-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập tự học chương 4 - 5 - 6 kinh tế chính trị | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Độc quyền là kết quả phát triển của tự do cạnh tranh. Xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hóa là một. Giá cả độc quyền là có chênh lệch rất lớn so với giá trị hàng hóa. Thực chất của xuất khẩu tư bản là mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác Lênin (vshsvhs) 64 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Bài tập tự học chương 4 - 5 - 6 kinh tế chính trị | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Độc quyền là kết quả phát triển của tự do cạnh tranh. Xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hóa là một. Giá cả độc quyền là có chênh lệch rất lớn so với giá trị hàng hóa. Thực chất của xuất khẩu tư bản là mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác Lênin (vshsvhs) 64 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:








Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
YÊU CẦU TỰ HỌC CHƯƠNG 4+ 5 +6
Yêu cầu: Hoàn thành nội dung phần tự học chương 5 và chương 6
Hình thức trình bày: trắc nghiệm (trả lời đúng/sai và giải thích ngắn) + Tự
luận (sơ đồ tư duy) I.
Trắc nghiệm: lựa chọn phương án trả lời đúng hoặc sai và giải thích ngắn gọn Chương 4:
1. Độc quyền là kết quả phát triển của tự do cạnh tranh Đúng.
2. Xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hóa là một.
Sai, XKHH là mang hang hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư;
còn XKTB là mang tư bản đầu tư ở nước ngoài để sản xuất giá trị thặng dư tại nước sở tại.
3. Giá cả độc quyền là có chênh lệch rất lớn so với giá trị hàng hóa Đúng.
4. Thực chất của xuất khẩu tư bản là mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài Đúng.
5. Việc phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền là một tất yếu khách quan.
Đúng, góp phần mở rộng thị trường khai thác nguyên liệu, mở rộng thị trường tiêu
thụ, góp phần tối đa hóa lợi nhuận độc quyền và tránh xung đột giữa các tổ chức độc quyền.
6. Ngày nay việc phân chia thế giới giữa các đại cường quốc đã kết thúc. Sai,
7. Giữa thế kỷ XX, tất yếu nhà nước phải can thiệp vào kinh tế Đúng
8. Từ nửa sau thế kỷ XX, nhà nước can thiệp vào nền kinh tế thị trường là yêu cầu khách quan. Đúng
9. Lợi nhuận độc quyền lớn hơn lợi nhuận bình quân. Đúng
10. Trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy
luật lợi nhuận bình quân.
Sai, trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy
luật chủ nghĩa độc quyền.
11. Độc quyền chỉ đưa lại các tác động tiêu cực.
Sai, độc quyền có cả tác động tiêu cực và tích cực.
12. Tổ chức độc quyền là đơn vị kinh tế nhỏ.
Sai, vì tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập
trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu dung 1 số loại hàng hóa
nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao. Chương 5:
1. Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế sản xuất để dùng là chính, thừa thì bán.
Sai, KTTT là mô hình kinh tế mà ở đó người mua và người bán tác động với nhau
theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và sô lượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
2. Kinh tế thị trường tự do là kinh tế thị trường hoạt động dưới sự điều tiết của nhà nước.
Đúng, dù KTTT tự do đề cao vai trò của chế độ sở hữu tư nhân, của tự do cá nhân
và cạnh tranh tự do. Sự can thiệp điều tiết của nhà nước bị hạn chế ở mức thấp nhất
nhưng vẫn có vai trò nhất định: bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân và các quyền tự do cá
nhân, bảo đảm ổn định vĩ mô, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân và cơ chế thị trường
tự do vận hành thuận lợi nhất.
3. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tồn tại nhiều hình thức
thu nhập, trong đó thu nhập theo vốn và nguồn lực đóng góp đóng vai trò chủ đạo
trong hệ thống phân phối. Đúng
4. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kinh tế thị trường có sự điều tiết
của nhà nước tư sản vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho giai cấp tư sản.
Sai, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kinh tế thị trường có sự điều
tiết của nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chịu sự làm chủ và giám sát của nhân dân.
5. Đặc trưng về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam là nền nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, trong đó sở hữu tư
nhân đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Sai, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng.
6. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không còn hình thức
phân phối theo vốn và giá cả hàng hóa sức lao động.
7. Lợi ích kinh tế là lợi ích tinh thần mà con người thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế
Sai, Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất mà con người thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế.
