Bài tập Thuật ngữ | Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo
Giới thiệu đến với các bạn học sinh tài liệu Bài tập Thuật ngữ Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo để nắm được những kiến thức cần thiết về khái niệm, và bài tập ôn luyện về thuật ngữ.
Chủ đề: Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân (CTST)
Môn: Ngữ Văn 7
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập Thuật ngữ
I. Thuật ngữ là gì?
Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được
dùng trong các văn bản khoa học công nghệ.
II. Đặc điểm của thuật ngữ
- Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ
chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
III. Một số ví dụ
- Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác.
- Xâm thực là toàn bộ các quá trình phá hủy lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác
nhân: gió, băng hà, nước chảy...
- Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới.
- Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa.
- Di chỉ là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa.
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó,
trong một giây đồng hồ. Đơn vị đo: m3/s.
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất.
- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.
- Đơn chất là những chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên.
- Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ.
IV. Bài tập ôn luyện
Bài 1. Sắp xếp các thuật ngữ sau vào bảng sau sao cho thuộc lĩnh vực phù hợp: Văn học Lịch sử Toán học Địa lí
Các thuật ngữ: nhân vật, đường thẳng, cổ đại, động đất, hình tròn, sử thi, hiện đại,
cách mạng vô sản, biểu đồ, tiểu thuyết, cải cách ruộng đất, từ ghép, Bắc cực, chiến
dịch, núi băng, câu cầu khiến, véc-tơ, tổng khởi nghĩa, Trái Đất chu vi, nhiệt đới, tam giác, dấu chấm. Gợi ý: Văn học Lịch sử Toán học Địa lí
nhân vật, sử thi, tiểu cổ đại, hiện đại, cách đường thẳng, động đất, Bắc
thuyết, từ ghép, câu mạng vô sản, cải cách hình tròn, véc- cực, núi băng, cầu khiến, dấu
ruộng đất, chiến dịch, tơ, chu vi, tam Trái Đất, nhiệt chấm tổng khởi nghĩa giác đới
Bài 2. Viết một đoạn văn có sử dụng thuật ngữ dùng trong lĩnh vực văn học. Gợi ý:
Với câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng”, ông cha ta muốn nói về tầm quan trọng của đất
đai. “Tấc” chính là một đơn vị đo lường. “Đất” là chất rắn làm thành lớp trên cùng
của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh
sống hoặc sản xuất. Còn vàng” là một kim loại quý, có giá trị kinh tế cao. Việc so
sánh “tấc đất” so sánh với “tấc vàng” đã cho thấy tầm quan trọng của đất đai trong
cuộc sống của con người. Từ công việc trồng trọt, chăn nuôi đến việc xây dựng nhà
cửa để sinh sống, làm việc hay vui chơi. Đặc biệt nhất, đất đai có ý nghĩa quan
trọng với một quốc gia. Đất đai chính là chủ quyền lãnh thổ - điều bất khả xâm
phạm của dân tộc. Lịch sử đất nước ta đã trải qua những cuộc đấu tranh, từ kẻ thù
phương Bắc đến thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Hàng triệu con người đã đánh đổi
xương máu để giữ gìn mảnh đất của quê hương. Khi hiểu được tầm quan trọng của
đất đai, chúng ta cần cố gắng để giữ gìn. Cần hạn chế những hành vi có thể làm ô
nhiễm nguồn đất. Đồng thời, mỗi người phải biết sử dụng đất một cách hợp lý,
nhất là trong sản xuất nông nghiệp nên thường xuyên cải tạo để đất luôn màu mỡ.
Ý thức về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc cũng là một điều vô cùng
quan trọng. Mỗi người hãy cùng chung tay để bảo vệ tài nguyên đất vô cùng quý giá.
Thuật ngữ được sử dụng: Tục ngữ (Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có
nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự
nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ
lời ăn tiếng nói hằng ngày)
Bài 3. Đặt câu có sử dụng các thuật ngữ sau: hòa bình, thơ ca, công thức, rừng ngập mặn. Đáp án:
- Mọi người đều mong muốn được sống trong hòa bình.
- Thơ ca Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp có nhiều thành tựu nổi bật.
- Tôi đã học thuộc lòng các công thức.
- Rừng ngập mặn tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Bài 4. Giải thích các thuật ngữ dưới đây và cho biết chúng thuộc thuật ngữ khoa học nào? - Hình bình hành - Lực - Xâm thực - Hiện tượng hóa học - Trường từ vựng - Di chỉ - Thụ phấn - So sánh - Lưu lượng - Trọng lực - Khí áp - Đơn chất - Thị tộc phụ hệ - Đường trung trực - Đoạn văn diễn dịch Đáp án:
- Hình bình hành là hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song. (Toán học)
- Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác (Vật lí).
