-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập trắc nghiệm - Nguyên lý kế toán | Trường đại học Lao động - Xã hội
Bài tập trắc nghiệm - Nguyên lý kế toán | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Nguyên lý kế toán(NLKT101) 4 tài liệu
Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu
Bài tập trắc nghiệm - Nguyên lý kế toán | Trường đại học Lao động - Xã hội
Bài tập trắc nghiệm - Nguyên lý kế toán | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nguyên lý kế toán(NLKT101) 4 tài liệu
Trường: Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Lao động - Xã hội
Preview text:
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA THỐNG KÊ HỌC
Câu 1. Trong các nội dung sau, nội dung nào là chỉ tiêu thống kê:
A. Tổng số dân của thành phố A vào 0h ngày 1/4/2019 là 25 triệu người.
B. Tổng số dân thành thị của Việt Nam là 17,92 triệu người.
C. Dân số nữ chiếm 50,85 % tổng dân số.
C. Hà Nội có 2,672 triệu người.
Câu 2. Trong các tiêu thức sau, tiêu thức nào là tiêu thức thuộc tính:
A. Số trường đại học.
B. Số sinh viên trong một lớp học. C. Ngành nghề đào tạo.
D. Dân số của một quốc gia.
Câu 3.Trong các tiêu thức sau, tiêu thức nào là tiêu thức số lượng: A. Tình trạng hôn nhân B. Giới tính
C. Quốc tịch của khách du lịch
D. Tiền lương tháng 1/2020.
Câu 4. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là:
A. Mặt lượng thuần tuý của hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
B. Mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất trong điều kiện thời gian.
C. Nghiên cứu hiện tượng số lớn.
D. Mặt lượng trong mối liên hệ với mặt chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã
hội số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể
Câu 5. Thống kê nghiên cứu: A. Hiện tượng kinh tế B. Hiện tượng xã hội
C. Hiện tượng tự nhiên kỹ thuật D. Cả a và b
Câu 6. Tổng thể thống kê là:
A. Tập hợp các hiện tượng cá biệt.
B. Các đơn vị cần được quan sát mặt lượng.
C. Hiện tượng số lớn bao gồm các đơn vị hoặc phần tử cấu thành hiện tượng
D. Tổng thể thống kê là tập hợp những đơn vị hoặc những phần tử cấu thành hiện
tượng, mà cần được quan sát và phân tích mặt lượng của chúng.
Câu 7. Căn cứ vào tính chất của tổng thể liên quan đến mục đích nghiên cứu, tổng thể thống kê gồm:
A. Tổng thể đồng chất và tổng thể bộ phận
B. Tổng thể không đồng chất và tổng thể bộ phận
C. Tổng thể đồng chất và tổng thể không đồng chất
D. Tất cả các đáp án đều sai
Câu 8. Tổng thể nào dưới đây là tổng thể tiềm ẩn:
A. Tổng thể những người yêu nhạc Trịnh Công Sơn
B. Tổng thể sinh viên đang học trường đại học Lao Động Xã hội
C. Toàn bộ các thày cô giáo dạy trường đại học Lao Động Xã hội
D. Toàn bộ đoàn viên của trường đại học Lao Động Xã hội
Câu 9. Tiêu thức thuộc tính là:
A. Phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng nghiên cứu
B. Biểu hiện trực tiếp bằng các con số.
C. Là tiêu thức không được biểu hiện trực tiếp bằng con số mà nó phản ánh các thuộc
tính của đơn vị tổng thể
D. Tất cả các phương án trên đều sai.
Câu 10. Nghiên cứu tình hình học tập của 100 lớp trong trường Đại học Lao động Xã hội.
Nếu 100 lớp trên được coi là tổng thể thống kê thì mỗi lớp trong trường Đại học Lao động Xã hội là: A. Tổng thể B. Mẫu C. Đơn vị mẫu D. Đơn vị tổng thể
CHƯƠNG 2. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
Câu 1. Phương pháp đăng ký trực tiếp là phương pháp
A. Cán bộ điều tra phải trực tiếp tiếp xúc với đối tượng điều tra
B. Cán bộ điều tra trực tiếp tiến hành hoặc giám sát việc cân, đo, đong, đếm
C. Cán bộ tự ghi chép những thông tin thu được vào phiếu điều tra.
D. Tất cả các phương án trên
Câu 2. Ưu điểm của điều tra toàn bộ là:
A. Cung cấp thông tin thống kê đầy đủ, toàn diện và trực tiếp B. Dễ tổ chức
C. Tiết kiệm thời gian và tiền bạc
D. Có thể được sử dụng trong mọi trường hợp
Câu 3. Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế, điều tra thống kê gồm:
A. Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên
B. Điều tra chọn mẫu và điều tra trọng điểm
C. Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên
D. Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ
Câu 4. Căn cứ vào tính liên tục hay không liên tục của việc thu thập ghi chép tài liệu thống
kê đối với các hiện tượng KT - XH, điều tra thống kê gồm:
A. Điều tra không thường xuyên và điều tra toàn bộ
B. Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ
C. Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên
D. Tất cả các phương án trên đều sai
Câu 5. Thời điểm điều tra là:
A. Mốc thời gian được quy định thống nhất mà cuộc điều tra phải thu thập thông tin
về hiện tượng tồn tại đúng thời điểm đó.
