-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập Trạng ngữ | Kết nối tri thức
Bài tập Trạng ngữ là tài liệu được chúng tôi cung cấp đến các bạn học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn. Kiến thức được học ở:
Bài 2: Miền cổ tích - Sách Chân trời sáng tạo 6, tập 1
Bài 5: Văn bản thông tin - Sách Cánh diều 6, tập 1
Bài 8: Khác biệt và gần gũi - Sách Kết nối tri thức 6, tập 2
Với tài liệu này, học sinh có thể ôn tập và củng cố kiến thức về trạng ngữ. Hãy cùng theo dõi dưới đây.
Bài 8: Khác biệt và gần gũi (KNTT) 31 tài liệu
Ngữ Văn 6 1.7 K tài liệu
Bài tập Trạng ngữ | Kết nối tri thức
Bài tập Trạng ngữ là tài liệu được chúng tôi cung cấp đến các bạn học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn. Kiến thức được học ở:
Bài 2: Miền cổ tích - Sách Chân trời sáng tạo 6, tập 1
Bài 5: Văn bản thông tin - Sách Cánh diều 6, tập 1
Bài 8: Khác biệt và gần gũi - Sách Kết nối tri thức 6, tập 2
Với tài liệu này, học sinh có thể ôn tập và củng cố kiến thức về trạng ngữ. Hãy cùng theo dõi dưới đây.
Chủ đề: Bài 8: Khác biệt và gần gũi (KNTT) 31 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 6 1.7 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 6
Preview text:
Bài tập Trạng ngữ
I. Trạng ngữ là gì?
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính trong câu. - Ví dụ:
⚫ Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh. (Trạng ngữ: Hằng năm)
⚫ Ở trường, tớ chơi thân nhất với bạn Mai. (Trạng ngữ: Ở trường)
II. Các loại trạng ngữ
1. Trạng ngữ chỉ thời gian
⚫ Trạng ngữ chỉ thời gian được sử dụng để xác định thời gian xảy ra sự việc được đề cập trong câu.
⚫ Câu hỏi để hỏi về trạng từ chỉ thời gian: Khi nào? Bao giờ? Mấy giờ?
⚫ Ví dụ: Mùa hè, hoa phượng nở rực rỡ
2. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
⚫ Trạng ngữ chỉ nơi chốn xác định địa điểm, vị trí xảy ra sự việc được đề cập trong câu.
⚫ Câu hỏi để hỏi về trạng từ chỉ nơi chốn: Ở đâu?
⚫ Ví dụ: Trong vườn, cây cối cùng nhau chung sống rất vui vẻ.
3. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
⚫ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân sử dụng với mục định xác định lý do xảy ra sự việc
được đề cập trong câu.
⚫ Câu hỏi để hỏi về trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì sao? Do đâu? Tại đâu?
⚫ Ví dụ: Vì ô nhiễm môi trường, nguồn nước sạch đang dần cạn kiệt.
4. Trạng ngữ chỉ mục đích
⚫ Trạng từ chỉ mục đích là những trạng từ chỉ mục tiêu hướng tới.
⚫ Câu hỏi để hỏi về trạng ngữ chỉ mục đích: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì điều gì?
⚫ Ví dụ: Để trở thành học sinh giỏi, Nam phải chăm chỉ học tập.
5. Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức
⚫ Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức sử dụng để xác định phương tiện, cách
thức diễn ra sự việc nêu trong đoạn hội thoại hoặc trong câu.
⚫ Câu hỏi để hỏi trạng ngữ chỉ phương tiện: Bằng cái gì? Với cái gì?
⚫ Ví dụ: Tôi đi học bằng xe đạp.
III. Công dụng của trạng ngữ
Trạng ngữ có những công dụng sau:
- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho
nội dung câu được đầy đủ, chính xác.
- Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
IV. Bài tập về trạng ngữ
Bài 1. Tìm và xác định loại trạng ngữ trong các câu sau:
a. Ngày mai, tôi sẽ vào Sài Gòn.
b. Trong thôn, ai cũng háo hức đón Tết.
c. Để trở thành một bác sĩ, tôi sẽ cố gắng chăm chỉ học tập.
d. Hằng ngày, bố đèo tôi đến trường bằng xe máy. Đáp án: a. Ngày mai: thời gian b. Trong thôn: nơi chốn
c. Để trở thành một bác sĩ: mục đích d. ⚫ Hằng ngày: thời gian
⚫ bằng xe máy: phương tiện
Bài 2. Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ trống, xác định loại trạng ngữ:
a. …, chúng em không thể đi tham quan.
b. …, kết quả của em luôn đứng nhất toàn trường.
c. …, anh Hoàng sẽ về thăm gia đình.
d. …, lá vàng rụng đầy sân. Đáp án:
a. Vì cơn bão, chúng em không thể đi tham quan. (Nguyên nhân)
b. Nhờ học tập chăm chỉ, kết quả của em luôn đứng nhất toàn trường. (Nguyên nhân)
c. Cuối tuần, anh Hoàng sẽ về thăm gia đình.
d. Mùa thu sang, lá vàng rụng đầy sân.
