Bài tập tiểu luận học phần Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học | Đại học Kinh Tế - Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh

Đề bài : Câu 1. Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề tôn giáo. Câu 2. Phân tích đặc điểm, tình hình tôn giáo ở Việt Nam và chính sách của Đảng – Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề tôn giáo. Câu 3. Qua nghiên cứu vấn đề tôn giáo, hãy cho biết quan điểm của bạn về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH - TRƯỜNG KINH DOANH UEH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
------------------oOo----------------
Bài tiểu luận môn Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
ĐỀ BÀI:
1. Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về
vấn đề tôn giáo.
2. Phân tích đặc điểm, tình hình tôn giáo ở Việt Nam và
chính sách của Đảng – Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề tôn
giáo.
3. Qua nghiên cứu vấn đề tôn giáo, hãy cho biết quan
điểm của bạn về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Mã lớp học phần: 22D1POL51002532
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng An Quốc
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Phương – STT 77
Mã số sinh viên: 31211025596
Khóa/ Hệ: K47/ Đại học chính quy
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Giới thiệu đề tài .................................................................................................................. 1
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ TÔN
GIÁO ...................................................................................................................................... 1
1.1 Khái niệm tôn giáo ..................................................................................................................... 1
1.2 Bản chất tôn giáo ....................................................................................................................... 1
1.3 Nguồn gốc của tôn giáo ............................................................................................................. 2
1.4 Tính chất của tôn giáo ................................................................................................................ 2
1.5 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội .................... 2
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH .. 3
CỦA ĐẢNG – NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TÔN GIÁO .......................... 3
2.1 Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam ................................................................................................... 3
2.2 Tình hình tôn giáo ở Việt Nam ................................................................................................... 4
2.3 Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề tôn giáo .......................................... 4
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM CỦA BẢN THÂN VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ............................................................................................................................. 4
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................ 6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 7
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Bước vào môn học với nhiều bỡ ngỡ kiến thức hạn hẹp. Em luôn mang trong
mình sự tìm tòi và khám phá thêm các kiến thức về bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Trên con đường hoàn thiện kiến thức của bản thân, em luôn biết ơn công lao giảng dạy
tận tình của thầy Hoàng An Quốc – giảng viên đại học UEH, em muốn gửi một lời cảm
ơn sâu sắc đến thầy, thầy người đã trực tiếp giảng dạy hướng dẫn em môn Chủ
nghĩa hội khoa học, cho em thêm nhiều hội để nhận thức n về sự vận động
của hội, quá trình xây dựng phát triển xã hội chủ nghĩa, hội cộng sản chủ nghĩa.
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức chuyên môn nên bài làm của em còn nhiều thiếu sót.
Kính mong nhận được sự góp ý của thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy!
1. Giới thiệu đề tài
Tôn giáo có lịch sử phát triển lâu đời từ hàng chục nghìn năm trước và cho tới nay
thì tôn giáo rất đa dạng về loại hình, đông đảo về số lượng tín đồ. Sự ảnh hưởng của một
tôn giáo không chỉ nằm trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia vượt ra xa ngoài biên
giới quốc gia. Việt Nam, Đảng ta đã đang từng bước đổi mới trong công tác tôn
giáo. Bước ngoặt trong việc đổi mới này chính là việc thông qua Nghị quyết số 24, ngày
16 tháng 10 năm 1990 của Bộ Chính trị “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình
hình mới”. Để hiểu sâu hơn chúng ta cần nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tôn giáo
chẳng hạn như “ Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề tôn giáo. Đặc điểm,
tình hình tôn giáo ở Việt Nam chính sách của Đảng – Nhà nước Việt Nam đối với vấn
đề tôn giáo” để từ đó đưa ra “Quan điểm cá nhân về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam”
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ
TÔN GIÁO
1.1 Khái niệm tôn giáo
“Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc con người –
những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ...” đó những
chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ ra khi phát biểu khái niệm về tôn giáo. Những tiêu chí đặc
trưng cơ bản gồm có của một tôn giáo chính là tôn thờ các đấng siêu nhiên, thần linh
đấng tối cao. Bên cạnh đó, tôn giáo còn những giáo lý, giáo lễ hay giáo luật người
ta thường gọi chung là hệ thống giáo thuyết, những điều đó giúp phản ánh thế giới quan
nhân sinh quan cũng như vấn đề đạo đức.
1.2 Bản chất tôn giáo
Theo phát biểu của chủ nghĩa Mác – Lênin, “ tôn giáo, tín ngưỡng là một loại hình
thái, ý thức hội phản ánh ảo hiện thực khách quan, chứa đựng những yếu tố tiêu
cực lạc hậu nhất định”. Như đã đề cập ở trên, hiện tượng tự nhiên đã được thần kì, siêu
nhiên hóa khi con người nhìn chúng thông qua lăng kính tôn giáo. Không chỉ hiện
tượng tự nhiên, con người bình thường cũng có thể được nhìn bằng con mắt của sự tôn
thờ, thần thánh và trở thành Đấng siêu nhiên. Điều này thấy rõ nhất qua việc những con
người sáng lập ra các tôn giáo như Phật Thích Ca hay Chúa Giêsu,...Song, vẫn tồn tại
những yếu tố lạc hậu, tiêu cực trong việc giải thích sự vật, hiện tượng tự nhiên đời
2
sống con người. Đôi khi những điều đó sẽ đẩy người tín ngưỡng tôn giáo vào các hoạt
động đi ngược với nền văn minh nhân loại và đạo đức xã hội.