- Xâm thực là toàn bộ các quá trình phá hủy lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác
nhân: gió, băng hà, nước chảy... (Địa lí)
- Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới (Hóa học).
- Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa (Ngữ văn).
- Di chỉ là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa (Lịch sử).
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy (Sinh học).
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng
để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó,
trong một giây đồng hồ. Đơn vị đo: m3/s (Địa lí).
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất (Vật lý)
- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất (Địa lí).
- Đơn chất là những chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên (Hóa học).
- Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ (Lịch sử)
- Đường trung trực là đường thẳng vuông góc với một đoạn tại điểm giữa của đoạn ấy (Toán học).
- Đoạn văn diễn dịch có câu chủ đề đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ
thể ý của câu chủ đề.
Bài 5. Tìm các thuật ngữ được giải thích trong các trường hợp dưới đây. Cho biết
thuật ngữ đó thuộc thuật ngữ khoa học nào?
a. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi.
b. Trùng roi là một cơ thể đơn bào có thể tự dưỡng như thực vật nhưng cùng có
thể dị dưỡng như động vật.
c. Ta gọi tam giác có ba góc nhọn là tam giác nhọn, tam giác có một góc tù là tam giác tù.
d. Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng.
e. Từ tượng hình là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái của sự vật. Từ tượng
thanh là từ mô tả âm thanh của tự nhiên, con người.
g. Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất. Đáp án: a. Oxit: Hóa học b. Trùng roi: Sinh học
c. tam giác nhọn, tam giác tù: Toán học
d. từ đơn, từ phức: Ngôn ngữ học
e. Từ tượng hình, từ tượng thanh: Ngôn ngữ học g. Khí quyển: Địa lí
Bài 6. Viết một đoạn văn hoặc bài văn có sử dụng thuật ngữ. Đáp án: Mẫu 1
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Bài ca dao có hai lớp nghĩa, nghĩa đen miêu tả vẻ đẹp của hoa sen, nghĩa bóng nói
về vẻ đẹp phẩm chất của con người. Cu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” là
lời khẳng định về vẻ đẹp tuyệt vời của hoa sen. Những đặc điểm của hoa sen được
nêu ra màu xanh của lá, màu trắng của hoa, màu vàng của nhị. Đây đều là những
gam màu sắc tươi sáng, gợi sự thanh nhã. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”,
“bông trắng” và “lá xanh” gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng
lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh
mùi bùn” nói về môi trường sinh sống của hoa sen là môi trường đầm lầm - một
nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù
sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng.
Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại
có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ
được tâm hồn thanh cao.
Thuật ngữ: ca dao, điệp ngữ Mẫu 2
Hành trình của mỗi người trong cuộc sống hướng đến là đạt được một thành công
nhất định. Nhưng trên con đường đến với đích thành công, chúng ta luôn phải đối
mặt với thất bại. Bởi vậy mà ông cha ta đã đưa ra lời khuyên: “Thất bại là mẹ thành công”.
Hai khái niệm “thành công” và “thất bại” tưởng chứng như đối lập nhau. Nhưng ở
câu tục ngữ này lại được đặt trong mối quan hệ với từ “mẹ”. Nếu thất bại là những
lần ta vấp ngã, những lần ta không đạt được kết quả như mong muốn trong học tập,
công việc hay cuộc sống. Thì thành công là khi chúng ta đạt được những điều mình
mong muốn, hoàn thành tốt những mục tiêu đã đề ra trong học tập, công việc. Ý
nghĩa của câu tục ngữ trên muốn khẳng định rằng mỗi thất bại trong cuộc đời con
người sẽ trở thành một bài học bổ ích để chúng ta tiến đến thành công.
Bất kì thành công nào cũng đến từ sự nỗ lực, dám vượt qua thử thách. Nhưng điều
quan trọng nhất là cách chúng ta đối mặt với chúng. Nhiều doanh nghiệp khi mới
thành lập thì hừng hực khí thế, nhưng đến khi gặp phải khó khăn lại loay hoay
không biết phải xoay sở ra sao, phải nhờ đến sự giúp đỡ của Nhà nước. Có rất
nhiều sinh viên khi còn đang đi học, không chịu cố gắng học tập để nâng cao kiến
thức cũng như rèn luyện các kỹ năng mềm. Họ chỉ biết ngày đêm chìm trong
những cuộc vui chơi, sa ngã vào những tệ nạn xã hội. Đến khi sắp ra trường vẫn
không biết được tương lai mình sẽ như thế nào, mục tiêu của bản thân là gì. Thế
mới thấy rằng, thất bại không đáng sợ, quan trọng là cách đối diện với thất bại của
mỗi con người. Chỉ khi biết chấp nhận, vượt qua thì con người mới có thể vươn tới thành công.
