Bài tập tự luận - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Các quan điểm sau là đúng hay Sai. Giải thích?1. Chân lý là cái luôn đúng.2. Chân lý là lời nói của bậc thánh nhân3. Chân lý là sự đồng thuận của mọi người trong xã hội4. Chân lý là các học thuyết khoa học5. Chân lý là niềm tin tuyệt đối vào Đảng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Các quan điểm sau là đúng hay Sai. Giải thích?
1. Chân lý là cái luôn đúng.
2. Chân lý là lời nói của bậc thánh nhân
3. Chân lý là sự đồng thuận của mọi người trong xã hội
4. Chân lý là các học thuyết khoa học
5. Chân lý là niềm tin tuyệt đối vào Đảng
Bài làm:
1.Chân lý là cái luôn đúng.
Nhận định này Sai. Bởi chân lý mang tính khách quan gắn liền
với những điều kiện cụ thể chứ không áp dụng với những phạm
trù chung chung. Chân lý có thể đúng nếu được đặt trong thực
tiễn lịch sử cụ thể, được kiểm chứng và được mọi người công
nhận. Ngược lại; nếu sử dụng một chân lý cho mọi trường hợp,
ta đang rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan khi ý thức con
người đóng vai trò quyết định bất chấp hoàn cảnh, điều kiện
khách quan.
2. Chân lý là lời nói của bậc thánh nhân.
Nhận định này là Sai. Vì bản chất của chân lý phải xuất phát từ
thực tiễn, phải trải qua quá trình chọn lọc và chứng minh bởi
thực tiễn chứ không phải từ một thế lực vô hình nào quyết định.
Đây là nhận thức sai lầm về sự vận động của vật chất, vật chất
không bao giờ đứng im mà luôn vận động, phát triển; nghĩa là
chân lý nào cũng chỉ tồn tại đến một lúc nhất định sẽ bị thay đổi
hoặc xóa bỏ để phù hợp với quy luật cuộc sống lúc bấy giờ.
Ngoài ra, chân lý còn mang tính chất khách quan, cụ thể trái
ngược với ‘lời nói của bậc thánh nhân’ vốn là một phán đoán
trừu tượng, xa rời với thực tế.
3. Chân lý là sự đồng thuận của mọi người trong xã hội.
Nhận định này Sai. Vì chân lý nhận được sự đồng thuận của
mọi người trong xã hội là chưa đủ để kết luận chân lý ấy là
đúng đắn và mang tính bao quát cho mọi sự vật, hiện tượng.
Nếu xem sự đồng thuận của mọi người là điều kiện cần thì điều
kiện đủ là sự kiểm chứng và khẳng định của thực tiễn khách
quan, nói cách khác chân lý sẽ không đầy đủ và chính xác nếu
thiếu sự soi chiếu của hiện thực. Đồng thời, ta phải công nhận
rằng nhận thức của một con người nói riêng và một cộng đồng,
xã hội nói chung luôn trong trạng thái vận động. Cụ thể, nhận
thức của con người luôn có sự bổ sung, phát triển chứ không
dừng lại tại một mức độ nhất định cho nên sự đồng thuận của
mọi người trong xã hội có thể sẽ thay đổi khi có tri thức mới
được phát hiện và chứng minh thành công. Tóm lại, chân lý chỉ
mới có sự chấp nhận của mọi người thì mới chỉ dừng lại phán
đoán, niềm tin nhất thời chứ chưa phải là sự thật khách quan.
4. Chân lý là các học thuyết khoa học
Nhận định này là Sai. Chân lý là ‘tấm gương’ phản chiếu thực
tiễn mà các học thuyết khoa học lại chỉ là những suy đoán, lý
luận xuất phát từ thực tiễn. Những lý luận hay tư duy trừu
tượng này cần liên tục thay đổi để phù hợp với hiện thực luôn
vận động. Nói chung các học thuyết khoa học chỉ mang tính
chất tương đối, nhất thời, phản ánh đúng về một phần của thực
tế đa dạng phong phú bên ngoài.
5. Chân lý là niềm tin tuyệt đối vào Đảng
Nhận định này là Sai. Vì mặc dù Đảng là tổ chức lãnh đạo đất
nước Việt Nam đi từ một nước nghèo và bị kìm hãm bởi các thế
lực ngoại xâm trong nhiều thế kỉ để tiến tới một Việt Nam phát
triển như ngày hôm nay thì ta không thể phủ nhận rằng Đảng
vẫn còn nhiều thiếu sót cần khắc phục như tình trạng quan liêu,
tham ô, lạm quyền,..., gây khó khăn cho cuộc sống của người
dân. Niềm tin đối với Đảng là niềm tin bền vững nhưng không
thể tuyệt đối bởi phải có sự nhìn nhận đúng đắn của nhân dân
mà những khuyết điểm của Đảng mới được khắc phục. Tránh
rơi vào tình trạng duy ý chí chủ quan mà mắc những sai lầm
như chế độ quan liêu bao cấp tiền đổi mới. Song ta phải khẳng
định rằng chân lý này đã đúng trong giai đoạn đất nước gồng
mình để chống lại cuộc chiến xâm lược của kẻ thù, để chạm tới
nền độc lập tự do mà chúng ta xứng đáng nhận được. Khi ấy
Đảng đã trở thành ngọn đuốc soi đường cho vận mệnh tổ quốc,
cho những người dân Việt Nam khốn khổ, đói nghèo. Hay trong
giai đoạn chống Covid-19, Đảng cũng đã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ vực dậy tổ quốc trước những tác động sâu rộng của
dịch bệnh toàn cầu này. Nên ta kết luận: chân lý này chỉ đúng
nếu ta đặt nó trong đúng điều kiện lịch sử cụ thể chứ không thể
áp dụng nó cho mọi thời kỳ.
| 1/3

Preview text:

Các quan điểm sau là đúng hay Sai. Giải thích?