Bản chất của tôn giáo còn thể hiện chỗ mang thế giới quan duy tâm. Trong
khi đó, chủ nghĩa Mác Lênin lại thế giới quan duy vật biện chứng, dựa theo khoa
học. Tuy thế giới quan khác nhau, nhưng giữa tôn giáo và chủ nghĩa Mác Lênin vẫn
không tưởng, thái độ thù địch. Hơn cả là, chủ nghĩa Mác Lênin luôn dành thái
độ tôn trọng, không can thiệp sâu vào tín ngưỡng của mọi người, luôn mong muốn cùng
các tín đồ tôn giáo kiến thiết nên nước nhà, xã hội đầy ắp những điều tốt đẹp.
Tôn giáo là một thực thể xã hội – các tôn giáo cụ thể, với các tiêu chí cơ bản sau:
có niềm tin tôn giáo, có hệ thống giáo thuyết, có hệ thống cơ sở thừa tự,...
1.3 Nguồn gốc của tôn giáo
Vấn đề nguồn gốc của tôn giáo là một trong những vấn đề quan trọng nhất của tôn
giáo học Macxit. Nguồn gốc của tôn giáo bao gồm:
Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - hội: Do sự bất lực của con người trong cuộc
đấu tranh với tự nhiên và xã hội khi chế độ tư hữu, đối kháng giai cấp xuất hiện.
Nguồn gốc nhận thức: Do nhận thức còn hạn chế, nhiều hiện tượng con người
chưa giải thích được nên họ tìm đến tôn giáo. Sự nhận thức của con người khi xa rời
hiện thực, thiếu khách quan dễ rơi vào ảo tưởng, thần thánh hóa đối tượng.
Nguồn gốc tâm lý: Do ảnh hưởng của trạng thái tâm tiêu cực: sợ hãi, lo âu,
tuyệt vọng ( Ví dụ: sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội hay trong những
lúc ốm đau, bệnh tật) hoặc tâm muốn bình yên khi làm việc lớn ( dụ: ma chay, cưới
xin, làm nhà,..). Ngoài ra còn do ảnh hưởng của trạng thái tâm tích cực: tình yêu, lòng
biết ơn, lòng kính trọng đối với những người có công với nước, với dân.
1.4 Tính chất của tôn giáo
Tính lịch sử của tôn giáo: Trong từng thời kỳ của lịch sử, tôn giáo sự biến đổi
cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó. Mặc dù tôn giáo còn tồn tại
lâu dài, nhưng chỉ một phạm trù lịch sử. Khi các điều kiện kinh tế - hội, điều
kiện lịch sử thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi theo.
Tính quần chúng của tôn giáo: Thể hiện ở số lượng tín đồ đông đảo, nơi sinh hoạt
văn hóa, tinh thần của một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Tính quần
chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện số lượng tín đồ rất đông đảo ( khoảng ¾ dân
số thế giới); mà còn thể hiện ở chỗ, các tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của
một bộ phận khá đông đảo quần chúng nhân dân lao động.
Tính chính trị của tôn giáo: Là một dạng sản phẩm của điều kiện kinh tế - xã hội,
tôn giáo phản ánh lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp khác nhau trong cuộc đấu
tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, nên tôn giáo mang tính chính trị”. Trong một diễn
biến khác, nếu tôn giáo bị đem ra làm công cụ để các tầng lớp thống trị áp bức, bóc lột,
lúc đó tôn giáo trở thành công cụ chính trị có ảnh hưởng tiêu cực, phản tiến bộ.
1.5 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội
Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng không tín ngưỡng của nhân dân.
Tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng còn là để giúp tôn giáo phát huy
tính tích cực của mình thể hiện trong giáo lý, nghi thức tôn giáo, hạn chế mặt tiêu cực.
3
Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình
cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Phân biệt hai mặt chính trị tưởng; tín ngưỡng, tôn giáo lợi dụng tín ngưỡng,
tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo. Giữa tín ngưỡng tôn giáo sự
khác nhau, song lại có quan hệ chặt chẽ mà ranh giới để phân biệt chỉ là tương đối.
quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Quan
điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống hội luôn
có sự khác biệt.
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH TÔN GIÁO VIỆT NAM VÀ CHÍNH
SÁCH CỦA ĐẢNG – NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
2.1 Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam nước nhiều tôn giáo: 16 tôn giáo đã được công nhận cách
pháp nhân và trên 40 tổ chức tôn giáo đã được công nhận về mặt tổ chức hoặc đã đăng
ký hoạt động, với khoảng 26,5 triệu tín đồ. Có tôn giáo được du nhập từ bên ngoài vào
như Phật giáo, Công giáo, Tin lành,...và tôn giáo nội sinh như Cao đài, Hòa hảo,..
Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hòa bình, không xung đột,
đấu tranh tôn giáo. Tín đồ của các tôn giáo khác nhau cùng chung sống hòa bình trên
một địa bàn, giữa họ có sự tôn trọng niềm tin của nhau.
Các tôn giáo ở Việt Nam nói chung luôn đồng hành cùng dân tộc, nhiều đóng
góp quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Bản thân các tín đồ trước
hết công dân của đất nước; bởi vậy khi đất nước bị áp bức, bóc lột thì tất cả đã là công
dân của nước Việt Nam thì đều nhiệm vụ chung đấu tranh, giải phóng dân tộc. Hiện
nay, gần 26,5 triệu tín đồ cũng đã đóng góp vào công cuộc xây dựng vào bảo vệ đất nước
về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội.
dụ: Khi dịch bệnh biến động thì với phương châm của Đảng chống dịch
như chống giặc, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị 16, 19 thông điệp 5k của Bộ Y tế,
các tín đồ tôn giáo đã thay đổi hình thức sinh hoạt tôn giáo để phù hợp với tình hình của
đất nước như tạm dừng mọi sinh hoạt tôn giáo tập trung,..các hình thức như đi chùa
Online cũng lần đầu xuất hiện. Bằng những giáo lý tốt đẹp của mình, các tôn giáo đã có
những hành động thiết thực cùng đồng bào các tôn giáo khác và đồng bào không có tôn
giáo xây dựng đất nước giàu mạnh.
Tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn nhân dân lao động, lòng yêu nước,
tinh thần dân tộc. Ta có thể thấy rằng, mỗi tôn giáo đều có những hạt nhân triết học hợp
lý, giá trị nhân văn sâu sắc. Cụ thể như: đức “từ bi” của Phật Giáo, lòng “nhân nghĩa”
của đạo Cao Đài và Hòa Hảo, tư tưởng “ bác ái” của Đạo Kitô. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã từng mượn những giá trị nhân văn sâu sắc của tôn giáo để dạy nhân dân:
“Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái
Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi
Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”
Đội ngũ chức sắc của các tôn giáo Việt Nam vai trò, vị trí quan trọng trong
giáo hội, có uy tín, ảnh hưởng với tín đồ. Nhiệm vụ của họ là truyền bá, thực hành, quản
lý tổ chức, phát triển tôn giáo.
Các tôn giáo Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo quốc tế.
Trong giai đoạn hiện nay, khi Nhà nước Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với
4
gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, đây điều kiện gián tiếp củng cố phát sinh các
mối quan hệ giữa các tôn giáo Việt Nam với các tôn giáo ở các nước trên thế giới.
2.2 Tình hình tôn giáo ở Việt Nam
Đến năm 2020, Việt Nam đã 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo ( Phật giáo, Công
giáo, Hồi giáo, Tin lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Bà la môn, Baha’i,..) được Nhà nước công
nhận cấp đăng hoạt động, tăng 10 tôn giáo 28 tổ chức so với trước khi thực
hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ( trong đó, có 36 tổ chức tôn giáo được công nhận;
4 tổ chức tôn giáo 1 pháp môn được cấp Giấy chứng nhận đăng hoạt động tôn
giáo). Tôn giáo có trên 26,5 triệu tín đồ chiếm khoảng 28% dân số cả ớc, 83.000 chức
sắc, 250.000 chức viện, 46 trường đào tạo chức sắc tôn giáo, 25.000 cơ sở thờ tự.
2.3 Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề tôn giáo.
Đảng ta khẳng định tôn giáo sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa hội nước ta. Thực tế nước ta, đang gần 26,5 triệu người, chiếm
hơn ¼ dân số đang có nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn
khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
Đảng nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết
đồng bào theo tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không
theo tôn giáo. Mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
được coi điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi
công dân không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng đều quyền nghĩa vụ xây dựng
bảo vệ Tổ quốc. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ dân tộc, phân biệt tôn giáo.
Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Công tác
vận động quần chúng các tôn giáo nhằm động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước,
ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của tổ quốc; thông qua việc thực hiện tốt các chính
sách kinh tế - hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất tinh thần của nhân
dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo.
Công tác tôn giáo trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Công tác tôn giáo
liên quan đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, các cấp, các ngành, địa bàn, liên quan đến
chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng, nhà nước ta. Công tác tôn giáo không chỉ liên
quan đến quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo, còn gắn liền với công tác đấu
tranh với âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo gây phương hại đến lợi ích dân tộc. Làm
tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, bao gồm hệ thống tổ
chức đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị, do Đảng lãnh đạo.
Đảm bảo quyền tự do theo đạo truyền đạo đúng pháp luật. Mọi tín đồ đều
quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến
pháp và pháp luật, không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền đạo, hoạt động mê tín
dị đoan, không ép buộc người dân theo đạo.
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM CỦA BẢN THÂN VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Theo quan điểm của em hiện nay tôn giáo đang rất phát triển, phổ biến rộng rãi ở
Việt Nam. Tuy nhiên, tôn giáo trong quá trình tồn tại và phát triển vẫn bộc lộ hai mặt:
Mặt tích cực, tôn giáo vai trò quan trọng trong việc liên kết tập hợp cộng đồng:
“Trong một chừng mực nhất định, tôn giáo một trong những nhân tố ổn định trật tự
5
hội đang tồn tại dựa trên các hệ thống giá trị chuẩn mực chung hình thành”.
Ngoài ra, đạo đức tôn giáo hướng con người đến những giá trị nhân bản, góp phần tích
cực vào việc hoàn thiện đạo đức cá nhân. Giáo lí, giáo luật và những lời răn dạy của tôn
giáo đã tạo ra những quy phạm đạo đức hướng con người làm các việc thiện lành, tránh
điều ác, tu nhân tích đức để được giải thoát (theo quan điểm của Phật giáo), được lên
Thiên đàng (theo quan điểm của Kito giáo), ai thảo kính cha mẹ sẽ được phần thưởng
sống lâu trên trần thế ngược lại sẽ bị qumổ xác (Công giáo); phải hiếu kính với cha
mẹ, cấm các hành vi tội lỗi trong quan hệ hôn nhân ( Công giáo); không theo bóng sắc,
không quan hệ tình dục ngoài hôn nhân ( đạo Cao Đài),... Do tuân thủ những điều răn
dạy về đạo đức của các tôn giáo, nhiều tín đồ đã sống và ứng xử đúng đạo lý, góp phần
làm cho hội ngày càng thuần khiết. Đặc biệt, đạo đức tôn giáo được hình thành trên
sở niềm tin vào cái siêu nhiên (Thượng đế, Chúa, Thánh Ala, Đức Phật). Bên cạnh
đó, các tôn giáo còn tham gia vào việc bảo tồn phát huy di sản văn hóa của dân tộc
và nhân loại. Do đó, tôn giáo có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng nếp sống văn
hóa trong gia đình, cộng đồng hội. Với cách một phận của ý thức hệ, các tôn
giáo đã đem lại cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi khu vực những biểu hiện độc đáo
thể hiện trong cách ứng xử, lối sống, phong tục, tập quán, trong các yếu tố văn hóa vật
chất cũng như tinh thần. Trên thực tế, tôn giáo tham gia rất tích cực trong công tác từ
thiện hội, cứu tế an sinh, góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân.