B. Độ dài thời gian để nhân viên điều tra đi thu thập tài liệu.
C. Độ dài thời gian có sự tích luỹ về mặt lượng của hiện tượng đang được điều tra.
D. Khoảng thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ thu thập số liệu
Câu 6. Nhược điểm của phương pháp phỏng vấn trực tiếp là:
A. Không đảm bảo chất lượng của các tài liệu thu được B. Tốn kém về thời gian C. Tốn kém về chi phí D. Cả B và C
Câu 7. Sử dụng điều tra toàn bộ trong các trường hợp sau:
A. Tổng điều tra dân số và nhà ở
B. Điều tra về chất lượng của sản phẩm đồ hộp.
C. Điều tra số lượng người nghiện ma túy trên cả nước
D. Điều tra thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình
Câu 8. Điều tra không toàn bộ bao gồm:
A. Điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra thường xuyên
B. Điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra chuyên đề
C. Điều tra chọn mẫu, điều tra chuyên đề, điều tra thường xuyên
D. Điều tra không thường xuyên, điều tra trọng điểm, điều tra chuyên đề
Câu 9. Điều tra chọn mẫu là một loại:
A. Điều tra không toàn bộ B. Điều tra toàn bộ
C. Điều tra thường xuyên
D. Điều tra không thường xuyên
Câu 10. Sử dụng điều tra toàn bộ trong các trường hợp sau:
A. Chấm công cho người lao động.
B. Điều tra thị hiếu người tiêu dùng về chất lượng của bột giặt OMO
C. Điều tra chất lượng đồ hộp đã chế biến xuất khẩu sang thị trường các nước
D. Điều tra thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình ở Việt Nam
CHƯƠNG IV. TỔNG HỢP THỐNG KÊ
Câu 1. Căn cứ vào nguồn hình thành dữ liệu, dữ liệu thống kê gồm:
A. Dữ liệu định lượng và dữ liệu định tính
B. Dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
C. Dữ liệu sơ cấp và dữ liệu định lượng D. Đáp án A và B
Câu 2. Tiêu thức phân tổ là: A. Tiêu thức thuộc tính B. Tiêu thức số lượng
C. Tiêu thức thống kê được chọn làm căn cứ để tiến hành phân tổ thống kê D. Đáp án A và B
Câu 3. Khoảng cách của tổ mở được xác định:
A. Căn cứ vào khoảng cách tổ của tổ xa nhất
B. Căn cứ vào giá trị giới hạn trên ở tổ gần nhất
C. Căn cứ vào khoảng cách tổ của tổ liền kề với nó
D. Căn cứ vào giá trị giới hạn dưới ở tổ gần nhất
Câu 4. Trị số giữa của khoảng cách tổ i là:
A. Chênh lệch giữa giá trị giới hạn trên và giá trị giới hạn dưới
B. Trung bình cộng của giới hạn trên và giới hạn dưới của tổ i
C. Căn cứ vào khoảng cách tổ liền kề
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 5. Tần số tổ i là:
A. Tổng số đơn vị trong tổng thể
B. Số lần lặp lại của các lượng biến trong tổ i hay số lượng các đơn vị trong tổ i
C. Tỷ trọng số đơn vị tổ i chiếm trong tổng thể
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 6. Có tài liệu phân tổ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm N theo lợi nhuận như sau: Tổ 1 2 3 4 Lợi nhuận (tỷ đồng) < 30 30 - 50 50 - 70 ≥ 70
Số doanh nghiệp (đơn vị) 15 30 50 5
Tài liệu phân tổ trên là:
A. Phân tổ không có khoảng cách tổ
B. Phân tổ có khoảng cách tổ không đều nhau
C. Phân tổ có khoảng cách tổ mở
D. Phân tổ có khoảng cách tổ đóng
Câu 7. Có tài liệu về tiền lương của công nhân tại công ty X năm N như sau: Mức tiền lương 400 - 500 500 - 700 700 - 850 850 - 1100 1100 - 1300 (nghìn đồng) Số công nhân 200 300 700 350 120 (người)
Tài liệu trên thuộc dạng phân tổ:
A. Phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau
B. Phân tổ không có khoảng cách tổ
C. Phân tổ có khoảng cách tổ không đều nhau
D. Phân tổ có khoảng cách tổ mở
Câu 8. Có tài liệu về năng suất lao động của công nhân doanh nghiệp A trong tháng 1/năm N như sau:
Năng suất lao động (triệu đồng/người) 5.2 5.9 6.8 7.5 8.3 Số công nhân (người) 220 400 700 550 300
Tài liệu trên thuộc dạng phân tổ: A. Phân tổ mở
B. Phân tổ có khoảng cách tổ đều nhau
C. Phân tổ có khoảng cách tổ không đều nhau
D. Phân tổ không có khoảng cách tổ
Câu 9. Tiền lương tháng 2/N của nhân viên công ty X dao động từ 12500 (nghìn đồng) đến
14500 (nghìn đồng). Số liệu được phân thành 5 tổ có khoảng cách tổ đều nhau. Khoảng cách của mỗi tổ: A. 300 nghìn đồng B. 350 nghìn đồng C. 400 nghìn đồng D. 450 nghìn đồng
Câu 10. Tiền lương tháng 3/N của nhân viên công ty X dao động từ 12500 (nghìn đồng)
đến 14500 (nghìn đồng). Số liệu được phân thành 5 tổ có khoảng cách tổ đều nhau. Giới
hạn dưới của tổ thứ 3: A. 12900 nghìn đồng B. 13300 nghìn đồng C. 13700 nghìn đồng D. 14100 nghìn đồng
Câu 11. Lương hàng tháng của các nhân viên trong công ty X năm N dao động từ 10500
(nghìn đồng) đến 12500 (nghìn đồng). Số liệu được phân thành 5 tổ có khoảng cách đều.
