Bài tập quyền tác giả - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Bài tập quyền tác giả - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

Trường:

Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập quyền tác giả - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Bài tập quyền tác giả - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

84 42 lượt tải Tải xuống
Bài tập 1
Tháng 1/2017, Công ty Cổ phần Điện Ảnh Sao Mai ký hợp đồng với nhà biên kịch
Minh Phúc, theo đó biên kịch Minh Phúc sẽ được trả thù lao để sáng tác một kịch bản
phim sử thi cho Công ty Sao Mai với tên gọi “Thời đại anh hùng”. Trong quá trình
sáng tác, biên kịch Minh Phúc đã nhận được rất nhiều góp ý quan trọng và hỗ trợ về
mặt tư liệu từ ông Hải Thanh, giám đốc Công ty Sao Mai nhằm cải thiện nhiều mặt
kịch bản phim của mình để cuối cùng có được một kịch bản phim hoàn chỉnh. Kịch
bản phim sau đó nhận được nhiều giải thưởng uy tín sau khi được công chiếu. Biên
kịch Minh Phúc đã nộp đơn lên Cục Bản quyền tác giả và được Cục Bản quyền cấp
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho biên kịch Minh Phúc với tư cách là tác
giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm.
Tháng 3/2019, nhận thấy phản ứng tốt từ khán giả bộ phim, Nhà hát kịch Minh Châu
đã liên hệ với Công ty Sao Mai đề nghị trả một khoản tiền lớn để được chuyển th
kịch bản phim “Thời đại anh hùng” thành kịch nói và được Công ty Sao Mai đồng ý.
Khi biết thông tin này, biên kịch Minh Phúc đã phản đối vì cho rằng mình là tác giả
đồng thời là chủ sở hữu bản quyền đối với kịch bản phim “Thời đại anh hùng” nên
Nhà hát kịch Minh Châu cần liên hệ với mình chứ không phải công ty Sao Mai để xin
phép chuyển thể kịch bản. Tuy nhiên, Công ty Sao Mai phủ nhận lập luận này. Hơn
nữa, Công ty Sao Mai cho rằng biên kịch Minh Phúc đã vi phạm bản quyền của Công
ty Sao Mai khi tự ý đăng ký tác quyền cho kịch bản phim bởi lẽ chủ sở hữu tác quyền
kịch bản phải là Công ty Sao Mai. Ngoài ra, ông Hải Thanh cũng yêu cầu được đứng
tên là đồng tác giả của kịch bản phim vì nhờ những đóng góp to lớn của ông, kịch bản
phim “Thời đại Anh hùng” mới đạt được thành công như thế.
Dựa vào quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, anh/chị hãy nhận xét về vụ
việc trên?
- Chủ sở hữu: Công ty cổ phần Điện Ảnh Sao Mai
Bài tập 2
Anh Nguyễn Luân là phóng viên của một đài truyền hình địa phương ở tỉnh X. Khi
biết tin vận động viên Lê Vân, người tỉnh X, đạt 4 Huy chương vàng và phá ba kỷ lục
quốc gia về bộ môn bơi lội trong Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc, một thành tích
chưa từng có tại tỉnh X. Anh Nguyễn Luân đã đưa tin về thành tích của chị Vân trong
bản tin thể thao của đài kèm theo nhiều bình luận thể hiện quan điểm cá nhân về sự
kiện này. Sau đó, nhà báo Trần Thịnh thuộc một tờ báo địa phương của tỉnh X cũng đã
đưa thông tin về sự kiện này trên báo của mình và sử dụng nhiều bình luận được lấy
từ bản tin thể thao của phóng viên Nguyễn Luân. Phóng viên Nguyễn Luân đã nhiều
lần yêu cầu nhà báo Trần Thịnh gỡ những đoạn bình luận đó xuống và xin lỗi công
khai nhưng nhà báo Trần Thịnh từ chối vì cho rằng mình không xâm phạm quyền tác
giả của phóng viên Nguyễn Luân, bởi lẽ tin tức vận động viên Lê Vân đoạt huy
chương là tin tức thời sự thuần túy đưa tin, không được bảo hộ quyền tác giả theo quy
định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Hỏi: Lập luận của nhà báo Trần Thịnh có cơ sở pháp lý hay không? Tại sao?