Mặt tiêu cực, hiện nay tình trạng lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng gây mê tín dị đoan
làm những điều bất chính, thiếu văn hóa đang làm vẩn đục đời sống tinh thần của
nhân dân, rất cần chấn chỉnh. Trước hết, phải thấy rằng hiện nay tôn giáo phát triển khá
mạnh. nhiều do không ít người đã từ sự tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo biến
thành tín dị đoan, đến cửa thiền nhưng lòng lại không trong sáng, vụ lợi, cầu danh
lợi, địa vị, chức quyền,..Ví dụ: tại chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh), đã những
vụ việc tổ chức “giải oan trái chủ”, “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, “trả nợ cho vong” thu
hàng trăm tỷ đồng. Thứ hai, các địa phương đua nhau mở lễ hội, hình thức ngày một
quy mô, nội dung nghèo nàn, tính thương mại lấn án tính nhân văn, văn hóa. Thứ ba,
không ít cơ sở tôn giáo (nhà chùa, đền, miếu,..) đã bị lợi dụng để kiếm lợi. Chẳng hạn,
trong những ngày gần đây vụ việc Tịnh Thất Bồng Lai lợi dụng danh nghĩa nuôi trẻ mồ
côi kêu gọi các nhà hảo tâm để trục lợi cá nhân đã làm rung động luận. Thứ tư, không
ít kẻ lợi dụng tôn giáo để gây mất ổn định chính trị, gieo rắc tâm lý cho rằng, chủ nghĩa
hội không chấp nhận tôn giáo, muốn xóa bỏ tôn giáo. Cố gắng thực hiện âm mưu
hình thành “Ủy ban liên tôn đấu tranh đòi quyền tự do tôn giáo”, thành lập tổ chức Liên
tôn chống cộng”. dụ: bạo động Tây Nguyên năm 2004, dưới sự kích động của các đối
tượng chống đối lợi dụng dân tộc, con đồng bào Tây Nguyên đã tụ tập đông người,
kéo đến gây rối phá hủy các trụ sở của quan công quyền, khiến cho đời sống chính
trị bị đảo lộn. Đây sản phẩm trực tiếp của tổ chức phản động FULRO, cầm đầu bởi
Ksor Kok. Luận điệu được chúng sử dụng để kích động người dân “thành lập nhà
nước Đề ga độc lập, lấy Tây Nguyên về cho người Thượng”.
Từ đó, bản thân chúng ta cần nắm rõ các vấn đề bản về tôn giáo để không bị lôi
kéo, lợi dụng, phải luôn tỉnh táo trước những lời dụ dỗ của một số bộ phận tôn giáo
không nguồn gốc, dấu hiệu đạo,.. Tuyên truyền cho mọi người hiểu hơn về
6
tôn giáo cũng như quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người nhằm nâng cao nhận thức bản
thân, gia đình, cộng đồng, giúp cho nơi mình đang sinh sống trở nên lành mạnh không
có các hành động phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng dân tộc, từ đó góp phần xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc ngày một lớn mạnh.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong đời sống tinh thần con người, tôn giáo luôn đóng một vai trò nhất định.
Tôn giáo đã làm cho xã hội thêm nhiều màu sắc cũng như làm đẹp tâm hồn, phong phú
tưởng của mọi người. thể nói, Đảng Nhà nước ta đã đang từng bước quán
triệt sâu sắc toàn diện nội dung quan điểm chống lại những kẻ lợi dụng tôn giáo nhằm
mục đích xấu, đồng thời vận dụng linh hoạt khoa học và thực tiễn vào công tác bảo vệ
vững chắc an ninh quốc gia trên lĩnh vực tôn giáo. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam nói riêng
trên thế giới i chung hiện nay vẫn đang một vấn đề nóng. Chính thế việc giải
quyết các vấn đề về tôn giáo cần phải được đặt ra như một vấn đề cấp thiết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] V.I.Lênin , “Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo”, NXB. Sự thật, Hà Nội, năm 1978.
[2] V.I.Lênin , “Toàn tập”, tập 12, tập 17, NXB. Tiến bộ, Matxcơva, năm 1979. [3]
Giáo trình, “Những nguyên lýbản của Chủ nghĩa Mác-Lênin”, phần thứ 1 Thế giới
quan phương pháp luận triết học của Chủ nghĩa Mác-Lênin, NXB Chính trị quốc
gia, Nội, năm 2010. https://virad.org/pdf-giao-trinh-nhung-nguyen-ly-co-ban-cua-
chu-nghia-mac-lenin/.
[Truy cập ngày 28/5/2022]
[4] Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB. Chính trị
quốc gia, 2007.
https://moet.gov.vn/content/vanban/Lists/VBDH/Attachments/2730/GT%20h%E1%B
B
%8Dc%20ph%E1%BA%A7n%20Ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20x
%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20khoa%20h%E1%BB%8Dc%20(C)%20Tr
%20%C4%91%E1%BA%A7u%20-%20tr60.pdf [Truy cập ngày 28/5/2022]
[5] Ths. Hoàng Ngọc Vĩnh, Giáo trình Tôn giáo học đại cương, NXB Đại học
Huế, năm 2009.
[6] Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Trường Đại
học Kinh Tế Hồ Chí Minh.