Ngược lại, nhiều tấm gương tiêu biểu dám chấp nhận thất bại. Chắc hẳn nhiều
người đã từng nghe đến cái tên Arianna Huffington. Bà là một nữ doanh nhân, một
chính trị gia, một nhà báo và là người phụ nữ quyền lực nhất giới truyền thông. Để
có được thành công như vậy, bà từng nhận phải thất bại.
Như vậy, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” là một bài học quý giá. Có thất
bại thì mới có thành công. Hãy ghi nhớ điều đó để có thể thực hiện được ước mơ của bản thân. Thuật ngữ: tục ngữ
Bài 7. Viết một bài văn với chủ đề tự chọn, có sử dụng một số thuật ngữ Lịch sử. Đáp án: Mẫu 1
Hai Bà Trưng được biết đến là những vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Vào đầu thế kỉ I, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định nổi
tiếng tham lam, tàn bạo. Hai chị em là Trưng Trắc, Trưng Nhị sinh ra và lớn lên
trong cảnh nước mất nhà tan, nên sớm có lòng căm thù giặc. Bấy giờ, Trưng Trắc
cùng chồng của mình là Thi Sách đã liên kết với các thủ lĩnh khác để chuẩn bị cho
cùng nổi dậy. Ngay lúc này, Thi Sách lại bị Tô Định bắt và giết hại. Hai Bà Trưng
quyết tâm khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng gồm có hai giai đoạn. Lần một vào năm
40, cuộc khởi nghĩa thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã
nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và
Lụy Châu. Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải (Quảng Đông,
Trung Quốc). Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.
Đến năm 42, nhà Hán tiếp tục trở lại xâm lược, cử Mã Viện chỉ đạo cánh quân xâm
lược này gồm có hai vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền và nhiều dân phu.
Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả
nhưng vẫn gặp thất bại. Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành
hai đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc. Sau khi nhận được tin tức,
Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lãng Bạc. Quân
ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân
ta phải lùi về Cẩm Khê. Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc
kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt. Dù thất bại,
nhưng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vẫn có ý nghĩa to lớn.
Có thể khẳng định rằng, Hai Bà Trưng chính là tấm gương về sự dũng cảm, tấm
lòng yêu nước để thế hệ sau noi theo.
Thuật ngữ: khởi nghĩa, đô hộ Mẫu 2
Một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với dân tộc Việt
Nam là Chiến thắng Điện Biên Phủ. Với sự kiện này, cuộc kháng chiến chống thực
dân pháp đã chính thức giành thắng lợi.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”
Từ đó, chúng ta mới thấy được ý nghĩa của chiến dịch này. Trước hết, chiến dịch
Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954.
Ba đợt tiến công diễn ra trong năm mươi sáu ngày đêm. Đợt 1 (từ 13 đến 17 tháng
3), chúng ta tiêu diệt được hai cứ điểm quan trọng là Him Lam và Độc Lập, mở
toang cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến xuống lòng chảo và khu
trung tâm. Đợt 2 (từ 30 tháng 3 đến 30 tháng 4), ta đã kiểm soát các điểm cao, khu
trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn các loại sống của ta. Còn quân địch
rơi vào thể bị động mất tinh thần cao độ. Đợt 3 (từ 1 đến 7 tháng 5), quân ta tổng
công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đến ngày 7 tháng 5
năm 1954, chiến dịch toàn thắng.
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã chấm dứt chín năm kháng chiến chống
Pháp trường kỳ, gian khổ của nhân dân Việt Nam. Từ đó, thực dân Pháp buộc phải
ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình
tại các nước Đông Dương. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thể hiện niềm tự hào
dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và
cổ vũ toàn Đảng, toàn dân một lòng chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì nền
độc lập, tự do của Tổ quốc. Đồng thời, chiến thắng này cũng cổ vũ mạnh mẽ phong
trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh.
Có thể khẳng định rằng, Điện Biên Phủ là một trong những chiến dịch vô cùng
quan trọng, góp phần đánh bại kẻ thù xâm lược - thực dân Pháp.
Thuật ngữ: sự kiện, chiến dịch