-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập vấn đáp | Tâm lý học giáo dục | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bịa tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Tâm lý học giáo dục (KHXH&NV-ĐHQGHCM) 3 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Bài tập vấn đáp | Tâm lý học giáo dục | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bịa tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Tâm lý học giáo dục (KHXH&NV-ĐHQGHCM) 3 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
CÂU HỎI ÔN THI VẤN ĐÁP
Môn: Tâm Lý Học Giáo Dục
Câu 1) Trình bày các quan điểm về trẻ em, các quan điểm về sự phát triển tâm lý người và
vận dụng vào hoạt động giáo dục?
● Các quan điểm về trẻ em:
● Các quan điểm trước đây:
● Trẻ em là người lớn thu nhỏ (yếu tố sinh học quyết định toàn bộ, sinh ra đã có sẵn)
● Trẻ em thụ động trước tác động của môi trường (trẻ em sinh ra như 1 tờ giấy trắng).
● Trẻ em tích cực trước tác động của môi trường (trẻ em quyết định toàn bộ sự phát
triển tâm lý của chính mình).
● Quan điểm phổ biến hiện nay:
● Trẻ em là 1 cá nhân tự phát triển chính bản thân mình thông qua hoạt động và tương tác trong
1 xã hội nhất định.
● Các quan điểm về sự phát triển tâm lý người:
● Các quan điểm trước đây:
● Thuyết duy tâm (tăng giảm về số lượng): Sự phát triển tâm lý cá nhân chỉ là sự tăng lên
hoặc giảm đi về số lượng các hiện tượng đang phát triển mà không có sự chuyển biến về chất lượng.
● Thuyết tiền định (tiềm năng sinh vật): Phát triển tâm lý là do các tiềm năng sinh vật
gây ra. Mọi đặc điểm tâm lý chung và cá thể đều là tiền định và được quyết định bằng
con đường di truyền. (Di truyền là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển
tâm lý trẻ em, còn môi trường chỉ là yếu tố điều chỉnh, yếu tố thể hiện 1 nhân tố bất
biến nào đó của tính di truyền nào đó) (theo Thorndike)
● Thuyết duy cảm (tác động của môi trường): Phát triển tâm lý là do sự tác động của môi
trường hình thành nên kinh nghiệm cá nhân. Môi trường là yếu tố quyết định hoàn
toàn kinh nghiệm cá nhân. (theo John Locke)
● Thuyết hội tụ 2 yếu tố (di truyền và môi trường): Sự phát triển tâm lý chịu sự tác động
của 2 yếu tố môi trường và di truyền. Trong đó di truyền giữ vai trò quyết định và môi
trường là điều kiện biến những đặc điểm tâm lý đã được định sẵn thành hiện thực.
=> Hạn chế của những thuyết trên là
● Cho rằng tâm lý người là bất biến, tiền định bởi yếu tố sinh vật di truyền
hoặc môi trường sống quyết định hoàn toàn.
● Sự phát triển tâm lý không mang tính chủ thể và không gắn với các điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể.
● Đánh giá không đúng vai trò của giáo dục, phủ định tính tích cực của cá nhân.
● Quan điểm ngày nay:
● Quan điểm duy vật biện chứng: Sự phát triển tâm lý là quá trình cá nhân chủ động lĩnh
hội nền văn hóa xã hội loài người thông qua tính tích cực của chủ thể trong hoạt động
và giao tiếp (trong đó dạy học và giáo dục giữ vai trò chủ đạo).
Câu 2) Trình bày các quy luật phát triển tâm lý cá nhân, các giai đoạn phát triển tâm
lý cá nhân và vận dụng vào hoạt động giáo dục?
● Các quy luật phát triển tâm lý cá nhân:
● Sự phát triển tâm lý cá nhân diễn ra tiệm tiến, không nhảy cóc, không đốt cháy giai đoạn,
không đồng đều. (Những chức năng tâm lý khác nhau thì phát triển với mức độ khác nhau. lOMoAR cPSD| 40749825
Có những thời kì tối ưu cho sự phát triển 1 phẩm chất tâm lý nào đó. Vd: 1-3t học nói học
ngôn ngữ; 3- 11t học kỹ xảo vận động; 7-20t học tư duy toán học…)
● Sự phát triển tâm lý cá nhân gắn bó chặt chẽ với sự trưởng thành cơ thể và sự tương
tác với môi trường văn hóa-xã hội. (Quy luật tính thống nhất : cùng với sự phát triển,
tâm lý con người ngày càng có tính trọn vẹn, thống nhất, bền vững. Sự phát triển thể hiện
ở việc chuyển dần các quá trình và trạng thái tâm lý thành các đặc điểm tâm lý cá nhân,
thành các thuộc tính của nhân cách).
● Sự phát triển tâm lý cá nhân có tính mềm dẻo và có khả năng bù trừ. (Hệ thần kinh có
tính mềm dẻo và tính bù trừ. Khi 1 chức năng tâm lý hoặc sinh lý nào đó yếu/ thiếu thì
những chức năng tâm lý khác được tăng cường, phát triển mạnh hơn để bù đắp).
● Các giai đoạn phát triển tâm lý cá nhân:
● Giai đoạn trước tuổi đi học:
● Tuổi sơ sinh (0-2th): phức cảm hớn hở ng lớn, đặc biệt là từ mẹ.
● Tuổi hài nhi (2-12th): cảm xúc trực tiếp với ng lớn.
● Tuổi vườn trẻ (1-3t): hoạt động đồ vật.
● Tuổi mẫu giáo (3-5t): hoạt động vui chơi (nhập vai).
● Giai đoạn lứa tuổi đi học (tuổi hsinh):
● Nhi đồng (6-11,12t): hoạt động học tập.
● Thiếu niên (11,12-14,15t): hoạt động học tập và giao tiếp với bạn bè.
● Thanh niên (14,15-18t): hoạt động học tập, định hướng nghề nghiệp.
● Sinh viên (18-24t): tự học, tự nghiên cứu theo định hướng nghề nghiệp và
tham gia các hoạt động xã hội.
● Giai đoạn trưởng thành:
● Từ 24 tuổi trở đi (đến tầm 55,60t): hoạt động lao động và hoạt động xã hội.
● Giai đoạn người già:
● Tầm 55-60t: nghỉ hưu, chăm sóc con cháu, tham gia hoạt động chính trị-xã hội…
Câu 3) Giáo dục là gì? Trình bày các thành tố của quá trình giáo dục? Phân biệt giữa
quan điểm giáo dục truyền thống và quan điểm giáo dục hiện nay?( Yến Nhi)
● Giáo dục (theo nghĩa rộng) là một quá trình hoạt động mang tính khoa học, dựa trên
nội dung và phương pháp luận do người giáo viên xác định, tổ chức, lập kế hoạch và
thực hiện trong mối quan hệ với người được giáo dục nhằm mục đích phát triển nhân
cách của người được giáo dục. (Chú trọng tất cả mọi mặt, tài đức vẹn toàn đồ đó)
● Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành lý tưởng, động cơ, tình cảm, niềm
tin, đặc điểm cá nhân, hành vi đúng đắn và thói quen xã hội ở người được giáo dục,
bằng cách tổ chức các sự kiện hoạt động và giao lưu phù hợp với đặc điểm cá nhân của
họ. (chú trọng về mặt đạo đức, phẩm chất con ng)
● Các thành tố của quá trình giáo dục:
● Mục đích của giáo dục và đào tạo:
● Là đi trước, đón đầu và kéo theo sự phát triển toàn diện của người học phù hợp với
đòi hỏi khách quan của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
● Có vai trò định hướng cho sự vận động và phát triển các thành tố khác của hoạt động giáo
dục, từ đó định hướng cho sự vận động cũng như phát triển của toàn bộ người được giáo dục.