[7] Ông Lê Quang Tịnh – Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, “Chính sách tôn giáo
của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam”, Trung tâm Báo chí Đại hội, năm 2001.
https://vietnamembassy-usa.org/vi/hoat-dong/2001/04/chinh-sach-ton-giao-cua-dang-
csva-nha-nuoc-viet-nam [Truy cập 29/5/2022]
[8] Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – Viện triết học, Tạp chí Triết học –
số 2, “Về vai trò của đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội”, năm 2015.
http://philosophy.vass.gov.vn/dao-duc-hoc-my-hoc/Ve-vai-tro-cua-dao-duc-ton-
giaotrong-doi-song-xa-hoi [Truy cập 30/5/2022]
[9] Sở nội vụ tỉnh Khánh Hòa, “ Đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo”, ngày 20/9/2021.
https://snv.khanhhoa.gov.vn/?ArticleId=4471f34d-e4a9-4517-86c8-f01f5416cd05
| 1/9

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH - TRƯỜNG KINH DOANH UEH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
------------------oOo----------------
Bài tiểu luận môn Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học ĐỀ BÀI: 1.
Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về
vấn đề tôn giáo. 2.
Phân tích đặc điểm, tình hình tôn giáo ở Việt Nam và
chính sách của Đảng – Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề tôn giáo. 3.
Qua nghiên cứu vấn đề tôn giáo, hãy cho biết quan
điểm của bạn về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Mã lớp học phần: 22D1POL51002532
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng An Quốc
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Phương – STT 77
Mã số sinh viên: 31211025596
Khóa/ Hệ: K47/ Đại học chính quy MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Giới thiệu đề tài .................................................................................................................. 1
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ TÔN
GIÁO ...................................................................................................................................... 1
1.1 Khái niệm tôn giáo ..................................................................................................................... 1
1.2 Bản chất tôn giáo ....................................................................................................................... 1
1.3 Nguồn gốc của tôn giáo ............................................................................................................. 2
1.4 Tính chất của tôn giáo ................................................................................................................ 2
1.5 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội .................... 2
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH .. 3
CỦA ĐẢNG – NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TÔN GIÁO .......................... 3
2.1 Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam ................................................................................................... 3
2.2 Tình hình tôn giáo ở Việt Nam ................................................................................................... 4
2.3 Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề tôn giáo .......................................... 4
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM CỦA BẢN THÂN VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ............................................................................................................................. 4
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................ 6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 7 PHẦN MỞ ĐẦU
Bước vào môn học với nhiều bỡ ngỡ và kiến thức hạn hẹp. Em luôn mang trong
mình sự tìm tòi và khám phá thêm các kiến thức về bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Trên con đường hoàn thiện kiến thức của bản thân, em luôn biết ơn công lao giảng dạy
tận tình của thầy Hoàng An Quốc – giảng viên đại học UEH, em muốn gửi một lời cảm
ơn sâu sắc đến thầy, thầy là người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn em môn Chủ
nghĩa xã hội khoa học, cho em thêm nhiều cơ hội để nhận thức rõ hơn về sự vận động
của xã hội, quá trình xây dựng và phát triển xã hội chủ nghĩa, xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức chuyên môn nên bài làm của em còn nhiều thiếu sót.
Kính mong nhận được sự góp ý của thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy!
1. Giới thiệu đề tài
Tôn giáo có lịch sử phát triển lâu đời từ hàng chục nghìn năm trước và cho tới nay
thì tôn giáo rất đa dạng về loại hình, đông đảo về số lượng tín đồ. Sự ảnh hưởng của một
tôn giáo không chỉ nằm trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia mà vượt ra xa ngoài biên
giới quốc gia. Ở Việt Nam, Đảng ta đã và đang từng bước đổi mới trong công tác tôn
giáo. Bước ngoặt trong việc đổi mới này chính là việc thông qua Nghị quyết số 24, ngày
16 tháng 10 năm 1990 của Bộ Chính trị “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình
hình mới”. Để hiểu sâu hơn chúng ta cần nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tôn giáo
chẳng hạn như “ Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề tôn giáo. Đặc điểm,
tình hình tôn giáo ở Việt Nam và chính sách của Đảng – Nhà nước Việt Nam đối với vấn
đề tôn giáo”
để từ đó đưa ra “Quan điểm cá nhân về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam” PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO
1.1 Khái niệm tôn giáo
“Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc con người –
những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ...” đó là những gì
chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ ra khi phát biểu khái niệm về tôn giáo. Những tiêu chí đặc
trưng cơ bản gồm có của một tôn giáo chính là tôn thờ các đấng siêu nhiên, thần linh và
đấng tối cao. Bên cạnh đó, tôn giáo còn có những giáo lý, giáo lễ hay giáo luật mà người
ta thường gọi chung là hệ thống giáo thuyết, những điều đó giúp phản ánh thế giới quan
và nhân sinh quan cũng như vấn đề đạo đức.
1.2 Bản chất tôn giáo
Theo phát biểu của chủ nghĩa Mác – Lênin, “ tôn giáo, tín ngưỡng là một loại hình
thái, ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan, chứa đựng những yếu tố tiêu
cực lạc hậu nhất định”. Như đã đề cập ở trên, hiện tượng tự nhiên đã được thần kì, siêu
nhiên hóa khi con người nhìn chúng thông qua lăng kính tôn giáo. Không chỉ có hiện
tượng tự nhiên, con người bình thường cũng có thể được nhìn bằng con mắt của sự tôn
thờ, thần thánh và trở thành Đấng siêu nhiên. Điều này thấy rõ nhất qua việc những con
người sáng lập ra các tôn giáo như Phật Thích Ca hay Chúa Giêsu,...Song, vẫn tồn tại
những yếu tố lạc hậu, tiêu cực trong việc giải thích sự vật, hiện tượng tự nhiên và đời 1
sống con người. Đôi khi những điều đó sẽ đẩy người tín ngưỡng tôn giáo vào các hoạt
động đi ngược với nền văn minh nhân loại và đạo đức xã hội.
