Bài tập Pháp luật đại cương | Trường Đại học Giao thông Vận Tải
Bài tập Pháp luật đại cương | Trường Đại học Giao thông Vận Tải được được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (GTVT)
Trường: Đại học Giao thông vận tải
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 15962736 Đề bài
Câu 1: Ba anh abc cùng nhau thành lập công ty với vốn góp như sau. anh a góp 5 tỉ đồng,
b góp 10 tỉ đồng, anh c góp 35 tỉ đồng. 3 anh đã thống nhất bầu anh c làm tổng giám
đốcngười đại diện theo pháp luật duy nhất của công ty. Sau 1 thời gian hoạt động, công ty
muốn tăng vốn điều lệ nên đã huy động thêm vốn góp từ 5 cá nhân tổ chức khác a.
Hỏi loại hình doanh nghiệp ba anh abc có thể thành lập là loại hình doanh nghiệp
nào? Hãy phân tích các yếu tố minh chứng cho nhận định của mình? b.
Sau khi tăng vốn điều lệ như trên nếu công ty không còn hoạt động nữa thì ba anh
abc có được hoàn lại vốn góp không? Hãy giải thích cách xử lý tình huống này Câu 1: a,
- Loại hình doanh nghiệp ba anh ABC có thể thành lập là loại hình doanh nghiệp
TNHH 2 thành viên trở lên.
- Các yếu tố chứng minh:
• Thành viên có thể là cá thể hoặc tổ chức số lượng trên 2 và không vượt quá 50
thành viên : Có 3 thành viên góp vốn thành lập công ty đáp ứng đủ yêu cầu tối
thiểu về số lượng thành viên
• Có vốn điều lệ được góp từ các thành viên thành lập công ty. A góp 5 tỷ, b góp
10 tỷ, c góp 35 tỷ. Vốn điều lệ không có sự tham gia của tổ chức nào khác, các
thành viên đóng góp các phần khác nhau tùy thuộc vào khả năng của mình.
Đây là khoản vốn điều lệ đáng kể được góp từ các thành viên, đáp ứng yêu
cầu về vốn điều lệ của công ty TNHH.
• Có người đại diện cho pháp luật là Tổng giám đốc: 3 anh ABC đã thống nhất
bầu anh C làm Tổng giám đốc - người đại điện theo pháp luật duy nhất của
công ty. Mặt khác, quy định cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH hai thành
viên trở lên: “Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định của Điều lệ
công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt
Nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên ba mươi ngày thì phải ủy quyền
bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ của công ty để thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty”.
Như vây, theo quy định của pháp luậ t về doanh nghiệ
p thì đại diệ n theo
pháp ̣ luât của công ty TNHH hai thành viên trở lên được xác định cụ thể và
ch椃ऀ có ̣ thể là môt cá nhân và ở đây cụ thể là anh C - Tổng giám đốc công ty.̣
• Công ty TNHH có thể huy động thêm vốn từ các cá nhân, tổ chức khác: huy
động thêm vốn điều lệ từ 5 cá nhân tổ chức khác lên có thể xác định được tính
chất đa thành viên của công ty.
b, Sau khi tăng vốn điều lệ như trên nếu công ty không còn hoạt động nữa thì ba anh abc
sẽ được hoàn lại vốn góp trong 2 trường hợp: lOMoAR cPSD| 15962736
- Công ty giải thể: Sau Sau khi công ty đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa
vụ tài sản khác nếu giá trị tài sản vẫn còn thì sẽ chia theo số vốn góp của các thành
viên góp vốn trong công ty - Công ty phá sản:
+ Thanh toán được hết các chi phí phá sản
+ Thanh toán hết các khoản nợ lương, BHXH, BHYT đối với người lao động,
quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết +
Thanh toán các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích
phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã
+ Thanh toán nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, khoản nợ không có bảo đảm
phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ, khoản nợ có bảo đảm chưa được
thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
+ Nếu giá trị tài sản của doanh nghiệp đã thanh toán đủ các khoản trên mà vẫn còn
thì phần còn lại sẽ chia theo số vốn góp của các thành viên góp vốn trong công ty Câu 2: a, * Giống nhau:
• Đều là loại hình doanh nghiệp do một chủ sở hữu sáng lập
• Đều không được phát hành cổ phần
• Giám Đốc, Phó Giám Đốc có thể thuê thông qua hợp đồng * Khác nhau: Tiêu chí Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH một thành (DNTN) viên Chủ sở hữu
Cá nhân, cá nhân này đồng Cá nhân, tổ chức ( gọi là
thời không được là chủ hộ chủ sở hữu công ty).