- Không phải tin tức thời sự thuần túy đưa tin. (vì có bình luận) - Có tính sáng tạo
riêng đều có bảo hộ tác quyền.
Bài tập 3
Trong bộ phim điện ảnh “Tìm lại thời gian” (được sản xuất năm 2018) do Công ty Cổ
phần Điện Ảnh Tinh Hoa sản xuất có sử dụng ca khúc “Tình buồn” (tác giả là nhạc sĩ
Hoàng Anh, mất năm 1947) do ca sĩ Thụy Khuê trình bày, lấy từ album “Vũ khúc
Tình yêu” (sản xuất năm 2015) mà ca sĩ Thụy Khuê vừa là người trình diễn vừa là nhà
sản xuất. Ngoài ra, trích đoạn ca khúc “Tình buồn” cũng được sử dụng trong nhiều
phân cảnh khác của phim do các diễn viên khác trình diễn nhưng với nhiều ca từ được
chỉnh sửa.
Khi sử dụng ca khúc này, Công ty Cổ phần điện ảnh Tinh Hoa không liên hệ xin phép
gia đình cố nhạc sĩ Hoàng Anh lẫn ca sĩ Thụy Khuê.
Khi phim được công chiếu, gia đình cố nhạc sĩ Hoàng Anh và ca sĩ Thụy Khuê đã
phản đối, yêu cầu Công ty Tinh Hoa phải trả tiền nhuận bút thù lao và công khai xin
lỗi vì cho rằng Công ty Tinh Hoa đã có các hành vi vi phạm sau:
Tự ý sử dụng ca khúc mà không xin phép chủ sở hữu tác quyền và quyền liên
quan;
Không ghi rõ tên tác giả, tên người biểu diễn cũng như tên ca khúc trong phần
credit của phim;
Tự ý sửa đổi lời của ca khúc gốc khiến cho tác phẩm bị sai lạc nhiều về ý nghĩa,
nội dung.
Tuy nhiên, Công ty Tinh Hoa cho rằng mình không vi phạm luật bản quyền bởi lẽ tác
phẩm “Tình buồn” đã hết thời hạn bảo hộ (50 năm) nên thuộc về công chúng, Công ty
không có nghĩa vụ phải xin phép và trả thù lao cho tác giả cũng như người biểu diễn
khi sử dụng tác phẩm này, cũng như có quyền sửa lời cho ca khúc để phù hợp với diễn
biến, tình tiết phim.
Anh/chị có nhận xét gì về tranh chấp trên?
Bài tập 4
Công ty cổ phần truyền thông Sunflower (Công ty Sunflower) và ca sĩ Nguyệt Anh
giao kết một hợp đồng biểu diễn. Theo hợp đồng, ca Nguyệt Anh sẽ được trả một
khoản thù lao để trình bày hai ca khúc “Gái Xuân” (nhạc: Từ Vũ, thơ: Nguyễn Bính)
“Xuân tuổi trẻ” (nhạc: La Hối, lời: Thế Lữ) trong liveshow “Em Mùa Xuân” do
công ty Sunflower tổ chức (không thỏa thuận về những vấn đề khác). Sau đó, Công ty
Sunflower ghi hình lại và cho phát hành DVD liveshow trên. Ca sĩ Nguyệt Anh cho rằng
Công ty Sunflower đã ghi hình cuộc biểu diễn của chưa xin phép cô là xâm phạm
quyền của mình vì cô là chủ sở hữu quyền liên quan đối với các cuộc biểu diễn đó. Công
ty Sunflower không đồng ý. Sau nhiều lần thương lượng không đạt kết quả, ca sĩ Nguyệt
Anh khởi kiện công ty Sunflower ra tòa, yêu cầu công ty Sunflower phải xin lỗi công
khai và bồi thường thiệt hại.
- Chủ sở hữu: Công ty
- Người biểu diễn: Nguyệt Anh
- K2 Đ29 – Quyền nhân thân
Công ty không sai.