Giới hạn trên của tổ thứ hai: A. 10900 nghìn đồng B. 11300 nghìn đồng C. 11700 nghìn đồng D. 12100 nghìn đồng
Câu 12. Lương hàng tháng của các nhân viên trong công ty X năm N dao động từ 12500
(nghìn đồng) đến 15500 (nghìn đồng). Số liệu được phân thành 5 tổ có khoảng cách đều.
Tổ có lượng biến lớn nhất: A. Tổ 2 B. Tổ 3 C. Tổ 4 D. Tổ 5
Câu 13. Có tài liệu phân tổ công nhân của doanh nghiệp X tháng 3/N theo năng suất lao động như sau: Tổ 1 2 3 4 5
Năng suất lao động (triệu đồng/người) 20 - 30 30 - 50 50 - 70 70 - 90 90-100 Số công nhân (người) 5 25 50 15 5
Tần suất về số công nhân Doanh nghiệp X của tổ 2 và tổ 4 lần lượt là:
A. 40 triệu đồng/người; 80 triệu đồng/người B. 25 người; 15 người C. 0.25 lần; 0.15 lần D. 30%; 95%
Câu 14. Có tài liệu phân tổ công nhân của doanh nghiệp A tháng 4/N theo năng suất lao động như sau: Tổ 1 2 3 4 5
Năng suất lao động (triệu đồng/người) 20 - 30 30 - 50 50 - 70 70 - 90 90-100 Số công nhân (người) 5 25 50 15 5
Tần số tích lũy về số công nhân Doanh nghiệp A của tổ 3 và tổ 4 lần lượt là:
A. 60 triệu đồng/người; 80 triệu đồng/người B. 80 người; 95 người C. 50 người; 15 người D. 80%; 95%
Câu 15. Có tài liệu phân tổ công nhân của doanh nghiệp A tháng 6/N theo năng suất lao động như sau: Tổ 1 2 3 4 5
Năng suất lao động (triệu đồng/người) 20 - 30 30 - 50 50 - 70 70 - 90 90-100 Số công nhân (người) 5 25 50 15 5
Trị số giữa về năng suất lao động của tổ 1 và tổ 3 lần lượt là: A. 5%; 80% B. 5 người; 50 người
C. 10 triệu đồng/người; 20 triệu đồng/người
D. 25 triệu đồng/người; 60 triệu đồng/người
Câu 16. Có tài liệu phân tổ về tiền lương của Doanh nghiệp A như sau:
Tiền lương (triệu đồng/người) 5 - 7 7 - 10 10 - 12 12 - 15 15 - 20 Số công nhân (người) 15 30 70 25 10
Tần suất về số công nhân của Doanh nghiệp A lần lượt theo thứ tự các tổ:
A. 6 triệu đồng/người; 8.5 triệu đồng/người; 11 triệu đồng/người; 13.5 triệu
đồng/người; 17.5 triệu đồng/người
B. 15 người; 45 người; 115 người; 140 người; 150 người
C. 0.1 lần; 0.2 lần; 0.4667 lần; 0.1667 lần, 0.0667 lần
D. 10%; 30%; 76.67%; 93.34%; 100%
Câu 17. Có tài liệu phân tổ về tiền lương của Doanh nghiệp A như sau:
Tiền lương (triệu đồng/người) 5 - 7 7 - 10 10 - 12 12 - 15 15 - 20 Số công nhân (người) 15 30 70 25 10
Tần số tích lũy về số công nhân của Doanh nghiệp A lần lượt theo thứ tự các tổ:
A. 6 triệu đồng/người; 8,5 triệu đồng/người; 11 triệu đồng/người; 13,5 triệu
đồng/người; 17,5 triệu đồng/người
B. 15 người; 45 người; 115 người; 140 người; 150 người
C. 0,1 lần; 0,2 lần; 0,4667 lần; 0,1667 lần, 0,0667 lần
D. 10%; 30%; 76,67%; 93,34%; 100%
Câu 18. Có tài liệu phân tổ về tiền lương của Doanh nghiệp A như sau:
Tiền lương (triệu đồng/người) 5 - 7 7 - 10 10 - 12 12 - 15 15 - 20 Số công nhân (người) 15 30 70 25 10
Khoảng cách tổ của từng tổ lần lượt theo thứ tự:
A. 6 triệu đồng/người; 8,5 triệu đồng/người; 11 triệu đồng/người; 13,5 triệu
đồng/người; 17,5 triệu đồng/người
B. 15 người; 45 người; 115 người; 140 người; 150 người
C. 0,1 lần; 0,2 lần; 0,4667 lần; 0,1667 lần, 0,0667 lần
D. 2 triệu đồng/người; 3 triệu đồng/người; 2 triệu đồng/người; 3 triệu đồng/người; 5 triệu đồng/người
Câu 19. Có tài liệu phân tổ công nhân của doanh nghiệp A tháng 1/N theo năng suất lao động như sau: Tổ 1 2 3 4 5
Năng suất lao động (triệu đồng/người) 10 - 20 20 - 30 30 - 50 50 - 70 70-100 Số công nhân (người) 10 20 30 25 15