● Nhiệm vụ của giáo dục:
● Là làm cho người được giáo dục nhận thức đầy đủ và sâu sắc về các giá trị nêu
trong mục đích giáo dục.
● Có thái độ trân trọng, yêu quý, bảo vệ các giá trị đó. lOMoAR cPSD| 40749825
● Sự phát triển tâm lý của người được giáo dục.
● Có hành vi và hành động thực tiễn phù hợp với các giá trị đó.
=> Các nhiệm vụ trên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, nên cần phải
thực hiện chúng 1 cách đồng bộ.
● Nội dung giáo dục:
● Là hệ thống những tri thức, những chuẩn mực đạo đức cần giáo dục cho học sinh,
tình cảm, thái độ, hành vi-thói quen trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
● Chịu sự quy định, chi phối, định hướng của mục đích giáo dục.
● Là cơ sở để xác định các phương pháp giáo dục.
● Phương pháp, phương tiện giáo dục:
● Là hệ thống các cách thức hoạt động thống nhất của nhà giáo dục và hsinh, nhằm giúp
hsinh chuyển hóa những yêu cầu của chuẩn mực đạo đức, thể chất, thẩm mỹ, lao động
thành phẩm chất nhân cách.
● Phương pháp giáo dục là những cách thức, biện pháp hoạt động phối hợp thống nhất giữa
nhà giáo dục và ng được giáo dục, để giúp cho ng đc giáo dục chuyển hóa các yêu cầu, các
chuẩn mực xã hội thành hành vi và thói quen ứng xử. (phương pháp tham gia, phương
pháp làm sáng tỏ giá trị, phương pháp trò chơi sắm vai, phương pháp giải quyết vấn đề…)
● Phương tiện giáo dục là công cụ hoạt động của nhà giáo dục và học sinh nhằm hỗ trợ
cho việc sử dụng các phương pháp giáo dục đạt được hiệu quả cao. ● Nhà giáo dục:
● Định hướng, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, khuyến khích… hsinh hoạt động tự giáo
dục 1 cách có mục đích, kế hoạch, phương pháp với điều kiện, phương tiện phù hợp =>
Kích thích , làm phát triển ở hsinh tính tự giác, tích cực và khả năng tự giáo dục.
● Người được giáo dục:
● Vừa là đối tượng giáo dục tiếp nhận sự tác động có mục đích của nhà giáo dục, và là
chủ thể tự giáo dục.
● Họ tiếp nhận những tác động của giáo dục 1 cách có ý thức, tự phát triển đi lên và tự chuyển
hóa những yêu cầu chuẩn mực thành nhu cầu, mong muốn phát triển chính bản thân mình.
● Kết quả giáo dục:
● Vừa là kết quả của quá trình vận động và phát triển của hệ thống giáo dục nói chung,
vừa là kết quả trực tiếp của quá trình hình thành nhân cách học sinh nói riêng.
● Thể hiện ở chỗ học sinh hình thành được những gì về ý thức các chuẩn mực xã hội
đã qui định, phát triển được tình cảm, động cơ, hành vi và thói quen tích cực,
● Được xem xét và đánh giá dựa theo yêu cầu của mục tiêu giáo dục đã đề ra.
● Nếu mục đích giáo dục là dự kiến mô hình giáo dục - đào tạo thì kết quả giáo dục là
đích cần đạt được, là mục tiêu thực tế của quá trình giáo dục.
● Các điều kiện đảm bảo cho quá trình giáo dục:
● Thể chất hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về hoạt động giáo
dục cho thanh thiếu niên nhằm tạo cơ sở pháp lý cho quá trình giáo dục.
● Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tích cực trong nhà trường.
● Chú trọng tổ chức các hoạt động đoàn thể trong quá trình giáo dục.
● Chú trọng giáo dục gia đình.
● Phối hợp giáo dục nhà trường, gdinh và xã hội trong quá trình giáo dục.
=> Các thành tố của quá trình giáo dục tồn tại và phát triển trong mối quan hệ biện chứng với nhau
và trong mối quan hệ biện chứng với môi trường bên ngoài. (kiểu như là nó tác động qua lại á, có lOMoAR cPSD| 40749825
mục tiêu mới có kết quả, muốn có kết quả thì phải có nội dung, phương pháp, phương tiện, điều
kiện đảm bảo, phải có sự tương tác giữa ng dạy và ng học nữa thì mới tạo ra 1 quá trình giáo dục hoàn chỉnh)
Giáo dục truyền thống
Giáo dục hiện đại Quan điểm
Thầy là trọng tâm
Người học là trung tâm Mục đích
Tập trung vào nội dung
Tập trung vào phát triển năng lực bản thân (biết,
làm, cùng chung sống, khẳng định bản thân)
Mối qhe thầy 1 chiều từ trên xuống (ng 2 chiều (tương tác qua lại) trò
thầy giữ vai trò quyết định)
Nội dung giáo Cung cấp kiến thức cơ bản Lồng ghép phương pháp học, làm việc, nhiều kỹ dục
(lý thuyết hàn lâm).
năng cần thiết (tìm ra thế mạnh để phát triển)-> tính toàn diện. Phương pháp Thuyết giảng
Chủ động, đa dạng (làm việc nhóm, dự án…) Hình thức tổ Trên lớp
Lớp học đảo ngược, mở (học ngoài đường, ngoài chức
xã hội, thực tế…)
Hình thức kiểm Thầy quyết định (ktra
Người học tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. tra đánh giá
thuộc lòng, ghi nhớ máy móc…)
Câu 4) Trình bày cấu trúc của hoạt động dạy và hoạt động học theo quan điểm của
Aleksei Nikolaevich Leontiev, kèm theo ví dụ minh họa cho từng thành phần và rút ra ý
nghĩa trong hoạt động giáo dục?
● Cấu trúc hoạt động dạy
● Đối tượng: nhận thức ( kiến thức, tri thức ), kỹ năng, thái độ từ đó người học rút ra
những cách học riêng để chiếm hữu những kiến thức đó thành của cá nhân.
● Chủ thể: người học ( sinh viên, học sinh,...) lOMoAR cPSD| 40749825
● Động cơ: những kích thích để hướng tới mục đích
● Động cơ bên ngoài: mọi người đi học nên mình đi học, ba mẹ muốn,...
● Động cơ bên trong: bản thân muốn lĩnh hội những kiến thức nên đi học,..
● Mục đích: nhận thức, thái độ và kỹ năng, phẩm chất và năng lực (không thể biến mất)
● Mục đích dài hạn: học để làm giàu,...
● Mục đích ngắn hạn: tốt nghiệp đại học,...
● Hoạt động: hoạt động học, hoạt động giảng dạy, hoạt động nhóm,..
● Hành động: thảo luận, giảng dạy,..
● Thao tác: mở sách, viết, vẽ,...
● Phương tiện học tập: phòng máy, phòng học ( bàn, ghế, sách,...),
● Kết quả học tập: kiểm tra, đánh giá kết quả phải đủ các chức năng cơ bản: chức năng
phát hiện điều chỉnh là chức năng cơ bản nhất, chức năng củng cố, chức năng phát
triển trí tuệ của người học.
