Bài tập Văn bản quy phạm pháp luật | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Bài tập Văn bản quy phạm pháp luật | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (law12)
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập cá nhân: Văn bản quy phạm pháp luật
Câu 1: Những nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao?
1. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước, các cá nhân, tổ chức ban hành.
Sai, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do CQNN có thẩm quyền ban
hành theo thủ tục, trình tự, hình thức luật định, trong đó có chứa các quy
tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng QLNN để điều
chỉnh các quan hệ xã hội.
2. Văn bản quy phạm pháp luật không thể điều chỉnh những quan hệ xã hội
xuất hiện trước khi văn bản đó được ban hành.
Sai. Trong một số trường hợp nhất định, văn bản có thể điều chỉnh đối với
những hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực.
3. Trong những trường hợp thật cần thiết, các văn bản quy phạm pháp luật
đều có thể quy định hiệu lực trở về trước. (hiệu lực hồi tố).
Trong những trường hợp thật cần thiết, chỉ có những văn bản quy phạm
pháp luật của cơ quan trung ương ban hành mới có thể quy định hiệu lực trở về trước.
4. Tất cả các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì
đều là văn bản quy phạm pháp luật.
Sai, văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự
thủ tục luật định mới gọi là VBQPPL.
5. Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ở trung ương ban hành thì đều có hiệu lực trên phạm vi cả nước.
Đúng, văn bản QPPL của CQNN trung ương có hiệu lực trong phạm vi ca
nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Câu 2: Dựa trên các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật, hãy xác
định văn bản nào dưới đây được xem là văn bản quy phạm pháp luật, giải thích tại sao:
Thông báo số 195/TB-UBND của UBND Tp. Hà Nội ngày 31/7/2008 về việc treo cờ tổ quốc.
Không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Vì đây chỉ là thông báo nhằm
nhắc nhở thực hiện việc treo cờ.
Quyết định 43/2008/QĐ-UBND của UBND Tp. Hà Nội ngày 03/7/2008
về việc phê chuẩn và ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty
TNHH một thành viên Điện ảnh Hà Nội.
Là văn bản quy phạm pháp luật. Vì đây là quyết định của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh ban hành về việc phát triển kinh tế, xã hội, văn bản được ban hành
bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản pháp luật mang tính bắt buộc
và được bảo đảm thực hiện.
Quyết định 02/2008/QĐ-UBND của UBND Tp. Hà Nội ngày 09/01/2008
Ban hành quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn Tp. Hà Nội.
Là văn bản quy phạm pháp luật. Vì đây là quyết định của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh ban hành về việc phát triển kinh tế, xã hội, văn bản được ban hành
bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản pháp luật mang tính bắt buộc
và được bảo đảm thực hiện.
Câu 3 : Hiệu lực hồi tố là gì? Cho ví dụ? Việt Nam có áp dụng hiệu lực hồi tố không? Cho ví dụ?
- Hiệu lực hồi tố của văn bản pháp luật là giá trị thi hành văn bản đó đối với
những sự việc đã xảy ra trước ngày mà văn bản đó có hiệu lực. Về nguyên tắc,
văn bản pháp luật không có hiệu lực hồi tố. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
cần thiết, văn bản pháp luật mới có hiệu lực trở về trước miễn trách nhiệm pháp
lí với các hành vi mà những thời điểm hành vi đó xảy ra phải chịu trách nhiệm
pháp lí, quy định trách nhiệm pháp luật nhẹ hơn, với mục đích là phục vụ xã
hội, lí do dân đạo và có lợi cho người vi phạm.
+ Ví dụ: Công văn số 80/TANDTC-PC hướng dẫn tội đánh bạc được áp dụng
trước thời điểm luật hình sự 2015 có hiệu lực (01/01/2018)
- Việt Nam có áp dụng hiệu lực hồi tố. Cơ sở pháp lý: Bộ luật tố tụng dân sự
2015; Nghị quyết 103/2015/QH13.
+ Ví dụ: Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động đã được Tòa án thụ lý trước ngày 01 tháng 7 năm 2016,
nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thì
áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để giải quyết (Điều 1 Nghị quyết 103/2015/QH13).