8. Quan hệ lợi ích giữa chủ tư bản và lao động làm thuê trong nền kinh tế thị trường là
mối quan hệ thống nhất.
Sai, Quan hệ lợi ích giữa chủ tư bản và lao động làm thuê trong nền kinh tế thị
trường là mối quan hệ thống nhất và mâu thuẫn.
9. Quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội là mối quan hệ biện chứng. Đúng. Chương 6:
1. Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa tư bản.
Sai, Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho XHCN.
2. Nội dung cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là việc sử dụng năng
lượng điện và động cơ điện trong sản xuất.
Sai, Nội dung cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là sử dụng năng
lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất.
3. Nội dung cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ hai là việc sử dụng lao
động thủ công trong sản xuất
Sai, Nội dung cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ hai là thay đổi từ sản xuất
đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy bằng năng lượng điện.
4. Đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của công nghệ
thông tin và tự động hóa sản xuất. Đúng
5. Đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự xuất hiện của công nghệ
mới và có tính đột phá về chất như: trí tuệ nhân tạo, công nghệ in3D…
Sai, Nội dung cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công
nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra khả năng sản xuất
hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới.
6. Hội nhập kinh tế quốc tế mang tính chủ quan xuất phát từ mong muốn của các nước.
Sai, Hội nhập kinh tế quốc tế mang tính khách quan.
7. Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng cơ hội cho các quốc gia kém phát triển
tiếp cận với nguồn vốn, công nghệ hiện đại để phát triển kinh tế. Đúng II. Tự luận Chương 4:
1. Phân tích các đặc điểm của độc quyền và những biểu hiện mới của nó trong thời đại ngày nay.
2. Phân tích đặc điểm chủ yếu của độc quyền nhà nước và các biểu hiện mới
của nó trong thời đại ngày nay.
- Đặc điểm chủ yếu của độc quyền nhà nước: o Quyền kiểm soát o
Mục tiêu xã hội và kinh tế o Thiếu cạnh tranh - Biểu hiện mới: o
Sự đa dạng hóa và cổ phần hóa o Hợp tác công – tư o
Áp dụng công nghệ và đổi mới
3. Phân tích nguyên nhân hình thành và bản chất của độc quyền trong nền kinh tế thị trường. - Nguyên nhân hình thành: o Lợi thế chi phí o
Rào cản gia nhập thị trường
- Bản chất: Có khả năng kiểm soát giá cả và sản lượng trên thị trường mà
không cần lo lắng về sự cạnh tranh, có thể dẫn đến việc lạm dụng quyền lực
thị trường để tối đa hóa lợi nhuận.
4. Phân tích nguyên nhân hình thành và bản chất của độc quyền nhà nước
trong nền kinh tế thị trường. - Nguyên nhân hình thành: o
Tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao o
Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện 1 số
ngành mà các tổ chức độc quyền tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh o
Sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai
cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động.
- Bản chất: Thường được thiết lập với mục tiêu xã hội hơn là lợi nhuận, nhưng
cũng có thể gặp phải vấn đề về hiệu quả và thiếu động lực để đổi mới và cải thiện.
5. Phân tích tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường. - Tác động tích cực: o
Đối với 1 số ngành, độc quyền có thể tạo điều kiện cho việc đầu tư lớn
và nghiên cứu phát triển mà không lo sợ bị cạnh tranh giành lợi nhuận ngay lập tức. o
Độc quyền nhà nước cso thể bảo đảm cung cấp dịch vụ cơ bản cho
toàn xã hội với giá cả phải chăng. - Tác động tiêu cực: o
Giá cả cao và chất lượng dịch vụ kém do thiếu cạnh tranh. o
Thiếu động lực để đổi mới và cải tiến. o
Có thể gây ra lãng phí nguồn lực và hiệu quả kinh tế do quản lý kém và thiếu trách nhiệm. Chương 5:
1. Làm rõ khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam. và tính tất yếu khách quan của việc phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
- Khái niệm: là 1 hệ thống kinh tế mà trong đó, mặc dù thị trường và doanh
nghiệp tư nhân phát triển nhưng nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng trong
việc điều tiết và can thiệp vào hoạt động kinh tế nhằm đảm bảo mục tiêu phát
triển xã hội, bảo đảm công bằng xã hội và phát triển bền vững.