● Cấu trúc hoạt động học:
● Cấu trúc của hoạt động học bao gồm các thành phần như sau:
● Các chủ thể của hoạt động dạy: giảng viên, giáo viên...;
● Mục đích của hoạt động dạy: tạo ra sự phát triển tâm lý của người học: nhận thức,
tình cảm, ý chí; nhân cách (phẩm chất và năng lực) đáp ứng yêu cầu của xã hội;
● Đối tượng của hoạt động dạy đó quá trình hình thành và phát triển tâm lý của
người học: Nhận thức (tri thức, kiến thức), kỹ năng, thái độ; phẩm chất và năng
lực của người học;
● Nội dung của hoạt động dạy: thông qua chương trình đào tạo, các môn học.. của
các bậc học khác nhau;
● Phương pháp và phương tiện của hoạt động dạy: người dạy căn cứ vào mục tiêu,
chuẩn đầu ra kết hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, điều kiện đảm bảo để thiết kế
phương pháp và phương tiện phù hợp. Phương pháp và phương tiện cần phải theo
hướng hướng tích cực hóa, cá biệt hóa, công nghệ hóa hoạt động học của người học;
● Các hình thức tổ chức của hoạt động dạy: người dạy cần kết hợp các hình thức tổ
chức đáp ứng các thành tố của hoạt động dạy;
● Kết quả của hoạt động dạy: sự phát triển tâm lý của người học: nhận thức, tình
cảm, ý chí; nhân cách (phẩm chất và năng lực) đáp ứng yêu cầu của xã hội ●
Ý nghĩa trong hoạt động giáo dục - Tự nghĩ lOMoAR cPSD| 40749825
Câu 5) Lý giải về tháp học tập (LEARNING PYRAMID) và tháp kiến thức (DIKW
PYRAMID), nêu ý nghĩa của nó đối với người dạy và người học? ● THÁP HỌC TẬP 1.
Phương pháp học tập thụ động
Phương pháp học tập truyền thống không cho kết quả duy trì ghi nhớ lâu. Theo đó, người học sẽ nhớ:
● 5% nội dung k hi nghe một bài giảng
● 10% khi đọc sách
● 20% thông qua hình ảnh minh họa ở các thiết bị nghe nhìn (tranh ảnh, video)
Không có cách gì hiệu quả bằng cho người học tự mình tham gia chủ động vào việc tích lũy thông tin.
● 30% từ các thiết bị mô phỏng (tương tự các phương pháp mang tính mô phỏng)
● 50% từ thảo luận nhóm (tương tự các phương pháp tham gia)
● 75% từ việc thực hành, tự trải nghiệm
● 90% thông qua việc các người học dạy lại cho người khác 3. Ý nghĩa
Mô hình này có ý nghĩa quan trọng đối với việc học tập của học sinh, sinh viên. Vì thế, để tăng
hiệu quả học tập, cả học sinh và giáo viên cần phải thay đổi phương pháp và thái độ học tập.
Học tập và giảng dạy theo mô hình tháp học tập chính là cần có sự tương tác nhiều hơn giữa
giáo viên và học sinh liên quan đến nội dung bài giảng để tránh tình trạng học sinh nói chuyện
khi cô giảng còn khi được yêu cầu thảo luận lại yên lặng.
Một bài giảng được truyền đạt theo phương pháp hiện đại nên gồm 3 phần chính: lOMoAR cPSD| 40749825
Introduction - Giới thiệu: phần này nếu áp dụng triệt để việc giảng bài, cho học sinh đọc bài
thành tiếng, áp dụng các thiết bị nghe nhìn sẽ giúp học sinh nắm được 20% nội dung.
Teaching - Dạy học: Sau khi đã được truyền đạt kiến thức, các bạn học sinh có thể được yêu
cầu nhắc lại theo trí nhớ hoặc đưa ra các ví dụ và thảo luận các ví dụ đó nhằm tăng khả năng ghi nhớ lên 50%.
Application - Áp dụng: đây là phần mà các bạn học sinh được thực hành để tăng tối đa khả
năng “hấp thụ” kiến thức lên 90%. Có thể là tự phân tích, giải thích đúng sai một số vấn đề
liên quan hoặc dạy lại cho bạn khác.
● THÁP KIẾN THỨC 1. Data -
Thuần túy chỉ là dữ liệu "thô". Dạng này không thường gặp trên các nguồn đọc như
sách báo, tạp chí (do sách báo buộc phải xử lý data thì thành các dạng cao hơn mới có thể hấp
dẫn, lôi cuốn được độc giả)
- Thường thấy khi chúng ta cần nghiên cứu 1 vấn đề nào đó (liên quan đến số liệu, bảng biểu, ...)
- Có thể được coi là 1 dạng "thông tin" ở mức thấp. Ví dụ:
- Các cảm biến thu thập dữ liệu về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, ...
- Câu trả lời đơn lẻ trong Bảng hỏi khảo sát 2.
Information (Thông tin) = Data + Bối cảnh -
Từ 1 kho data khổng lồ, bằng cách sắp xếp tổ chức lại chúng và được đặt trong bối
cảnh cụ thể thì ta có được "Thông tin" - dạng data "hữu ích" -
Thường thấy trên sách báo, giải trí, ... phục vụ nhu cầu trao đổi, xử lý thông tin của
con người, chính là việc cung cấp thông tin về Ai, cái gì, xảy ra khi nào và ở đâu (Who? What? When? Where?) -
Tất nhiên thông tin tồn tại ở cả 2 dạng: Thông tin Đúng và Thông tin Sai (thậm chí còn là cố tình sai) lOMoAR cPSD| 40749825
- Khi trình bày lại các thông tin này cho người khác thì chỉ đơn thuần là "nhắc lại" Ví dụ:
- Dựa trên các data thu được từ môi trường, có thể tiến hành Dự báo Thời tiết.
- Dựa vào tập câu trả lời trong Bảng hỏi, có thể tiến hành thống kê về đặc điểm, xu hướng, phân nhóm
... của các đối tượng được hỏi. 3.
Knowledge (Hiểu biết) = Thông tin + ý nghĩa -
Tiến lên bậc thang tiếp theo là đến mức 3: hiểu biết. Chính là các Thông tin được đi
kèm với các Ý nghĩa của chúng.
- Đi trả lời 2 câu hỏi khó hơn là: Bằng cách nào? Giả sử? (How? What if?) -
Biến dần dần thông tin bên ngoài và kiến thức của người khác trở thành kiến thức của bản
thân mình, để khi trình bày lại các kiến thức đó thì nó sẽ ở dưới dạng Ngôn Ngữ của bản thân mình. 4.
Wisdom (Trí tuệ) = Hiểu biết + Cái nhìn sâu sắc
(Insight) - Là tầng cao nhất của tháp DIKW -
Là tập hợp của 1 lượng Tri thức đầy đủ về 1 lĩnh vực, ngành nào đó được tiếp tục
nâng cấp, đào sâu, áp dụng, phản biện, phân tích, ... để dẫn đến sự thấu hiểu.
- Insight: Chính là các sự thật ngầm hiểu, cái nhìn sâu sắc -
Đi sâu vào bản chất đến tận cùng của vấn đề, cái gì mới là nguyên nhân gốc rễ,
nguồn gốc cốt tảng của toàn bộ điều này, trả lời câu hỏi khó nhất: Tại sao? (Why?)
- Kết nối với tầng Knowledge ở mức cao nhất - Kết nối Niềm tin Ý nghĩa:
Câu 6) Phân biệt sự giống và khác nhau giữa quan điểm điều kiện hóa cổ điển, điều
kiện hóa từ hệ quả? Ý nghĩa của 2 quan điểm này đối với người dạy và người học? ( Chị My nè) GIỐNG:
Có kích thích -> phản ứng.
