để kịp thời bổ sung, sửa đổi
pháp luật, có những kế hoạch xây dựng pháp luật, đẩy mạnh công tác nghiên cứu
khoa học pháp lý, kỹ thuật xây dựng pháp luật nhằm bảo đảm cho hệ thống văn bản
pháp luật đạt trình độ kỹ thuật cao, mở rộng các hình thức để nhân dân lao động
tham gia vào việc xây dựng pháp luật.
Đặc biệt, đối với các nước ta hiện nay, việc xây dựng một hệ thống pháp luật
ngày càng hoàn chỉnh còn gặp khó khăn, phức tạp vì điều kiện kinh tế - xã hội còn
nhiều biến động. Vì vậy, việc xây dựng pháp luật cần tránh hai khuynh hướng. Chủ
quan nóng vội, muốn có ngay một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh sẽ dẫn đến tình
trạng pháp luật không phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, đồng thời, cũng tránh
khuynh hướng không nhận thức đúng vai trò của pháp luật dẫn đến tình trạng chờ
đợi, chậm chạp, không đủ luật, luật không ban hành kịp thời để điều chỉnh các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Đối với công tác xây dựng pháp luật ở nước ta, mặt khác
trong mỗi giai đoạn cần có trọng tâm, trọng điểm để ban hành những văn hành
pháp luật trong những lĩnh vực quan trọng, cấp bách, kịp thời để điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh.
Thứ ba, tăng cường công tác thực hiện pháp luật. Tăng cường công tác tổ
chức thực hiện pháp luật là một biện pháp lớn để tăng cường pháp chế, bao gồm
nhiều mặt hoạt động nhằm bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện
nghiêm chỉnh. Cần đẩy mạnh công tác công tác nghiên cứu khoa học pháp lý và
tăng cường công tác giải thích pháp luật để làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của các
quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, áp dụng pháp luật.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục pháp luật nhằm làm cho
nhân dân hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Chú trọng
công tác đào tạo đội ngũ cán bộ pháp lý có đủ trình độ, phẩm chất chính trị và khả
năng công tác để sắp xếp vào cơ quan làm công tác pháp luâth, pháp chế. Phải chú
trọng công tác tổ chức, kiện toàn các cơ quan làm công tác luật, pháp chế, xác định
rõ thức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động cải tiến các phương pháp
chỉ đạo và thực hiện, đồng thời tạo điều kiện vật chất cần thiết bảo đảm cho hoạt
động của các cơ quan đó đạt hiệu quả cao.
Trong từng thời kỳ, cần có sự tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời để thấy
những thiếu sót, nhược điểm của công tác tổ chức thực hiện pháp luật, đề ra những
phương hướng và biện pháp để tăng cường hiệu lực của công tác thực hiện pháp luật.
Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh những
hành vi vi phạm pháp luật. Đây là biện pháp bảo đảm cho pháp luật thực hiện
nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Biện pháp này đòi hỏi
phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt là các cơ
quan làm công tác bảo vệ pháp luật để phát hiện những sai sót, lệch lạc và kịp thời
uốn nắn, rút kinh nghiệm, bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động theo đúng quy
định của pháp luật. Những vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong bộ máy
nhà nước phải được xử lý nghiêm minh theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng
trước pháp luật, bất cứ ai dù ở cương vị nào cũng phải sống và làm việc theo pháp
luật, không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật.
Đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật đòi hỏi phải có phương pháp hoạt động
thích hợp, nhanh chóng phát hiện những vụ việc vi phạm pháp luật và áp dụng các
biện pháp xử lý nghiêm minh, chính xác, đúng quy định của pháp luật.
Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật chỉ
có thể được thực hiện tốt khi có sự lãnh đạo của Đảng, sự chủ động, sáng tạo của
các cơ quan có thẩm quyền và sự tham gia đông đảo, tích cực của quần chúng nhân
dân vào công tác đấu tranh phòng ngừa vi phạm pháp luật và chống tội phạm làm
cho công tác kiểm tra, giám sát, xử lý mọi vi phạm pháp luật vừa mang tính chất
mạnh mẽ của quyền lực nhà nước, vừa mang tính chất xã hội.