- Tính tất yếu khách quan: o
Việt Nam là 1 quốc gia đang phát triển, với nhiều thách thức. o
Kinh tế thị trường định hướng XHCN giúp cân bằng giữa phát triển
kinh tế và xã hội, giữa mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu phục vụ cộng đồng o
Cần có sự can thiệp của nhà nước để điều chỉnh các vấn đề như phân
phối thu nhập, bảo vệ môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng và đảm bảo an sinh xã hội.
2. Làm rõ những đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam và sự cần
thiết, nội dung hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam - Đặc trưng: o
Sự hiện diện của cả thị trường và sự can thiệp của nhà nước trong hoạt động kinh tế o
Sự đảm bảo quyền lợi của người lao động và các tầng lớp dân cư khác,
đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước o
Mục tiêu phát triển kinh tế kết hợp với mục tiêu phát triển xã hội,
nhằm tạo ra sự công bằng và bền vững
- Sự cần thiết và nội dung hoàn thiện thể chế: o
Cần tang cường công tác quản lý và giám sát để đảm bảo sự công bằng
và minh bạch trong hoạt động kinh tế o
Phải tạo ra cơ chế khuyến khích sự sáng tạo và khởi nghiệp, đồng thời
đảm bảo rằng mọi người đều cso cơ hội tiếp cận và hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế o
Cần cải thiện hệ thống giáo dục và đào tạo để nâng cao năng lực lao
động và tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động
3. Làm rõ khái niệm và vai trò của lợi ích kinh tế, quan hệ lợi ích kinh tế,
phương thức thực hiện lợi ích kinh tế, vai trò của Nhà nước trong đảm bảo
hài hòa các quan hệ lợi ích trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. - Khái niệm và vai trò: o
Lợi ích kinh tế là những lợi ích mà các cá nhân, tổ chức hoặc xã hội
đạt được từ hoặt động kinh tế o
Quan hệ lợi ích kinh tế là sự tương tác giữa các cá nhân, tổ chức và xã
hội trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ o
Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết, giám sát và bảo vệ
quyền lợi của các bên liên quan trong quan hệ lợi ích kinh tế, đảm bảo
sự công bằng, minh bạch và bền vững của hệ thống kinh tế. Chương 6:
1. Làm rõ khái niệm và tính tất yếu, nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam. Quan điểm và giải pháp thực hiện CNH, HĐH trong bối cảnh cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Khái niệm và tính tất yếu: o
CNH: Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp dựa vào công
nghiệp, tạo ra sự phát triển của các ngành công nghiệp và tang cường
vai trò của sản xuất công nghiệp trong kinh tế quốc gia o
HĐH: Quá trình cải thiện và nâng cao công nghệ, quản lý và hệ thống
hạ tầng của các ngành công nghiệp, nhằm tang cường năng suất, chất
lượng và cạnh tranh quốc tế - Nội dung: o
Phát triển các KCN, khu kinh tế cảng biển, khu công nghiệp phụ trợ,
đặc biệt là ở các vùng có tiềm năng phát triển kinh tế o
Đầu tư vào công nghệ, nâng cao trình độ lao động và quản lý, cải thiện
hệ thống hạ tầng vận chuyển và giao thông o
Xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất các
sản phẩm gia công cao cấp
- Quan điểm và giải pháp thực hiện: o
Quan điểm: hiện nay với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, VN
cần tập trung vào việc áp dụng công nghệ số, tự động hóa và công
nghệ thông tin vào sản xuất để nâng cao năng suất và cạnh tranh quốc tế o
Giải pháp: Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, đào tạo lao
động chấy lượng cao có kiến thức về công nghệ thông tin và tự động
hóa. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh
nghiệp nhỏ và vừa, để tiếp cận và sự dụng công nghệ mới.
2. Làm rõ tính tất yếu và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt
Nam. Giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam
- Tính tất yếu và tác động: o
Tất yếu: trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, VN cần mở cửa thị
trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao năng suất và cạnh tranh. o
Tác động: hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại nhiều lợi ích như tang
trưởng kinh tế, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường, nhưng cũng
gây ra nhiều thách thức như cạnh tranh gay gắt, áp lcuwj từ yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế: o
Đầu tư vào hạ tầng vận tải và logistics o
Cải thiện môi trường đầu tư o Đào tạo lao động