Tần suất tích lũy về số công nhân doanh nghiệp A của tổ 2 và tổ 4 là:
A. 25 triệu đồng/người; 60 triệu đồng/người B. 20 người; 25 người C. 30%; 85% D. Đáp án khác
Câu 20. Có tài liệu phân tổ về tiền lương của Doanh nghiệp A như sau:
Tiền lương (triệu đồng/người) 5 - 7 7 - 10 10 - 12 12 - 15 15 - 20 Số công nhân (người) 15 30 70 25 10
Mật độ phân phối về số công nhân của Doanh nghiệp A lần lượt theo thứ tự các tổ:
A. 6 triệu đồng/người; 8.5 triệu đồng/người; 11 triệu đồng/người; 13.5 triệu
đồng/người; 17.5 triệu đồng/người
B. 15 người; 45 người; 115 người; 140 người; 150 người C. 7.5; 10; 35; 8.3333; 2
D. 10%; 30%; 76.67%; 93.34%; 100%
CHƯƠNG V: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ - XÃ HỘI
Bài 1: Tài liệu thống kê tháng 1 năm N của Công ty X như sau: Tổ 1 2 3 4 5 Thu nhập (triệu đồng) 5 8 12 17 20
Số công nhân cộng dồn (người) 10 25 35 40 45
Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Tổ chứa trung vị về thu nhập của công nhân công ty X tháng 1 năm N là: A. 2 B. 3 C. 4 D. Đáp án khác
2. Trung vị về thu nhập của công nhân công ty X tháng 1 năm N là (ĐVT: triệu đồng): A. 8 B. 12 C. 17 D. Đáp án khác
Bài 2: Tài liệu thống kê tháng 1 năm N của công ty A như sau: Tổ 1 2 3 4 5 Năng suất lao động (kg) 10-20 20-25 25-30 30-33 33-35 Số công nhân (người) 25 30 20 15 10
Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Tổ chứa trung vị về năng suất lao động của công ty A tháng 1 năm N là tổ: A. 1 B. 2 C. 3 D. Đáp án khác
2. Khoảng cách tổ của tổ chứa trung vị về năng suất lao động của công ty A tháng 1 năm N: (ĐVT: kg) A. 15 B. 22.5 C. 27.5 D. Đáp án khác
3. Tần số cộng dồn của tổ liền trước tổ chứa trung vị về năng suất lao động của công ty A
tháng 1 năm N: (ĐVT:người) A. 25 B. 55 C. 75 D. Đáp án khác
4. Tổng tần số của dãy số về năng suất lao động của công ty A tháng 1 năm N: (ĐVT: người) A. 90 B. 100 C. 75 D. Đáp án khác
5. Khoảng cách tổ của tổ chứa trung vị về năng suất lao động của công ty A tháng 1 năm N: (ĐVT: kg) A. 13 B. 5 C. 10 D. Đáp án khác
6. Giới hạn dưới của tổ chứa trung vị về năng suất lao động của công ty A tháng 1 năm N: (ĐVT: kg) A. 10 B. 30 C. 20 D. Đáp án khác
7. Tần số của tổ chứa trung vị về năng suất lao động của công ty A tháng 1 năm N: (ĐVT: người) D. 1
Câu 20. Tài liệu thống kê tháng 6 năm N của Công ty A như sau: Năng suất lao động (kg) 4- 8 8 - 12 12 - 16 16 -20 20 - 24 Số công nhân (người) 8 20 43 30 5
Năng suất lao động bình quân một công nhân của công ty A trong tháng 6 năm N là (ĐVT: kg/người): A. 14.1509 B. 15.4367 C. 17.45 D. 18
Câu 21. Tài liệu thống kê tháng 4 năm N của Công ty A như sau: Tổ 1 2 3 4 5 Năng suất lao động (kg) 20-23 23-35 35-40 40-44 44-50 Số công nhân (người) 25 45 30 48 12
Tần số của tổ chứa Mốt về năng suất lao động của công ty A trong tháng 4 năm N là (ĐVT: người): A. 30 B. 48 C. 12 D. 25
Câu 22. Tài liệu thống kê tháng 3 năm N của Công ty S như sau: Tổ 1 2 3 4 5 Năng suất lao động (kg) <30 30-35 35-40 40-45 45-50 Số công nhân (người) 23 46 78 110 20
Mốt về năng suất lao động một công nhân công ty S trong tháng 3 năm N là (ĐVT: kg): A. 40 B. 42.2479 C. 41.3115 D. 45
CHƯƠNG VII: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN
Câu 1. Tốc độ phát triển định gốc về sản lượng lương thực của địa phương K được thống kê như sau: Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Tốc độ phát triển định gốc về - 1.05 1.08 1.06 1.07
sản lượng lương thực (lần)