Có cùng đối tượng củng cố là Phản ứng hành vi của cá nhân. KHÁC:
Điều kiện hoá cổ điển
Điều kiện hoá hệ quả
● Nhu cầu người học ko được quan tâm.
● Nhu cầu người học được đáp ứng, quan
● Môi trường học khép kín. tâm. ● ●
Môi trường học chứa đựng hệ quả đúng.
Người học thụ động.
● Người học chủ động.
● Phương pháp và thời gian củng cố: Lặp đi
lặp lại, thường xuyên.
● Phương pháp và thời gian củng cố:
● Nguồn gốc nảy sinh: kích thích từ ngoài.
Thưởng/ Phạt, đột xuất.
● Nguồn gốc nảy sinh: phản ứng của cá thể.
Củng cố và trừng phạt lOMoAR cPSD| 40749825
Củng cố tích cực: cho thêm cái người học cần.
Vd: bạn thi được 10 điểm sẽ được ba mẹ dẫn đi ăn món yêu thích.
Củng cố tiêu cực: lấy bớt đi cái người học không cần.
Vd: nếu bạn chăm em giúp mẹ thì sẽ không phải rửa chén.
Trừng phạt tích cực: cho thêm vào cái người học không thích.
Vd: nếu bạn không làm bài tập về nhà thì sẽ phải lên trả bài miệng.
Trừng phạt tiêu cực: lấy bớt đi cái người học thích.
Vd: nếu bạn không làm hết bài được giao thì sẽ không được đi chơi. Ý NGHĨA:
Quan điểm đk hoá cổ điển:
Quan điểm đk hoá hệ quả:
Câu 7) Phân biệt sự giống và khác nhau giữa lý thuyết học tập xã hội, mô hình nhận
thức xã hội của Bandura và lý thuyết sinh thái của Urie Bronfenbrenner? Ý nghĩa của
những lý thuyết này đối với hoạt động dạy và hoạt động học?
Sự giống và khác nhau giữa lý thuyết học tập xã hội, mô hình nhận thức xã hội của
Bandura và lý thuyết sinh thái của Urie Bronfenbrenner?
* Ý nghĩa của những lý thuyết này đối với hoạt động dạy và hoạt động học lOMoAR cPSD| 40749825 ● Bronfenbrenner
● Chứng minh sự đa dạng, ảnh hưởng của các ảnh hưởng có liên quan lẫn nhau đối với
sự phát triển của trẻ em
● Cho thấy được những thay đổi của trẻ khi tiếp xúc những môi trường khác nhau
● Tiếp cận lý thuyết trong giáo dục đặc biệt nói chung và giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ nói riêng.
● Ứng dụng lý thuyết trong đánh giá việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường- hệ
thống dịch vụ hỗ trợ cấp địa phương giáo dục học sinh khuyết tật trí tuệ
Câu 8) Trình bày cơ chế phát sinh nhận thức và các giai đoạn phát triển trí tuệ theo
quan điểm của Jean Piaget? Ý nghĩa của những quan điểm này đối với hoạt động dạy và hoạt động học?
● Trình bày cơ chế phát sinh nhận thức và các giai đoạn phát triển trí tuệ theo quan
điểm của Jean Piaget?
Mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đã có sẵn sơ đồ nhận thức về sự vật hiện tượng xung quanh, có thể mang
tính di truyền hoặc từ trong bụng mẹ, trước tác động vô ý hoặc hữu ý của người mẹ ( thai giáo)
Những sơ đồ nhận thức đã có, gọi là sơ đồ nhận thức cũ, sơ đồ nhận thức tiền đề để trẻ tiếp
tục sự phát triển hiểu biết.
Hành vi tạo nên từ một tập hợp từ những sơ đồ nhận thức đang phát triển. lOMoAR cPSD| 40749825
* Sơ đồ: sơ đồ hóa là đặc trưng của sự phát sinh và phát triển nhận thức, phát triển trí tuệ trẻ em
● sự phát sinh và phát triển nhận thức, trí tuệ của cá nhân là quá trình hình thành và
phát triển các sơ đồ nhận thức
● Sđnt là kinh nghiệm chủ thể tích lũy được trong mỗi giai đoạn nhất định, một thể
thống nhất, bền vững các yếu tố cấu thành có quan hệ với nhau
● Sđnt là khái niệm then chốt trong ly thuyết phát sinh trí tuệ của piaget
=> sự phát sinh, phát triển các chức năng trí tuệ là quá trình tổ chức sự thích ứng cơ thể, thông
qua các hoạt động đồng hóa, điều ứng và thích nghi, nhằm tạo lập các trạng thái cân bằng tạm
thời về nhận thức. đó chính là quá trình hình thành và phát triển các sơ đồ trí tuệ của cá nhân. ● Mất cân bằng:
Trạng thái mâu thuẫn về nhận thức, không thoải mái về tâm lý. Có thể khiến ta cảm thấy khó
chịu và đầy thử thách, có thể gây ra sợ hãi lo lắng hoặc thậm chí hoảng loạn.
● Cân bằng: để tạo lập sự thích nghi và phát triển của cơ thể, cần nhiều mô hình cân
bằng, trong đó có 2 hình thức:
● Cân bằng sinh học
● Cân bằng trí tuệ:
● được thiết lập bởi các sơ đồ
● sơ đồ trí tuệ là cân bằng cao nhất.
=> chỉ các tình huống mà nhiệm vụ và nhận thức đặt ra, chủ thể huy động sơ đồ nhận thức đã
có để giải quyết vấn đề=> cân bằng nhận thức là cân bằng giữa sơ đồ nhận thức cũ với những
tình huống, tri thức mới.
● Đồng hóa: Quá trình gắn thông tin mới và sơ đồ nhận thức hiện có, đồng hóa không
làm thay đổi nhận thức, nó chỉ mở rộng cái đã biết.
- dựa vào cái đã có để nhận thức cái mới ● Điều ứng:
● Quá trình thích nghi của chủ thể với những đòi hỏi đa dạng của môi trường, bằng cách
tái lập những đặc điểm khách thể đã có => biến đổi sơ đồ đã có, tạo ra sơ đồ mới->
trạng thái cân bằng giữa chủ thể với môi trường.
● Trong điều ứng, chủ thể buộc phải thay đổi sơ đồ cũ cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
● Nếu động hóa là tăng trưởng thì điều ứng là phát triển. lOMoAR cPSD| 40749825
● Điều ứng xảy ra khi quá trình đồng hóa thất bại và sơ đồ nhận thức cũ cần thay đổi
để phù hợp với tình huống mới. , hoàn cảnh mới, tri thức mới.
● Thích nghi: ( thích nghi trí tuệ/ phát sinh, phát triển nhận thức)
● Quá trình tạo lập sự cân bằng giữa hành động của cơ thể với môi trường.
● Quá trình con người tìm kiếm trạng thái cân bằng về nhận thức thông qua quá
trình con người tác động qua lại với môi trường sống
● Các giai đoạn phát triển trí tuệ lOMoAR cPSD| 40749825 * Ý nghĩa:
● xây dựng được chương trình học phù hợp với sơ đồ nhận thức của người học.
● Quá trình học tự nhiên, mang tính cá nhân, chủ động và khám phá.