Bài tập 5
Anh A một vận động viên nổi tiếng với nhiều thành tích xuất sắc hoàn
cảnh xuất thân rất đặc biệt. Được sự đồng ý của A được A cung cấp thông tin, nhà văn
B đã viết một tác phẩm về cuộc đời A. Trong quá trình sáng tác, B cũng nhiều lần gửi bản
thảo nhờ A xem cho nhận xét để chỉnh sửa cho phù hợp. Tác phẩm này sau đó được
giải thưởng văn chương có uy tín với giá trị tiền thưởng rất cao. A yêu cầu được chia 50%
số tiền thưởng mà B nhận đượccho rằng nhờ mình cung cấp thông tingóp ý nên B
mới sáng tác được tác phẩm, do vậy A mới chính đồng tác giả đối với tác phẩm này.
Hỏi: yêu cầu của A có cơ sở pháp lý không? Tại sao?
- Theo Đ6.3, 22/2018/NĐ-CP: Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp liệu
cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận tác giả hoặc đồng
tác giả.
Bài tập 6
Công ty CP Mai Anh Đào có một chuỗi nhà hàng và siêu thị trải dài từ Bắc đến Nam.
Trong hoạt động kinh doanh thường ngày của mình, các nhà hàng, siêu thị này thường
xuyên mở các clip nhạc của nhiều ca sĩ Việt Nam. Các nhà sản xuất các clip nhạc này
đã nhiều lần liên hệ với Cty Mai Anh Đào để yêu cầu trả tiền bản quyền đối với các
clip nhạc trên nhưng CTy từ chối. Do đó, các nhà sản xuất đã đồng loạt khởi kiện
Công ty Mai Anh Đào ra tòa vì lý do vi phạm quyền liên quan đối với các clip âm
nhạc do mình sản xuất vì bị đơn đã không xin phép, không trả tiền bản quyền theo
quy định của pháp luật. Ngược lại, phía bị đơn cho rằng mình đã trả tiền để mua các
clip ca nhạc này nên hoàn toàn có thể sử dụng theo bất cứ mục đích nào vì xét cho
cùng, tiền thù lao đã được tính trong giá thành của các clip âm nhạc mà công ty đã trả
tiền mua.
| 1/4

Preview text:

Bài tập 1
Tháng 1/2017, Công ty Cổ phần Điện Ảnh Sao Mai ký hợp đồng với nhà biên kịch
Minh Phúc, theo đó biên kịch Minh Phúc sẽ được trả thù lao để sáng tác một kịch bản
phim sử thi cho Công ty Sao Mai với tên gọi “Thời đại anh hùng”. Trong quá trình
sáng tác, biên kịch Minh Phúc đã nhận được rất nhiều góp ý quan trọng và hỗ trợ về
mặt tư liệu từ ông Hải Thanh, giám đốc Công ty Sao Mai nhằm cải thiện nhiều mặt
kịch bản phim của mình để cuối cùng có được một kịch bản phim hoàn chỉnh. Kịch
bản phim sau đó nhận được nhiều giải thưởng uy tín sau khi được công chiếu. Biên
kịch Minh Phúc đã nộp đơn lên Cục Bản quyền tác giả và được Cục Bản quyền cấp
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho biên kịch Minh Phúc với tư cách là tác
giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm.
Tháng 3/2019, nhận thấy phản ứng tốt từ khán giả bộ phim, Nhà hát kịch Minh Châu
đã liên hệ với Công ty Sao Mai đề nghị trả một khoản tiền lớn để được chuyển thể
kịch bản phim “Thời đại anh hùng” thành kịch nói và được Công ty Sao Mai đồng ý.
Khi biết thông tin này, biên kịch Minh Phúc đã phản đối vì cho rằng mình là tác giả
đồng thời là chủ sở hữu bản quyền đối với kịch bản phim “Thời đại anh hùng” nên
Nhà hát kịch Minh Châu cần liên hệ với mình chứ không phải công ty Sao Mai để xin
phép chuyển thể kịch bản. Tuy nhiên, Công ty Sao Mai phủ nhận lập luận này. Hơn
nữa, Công ty Sao Mai cho rằng biên kịch Minh Phúc đã vi phạm bản quyền của Công
ty Sao Mai khi tự ý đăng ký tác quyền cho kịch bản phim bởi lẽ chủ sở hữu tác quyền
kịch bản phải là Công ty Sao Mai. Ngoài ra, ông Hải Thanh cũng yêu cầu được đứng
tên là đồng tác giả của kịch bản phim vì nhờ những đóng góp to lớn của ông, kịch bản
phim “Thời đại Anh hùng” mới đạt được thành công như thế.