kinh doanh, thành viên hợp danh. Tư cách pháp lý Không có tư cách pháp Có tư cách pháp nhân. nhân
Quyền sở hữu tài sản góp Chủ DNTN không phải
Chủ sở hữu công ty phải vốn
làm thủ tục chuyển quyền
chuyển quyền sở hữu tài sở hữu cho doanh nghiệp sản góp vốn cho công ty Trách nhiệm tài sản Chủ DNTN chịu trách
Chủ sở hữu chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản nhiệm về các khoản nợ và
của mình về mọi hoạt động nghĩa vụ tài sản khác của của doanh nghiệp công ty trong phạm vi số
vốn điều lệ của công ty Huy động vốn
Không được phát hành bất
Có thể phát hành trái phiếu
kỳ một loại chứng khoán nào Góp vốn, mua cổ phần, Không được quyền góp Không bị hạn chế lOMoAR cPSD| 15962736 phần vốn góp của doanh
vốn thành lập hoặc mua cổ nghiệp
phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Cơ cấu tổ chức
Do chủ DNTN quyết định, Đối với mô hình công ty
chủ DNTN tự quản lý hoặc TNHH 1 thành viên do 1 tổ thuê người quản lý
chức làm chủ sở hữu, cơ cấu
tổ chức theo 1 trong 2 mô hình:
• Chủ tịch, Giám đốc (Tổng giám đốc). • Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) b,
1, Doanh nghiệp tư nhân: * Lợi thế:
• Quyền quyết định tối cao: Vì chỉ có một chủ sở hữu duy nhất, chủ doanh nghiệp tư
nhân có toàn quyền quyết định về mọi khía cạnh và vấn đề liên quan đến doanh
nghiệp. Việc này giúp tăng tính linh hoạt và nhanh chóng trong quyết định và thực
hiện các chiến lược kinh doanh.
• Trách nhiệm vô hạn: Doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm vô hạn, nghĩa là chủ
doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm không giới hạn đối với các nghĩa vụ và nợ nần
của doanh nghiệp. Điều này đảm bảo sự đáng tin cậy và an toàn cho các đối tác kinh
doanh, cũng như thu hút sự hợp tác từ các tổ chức tín dụng và nhà đầu tư.
• Cơ cấu tổ chức đơn giản: Doanh nghiệp tư nhân thường có cơ cấu tổ chức đơn giản,
gọn nhẹ. Không cần có các bộ phận quản lý phức tạp như trong các doanh nghiệp
lớn, việc quản lý và vận hành doanh nghiệp trở nên dễ dàng và tiết kiệm chi phí. * Khó khăn:
• Chủ doanh nghiệp tư nhân luôn đối mặt với mức rủi ro cao hơn do phải chịu trách
nhiệm vô hạn bằng tài sản cá nhân trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Điều này có thể đặt chủ doanh nghiệp trong tình huống tiềm ẩn mất mát tài
sản cá nhân khi doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính hoặc phá sản.
• Doanh nghiệp tư nhân thường gặp khó khăn trong việc góp vốn và đáp ứng ngay
nhu cầu cần có vốn lớn để phát triển và kinh doanh. Sự hạn chế này có thể ảnh
hưởng đến khả năng mở rộng quy mô hoạt động và tận dụng cơ hội thị trường.
• DNTN không có tư cách pháp nhân nên không được tự mình thực hiện một số giao
dịch mà pháp luật quy định
• Doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào,
điều này hạn chế khả năng huy động vốn từ công chúng hoặc các nhà đầu tư thông lOMoAR cPSD| 15962736
qua việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. Doanh nghiệp tư nhân thường chỉ có
thể huy động vốn từ các nguồn cá nhân hoặc vay mượn từ ngân hàng.
• Do chỉ có một cá nhân làm chủ, việc đưa ra quyết định trong doanh nghiệp tư nhân
thường thiếu tính khách quan và dễ bị ảnh hưởng bởi quan điểm và ý kiến cá nhân
của chủ doanh nghiệp. Điều này có thể gây ra rủi ro trong việc đánh giá và lựa chọn
các chiến lược kinh doanh, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp. 2, Công ty TNHH một thành viên * Lợi thế:
• Sự đơn giản trong việc ra quyết định: Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ nên
chủ sở hữu sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của
công ty và không cần phải xin ý kiến hay góp ý từ các chủ thể khác và việc quản lý
công ty cũng đơn giản hơn
• Có tư cách pháp nhân nên doanh nghiệp được thừa nhận là một chủ thể pháp lý,
được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập. Việc này đem lại cho
doanh nghiệp sự ổn định đời sống pháp luật, pháp nhân không gặp phải những thay
đổi bất ngờ như thể nhân, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi
những biến cố xảy ra với thành viên
• Khả năng chịu trách nhiệm: Chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong
phạm vi số vốn điều lệ của công ty nên hạn chế được rủi ro của chủ sở hữu khi tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Cơ cấu tổ chức: chặt chẽ, có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Trường hợp công ty do tổ chức làm chủ sở hữu còn có thể tổ chức theo mô
hình Hội đồng thành viên (trong đó bầu ra một người làm Chủ tịch Hội đồng
thành viên), Giám đốc hoặc Tổng giám đốc * Khó khăn:
• Bị hạn chế trong việc huy động vốn bởi công ty TNHH một thành viên không
được phát hành cổ phiếu.
• Tiền lương của chủ sở hữu là cá nhân không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
• Hệ thống pháp luật điều chỉnh công ty TNHH một thành viên khắt khe hơn
với doanh nghiệp tư nhân.
• Do công ty TNHH một thành viên chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ
sở hữu. Nên khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác. Sẽ phải
thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Thành công ty TNHH
hai thành viên hoặc công ty Cổ phần.
• Công ty TNHH 1 thành viên không được rút vốn trực tiếp. Mà phải bằng cách
chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
• Không được huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu. Vì vậy công ty sẽ
không có nhiều vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh có quy mô lớn.