Biết, giá trị tuyệt đối của 1% sản lượng lương thực năm 2018 tăng lên so với năm
2017 là 16.2 tấn. Sản lượng lương thực năm 2015 địa phương K là (ĐVT: tấn): A. 1528.3019 B. 1500 C. 1620 D. Đáp án khác
Câu 2. Tốc độ phát triển định gốc về sản lượng lương thực của địa phương K được thống kê như sau: Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Tốc độ phát triển định gốc về sản - 1.02 1.04 1.05 1.08
lượng lương thực (lần)
Biết giá trị tuyệt đối của 1% sản lượng lương thực năm 2018 tăng lên so với năm
2017 là 16.2 tấn. Sản lượng lương thực năm 2016 của địa phương K là (ĐVT: tấn): A. 1557.6923 B. 1620 C. 1588.8462 D. Đáp án khác
Câu 3. Tốc độ phát triển định gốc về sản lượng lương thực của địa phương ND được thống kê như sau: Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Tốc độ phát triển định gốc về - 0.95 1.1 1.18 1.3
sản lượng lương thực (lần)
Biết, giá trị tuyệt đối của 1% sản lượng lương thực năm 2018 tăng lên so với năm
2017 là 50 tấn. Sản lượng lương thực năm 2020 của địa phương ND là (ĐVT: lần): A. 6842.1053 B. 5263.1579 C. 4536 D. Đáp án khác
Câu 4. Tốc độ phát triển liên hoàn về lợi nhuận của một doanh nghiệp A được thống kê như sau: Năm 201 2017 2018 2019 2020 6
Tốc độ phát triển liên hoàn về lợi nhuận - 0.95 1.05 1.03 1.06 (lần)
Biết, lượng tăng tuyệt đối về lợi nhuận năm 2020 so với 2019 là 72 triệu đồng. Lợi
nhuận năm 2019 của doanh nghiệp A là (ĐVT: triệu đồng): A. 1200 B. 1025 C. 1000 D. Đáp án khác
Câu 5. Tốc độ phát triển liên hoàn về lợi nhuận của một doanh nghiệp A được thống kê như sau: Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Tốc độ phát triển liên hoàn về lợi nhuận - 1.025 1.015 1.03 1.05 (lần)
Biết, lượng tăng tuyệt đối về lợi nhuận năm 2020 so với năm 2019 là 80 triệu đồng.
Lợi nhuận năm 2020 của doanh nghiệp A là (ĐVT: triệu đồng): A. 1600 B. 1680 C. 1800 D. Đáp án khác
Câu 6. Có số liệu dãy số thời gian về doanh thu của doanh nghiệp X qua các năm như sau: Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Doanh thu (tỷ đồng) 4520 4638 4863 4952 5032 5649
Doanh thu bình quân một năm của doanh nghiệp X trong giai đoạn 2014 – 2019 là (ĐVT: tỷ đồng/năm): A. 4942.3333 B. 4628.2355 C. 4632.5365 D. Đáp án khác
Câu 7. Lực lượng lao động của địa phương Q năm 2014 là 152 nghìn người; năm 2019 là
180 nghìn người. Tính lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân về lực lượng lao động của
địa phương Q giai đoạn 2014-2019. (ĐVT: nghìn người/năm): A. 7.2 B. 5.6 C. 6.8 D. Đáp án khác
Câu 8. Giá trị sản xuất của doanh nghiệp A năm 2014 là 1520 triệu đồng; năm 2019 là
1630 triệu đồng. Tính tốc độ phát triển bình quân về giá trị sản xuất của doanh nghiệp A
giai đoạn 2014 – 2019 là (ĐVT: %): A. 103,45 B. 101.41 C. 100,57 D. Đáp án khác
Câu 9. Có tài liệu về doanh thu của doanh nghiệp A như sau: Năm 201 2017 2018 2019 2020 6
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc về - 160 175 180 190 doanh thu (triệu đồng)
Biết, tốc độ phát triển về doanh thu năm 2020 so với doanh thu năm 2016 là 1,08
lần. Doanh thu năm 2016 của doanh nghiệp A là (ĐVT: triệu đồng): A. 2450 B. 2375 C. 2427 D. Đáp án khác
Câu 10. Có tài liệu về doanh thu của doanh nghiệp B như sau: Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn về - 120 105 135 148 doanh thu (triệu đồng)
Biết, tốc độ phát triển về doanh thu năm 2020 so với doanh thu năm 2019 là 1,1 lần.