Dựa vào quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, anh/chị hãy nhận xét về vụ việc trên?
- Chủ sở hữu: Công ty cổ phần Điện Ảnh Sao Mai Bài tập 2
Anh Nguyễn Luân là phóng viên của một đài truyền hình địa phương ở tỉnh X. Khi
biết tin vận động viên Lê Vân, người tỉnh X, đạt 4 Huy chương vàng và phá ba kỷ lục
quốc gia về bộ môn bơi lội trong Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc, một thành tích
chưa từng có tại tỉnh X. Anh Nguyễn Luân đã đưa tin về thành tích của chị Vân trong
bản tin thể thao của đài kèm theo nhiều bình luận thể hiện quan điểm cá nhân về sự
kiện này. Sau đó, nhà báo Trần Thịnh thuộc một tờ báo địa phương của tỉnh X cũng đã
đưa thông tin về sự kiện này trên báo của mình và sử dụng nhiều bình luận được lấy
từ bản tin thể thao của phóng viên Nguyễn Luân. Phóng viên Nguyễn Luân đã nhiều
lần yêu cầu nhà báo Trần Thịnh gỡ những đoạn bình luận đó xuống và xin lỗi công
khai nhưng nhà báo Trần Thịnh từ chối vì cho rằng mình không xâm phạm quyền tác
giả của phóng viên Nguyễn Luân, bởi lẽ tin tức vận động viên Lê Vân đoạt huy
chương là tin tức thời sự thuần túy đưa tin, không được bảo hộ quyền tác giả theo quy
định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Hỏi: Lập luận của nhà báo Trần Thịnh có cơ sở pháp lý hay không? Tại sao?
- Không phải tin tức thời sự thuần túy đưa tin. (vì có bình luận) - Có tính sáng tạo
riêng đều có bảo hộ tác quyền. Bài tập 3
Trong bộ phim điện ảnh “Tìm lại thời gian” (được sản xuất năm 2018) do Công ty Cổ
phần Điện Ảnh Tinh Hoa sản xuất có sử dụng ca khúc “Tình buồn” (tác giả là nhạc sĩ
Hoàng Anh, mất năm 1947) do ca sĩ Thụy Khuê trình bày, lấy từ album “Vũ khúc
Tình yêu” (sản xuất năm 2015) mà ca sĩ Thụy Khuê vừa là người trình diễn vừa là nhà
sản xuất. Ngoài ra, trích đoạn ca khúc “Tình buồn” cũng được sử dụng trong nhiều
phân cảnh khác của phim do các diễn viên khác trình diễn nhưng với nhiều ca từ được chỉnh sửa.
Khi sử dụng ca khúc này, Công ty Cổ phần điện ảnh Tinh Hoa không liên hệ xin phép
gia đình cố nhạc sĩ Hoàng Anh lẫn ca sĩ Thụy Khuê.
Khi phim được công chiếu, gia đình cố nhạc sĩ Hoàng Anh và ca sĩ Thụy Khuê đã
phản đối, yêu cầu Công ty Tinh Hoa phải trả tiền nhuận bút thù lao và công khai xin
lỗi vì cho rằng Công ty Tinh Hoa đã có các hành vi vi phạm sau: •
Tự ý sử dụng ca khúc mà không xin phép chủ sở hữu tác quyền và quyền liên quan; •
Không ghi rõ tên tác giả, tên người biểu diễn cũng như tên ca khúc trong phần credit của phim; •
Tự ý sửa đổi lời của ca khúc gốc khiến cho tác phẩm bị sai lạc nhiều về ý nghĩa, nội dung.