Câu 9) Trình bày các quan điểm cốt lõi trong hệ thống lý luận của Vygotsky và ý nghĩa
của những quan điểm này đối với hoạt động dạy và hoạt động học?( Thùy Dương nè)
● Nhận thức con người bao giờ cũng mang đậm nét văn hóa xã hội
● Ông nhấn mạnh sự phát triển nhận thức của trẻ được hình thành và nuôi dưỡng
trong mối quan hệ tương tác, giao tiếp với những người có hiểu biết hơn.
● Trẻ chỉ sinh ra với vài chức năng tâm lí cơ bản. Mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ ảnh
hưởng đến suy nghĩ, tư duy của trẻ
● Phát triển các chức năng tinh thần bậc cao (higher mental function) thông qua sự
tham gia của các công cụ tâm lý
● Coi các chức năng nhận thức, các công cụ thích nghi trí tuệ là khác nhau qua các nền văn hóa lOMoAR cPSD| 40749825
● Vygotsky lại cho rằng sự phát triển của trẻ bắt nguồn từ xã hội hướng vào cá nhân. Để
chứng minh quan điểm của mình, ông đã dành nhiều trang sách để phân tích thứ ngôn
ngữ mang tính duy kỷ, “tự cho mình là trung tâm”.
● Ông cho rằng sự phát triển tâm lý ở trẻ nói chung và phát triển nhận thức nói riêng diễn ra ở 3 mức độ:
● Vùng phát triển hiện tại: mức độ phát triển mà trẻ đã đạt được những kiến thức, kỹ
năng, kỹ cảo nhất định, những yếu tố này trang bị cho trẻ khả năng tự giải quyết, một
số vấn đề nhất định.
● Vùng phát triển lân cận hay còn gọi là vùng phát triển gần nhất: ở mức độ này, trẻ cần
có sự hướng dẫn, hỗ trợ của những người có kiến thức, khả năng cao hơn mới có thể
giải quyết được vấn đề.
● Vùng phát triển xa hay vùng phát triển ngoài tầm với của trẻ: là mức độ phát triển mà
ở đó, trẻ không thể giải quyết được tình huống có vấn đề mà mình gặp phải ngay cả khi
có sự hỗ trợ, hướng dẫn từ những người có năng lực cao hơn mình.
Như vậy, không phải bất cứ tình huống nào cũng có thể làm nảy sinh ở trẻ khả năng phát
triển nhận thức, trẻ chỉ có thể giải quyết được tình huống có vấn đề với sự hỗ trợ, hướng dẫn
từ những người lớn hoặc sự hợp tác, phối hợp với những người bạn đồng trang lứa nhưng có
năng lực và hiểu biết cao hơn trẻ.
Hay nói cách khác, Vygotsky chỉ ra rằng, trẻ chỉ có thể phát triển nhận thức thông qua giải
quyết vấn đề nằm trong một giới hạn, một khoảng cách giữa mức phát triển hiện tại mà trẻ đã
đạt được và mức phát triển tiềm năng khi trẻ có thế tiến tới với sự hỗ trợ từ những người có
kiến thức, năng lực cao hơn (MKO: More Knowledgeable Others). Từ đó, Vygotsky chỉ ra
được vùng phát triển lân cận (ZPD: Zone of Proximal Development) của trẻ như một luận
điểm quan trọng trong các nghiên cứu của ông về sự phát triển tâm lý của trẻ.
● Quy tắc giàn giáo (scaffolding – hay còn gọi là bắc giàn) là phương thức mà đứa trẻ có
thể bước từ vùng phát triển hiện tại của mình sang vùng phát triển lân cận với sự giúp
đỡ, hướng dẫn từ người có năng lực cao hơn hoặc bằng các công nghệ hay công cụ được
cung cấp. Sau khi đứa trẻ đã đạt được trình độ phát triển mới, vùng phát triển lân cận
của nó đã trở thành vung phát triển hiện tại, và vùng phát triển ngoài tầm với trước
đây sẽ tiếp tục trở thành vùng phát triển lân cận tiếp theo ● ý nghĩa:
có ý nghĩa vô cùng quan trọng với giáo dục và dạy học
● định hướng trong việc xác định được mức độ phát triển hiện tại của trẻ và xây dựng
được vùng phát triển lân cận phù hợp với đặc điểm phát triển cá nhân người học, từ đó
kích thích phát triển một cách tối ưu.
Câu 10) So sánh lý thuyết của Piaget và Vygotsky? Ứng dụng lý thuyết của hai tâm lý
gia này trong hoạt động giáo dục? Điểm giống nhau:
● Cho rằng trẻ em sinh ra đều có năng lực làm cơ sở cho sự phát triển nhận thức ( trẻ
có óc tò mò, chủ động trong việc khám phá học tập,phát triển những hiểu biết mới
của chính mình) Điểm khác nhau: Vygotsky Piaget lOMoAR cPSD| 40749825
● Sự phát triển nhận thức thay đổi theo nền văn hoá
● Sự phát triển phải đi
● Việc học mang tính xã hội,có xu hướng đi trước sự phát trước việc học triển
● Nhấn mạnh đóng góp xã hội vào tiến trình phát triển.
Việc học có hướng dẫn bên trong vùng phát triển ● Sự phát triển nhận
gần.Nhiều việc học được sự giúp đỡ bởi người có kỹ
thức phần lớn mang tính
năng tốt hơn. Trẻ sẽ tìm cách hiểu, chuyển thông tin ấy phổ quát
vào nội tâm, sử dụng nó để hướng dẫn hay điều chỉnh
● Nhấn mạnh sự khám phá
hành vi của chính mình
sáng kiến tự cá nhân
● Đầu đời tư duy và ngôn ngữ là 2 hệ thống riêng riêng
● Sự PTNT phần lớn bắt
biệt, khoảng năm 3 tuổi sẽ trộn lẫn vào nhau tạo ra suy
nguồn từ các thăm dò độc
nghĩ bằng ngôn từ ( thoại nội tâm )
lập qua đó trẻ em kiến tạo
● Người lớn chuyển giao các công cụ văn hoá,sự thích kiến thức của chính
nghi về trí tuệ của mình cho trẻ chuyển vào nội tâm của chúng chúng.
● Các chức năng tâm trí sơ cấp: Chú ý, cảm giác, tri giác, trí nhớ
● Ngôn ngữ chịu phụ thuộc
tư duy ( tư duy có trước ngôn ngữ có sau)
● Nhấn mạnh tầm quan
trọng của các bạn đồng
đẳng thúc đẩy sự “ nhận
thức bối cảnh xã hội”
● Cảm xạ vận động và các
năng lực cảm giác
● Ứng dụng ( Piaget ):
● Dạy theo quan điểm của Piaget: Lấy người học làm trung tâm.Hướng đến phát triển
năng lực nhận thức. Nhiệm vụ của người dạy là tạo ra môi trường học tập thuận lợi,
tích cực. Phương pháp dạy học: giải quyết vấn đề, dự án, nhóm, khám phá..