Doanh thu năm 2020 của doanh nghiệp A là (ĐVT: triệu đồng): A. 1480 B. 1628 C. 1680 D. Đáp án khác
Câu 11. Tổng thu ngân sách nhà nước của địa phương A năm 2014 là 4500 tỷ đồng. Tốc
độ tăng liên hoàn về tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015 so với năm 2014 là 5%; năm
2016 so với năm 2015 là 8%; năm 2107 so với năm 2016 là 6%. Tổng thu ngân sách nhà
nước năm 2017 của địa phương A là (ĐVT: tỷ đồng): A. 4750 B. 5103 C. 5409.18 D. Đáp án khác
Câu 12. Tổng chi ngân sách nhà nước của địa phương D năm 2015 là 3710 tỷ đồng. Tốc
độ tăng định gốc về tổng chi ngân sách nhà nước năm 2015 so với năm 2014 là 6%; năm
2017 so với năm 2014 là 4%. Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2017 của địa phương D là (ĐVT: tỷ đồng): A. 3500 B. 3640 C. 4210 D. Đáp án khác
Câu 13. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương N năm 2015 là 4800 tỷ đồng.
Lượng tăng tuyệt đối định gốc về tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 so với năm
2014 là 8,5 tỷ đồng; năm 2018 so với năm 2014 là 18 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất công
nghiệp năm 2018 của địa phương N là (ĐVT: tỷ đồng): A. 4791,5 B. 4850 C.4809.5 D. Đáp án khác
Câu 14. Tổng quỹ lương của doanh nghiệp BN năm 2016 là 3250 tỷ đồng. Lượng tăng
tuyệt đối liên hoàn về tổng quỹ lương của doanh nghiệp năm 2016 so với năm 2015 là 16
tỷ đồng; năm 2015 so với năm 2014 là 12 tỷ đồng. Lượng tăng tuyệt đối định gốc về tổng
quỹ lương của doanh nghiệp năm 2019 so với năm 2014 là 195 tỷ đồng. Tổng quỹ lương
của doanh nghiệp BN năm 2019 là (ĐVT: tỷ đồng): A. 3234 B. 3222 C. 3417 D. Đáp án khác
Câu 15. Tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp TH năm 2016 là 8500 tỷ đồng. Tốc độ
phát triển liên hoàn về tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp năm 2018 so với năm 2017 là
108%; năm 2017 so với năm 2016 là 112%. Tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp TH
năm 2018 là (ĐVT: tỷ đồng): A. 9520 B. 10281.6 C. 10325.4 D. Đáp án khác
Câu 16. Tổng doanh thu của doanh nghiệp KN năm 2016 là 7280 tỷ đồng. Tốc độ phát
triển định gốc về tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2016 so với năm 2014 là 112%;
năm 2018 so với năm 2014 là 108%. Tổng doanh thu của doanh nghiệp KN năm 2018 là (ĐVT: tỷ đồng): A. 6500 B. 6800 C. 7020 D. Đáp án khác
Câu 17. Tổng sản lượng thủy sản của địa phương X năm 2014 đạt được 4840 nghìn tấn.