Bài 3. Viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn có sử dụng trạng ngữ. Đáp án: Mẫu 1
Mỗi lần về quê chơi, tôi lại ra thăm khu vườn của ông nội. Trong vườn, cây cối
cùng nhau chung sống rất vui vẻ. Mấy chị hoa hồng khoe sắc với đủ các màu sắc
nào vàng, đỏ, cam. Mấy cô hoa đồng tiền rung rinh trong gió như đang mỉm cười
với tôi. Mấy chậu hoa mười giờ vẫn còn lười biếng chưa chịu tỉnh giấc. Anh hồng
xiêm cao lớn nhất khu vườn đang vươn mình ra đón lấy ánh nắng mai để nuôi
dưỡng những trái hồng đang trĩu nặng trên những cành cây. Bác ổi gần đó dường
như sau một đêm đã trưởng thành hơn để có thể nâng niu được những trái ổi to lớn.
Một vài chú chim nhỏ nhảy nhót trên cành của cây, khẽ kêu lên những tiếng ríu rít
vang vọng tận đến trời xanh. Mỗi loại cây đều được ông nội chăm sóc vô cùng cẩn
thận. Mùa nào quả đó, tôi cảm thấy vô cùng yêu thích khu vườn này. Trạng ngữ: Trong vườn Mẫu 2
Việt Nam vốn là một dân tộc có truyền thống đoàn kết. Trong quá khứ, nhân dân ta
đã từng đoàn kết chống lại biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược để giành lại nền hòa
bình. Đến hôm nay, tinh thần đoàn kết ấy lại một nữa chứng tỏ sức mạnh to lớn của
nó để giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19. Ngay từ khi nước ta có ca
nhiễm đầu tiên cho đến thời điểm số người nhiễm bệnh lên tới hàng chục, hàng
trăm người. Cả chính quyền lẫn người dân đều thể hiện được tinh thần đoàn kết
một lòng. Những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước về việc phòng chống dịch
bệnh lập tức được ban hành. Những người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều
nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công
cộng, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, hạn chế đi ra nơi đông người…
Đặc biệt, trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội, đa số người dân đều
nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều bác sĩ dù còn trẻ hay đã về hưu đều sẵn sàng xung
phong lên tuyến đầu chống dịch, thậm chí còn có cả những sinh viên của ngành y
cũng sẵn sàng giúp sức. Những cây ATM gạo, thực phẩm, khẩu trang... được tạo ra
không chỉ chứng tỏ tấm lòng tương thân tương ái mà còn là sự đoàn kết của toàn
dân quyết đẩy lùi đại dịch… Tuy còn một bộ phận không nhỏ những người vì lợi
ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích dân tộc. Nhưng tựu chung lại, dân tộc Việt Nam vẫn
thể hiện được một tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng chống lại dịch bệnh
Covid-19. Ai cũng hiểu đây là một cuộc chiến dài ngày và cần phải có sự đoàn kết
mới có thể chiến thắng được trận chiến này.
Trạng ngữ: Trong quá khứ
Bài 4. Xác định trạng ngữ trong các câu dưới đây:
a. Buổi trưa hôm ấy, ông Hai ở nhà một mình. (Kim Lân)
b. Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. (Tô Hoài)
c. Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về. (Nguyên Hồng)
d. Mấy hôm trước, má nuôi tôi đã kể tỉ mỉ cho tôi nghe cách gác kèo ong thế nào,
nhưng tôi vẫn chưa hình dung được “ăn ong” ra sao. (Đoàn Giỏi) Đáp án: a. Buổi trưa hôm ấy b. Mấy hôm nọ
c. Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi d. Mấy hôm trước
Bài 5. Đặt câu có sử dụng trạng ngữ: a. Chỉ thời gian b. Chỉ nơi chốn c. Chỉ nguyên nhân d. Chỉ mục đích e. Chỉ phương tiện Đáp án:
a. Chỉ thời gian: Mùa xuân đến, bầu trời không còn u ám mà trở nên trong xanh hơn.
b. Chỉ nơi chốn: Trong vườn, hàng trăm loài hoa đang thi nhau khoe sắc.
c. Chỉ nguyên nhân: Vì trời mưa nên các phương tiện giao thông di chuyển khó khăn.
d. Chỉ mục đích: Hoa cố gắng học tập thật tốt để có thể đi du học nước ngoài.
e. Chỉ phương tiện: Hằng ngày, chúng tôi đến trường bằng xe buýt.