● Học theo quan điểm của Piaget: Học chủ động, mang tính lựa chọn và diễn ra bên
trong.Động lực học là để duy trì sự cân bằng trong nhận thức Học tập gắn liền với hoạt
động thực tế, học theo nhóm bạn
● Ứng dụng ( Vygotsky ):
● Dạy theo quan điểm của Vygotsky:
● Giáo dục đi trước kéo theo sự phát triển của người học
● Dạy học tập trung vào người học, phù hợp với vùng phát triển gần của người học
● Dạy học tương tác, học tập thể, học nhóm làm việc nhóm
● Học theo quan điểm của Vygotsky:
● Hiểu được vùng phát triển hiện tại, vùng phát triển gần, vùng phát triển xa
● Học với người hiểu biết hơn, học nhóm, học với bạn bè cùng trang lứa lOMoAR cPSD| 40749825
● Học từ môi trường xã hội văn hóa lịch sử cụ thể
● Phát triển ngôn ngữ,phát triển tư duy
Câu 11) Phân biệt sự giống và khác nhau giữa lý thuyết học tập khám phá của Bruner
và các quan điểm của John Dewey trong giáo dục? Giống nhau:
● Đều lấy trẻ em làm trung tâm, trẻ có vai trò chủ động trong học tập
● Học tập là quá trình tự thân tích cực tham gia và kiến tạo
● Nhấn mạnh tầm quan trọng của nền văn hóa ●
Học thông qua tò mò hứng thú động cơ học tập Khác nhau:
● Bruner quan tâm đến người học, Dewey quan tâm đến trẻ em là chủ yếu
Câu 12) Trình bày các nội dung cốt lõi trong lý thuyết của A. Maslow và C. Rogers? ( Hà Lynh ) Cơ sở lí thuyết
● Lý thuyết và cách tiếp cận trong giáo dục theo quan điểm này tập trung vào ý tưởng:
“trẻ em là điều cốt lõi và giáo dục nên tập trung vào những cách thức hợp lý để giáo
dục trẻ em phát triển toàn diện”
● Cho rằng: học sinh là người có thẩm quyền về cách học của họ, và tất cả các nhu cầu
của họ phải được đáp ứng để họ học tốt. (đói > ăn)
● Lòng tự trọng & mục tiêu & quyền tự chủ hoàn toàn: 3 yếu tố học tập quan trọng trong LTHT nhân văn Nội dung cốt lõi
● Là một cách tiếp cận giáo dục cho phép con người thể hiện toàn bộ tiềm năng của
mình, bắt nguồn từ cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm.
● Sự phát triển cá nhân bị ảnh hưởng bởi các mối tương quan xã hội.
● Mục tiêu của giáo dục: giúp người học thay đổi và học được cách học phù hợp với
bản thân họ, chứ không phải dạy cái thầy cô cho là quan trọng.
● Tin vào quá trình hơn là tin vào
kiến thức Có 2 loại học tập:
● Học vần vô nghĩa
● Học đầy ý nghĩa & thể nghiệm
● Quan điểm nhân văn trong giáo dục được thể hiện cụ thể ở những nội dung
● Quan điểm nhân văn sẽ không cố gắng tìm ra điểm hạn chế của con người, tập trung
vào những điều tốt nhất của con người, nhấn mạnh cơ hội dành cho mỗi người
● Nhấn mạnh đến trạng thái cảm xúc tích cực
● Quan điểm nhân văn tiếp cận con người một cách tổng thể 13.
Trình bày nội dung lý thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner và ý nghĩa của lý thuyết
này đối với hoạt động giáo dục? So với quan điểm của A. Maslow và C. Rogers thì có gì giống nhau?
Thuyết đa trí tuệ nói về trí thông minh của con người được nhìn nhận bằng nhiều cách, mang lOMoAR cPSD| 40749825
tính đa dạng, được nghiên cứu và công bố bởi tiến sĩ Howard Gardner. Theo Gardner,
có 8 loại trí thông minh:
● Trí tuệ ngôn ngữ: có năng lực nắm bắt, tư duy, diễn đạt bằng ngôn ngữ
● Trí tuệ logic - toán: năng lực tính toán, phân tích các mệnh đề, khả năng thực
hiện thao tác toán học phức tạp
● Trí tuệ thể chất-vận động: năng lực thực hiện các hoạt động, động tác cơ thể
chính xác, khéo léo
● Trí tuệ thị giác-không gian: năng lực tưởng tượng, tư duy trong các không
gian ba chiều, tư duy bằng hình ảnh.
● Trí tuệ âm nhạc: năng lực thể hiện độ nhạy cảm với âm điệu, giai điệu, tiết tấu
và với âm thanh nói chung
● Trí tuệ tương tác xã hội: năng lực thấu hiểu, sẻ chia, tương tác với người khác
● Trí tuệ nội tâm: năng lực tự thấu hiểu, nhận thức bản thân và biết cách tận dụng
những hiểu biết đó để phát triển bản thân
● Trí tuệ thiên nhiên: năng lực quan sát nhạy bén để phát hiện quy luật xuất hiện
trong môi trường tự nhiên, năng lực phân loại, hệ thống hóa
● Năm 1999: Gardner đưa ra trí thông minh hiện sinh ( trí thông minh liên quan tới các
vấn đề cơ bản của cuộc sống: Nhà thần học, mục sư, giáo sĩ Do Thái, pháp sư,
linh mục, thầy dạy Yoga, nhà sư)
● Các dạng trí tuệ con người không bó hẹp trong các dạng thông minh mà ông
nhắc tới. Trong giáo dục:
● Giáo dục truyền thống quá tập trung vào phát triển logic, ngôn ngữ dẫn đến sự thiếu
công bằng trong đánh giá đối với các học sinh có thiên bẩm về các dạng trí tuệ khác.
● Cung cấp 8 con đường tiềm năng khác nhau của việc học.
● Mở rộng nhận thức và khả năng sáng tạo của người dạy (phát triển phương pháp dạy/học)
● Cho thấy tầm quan trọng của việc đa dạng hóa cách thức giảng dạy. (đáp ứng sự
đa dạng về tài năng của học sinh)
Hạn chế của thuyết:
● Thiếu đi hệ thống các bằng chứng khoa học cụ thể
● Thiếu công cụ chuẩn hóa nhằm xác định các loại hình trí tuệ mà một con người có được.
● Thiếu công cụ đánh giá, kiểm tra
● Chỉ được xem là suy đoán cá nhân
Sự giống nhau giữa các quan điểm của H.Gardner, A.Maslow, C.Rogers: Đều cho rằng:
● Người học làm trọng tâm
● Mỗi người học đều có tiềm năng khác nhau, cách học khác nhau, là các thể riêng biệt
● Không thể đánh giá tất cả người học bằng 1 thang đo cố định hoặc chỉ trong 1
lĩnh vực cố định. 14.
Trình bày một số lý thuyết về động cơ (động lực)? Cấu trúc và phân loại động cơ
(động lực) học tập? Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ (động lực) học tập? Các chiến
lược phát triển động cơ (động lực) học tập? Phân biệt động cơ học tập và hứng thú học tập?
Trình bày một số lý thuyết về động cơ (động lực)? lOMoAR cPSD| 40749825
● Lý thuyết phân tâm học: nhân tố thúc đẩy hoạt động con người là sức mạnh của bản
năng (dưới nhiều hình thức tùy tác giả lý giải)
● Lý thuyết tâm lý học hành vi: một đối tượng hoặc sự kiện hấp dẫn là kết quả của một
hành vi nhất định (phần thưởng) và một đối tượng hoặc sự kiện mang đến cảm giác
không được đáp ứng (hình phạt)
● Lý thuyết tâm lý học nhân văn: động cơ nhấn mạnh đến các nguồn lực nội tại (nhu cầu
thực hiện của con người, một xu hướng bẩm sinh hướng tới sự tự hiện thực hóa, nhu cầu
tự quyết). Con người bị thúc đẩy bởi nhu cầu bẩm sinh, nội lực (ý thức về năng lực, lòng
tự trọng, tự quản, tự giác)
● Lý thuyết tâm lý học nhận thức: hành vi con người được quyết định bởi nhận thức (suy
nghĩ). Thuyết này cũng nhấn mạnh nguồn lực nội tại. Con người tò mò, tích cực tìm
kiếm thông tin để giải quyết vấn đề, để hiểu và giải thích.
