Bài tập tự học Chủ nghĩa xã hội khoa học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin. Các nguồn gốc ra đời của tôn giáo? Tại sao phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của con người? Tại sao nói trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có đủ các điều kiện để xây dựng gia đình mới tiến bộ, bình đẳng? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN211)
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC BÀI TẬP TỰ HỌC
Câu 1: Nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin
a. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc, không phân biệt dân tộc lớn
hay nhỏ, ở trình độ phát triển cao hay thấp
Các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội, không dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi
về kinh tế, chính trị, văn hóa
Không một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở thực hiện quyền dân tộc tự
quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc
b. Các dân tộc được quyền tự quyết
Là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình,
quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình.
Bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập; quyền tự
nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
Quyền tự quyết dân tộc không đồng nhất với “quyền” của các dân tộc
người thiểu số trong một quốc gia đa tộc người, nhất là việc phân lập
thành quốc gia độc lập. Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực phản động, thù địch lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự
quyết” để can thiệp vào công việc nội bộ các nước, hoặc kích động đòi ly khai dân tộc.
c. Liên hiệp công nhân các dân tộc
Phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp
Phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa tinh thần của chủ nghĩa yêu nước và
chủ nghĩa quốc tế chân chinh.
Là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động thuộc các
dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập và tiến bộ xã hội
Vừa là nội dung chủ yếu, vừa là giải pháp quan trọng để liên kết các nội
dung của Cương lĩnh dân tộc thành một chỉnh thể
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghãi Mác – Lênin là cơ sở lý luận quan trọng
để các Đảng Cộng sản vận dụng thực hiện chính sách dân tộc trong quá trình
đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 2: Các nguồn gốc ra đời của tôn giáo? Tại sao phải tôn trọng quyền tự do
tôn giáo, tín ngưỡng của con người?
a. Nguồn gốc của tôn giáo
Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội o
Trong xã hội công xã nguyên thủy, do lực lượng sản xuất chưa phát
triển, trước thiên nhiên hùng vĩ tác động và chi phối khiến cho con
người cảm thấy yếu đuối và bất lực, không giải thích được, nên
con người đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực thần bí. o
Khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng, có áp bức bất công, do
không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp
bức bóc lột bất công, tội ác,..., cộng với sự lo sợ trước sự thống trị
của các lực lượng xã hội, con người trông chờ vào sự giải phóng
của một lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế
Nguồn gốc nhận thức o
Những điều mà khoa học chưa giải thích được sẽ thường được giải
thích thông qua lăng kính các tôn giáo. o
Ngay cả những vấn đề đã được khoa học chứng minh nhưng do
trình độ dân trí thấp, chưa thể nhận thức đầy đủ => điều kiện để tôn giáo ra đời o
Nguồn gốc của tôn giáo là sự tuyệt đối hóa, sự cường điệu mặt chủ
thể của nhận thức con người, biến cái nội dung khách quan thành
cái siêu nhiên, thần thánh Nguồn gốc tâm lý o
Sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội; hay trong
những lúc ốm đau, bệnh tất; những may rủi xảy ra bất ngờ; tâm lý
muốn bình yên khi làm một việc lớn khiến con người dễ tìm đến với tôn giáo o
Những tình cảm tích cực như tình yêu, lòng biết ơn, lòng kính
trọng đối với những người có công với đất nước, với nhân dân
cũng dễ dẫn con người đến với tôn giáo
b. Lý do phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của con người
Tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối
cao, đấng thiêng liêng nào đó mà họ thôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư
tưởng. Dó đó, tự do tín ngưỡng và tự do không tin ngưỡng thuộc quyền
tự do tự tưởng của mỗi người dân.
Tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thể
hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Câu 3: Tại sao nói trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có đủ các điều
kiện để xây dựng gia đình mới tiến bộ, bình đẳng?
Gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là “gia đình quá độ” trong bước
chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại.
Quy mô gia đình Việt Nam ngày càng thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu và điều
kiện của thời đại mới đặt ra. Sự bình đẳng nam - nữ được đề cao hơn, cuộc sống
riêng tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời
sống của gia đình truyền thống. Sự biến đổi của gia đình cho thấy chính nó đang
làm chức năng tính cực, thay đổi chính bản thân gia đình và cũng là thay đổi hệ
thống xã hội, làm cho xã hội trở nên thích nghi và phù hợp hơn với tình hình mới, thời đại mới