Bản chất của tôn giáo còn thể hiện ở chỗ nó mang thế giới quan duy tâm. Trong
khi đó, chủ nghĩa Mác – Lênin lại có thế giới quan duy vật biện chứng, dựa theo khoa
học. Tuy có thế giới quan khác nhau, nhưng giữa tôn giáo và chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn
không có tư tưởng, thái độ thù địch. Hơn cả là, chủ nghĩa Mác – Lênin luôn dành thái
độ tôn trọng, không can thiệp sâu vào tín ngưỡng của mọi người, luôn mong muốn cùng
các tín đồ tôn giáo kiến thiết nên nước nhà, xã hội đầy ắp những điều tốt đẹp.
Tôn giáo là một thực thể xã hội – các tôn giáo cụ thể, với các tiêu chí cơ bản sau:
có niềm tin tôn giáo, có hệ thống giáo thuyết, có hệ thống cơ sở thừa tự,...
1.3 Nguồn gốc của tôn giáo
Vấn đề nguồn gốc của tôn giáo là một trong những vấn đề quan trọng nhất của tôn
giáo học Macxit. Nguồn gốc của tôn giáo bao gồm:
Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội: Do sự bất lực của con người trong cuộc
đấu tranh với tự nhiên và xã hội khi chế độ tư hữu, đối kháng giai cấp xuất hiện.
Nguồn gốc nhận thức: Do nhận thức còn hạn chế, nhiều hiện tượng con người
chưa giải thích được nên họ tìm đến tôn giáo. Sự nhận thức của con người khi xa rời
hiện thực, thiếu khách quan dễ rơi vào ảo tưởng, thần thánh hóa đối tượng.
Nguồn gốc tâm lý: Do ảnh hưởng của trạng thái tâm lý tiêu cực: sợ hãi, lo âu,
tuyệt vọng ( Ví dụ: sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội hay trong những
lúc ốm đau, bệnh tật)
hoặc tâm lý muốn bình yên khi làm việc lớn ( Ví dụ: ma chay, cưới
xin, làm nhà,..).
Ngoài ra còn do ảnh hưởng của trạng thái tâm lý tích cực: tình yêu, lòng
biết ơn, lòng kính trọng đối với những người có công với nước, với dân.
1.4 Tính chất của tôn giáo
Tính lịch sử của tôn giáo: Trong từng thời kỳ của lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi
cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó. Mặc dù tôn giáo còn tồn tại
lâu dài, nhưng nó chỉ là một phạm trù lịch sử. Khi các điều kiện kinh tế - xã hội, điều
kiện lịch sử thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi theo.
Tính quần chúng của tôn giáo: Thể hiện ở số lượng tín đồ đông đảo, nơi sinh hoạt
văn hóa, tinh thần của một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Tính quần
chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ rất đông đảo ( khoảng ¾ dân
số thế giới); mà còn thể hiện ở chỗ, các tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của
một bộ phận khá đông đảo quần chúng nhân dân lao động.
Tính chính trị của tôn giáo: Là một dạng sản phẩm của điều kiện kinh tế - xã hội,
“ tôn giáo phản ánh lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp khác nhau trong cuộc đấu
tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, nên tôn giáo mang tính chính trị”.
Trong một diễn
biến khác, nếu tôn giáo bị đem ra làm công cụ để các tầng lớp thống trị áp bức, bóc lột,
lúc đó tôn giáo trở thành công cụ chính trị có ảnh hưởng tiêu cực, phản tiến bộ.
1.5 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
Tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng còn là để giúp tôn giáo phát huy
tính tích cực của mình thể hiện trong giáo lý, nghi thức tôn giáo, hạn chế mặt tiêu cực. 2
Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình
cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng; tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng,
tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo. Giữa tín ngưỡng và tôn giáo có sự
khác nhau, song lại có quan hệ chặt chẽ mà ranh giới để phân biệt chỉ là tương đối.
Có quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Quan
điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn có sự khác biệt.
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH
SÁCH CỦA ĐẢNG – NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TÔN GIÁO

2.1 Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam
Việt Nam là nước có nhiều tôn giáo: Có 16 tôn giáo đã được công nhận tư cách
pháp nhân và trên 40 tổ chức tôn giáo đã được công nhận về mặt tổ chức hoặc đã đăng
ký hoạt động, với khoảng 26,5 triệu tín đồ. Có tôn giáo được du nhập từ bên ngoài vào
như Phật giáo, Công giáo, Tin lành,...và tôn giáo nội sinh như Cao đài, Hòa hảo,..
Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hòa bình, không có xung đột,
đấu tranh tôn giáo. Tín đồ của các tôn giáo khác nhau cùng chung sống hòa bình trên
một địa bàn, giữa họ có sự tôn trọng niềm tin của nhau.
Các tôn giáo ở Việt Nam nói chung luôn đồng hành cùng dân tộc, có nhiều đóng
góp quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Bản thân các tín đồ trước
hết là công dân của đất nước; bởi vậy khi đất nước bị áp bức, bóc lột thì tất cả đã là công
dân của nước Việt Nam thì đều có nhiệm vụ chung là đấu tranh, giải phóng dân tộc. Hiện
nay, gần 26,5 triệu tín đồ cũng đã đóng góp vào công cuộc xây dựng vào bảo vệ đất nước
về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội.
Ví dụ: Khi dịch bệnh có biến động thì với phương châm của Đảng chống dịch
như chống giặc, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị 16, 19 và thông điệp 5k của Bộ Y tế,
các tín đồ tôn giáo đã thay đổi hình thức sinh hoạt tôn giáo để phù hợp với tình hình của
đất nước như tạm dừng mọi sinh hoạt tôn giáo tập trung,..các hình thức như đi chùa
Online cũng lần đầu xuất hiện. Bằng những giáo lý tốt đẹp của mình, các tôn giáo đã có
những hành động thiết thực cùng đồng bào các tôn giáo khác và đồng bào không có tôn
giáo xây dựng đất nước giàu mạnh.
Tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lòng yêu nước,
tinh thần dân tộc. Ta có thể thấy rằng, mỗi tôn giáo đều có những hạt nhân triết học hợp
lý, có giá trị nhân văn sâu sắc. Cụ thể như: đức “từ bi” của Phật Giáo, lòng “nhân nghĩa”
của đạo Cao Đài và Hòa Hảo, tư tưởng “ bác ái” của Đạo Kitô. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã từng mượn những giá trị nhân văn sâu sắc của tôn giáo để dạy nhân dân:
“Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái
Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi
Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”
Đội ngũ chức sắc của các tôn giáo ở Việt Nam có vai trò, vị trí quan trọng trong
giáo hội, có uy tín, ảnh hưởng với tín đồ. Nhiệm vụ của họ là truyền bá, thực hành, quản
lý tổ chức, phát triển tôn giáo.
Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo quốc tế.
Trong giai đoạn hiện nay, khi Nhà nước Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 3
gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, đây là điều kiện gián tiếp củng cố và phát sinh các
mối quan hệ giữa các tôn giáo Việt Nam với các tôn giáo ở các nước trên thế giới.
2.2 Tình hình tôn giáo ở Việt Nam
Đến năm 2020, Việt Nam đã có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo ( Phật giáo, Công
giáo, Hồi giáo, Tin lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Bà la môn, Baha’i,..) được Nhà nước công
nhận và cấp đăng ký hoạt động, tăng 10 tôn giáo và 28 tổ chức so với trước khi thực
hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ( trong đó, có 36 tổ chức tôn giáo được công nhận;
4 tổ chức tôn giáo và 1 pháp môn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn
giáo). Tôn giáo có trên 26,5 triệu tín đồ chiếm khoảng 28% dân số cả nước, 83.000 chức
sắc, 250.000 chức viện, 46 trường đào tạo chức sắc tôn giáo, 25.000 cơ sở thờ tự.
2.3 Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề tôn giáo.
Đảng ta khẳng định tôn giáo sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực tế ở nước ta, đang có gần 26,5 triệu người, chiếm
hơn ¼ dân số đang có nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn
khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
Đảng nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết
đồng bào theo tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không
theo tôn giáo. Mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
được coi là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi
công dân không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ dân tộc, phân biệt tôn giáo.
Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Công tác
vận động quần chúng các tôn giáo nhằm động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước,
ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của tổ quốc; thông qua việc thực hiện tốt các chính
sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân
dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo.
Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Công tác tôn giáo có
liên quan đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, các cấp, các ngành, địa bàn, liên quan đến
chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng, nhà nước ta. Công tác tôn giáo không chỉ liên
quan đến quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo, mà còn gắn liền với công tác đấu
tranh với âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo gây phương hại đến lợi ích dân tộc. Làm
tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, bao gồm hệ thống tổ
chức đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị, do Đảng lãnh đạo.
Đảm bảo quyền tự do theo đạo và truyền đạo đúng pháp luật. Mọi tín đồ đều có
quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến
pháp và pháp luật, không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín
dị đoan, không ép buộc người dân theo đạo.
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM CỦA BẢN THÂN VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Theo quan điểm của em hiện nay tôn giáo đang rất phát triển, phổ biến rộng rãi ở
Việt Nam. Tuy nhiên, tôn giáo trong quá trình tồn tại và phát triển vẫn bộc lộ hai mặt:
Mặt tích cực, tôn giáo có vai trò quan trọng trong việc liên kết tập hợp cộng đồng:
“Trong một chừng mực nhất định, tôn giáo là một trong những nhân tố ổn định trật tự 4
xã hội đang tồn tại dựa trên các hệ thống giá trị và chuẩn mực chung mà nó hình thành”.
Ngoài ra, đạo đức tôn giáo hướng con người đến những giá trị nhân bản, góp phần tích
cực vào việc hoàn thiện đạo đức cá nhân. Giáo lí, giáo luật và những lời răn dạy của tôn
giáo đã tạo ra những quy phạm đạo đức hướng con người làm các việc thiện lành, tránh
điều ác, tu nhân tích đức để được giải thoát (theo quan điểm của Phật giáo), được lên
Thiên đàng (theo quan điểm của Kito giáo), ai thảo kính cha mẹ sẽ được phần thưởng
sống lâu trên trần thế ngược lại sẽ bị quạ mổ xác (Công giáo); phải hiếu kính với cha
mẹ, cấm các hành vi tội lỗi trong quan hệ hôn nhân ( Công giáo); không theo bóng sắc,
không quan hệ tình dục ngoài hôn nhân ( đạo Cao Đài),... Do tuân thủ những điều răn
dạy về đạo đức của các tôn giáo, nhiều tín đồ đã sống và ứng xử đúng đạo lý, góp phần
làm cho xã hội ngày càng thuần khiết. Đặc biệt, đạo đức tôn giáo được hình thành trên
cơ sở niềm tin vào cái siêu nhiên (Thượng đế, Chúa, Thánh Ala, Đức Phật). Bên cạnh
đó, các tôn giáo còn tham gia vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc
và nhân loại. Do đó, tôn giáo có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng nếp sống văn
hóa trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Với tư cách một phận của ý thức hệ, các tôn