1. Chân lý là cái luôn đúng.
2. Chân lý là lời nói của bậc thánh nhân
3. Chân lý là sự đồng thuận của mọi người trong xã hội
4. Chân lý là các học thuyết khoa học
5. Chân lý là niềm tin tuyệt đối vào Đảng Bài làm:
1.Chân lý là cái luôn đúng.
Nhận định này Sai. Bởi chân lý mang tính khách quan gắn liền
với những điều kiện cụ thể chứ không áp dụng với những phạm
trù chung chung. Chân lý có thể đúng nếu được đặt trong thực
tiễn lịch sử cụ thể, được kiểm chứng và được mọi người công
nhận. Ngược lại; nếu sử dụng một chân lý cho mọi trường hợp,
ta đang rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan khi ý thức con
người đóng vai trò quyết định bất chấp hoàn cảnh, điều kiện khách quan.
2. Chân lý là lời nói của bậc thánh nhân.
Nhận định này là Sai. Vì bản chất của chân lý phải xuất phát từ
thực tiễn, phải trải qua quá trình chọn lọc và chứng minh bởi
thực tiễn chứ không phải từ một thế lực vô hình nào quyết định.
Đây là nhận thức sai lầm về sự vận động của vật chất, vật chất
không bao giờ đứng im mà luôn vận động, phát triển; nghĩa là
chân lý nào cũng chỉ tồn tại đến một lúc nhất định sẽ bị thay đổi
hoặc xóa bỏ để phù hợp với quy luật cuộc sống lúc bấy giờ.
Ngoài ra, chân lý còn mang tính chất khách quan, cụ thể trái
ngược với ‘lời nói của bậc thánh nhân’ vốn là một phán đoán
trừu tượng, xa rời với thực tế.
3. Chân lý là sự đồng thuận của mọi người trong xã hội.
Nhận định này Sai. Vì chân lý nhận được sự đồng thuận của
mọi người trong xã hội là chưa đủ để kết luận chân lý ấy là
đúng đắn và mang tính bao quát cho mọi sự vật, hiện tượng.
Nếu xem sự đồng thuận của mọi người là điều kiện cần thì điều
kiện đủ là sự kiểm chứng và khẳng định của thực tiễn khách
quan, nói cách khác chân lý sẽ không đầy đủ và chính xác nếu
thiếu sự soi chiếu của hiện thực. Đồng thời, ta phải công nhận
rằng nhận thức của một con người nói riêng và một cộng đồng,
xã hội nói chung luôn trong trạng thái vận động. Cụ thể, nhận
thức của con người luôn có sự bổ sung, phát triển chứ không
dừng lại tại một mức độ nhất định cho nên sự đồng thuận của
mọi người trong xã hội có thể sẽ thay đổi khi có tri thức mới
được phát hiện và chứng minh thành công. Tóm lại, chân lý chỉ
mới có sự chấp nhận của mọi người thì mới chỉ dừng lại phán
đoán, niềm tin nhất thời chứ chưa phải là sự thật khách quan.
4. Chân lý là các học thuyết khoa học
Nhận định này là Sai. Chân lý là ‘tấm gương’ phản chiếu thực
tiễn mà các học thuyết khoa học lại chỉ là những suy đoán, lý
luận xuất phát từ thực tiễn. Những lý luận hay tư duy trừu
tượng này cần liên tục thay đổi để phù hợp với hiện thực luôn
vận động. Nói chung các học thuyết khoa học chỉ mang tính
chất tương đối, nhất thời, phản ánh đúng về một phần của thực
tế đa dạng phong phú bên ngoài.
5. Chân lý là niềm tin tuyệt đối vào Đảng
Nhận định này là Sai. Vì mặc dù Đảng là tổ chức lãnh đạo đất
nước Việt Nam đi từ một nước nghèo và bị kìm hãm bởi các thế
lực ngoại xâm trong nhiều thế kỉ để tiến tới một Việt Nam phát
triển như ngày hôm nay thì ta không thể phủ nhận rằng Đảng
vẫn còn nhiều thiếu sót cần khắc phục như tình trạng quan liêu,
tham ô, lạm quyền,..., gây khó khăn cho cuộc sống của người
dân. Niềm tin đối với Đảng là niềm tin bền vững nhưng không
thể tuyệt đối bởi phải có sự nhìn nhận đúng đắn của nhân dân
mà những khuyết điểm của Đảng mới được khắc phục. Tránh
rơi vào tình trạng duy ý chí chủ quan mà mắc những sai lầm
như chế độ quan liêu bao cấp tiền đổi mới. Song ta phải khẳng
định rằng chân lý này đã đúng trong giai đoạn đất nước gồng
mình để chống lại cuộc chiến xâm lược của kẻ thù, để chạm tới
nền độc lập tự do mà chúng ta xứng đáng nhận được. Khi ấy
Đảng đã trở thành ngọn đuốc soi đường cho vận mệnh tổ quốc,
cho những người dân Việt Nam khốn khổ, đói nghèo. Hay trong
giai đoạn chống Covid-19, Đảng cũng đã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ vực dậy tổ quốc trước những tác động sâu rộng của
dịch bệnh toàn cầu này. Nên ta kết luận: chân lý này chỉ đúng
nếu ta đặt nó trong đúng điều kiện lịch sử cụ thể chứ không thể
áp dụng nó cho mọi thời kỳ.