Bài 6. Viết đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc, trong đó có sử
dụng một số trạng ngữ chỉ thời gian có chức năng liên kết các câu trong đoạn. Đáp án: Mẫu 1
“Bài tập làm văn” trích trong Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể. Ni-cô-la có
một bài tập làm văn. Khi bố đi làm về, cậu đã nhờ bố giúp đỡ. Đề bài là miêu tả
về người bạn thân nhất. Người bố đã hỏi xem ai là người bạn thân nhất của Ni-cô-
la. Cậu đã kể ra hàng loại cái tên như An-xe-xtơ, Giơ- phroa, Ơt-đơ, Ruy-phut,
Me-xăng, Gioa-chim. Điều đó khiến cho người bố cảm thấy khó xử. Lúc đó, người
hàng xóm thích gây sự với bố là ông Blê-đúc sang chơi, và cũng muốn giúp Ni-cô-
la làm văn. Nhưng người bố, vốn không thích tỏ ra không hài lòng. Họ bắt đầu cãi
nhau và người bố vô tình vẩy mực vào ca-vát củ ông Blê-đúc. Cuối cùng, Ni-cô-la
nhận ra bài tập làm văn của mình thì nên tự làm. Đến khi trả bài, cậu đã được
điểm rất cao. Nhưng từ bài tập làm văn tình bạn, ông Blê-đúc và bố không nói chuyện với nhau nữa. Mẫu 2
Đoạn trích “ Lắc-ki thật sự may mắn” trích trong “Chuyện con mèo dạy hải âu
bay” của nhà văn Lu-i Xe-pun-ve-da. Lắc-ki lớn nhanh như thổi khi được bầy mèo
bao bọc và yêu thương. Gióc-ba đã nhờ đến sự giúp đỡ của bầy mèo để dạy Lắc-ki
bay. Nhưng cậu không thích bay, cũng không thích làm hải âu. Một buổi chiều,
Lắc-ki đi tới của tiệm tạp hóa và đụng độ với con đười ươi Mát-thiu. Nó chê Lăc-ki
bẩn thỉu, còn gieo vào đầu cậu ý nghĩ bầy mèo muốn nuôi lớn cậu để ăn thịt. Lắc-
ki trở về nhà, cảm thấy buồn rầu và không thiết tha ăn uống. Cả bầy mèo lo lắng
hết sức. Gióc-ba phải đến bên hỏi han Lắc-ki. Sau khi biết được lí do, Gióc-ba đã
giải thích cho Lắc-ki hiểu được sự khác biệt của hải âu và mèo, cùng với tình yêu
thương mà họ nhà mèo dành cho Lắc-ki.
Bài 7. Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một
truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ. Đáp án: Mẫu 1
Truyện “Cây khế” là một truyện rất quen thuộc, mà tôi rất yêu thích. Truyện kể về
hai anh em nhà nọ, cha mẹ mất sớm. Họ chăm lo làm lụng nên cũng đủ ăn. Nhưng
từ khi có vợ, người anh đâm ra lười biếng. Hai vợ chồng người em cố gắng làm
lụng. Thấy thế, người anh sợ em tranh công, bàn với vợ cho vợ chồng người em ra
ở riêng. Người anh chia cho em một gian nhà lụp xụp, ở trước cửa có một cây khế
ngọt. Quanh năm, vợ chồng người em chăm sóc cho cây khế tươi tốt. Đến mùa,
khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế chín. Ròng rã một
tháng trời, ngày nào chim cũng đến ăn. Người vợ đợi chim ăn xong liền xin nó
đừng ăn nữa. Chim thần đáp lại: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang
đi mà đựng”. Hai vợ chồng người em làm theo lời chim. Hôm sau, chim đưa người
em ra đảo lấy vàng và trở về. Từ đó, người em trở nên giàu có. Câu chuyện về
người em giúp chúng ta nhận ra bài học rằng nếu chăm chỉ làm lụng mới có thành
quả tốt, và người hiền lành tốt bụng sẽ được đền đáp xứng đáng. Về phần người
anh, sau khi nghe tin em trai bỗng trở nên giàu có, liền vội đến hỏi chuyện. Nghe
em kể hết đầu đuôi, người anh liền gạ đổi hết gia sản để lấy túp lều và cây khế.
Đến mùa khế chín, chim lại đến ăn và trả lời như người em kể. Hai vợ chồng người
anh tham lam may cái túi to gấp ba lần. Đến nơi, người anh cố nhặt vàng và kim
cương cho thật đầy. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ
xuống biển. Người anh bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy
người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Kết cục của người anh giúp
chúng ta nhận ra rằng kẻ tham lam, lười biếng sẽ chịu hậu quả. Như vậy, truyện đã
để lại bài học giàu giá trị nhân văn cho mỗi bạn đọc.