● Lý thuyết học tập xã hội: hành vi được quy định và hướng dẫn bởi kết quả của hành vi và
những gì gắn liền với kết quả đó (suy nghĩ về kết quả, đặc điểm nhân cách, tình huống,..)
● Lý thuyết văn hóa - xã hội: trong quá trình con người hoạt động và giao tiếp trong một
bối cảnh văn hóa - xã hội nhất định, tham gia và nắm giữ một vai trò nhất định trong xã
hội đó, hệ thống động cơ sẽ dần được hình thành dưới tư cách là hoạt động của con
người. Môi trường xã hội (bao gồm hệ thống các giá trị, chuẩn mực, các mối quan hệ,..)sẽ
là nguồn gốc để con người nhận thức được và biến nó thành động cơ hành động.
Cấu trúc và phân loại động cơ (động lực) học tập? Cấu trúc:
● Để có động cơ học tập cần có: đối tượng học (kiến thức, kỹ năng, thái độ). Đối tượng có
khả năng kích thích, thúc đẩy, duy trì hoạt động học tập. Khi nhu cầu chiếm lĩnh đối
tượng được người học nhận thức thì đối tượng sẽ trở thành động cơ. Phân loại:
● Căn cứ vào thời gian tác động của động cơ học tập tới hoạt động học tập:
● Động cơ học tập xã hội: mang tính bao quát, ổn định và hiệu quả; chi phối người học
trong thời gian dài ít dựa vào hoàn cảnh ngẫu nhiên.
● Động cơ học tập cá nhân: mang tính nhỏ hẹp, tương đối ngắn hạn; tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
● Căn cứ vào mối quan hệ giữa động cơ học tập và xu hướng nhân cách của người học:
● Động cơ nhận thức: là sự khách quan hóa nhu cầu nhận thức và trở thành động lực
thúc đẩy, điều khiển hoạt động chiếm lĩnh đối tượng học.
● Động cơ xã hội: thể hiện nhu cầu, hứng thú và mong muốn của người học; gắn liền với
khuynh hướng nhân cách.
● Căn cứ vào hướng tác động của động cơ học tập đến người học:
● Động cơ bên trong: là động cơ xuất phát từ nhu cầu, sự tò mò, niềm tin và hứng thú
● Động cơ bên ngoài: là những ảnh hưởng từ bên ngoài đến hoạt động học tập của người học.
Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ (động lực) học tập?
Các chiến lược phát triển động cơ (động lực) học tập?
● Đảm bảo người học biết mình phải làm gì và làm thế nào, người dạy phải chuẩn bị sẵn
sàng để giúp đỡ người học khi họ cần
● Mục tiêu học tập phải cụ thể, rõ ràng, đặt kết quả nhanh chóng thông qua trải nghiệm
thực tiễn của người học (người dạy chia nhỏ các nhiệm vụ học tập và triển khai theo giai
đoạn, sau mỗi giai đoạn phải củng cố kịp thời)
● Người dạy sử dụng linh hoạt nhiều hình thức khen thưởng và ghi nhận sự cố gắng của
người học ở bất kỳ thời điểm nào (hành vi diễn ra phù hợp thì động lực học tập và hiệu
quả học tập càng được nâng cao) lOMoAR cPSD| 40749825
Phân biệt động cơ học tập và hứng thú học tập? 15.
Hứng thú học tập là gì? Cấu trúc, phân loại và các giai đoạn phát triển hứng thú
học tập? Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập? Các chiến lược phát triển hứng
thú học tập? Phân biệt với động lực học tập?
Hứng thú học tập là gì?
● Là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc
sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Cấu trúc
Gồm ba mặt biểu hiện:
- Mặt giá trị gần với sự đánh giá của chủ thể về vai trò của đối tượng học.
- Mặt cảm xúc gắn với các mức độ rung cảm của chủ thể với đối tượng học.
- Mặt nhận thức gần với những hiểu biết của chủ đề về đối tượng học. Phân loại
● Hứng thú học tập tình huống. Bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài chủ thể, dễ
xuất hiện nhưng dễ thay đổi và biển mất, thường xuất hiện trong thời gian ngắn.
● Hứng thú học tập cá nhân Liên quan đến các yếu tố bên trong chủ thể, khó hình
thành. ổn định và bền vững.
Các giai đoạn phát triển hứng thú học tập
Hứng thú học tập được hình thành và phát triển theo 2 giai đoạn và 4 thời điểm
Giai đoạn đầu: (1)
Hứng thú tình huống được kích hoạt: Chủ thể có sự thay đổi tương đối
ngắn trong nhận thức và cảm xúc với đối tượng học. (2)
Duy trì hứng thú tình huống: Chủ thể kèm theo sự chú ý và kiên trì nhằm
kéo dài và duy trì hứng thú với đối tượng học.
Giai đoạn sau: (3)
Xuất hiện hứng thú cá nhân: Chủ thể bắt đầu có khuynh hướng liên quan
lâu dài, lặp lại sự tham gia vào tình huống với đối tượng học. lOMoAR cPSD| 40749825 (4)
Hình thành hứng thú cá nhân: Chủ thể thiết lập khuynh hưởng liên quan
lâu dài, ổn định, tái tương tác thường xuyên với đối tượng học.
Câu 16) Trình bày các nội dung cơ bản về phong cách học tập và chiến lược học tập?
Vận dụng vào phân tích phong cách học tập và chiến lược học tập của bản thân? (Cái
này ý mỗi người khác nên Na gạch ý suy nghĩ cho mn thôi nha)
● bản thân sử dụng phong cách nào? Cái nào là tối ưu?...
● Phân tích qua các hoạt động học như làm việc nhóm, giảng lại bài, thảo luận,
chuẩn bị bài ở bản thân như thế nào?
● Có được kiến thức rồi áp dụng ntn trong thực tế?
Phong cách học tập (8 phong cách)
CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP
Chiến lược học tập là những phương thức mang tính phức hợp ít hay nhiều, với mức độ tổng
thể khác nhau, có ý thức hay không có ý thức được sử dụng nhằm đạt được mục đích học tập. lOMoAR cPSD| 40749825
Câu 17) Lao động sư phạm là gì? Đặc điểm, kết cấu của lao động sư phạm? Các yêu cầu đối
với phẩm chất và năng lực của người giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay?