Lượng tăng tuyệt đối định gốc về tổng sản lượng thủy sản của địa phương năm 2019 so với
năm 2014 là 295 nghìn tấn. Tốc độ phát triển bình quân về tổng sản lượng thủy sản của địa
phương X giai đoạn 2014 – 2019 là (ĐVT: %): A. 101.19 B. 106.09 C. 103,12 D. Đáp án khác
Câu 18. Giá trị tuyệt đối 1% tăng của sản lượng thủy sản nuôi trồng của tỉnh HG năm
2015 so với năm 2014 là 68 nghìn tấn. Lượng tăng tuyệt đối định gốc về sản lượng thủy
sản nuôi trồng năm 2019 so với năm 2014 là 220 nghìn tấn. Tốc độ phát triển bình quân
năm về sản lượng thủy sản nuôi trồng của tỉnh HG giai đoạn 2014 – 2019 là (ĐVT: %): A. 100.64 B. 103.24 C. 104.35 D. Đáp án khác
Câu 19. Sản lượng thu hoạch lúa đông xuân của tỉnh TB năm 2019 đạt được 452.3 nghìn
tấn. Lượng giảm tuyệt đối định gốc về sản lượng thu hoạch lúa đông xuân của tỉnh năm
2019 so với năm 2014 là 24 nghìn tấn. Tốc độ phát triển bình quân năm về sản lượng thu
hoạch lúa đông xuân của tỉnh TB giai đoạn 2014 – 2019 là (ĐVT: %): A. 94.96 B. 105,06 C. 98.97 D. Đáp án khác
Câu 20. Diện tích lúa mùa của tỉnh năm 2019 là 1187.5 ha. Tốc độ phát triển định gốc về
diện tích lúa mùa của tỉnh năm 2019 so với năm 2014 là 95%. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
bình quân năm về diện tích lúa mùa của tỉnh BG giai đoạn 2014 – 2019 là (ĐVT: ha/năm): A. 62.5 B. -62.5 C. 12.5 D. Đáp án khác
CHƯƠNG VIII: CHỈ SỐ
Câu 1. Doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp trong tháng 8 là 780 triệu đồng, tăng 10% so
với tháng 7. Doanh thu của doanh nghiệp tháng 7: A. 709.0909 triệu đồng B. 809.0909 triệu đồng C. 909.0909 triệu đồng D. Đáp án khác
Câu 2. Doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp tháng 6 là 985 triệu đồng, giảm 5% so với
tháng 5. Doanh thu của doanh nghiệp tháng 5: A. 987.6852 triệu đồng B. 1036.8421 triệu đồng C. 1234.0761 triệu đồng D. Đáp án khác
Câu 3. Tổng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ gốc 2087 triệu đồng. Tổng doanh thu
tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu với giả định giá bán ở kỳ gốc 2182 triệu đồng.
Biến động tương đối về tổng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ
gốc do ảnh hưởng của lượng hàng tiêu thụ các mặt hàng: A. Tăng 4.55% B. Giảm 6.34% C. Tăng 5.68% D. Đáp án khác
Câu 4. Tổng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp tháng 9 là 3269 triệu đồng. Tổng doanh
thu tiêu thụ của doanh nghiệp tháng 9 với giả định giá bán tháng 8 là 3128 triệu đồng. Biến
động tuyệt đối về tổng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc
do ảnh hưởng của giá bán lẻ: A. 161 triệu đồng B. 151 triệu đồng C. 141 triệu đồng D. Đáp án khác
Câu 5. Tháng 7 so với tháng 6, tổng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp giảm 6.4 %; giá
bán tính chung các sản phẩm tăng 5.2%. Lượng hàng tiêu thụ tính chung các hàng hóa tháng 7 so với tháng 6: A. Giảm 11.03% B. Tăng 8.97% C. Giảm 9.07% D. Đáp án khác
Câu 6. Tổng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ gốc 3870 triệu đồng. Tổng doanh thu
tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu với giả định giá bán ở kỳ gốc 3762 triệu đồng.
Biến động tương đối về tổng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ
gốc do ảnh hưởng của lượng hàng tiêu thụ: A. Giảm 2.79% B. Tăng 3.82% C. Giảm 3.74% D. Đáp án khác
Câu 7. Tổng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ thực hiện 1350 triệu đồng. Tổng
doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu với giả định giá bán ở kỳ gốc 1420
triệu đồng. Biến động tuyệt đối về tổng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu
so với kỳ gốc do ảnh hưởng của giá bán: A. Giảm 60 triệu đồng B. Giảm 70 triệu đồng C. 80 triệu đồng D. Đáp án khác
Câu 8. Tổng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu với giả định giá bán ở kỳ
gốc 3500 triệu đồng. Chỉ số chung về lượng hàng tiêu thụ kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc
98%. Biến động tuyệt đối về tổng doanh thu tiêu thụ kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc do ảnh
hưởng lượng hàng tiêu thụ các mặt hàng:
A. Tăng 68.9354 triệu đồng
B. Giảm 61.8902 triệu đồng
C. Giảm 71.4286 triệu đồng D. Đáp án khác
Câu 9. Tổng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ gốc 6540 triệu đồng. Tổng doanh thu
tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu với giả định giá bán ở kỳ gốc 6623 triệu đồng.