Trạng ngữ: Quanh năm, Đến mùa, Đến nơi Mẫu 2
Một trong những truyện cổ tích mà em rất yêu thích là Thạch Sanh. Từ nhỏ đến lớn,
em đã được nghe bà kể và thuộc lòng câu chuyện này. Truyện kể về cuộc đời của
chàng Thạch Sanh. Là con trai của Ngọc Hoàng nhưng được sai đầu thai xuống
trần gian làm con trai của một vợ chồng tốt bụng. Lớn lên, chàng được thiên thần
dạy cho đủ phép thần thông, mọi võ nghệ. Thạch Sanh gặp gỡ, kết nghĩa huynh đệ
với Lí Thông. Nhưng chàng không biết rằng, Lí Thông chỉ âm mưu lợi dụng lòng
tốt của mình. Năm lần bảy lượt, Thạch Sanh bị lừa: cướp công giết chằn tinh, hay
giết đại bàng cứu công chúa. Sau đó, chàng còn bị Lí Thông nhốt lại dưới hang của
đại bàng. Bằng tài năng, sự dũng cảm mà Thạch Sanh lần lượt hóa giải mọi kiếp
nạn. Cuối cùng, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho, đánh bại mười tám
nước chư hầu và được truyền ngôi vua. Còn về phần Lí Thông lại nhận kết cục cho
sự xấu xa, độc ác của mình: bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung. Câu chuyện
kết thúc có hậu giống như rất nhiều truyện cổ tích khác. Kết thúc của chàng Thạch
Sanh gợi cho người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân ta về cái thiện sẽ chiến
thắng cái ác, người ở hiền gặp lành. Em rất ngưỡng mộ và yêu thích nhân vật Thạch Sanh.
Trạng ngữ: Từ nhỏ đến lớn, Sau đó, Cuối cùng
Bài 8. Viết đoạn văn trình văn suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học đã đọc
trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn. Đáp án: Mẫu 1
Bài thơ “Những điều bố yêu” của Nguyễn Chí Thuật chính là lời tâm tình của
người bố dành cho đứa con của mình. Vào ngày con sinh ra đời, người bố cảm thấy
vô cùng hạnh phúc. Từng đồ vật gắn liền với đứa con thơ đều khiến bố cảm thấy
yêu thương: cái chỗ con nằm, mùi sữa với chiếu thâm, những hàng tã chéo giăng
đầy nhà, mùi nước hoa dìu dìu khi con bị muỗi đốt được bà xoa, những góc bàn
với đồ chơi của con. Trong hành trình trưởng thành của con, bố vẫn luôn ở bên
cạnh. Bố đã lắng nghe tiếng gọi “Mẹ ơi”, dõi theo bước đi chập chững hay tiếng
cười của con. Và rồi chỉ khi con vắng nhà một hôm, bố cảm thấy ngẩn ngơ, nhớ
mong. Khắp mọi nơi trong nhà, bố đều có thể cảm nhận được hình bóng của đứa
con. Có thể khẳng định, tình cảm của cha dành cho con là vô cùng chân thành, sâu sắc. Mẫu 2
Tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen đã đem đến cho em nhiều cảm nhận.
Nhà văn đã xây dựng nhân vật chính của truyện - một cô bé có hoàn cảnh bất hạnh.
Cô bé mồ côi mẹ, bà nội mới qua đời. Em sống cùng với người bố độc ác. Đêm
giao thừa lạnh lẽo, mọi người thì ở trong nhà quây quần bên gia đình. Vậy mà,
ngoài đường, cô bé vẫn phải đi bán diêm. Không có ai quan tâm đến cô bé. Xung
quanh, cửa sổ của các nhà đều sáng rực, trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Đôi
bàn tay của cô bé đã cứng đờ ra vì lạnh giá. Nhưng sự nghèo khổ thiếu thốn của cô
bé bán diêm ở đây không chỉ về vật chất mà còn là về tinh thần, thiếu đi tình yêu
được bao bọc của những người thân trong gia đình. Vì quá đói và lạnh, em ngồi
nép vào góc tường rồi đốt một que diêm để sửa ấm. Em đốt từng que diêm lên, mỗi
que diêm gửi gắm một mong ước. Những mong ước hoàn toàn chính đáng, nhưng
rồi trước sự vô cảm của mọi người xung quanh, em bé bán diêm đã chết. Câu
chuyện được viết ra với một ý nghĩa nhân văn cao đẹp, và một bài học lớn lao về
tình yêu thương con người.