Tuy nhiên, Công ty Tinh Hoa cho rằng mình không vi phạm luật bản quyền bởi lẽ tác
phẩm “Tình buồn” đã hết thời hạn bảo hộ (50 năm) nên thuộc về công chúng, Công ty
không có nghĩa vụ phải xin phép và trả thù lao cho tác giả cũng như người biểu diễn
khi sử dụng tác phẩm này, cũng như có quyền sửa lời cho ca khúc để phù hợp với diễn biến, tình tiết phim.
Anh/chị có nhận xét gì về tranh chấp trên? Bài tập 4
Công ty cổ phần truyền thông Sunflower (Công ty Sunflower) và ca sĩ Nguyệt Anh
giao kết một hợp đồng biểu diễn. Theo hợp đồng, ca sĩ Nguyệt Anh sẽ được trả một
khoản thù lao để trình bày hai ca khúc “Gái Xuân” (nhạc: Từ Vũ, thơ: Nguyễn Bính) và
“Xuân và tuổi trẻ” (nhạc: La Hối, lời: Thế Lữ) trong liveshow “Em và Mùa Xuân” do
công ty Sunflower tổ chức (không có thỏa thuận về những vấn đề khác). Sau đó, Công ty
Sunflower ghi hình lại và cho phát hành DVD liveshow trên. Ca sĩ Nguyệt Anh cho rằng
Công ty Sunflower đã ghi hình cuộc biểu diễn của cô mà chưa xin phép cô là xâm phạm
quyền của mình vì cô là chủ sở hữu quyền liên quan đối với các cuộc biểu diễn đó. Công
ty Sunflower không đồng ý. Sau nhiều lần thương lượng không đạt kết quả, ca sĩ Nguyệt
Anh khởi kiện công ty Sunflower ra tòa, yêu cầu công ty Sunflower phải xin lỗi công
khai và bồi thường thiệt hại. - Chủ sở hữu: Công ty
- Người biểu diễn: Nguyệt Anh
- K2 Đ29 – Quyền nhân thân  Công ty không sai. Bài tập 5
Anh A là một vận động viên nổi tiếng với nhiều thành tích xuất sắc và có hoàn
cảnh xuất thân rất đặc biệt. Được sự đồng ý của A và được A cung cấp thông tin, nhà văn
B đã viết một tác phẩm về cuộc đời A. Trong quá trình sáng tác, B cũng nhiều lần gửi bản
thảo nhờ A xem và cho nhận xét để chỉnh sửa cho phù hợp. Tác phẩm này sau đó được
giải thưởng văn chương có uy tín với giá trị tiền thưởng rất cao. A yêu cầu được chia 50%
số tiền thưởng mà B nhận được vì cho rằng nhờ mình cung cấp thông tin và góp ý nên B
mới sáng tác được tác phẩm, do vậy A mới chính là đồng tác giả đối với tác phẩm này.
Hỏi: yêu cầu của A có cơ sở pháp lý không? Tại sao?
- Theo Đ6.3, NĐ 22/2018/NĐ-CP: Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu
cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả. Bài tập 6
Công ty CP Mai Anh Đào có một chuỗi nhà hàng và siêu thị trải dài từ Bắc đến Nam.
Trong hoạt động kinh doanh thường ngày của mình, các nhà hàng, siêu thị này thường
xuyên mở các clip nhạc của nhiều ca sĩ Việt Nam. Các nhà sản xuất các clip nhạc này
đã nhiều lần liên hệ với Cty Mai Anh Đào để yêu cầu trả tiền bản quyền đối với các
clip nhạc trên nhưng CTy từ chối. Do đó, các nhà sản xuất đã đồng loạt khởi kiện
Công ty Mai Anh Đào ra tòa vì lý do vi phạm quyền liên quan đối với các clip âm
nhạc do mình sản xuất vì bị đơn đã không xin phép, không trả tiền bản quyền theo
quy định của pháp luật. Ngược lại, phía bị đơn cho rằng mình đã trả tiền để mua các
clip ca nhạc này nên hoàn toàn có thể sử dụng theo bất cứ mục đích nào vì xét cho
cùng, tiền thù lao đã được tính trong giá thành của các clip âm nhạc mà công ty đã trả tiền mua.