Bài tập Triết - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Theo tư tưởng Mác – Lênin: “Trong lý luận biện chứng mác-xít, bên cạnh đấu tranh và thốngnhất, vấn đề kết hợp các mặt đối lập cũng được đặt ra và giải quyết” đã được nhà giáo TrầnNguyên Ký phân tích rất cụ thể và sâu sắc trong tác phẩm của mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1. Phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng kết hợp các mặt đối lập.
Theo tư tưởng Mác – Lênin: “Trong lý luận biện chứng mác-xít, bên cạnh đấu tranh và thống
nhất, vấn đề kết hợp các mặt đối lập cũng được đặt ra và giải quyết” đã được nhà giáo Trần
Nguyên Ký phân tích rất cụ thể và sâu sắc trong tác phẩm của mình: “Sự kết hợp các mặt đối
lập trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay”. Đây là hình thức hoạt
động tích cực, chủ động của chủ thể trên cơ sở nhận thức và vận dụng mối quan hệ khách quan,
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập này trong đời sống xã hội. Việc xuất phát từ nhận
thức tính nhất quán khách quan, từ những quan điểm chung sẵn có giữa các mặt đối lập, đồng
thời cũng bắt nguồn từ nhu cầu hoạt động thực tiễn xã hội của bản thân, con người có thể chủ
động thực hiện phối hợp cùng nhiều nhân tố, bao gồm tất cả những mặt đối lập nào đó để xử lý
hiệu quả những mâu thuẫn xã hội nảy sinh và mang lại lợi rõ ràng đến chủ thể con người. Việc
phối hợp các mặt đối lập trong quá trình xử lý một mâu thuẫn xã hội cụ thể có thể tiến hành
được khi có đủ những điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết. Đây không phải là một giải
pháp phổ biến và được tiến hành trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào.
Khi đề cập về vấn đề thống nhất giữa các mặt đối lập của một mâu thuẫn biện chứng, thì ta có
thể và tiếp cận từ ba góc độ cụ thể sau:
- Thứ nhất, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập trên góc độ bản thể luận,
nghĩa là từ sự thống nhất khách quan vốn có của chúng. Ở góc độ này, mâu thuẫn
của sự vật được thể hiện rõ với tư cách một thể thống nhất hoàn chỉnh. Đương
nhiên, đó không phải là sự thống nhất có tính tuyệt đối, mà ngược lại nó là một sự
thống nhất tương đối, thống nhất trong sự khác biệt, kể cả sự đối lập.
- Thứ hai, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ nhận thức luận. Ở
góc độ này, sự thống nhất giữa các mặt đối lập được nhìn nhận như đối tượng nhận
thức của con người. Nhiệm vụ của chủ thể ở đây là phải xác định và vạch rõ các
mặt đối lập không tồn tại, ẩn bên dưới lớp vỏ.
- Thứ ba, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập ở góc độ thực tiễn. Ở góc độ
này, trên cơ sở nhận thức sự thống nhất (và bao hàm cả sự đấu tranh) giữa các mặt
đối lập của một mâu thuẫn nhất định, chủ thể có thể thực hiện việc kết hợp các mặt
đối lập để từ đó tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn cho tốt.
Việc kết hợp các mặt đối lập trong lĩnh vực xã hội không phải là hoạt động có thể được
thực hiện với bất cứ yếu tố hay mặt đối lập nào và trong bất kỳ điều kiện nào. Càng
không nên nhìn nhận việc kết hợp này là một hoạt động có tính chủ quan đơn thuần, thậm
chí là tuỳ tiện, ngẫu hứng của chủ thể thực hiện.