Chỉ số chung về giá bán kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc 108%. Biến động tương đối về tổng
doanh thu tiêu thụ kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc do ảnh hưởng giá bán các mặt hàng: A. Tăng 0.0973 lần B. Tăng 0.1387 lần C. Giảm 0.1824 lần D. Đáp án khác
Câu 10. Tổng doanh thu tiêu thụ các mặt hàng kỳ nghiên cứu 7500 triệu đồng. Chỉ số tổng
hợp về giá bán lẻ kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc 105%. Biến động tuyệt đối về tổng doanh
thu tiêu thụ do ảnh hưởng của giá bán lẻ
A. Tăng 257.1465 triệu đồng
B. Tăng 357.1429 triệu đồng
C. Giảm 457.1287 triệu đồng D. Đáp án khác
Câu 11. Chỉ số tổng hợp về lượng hàng tiêu thụ kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc 98%. Chỉ số
tổng hợp về giá bán lẻ tất cả các mặt hàng kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc của doanh nghiệp
110%. Biến động tương đối về doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc: A. Tăng 7.80% B. Giảm 6.80% C. Tăng 8.56% D. Đáp án khác
Câu 12. Mức tiêu thụ sản phẩm A kỳ báo cáo là 450 triệu đồng, mức tiêu thụ sản phẩm B
kỳ báo cáo là 385 triệu đồng. Tổng mức tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ báo cáo giảm 5% so
với kỳ gốc. Tổng mức tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ gốc là: A. 674.87 triệu đồng B. 704.34 triệu đồng C. 793.25 triệu đồng D. Đáp án khác
Câu 13. Tổng doanh thu của doanh nghiệp kỳ báo cáo, kỳ gốc lần lượt là: 3480; 3620 triệu
đồng. Chỉ số chung về giá bán các mặt hàng kỳ báo cáo so với kỳ gốc 95%. Biến động
tương đối về doanh thu của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc do ảnh hưởng của giá bán các mặt hàng là: A. Giảm 5.47% B. Tăng 6.14% C. Giảm 9.02% D. Đáp án khác
Câu 14. Tổng doanh thu của doanh nghiệp kỳ báo cáo, kỳ gốc lần lượt là: 3480; 3620
triệu đồng. Chỉ số chung về sản lượng các mặt hàng kỳ báo cáo so với kỳ gốc là 1.05 lần.
Biến động tuyệt đối về doanh thu của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc do ảnh
hưởng của sản lượng các mặt hàng là:
A. Tăng 174.064 triệu đồng
B. Tăng 184.543 triệu đồng
C. Giảm 194.802 triệu đồng D. Đáp án khác
Câu 15. Tổng doanh thu của doanh nghiệp kỳ báo cáo, kỳ gốc lần lượt là: 3480; 3620 triệu
đồng. Chỉ số chung về giá bán các mặt hàng kỳ báo cáo so với kỳ gốc 95%. Biến động
tuyệt đối về doanh thu của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc do ảnh hưởng của giá bán các mặt hàng là:
A. Giảm 190.5263 triệu đồng
B. Tăng 195.7206 triệu đồng
C. Giảm 201.3206 triệu đồng D. Đáp án khác
Câu 16. Tổng doanh thu của doanh nghiệp kỳ báo cáo, kỳ gốc lần lượt là: 3480; 3620 triệu
đồng. Chỉ số chung về sản lượng các mặt hàng kỳ báo cáo so với kỳ gốc là 1.05 lần. Biến
động tương đối về doanh thu của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc do ảnh hưởng của
sản lượng các mặt hàng là: A. Tăng 5% B. Giảm 5% C. Tăng 6% D. Đáp án khác
Câu 17. Tổng mức tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ gốc là 7500 triệu đồng. Chỉ số tổng hợp
về tổng mức tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc là 95%. Tổng mức tiêu
thụ của doanh nghiệp kỳ báo cáo giả định tính theo giá bán kỳ gốc là 7350 triệu đồng.
Biến động tuyệt đối về tổng mức tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc do
ảnh hưởng giá bán của các mặt hàng là: A. Giảm 254 triệu đồng B. Giảm 225 triệu đồng C. Tăng 254 triệu đồng D. Đáp án khác
Câu 18. Tổng mức tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ báo cáo là 6935 triệu đồng. Chỉ số tổng
hợp về tổng mức tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc là 95%. Tổng mức
tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ báo cáo giả định tính theo giá bán kỳ gốc là 7350 triệu đồng.
Biến động tuyệt đối về tổng mức tiêu thụ của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc do
ảnh hưởng sản lượng của các mặt hàng là: A. Tăng 0.68% B. Giảm 0.75% C. Tăng 0.85% D. Đáp án khác
Câu 19. Tháng 9, mức tiêu thụ sản phẩm A là 770 triệu đồng; sản phẩm B là 570 triệu
đồng. Chỉ số cá thể về giá bán tháng 9 so với tháng 8 của sản phẩm A là 110%; sản phẩm
B là 95%. Chỉ số chung về giá bán tháng 9 so với tháng 8 là: A. 1.0308 lần B. 1.1702 lần C. 104.85% D. Đáp án khác
Câu 20. Tháng 8, mức tiêu thụ sản phẩm A là 700 triệu đồng; sản phẩm B là 500 triệu
đồng. Chỉ số cá thể về sản lượng tháng 9 so với tháng 8 của sản phẩm A là 110%; sản
phẩm B là 95%. Chỉ số chung về sản lượng tháng 9 so với tháng 8 là: A. 98.75% B. 103.75% C. 106.75% D. Đáp án khác