giáo đã đem lại cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi khu vực những biểu hiện độc đáo
thể hiện trong cách ứng xử, lối sống, phong tục, tập quán, trong các yếu tố văn hóa vật
chất cũng như tinh thần. Trên thực tế, tôn giáo tham gia rất tích cực trong công tác từ
thiện xã hội, cứu tế an sinh, góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Mặt tiêu cực, hiện nay tình trạng lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng gây mê tín dị đoan
và làm những điều bất chính, thiếu văn hóa đang làm vẩn đục đời sống tinh thần của
nhân dân, rất cần chấn chỉnh. Trước hết, phải thấy rằng hiện nay tôn giáo phát triển khá
mạnh. Vì nhiều lý do mà không ít người đã từ sự tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo biến
thành mê tín dị đoan, đến cửa thiền nhưng lòng lại không trong sáng, vụ lợi, cầu danh
lợi, địa vị, chức quyền,..Ví dụ: tại chùa Ba Vàng (Uông Bí, Quảng Ninh), đã có những
vụ việc tổ chức “giải oan trái chủ”, “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, “trả nợ cho vong” thu
hàng trăm tỷ đồng. Thứ hai, các địa phương đua nhau mở lễ hội, hình thức ngày một
quy mô, nội dung nghèo nàn, tính thương mại lấn án tính nhân văn, văn hóa. Thứ ba,
không ít cơ sở tôn giáo (nhà chùa, đền, miếu,..) đã bị lợi dụng để kiếm lợi. Chẳng hạn,
trong những ngày gần đây vụ việc Tịnh Thất Bồng Lai lợi dụng danh nghĩa nuôi trẻ mồ
côi kêu gọi các nhà hảo tâm để trục lợi cá nhân đã làm rung động dư luận. Thứ tư, không
ít kẻ lợi dụng tôn giáo để gây mất ổn định chính trị, gieo rắc tâm lý cho rằng, chủ nghĩa
xã hội không chấp nhận tôn giáo, muốn xóa bỏ tôn giáo. Cố gắng thực hiện âm mưu
hình thành “Ủy ban liên tôn đấu tranh đòi quyền tự do tôn giáo”, thành lập tổ chức “ Liên
tôn chống cộng”. Ví dụ: bạo động Tây Nguyên năm 2004, dưới sự kích động của các đối
tượng chống đối lợi dụng dân tộc, bà con đồng bào Tây Nguyên đã tụ tập đông người,
kéo đến gây rối và phá hủy các trụ sở của cơ quan công quyền, khiến cho đời sống chính
trị bị đảo lộn. Đây là sản phẩm trực tiếp của tổ chức phản động FULRO, cầm đầu bởi
Ksor Kok. Luận điệu được chúng sử dụng để kích động người dân là “thành lập nhà
nước Đề ga độc lập, lấy Tây Nguyên về cho người Thượng”.

Từ đó, bản thân chúng ta cần nắm rõ các vấn đề cơ bản về tôn giáo để không bị lôi
kéo, lợi dụng, phải luôn tỉnh táo trước những lời dụ dỗ của một số bộ phận tôn giáo
không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu tà đạo,.. Tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ hơn về 5
tôn giáo cũng như quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người nhằm nâng cao nhận thức bản
thân, gia đình, cộng đồng, giúp cho nơi mình đang sinh sống trở nên lành mạnh và không
có các hành động phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng dân tộc, từ đó góp phần xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc ngày một lớn mạnh. PHẦN KẾT LUẬN
Trong đời sống tinh thần con người, tôn giáo luôn đóng một vai trò nhất định.
Tôn giáo đã làm cho xã hội thêm nhiều màu sắc cũng như làm đẹp tâm hồn, phong phú
tư tưởng của mọi người. Có thể nói, Đảng và Nhà nước ta đã và đang từng bước quán
triệt sâu sắc và toàn diện nội dung quan điểm chống lại những kẻ lợi dụng tôn giáo nhằm
mục đích xấu, đồng thời vận dụng linh hoạt khoa học và thực tiễn vào công tác bảo vệ
vững chắc an ninh quốc gia trên lĩnh vực tôn giáo. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam nói riêng
trên thế giới nói chung hiện nay vẫn đang là một vấn đề nóng. Chính vì thế việc giải
quyết các vấn đề về tôn giáo cần phải được đặt ra như một vấn đề cấp thiết. 6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]
V.I.Lênin , “Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo”, NXB. Sự thật, Hà Nội, năm 1978. [2]
V.I.Lênin , “Toàn tập”, tập 12, tập 17, NXB. Tiến bộ, Matxcơva, năm 1979. [3]
Giáo trình, “Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin”, phần thứ 1 Thế giới
quan và phương pháp luận triết học của Chủ nghĩa Mác-Lênin, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội, năm 2010. https://virad.org/pdf-giao-trinh-nhung-nguyen-ly-co-ban-cua- chu-nghia-mac-lenin/. [Truy cập ngày 28/5/2022] [4]
Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB. Chính trị quốc gia, 2007.
https://moet.gov.vn/content/vanban/Lists/VBDH/Attachments/2730/GT%20h%E1%B B
%8Dc%20ph%E1%BA%A7n%20Ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20x
%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20khoa%20h%E1%BB%8Dc%20(C)%20Tr
%20%C4%91%E1%BA%A7u%20-%20tr60.pdf [Truy cập ngày 28/5/2022] [5]
Ths. Hoàng Ngọc Vĩnh, Giáo trình Tôn giáo học đại cương, NXB Đại học Huế, năm 2009. [6]
Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Trường Đại
học Kinh Tế Hồ Chí Minh. [7]
Ông Lê Quang Tịnh – Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, “Chính sách tôn giáo
của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam”, Trung tâm Báo chí Đại hội, năm 2001.
https://vietnamembassy-usa.org/vi/hoat-dong/2001/04/chinh-sach-ton-giao-cua-dang-
csva-nha-nuoc-viet-nam [Truy cập 29/5/2022] [8]
Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – Viện triết học, Tạp chí Triết học –
số 2, “Về vai trò của đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội”, năm 2015.
http://philosophy.vass.gov.vn/dao-duc-hoc-my-hoc/Ve-vai-tro-cua-dao-duc-ton-
giaotrong-doi-song-xa-hoi [Truy cập 30/5/2022] [9]
Sở nội vụ tỉnh Khánh Hòa, “ Đường lối, quan điểm, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo”, ngày 20/9/2021.
https://snv.khanhhoa.gov.vn/?ArticleId=4471f34d-e4a9-4517-86c8-f01f5416cd05