Lao động của người thầy, lao động sư phạm là loại hình lao động đặc biệt. Đối tượng lao động của
người thầy là con người, là thế hệ trẻ đang lớn lên cùng với nhân cách của họ. Đối tượng này không
phải là vật vô tri vô giác như tấm vải của người thợ may, viên gạch của người thợ hồ hay khúc gỗ của
người thợ mộc ... mà là một con người nhạy cảm với những tác động của môi trường bên ngoài theo
hướng tích cực và cả tiêu cực. Do vậy, người thầy phải lựa chọn và gia công lại những tác động xã hội
và tri thức loài người bằng lao động sư phạm của mình nhằm hình thành con người đáp ứng yêu cầu
của xã hội. Bản thân đối tượng lao động đã quyết định tính đặc thù của lao động sư phạm. lOMoAR cPSD| 40749825
Kết cấu của lao động sư phạm (5 Thành phần): 1. NHẬN THỨC
- Biết nghiên cứu nội dung và phương pháp tác động đến người khác;
- Biết tìm hiểu những đặc điểm lứa tuổi và loại hình cá thể của người đó; -
Biết tìm hiểu về đặc điểm quá trình và kết quả hoạt động của bản thân; nhận ra
những ưu điểm và khuyết điểm trong hoạt động của mình. 2. THIẾT KẾ
- Biết dự kiến các hoạt động của học sinh; -
Biết xây dựng kế hoạch giáo dục và giảng dạy trong suốt cả một thời kỳ công tác
nhất định với học sinh, có chú ý đến triển vọng và kết quả của kế hoạch này; -
Biết thiết kế các biện pháp tác động giáo dục hứng thú học tập và hứng thú
nghề nghiệp của học sinh; -
Biết xây dựng các biện pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập độc
lập của học sinh. 3. KẾT CẤU
- Biết lựa chọn và sắp xếp các nội dung thông tin mà học sinh cần đạt được; -
Dự kiến các hoạt động của học sinh mà qua đó các em sẽ lĩnh hội được những
thông tin cần thiết; -
Dự kiến các hoạt động và hành vi của bản thân người giáo viên sẽ phải tiến
hành như thế nào trong quá trình tác động qua lại với người học. 4. GIAO TIẾP
- Biết xây dựng mối quan hệ qua lại đúng đắn với người quản lý và đồng nghiệp;
- Biết thiết lập mối quan hệ qua lại đúng đắn của chủ thể khác mà người giáo viên cần tác động; -
Biết phối hợp hoạt động của
mình với nhiệm vụ chung. 5. TỔ CHỨC
- Biết tổ chức thông tin trong quá trình thông báo cho người nghe; lOMoAR cPSD| 40749825
- Biết tổ chức các loại hoạt động của người
học sao cho kết quả phù hợp với mục đích đề ra; -
Biết tổ chức hoạt động và hành vi của mình trong quá trình tác động qua
lại trực tiếp với học sinh.
Yêu cầu về phẩm chất:
Phẩm chất là thái độ của người đó đối với hiện thực, là hệ thống những thuộc tính tâm lý
biểu hiện các mối quan hệ xã hội cụ thể của người đó.
1- Thế giới quan khoa học -
Thế giới quan khoa học là
phẩm chất quan trọng cấu trúc
nhân cách của người thầy giáo:
+ Quyết định niềm tin chính trị.
+ Quyết định toàn bộ hành vi.
+ Chi phối hoạt động, thái độ của giáo viên đối với học sinh.
Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh => Niềm tin vào tri thức
khoa học hiện đại, Tư tưởng đạo đức và giá trị nhân văn
- Được hình thành dưới ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau:
● Trình độ học vấn.
● Thể nghiệm trong cuộc sống
- Chi phối nhiều mặt và thái độ của người giáo viên trong quá trình hành
nghề: + Trong việc lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy.
+ Việc kết hợp giữa giáo dục với các nhiệm vụ chính trị xã hội, gắn nội dung giảng dạy với
thực tiễn cuộc sống.
+ Cách nhìn nhận và đánh giá mọi biểu hiện tâm lý của học sinh.
=>> Người giáo viên phải không ngừng học tập và rèn luyện phẩm chất chính trị; bồi dưỡng
thế giới quan khoa học nhằm hình thành thái độ ứng xử đúng đắn; tin tưởng vào định hướng
giáo dục của Đảng và Nhà nước, bảo đảm thực hiện tốt lOMoAR cPSD| 40749825
nhiệm vụ được giao.
2- Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ -
Lý tưởng nghề nghiệp là yếu tố tâm lý hết sức cần thiết phải có. Đối với người
thầy giáo, đó là lý tưởng "trồng người", lý tưởng về sự nghiệp giáo dục. - Biểu hiện:
+ Lòng say mê, hứng thú với nghề, phấn đấu hết mình.
+ Có lương tâm nghề nghiệp,yêu trẻ,
+ Có tinh thần trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo….
+ Có tác phong làm việc cần cù.
+ Luôn học tập, tu dưỡng để trở thành
người giáo viên tốt. -
Lý tưởng của người thầy giáo có ảnh hưởng sâu sắc và để lại những dấu ấn
đậm nét trong tâm lý học sinh: nó có tác dụng hướng dẫn,
điều khiển quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. -
Sự hình thành và phát triển lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ là một quá trình hoạt
động tích cực trong công tác giáo dục. Cơ sở của việc hình thành lý tưởng là từ:
+ Trong quá trình học tập ở trường sư phạm.
+ Trong quá trình thực hành nghề ở nhà trường 3- Tình yêu học trò
- Yêu con người là cơ sở nguồn gốc của lòng yêu nghề.
- Yêu con người và yêu nghề gắn bó chặt chẽ, hòa quyện vào nhau.
Biểu hiện của lòng yêu mến học sinh:
● Vui sướng khi được tiếp xúc với học trò.
● Luôn đặt niềm tin nơi các em học sinh.
● Gần gũi, yêu thương, quan tâm, giúp đỡ học sinh.
● Có sự quan tâm thiện ý tới học sinh, đặc biệt là những em cá biệt, có hoàn cảnh khó khăn,…
● Vừa ân cần, khoan dung; vừa nghiêm nghị, công bằng đối với học sinh. 4- Tình yêu nghề
Biểu hiện của lòng yêu nghề:
● Say mê công việc, làm việc hết mình, khi cần sẵn sàng hy sinh cả lợi ích cá nhân.
● Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
● Có biện pháp khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện kế hoạch giáo dục của trường.
● Không ngừng học tập, tu dưỡng, nâng cao trình độ nghề nghiệp, giúp đỡ, hợp tác với đồng nghiệp.
5- Đạo đức lối sống
Phẩm chất đạo đức:
Các phẩm chất ý chí: lOMoAR cPSD| 40749825 -
Tinh thần nghĩa vụ, tinh thần “Mình - Tính mục đích
vì mọi người”. - Lòng nhân đạo, thái độ ân - Nguyên tắc
cần, quan tâm, tôn trọng, - Kiên nhẫn tin tưởng con người. -
Công bằng, khách quan, chính trực, - Tự kiềm chế ngay thẳng,
- Tinh thần cầu tiến.
giản dị, khiêm tốn.
=> Phẩm chất ý chí là sức mạnh để phẩm chất và
- Có lòng tự trọng, rộng lượng, vị tha…..
năng lực của người GV thành hiện thực và tác
=> Phẩm chất đạo đức tạo ra sự gắn kết
động sâu sắc tới người HS.
trong quanhệ thầy – trò, tạo ra uy tín, sức
mạnh của người GV.
Câu 18) Phân biệt giữa kiểu tư duy cố định (Fixed mindset) và kiểu tư duy tăng trưởng
(Growth mindset)? Dựa trên các kiến thức được học ở môn học này, hãy xác định và phân
tích triết lý giáo dục của bản thân? Tức là trả lời các câu hỏi: Là một người học về giáo dục
anh/chị nghĩ về người học là người như thế nào? Người học sẽ trở thành người như thế nào?
Người dạy cần dạy cái gì? Người dạy cần dạy như thế nào? Người dạy là người như thế nào?
Và làm thế nào để trở thành người như thế? => tâm a.
Phân biệt giữa kiểu tư duy cố định (Fixed mindset) và kiểu tư duy tăng trưởng (Growth mindset) TƯ DUY CỐ ĐỊNH
● Khả năng và sự hiểu biết là tương đối cố định.
● Những người có tư duy cố định không tin rằng trí thông minh có thể được nâng cao,
hoặc họ nghĩ rằng điều cốt lõi là bạn có khả năng và không có tài năng hay mà thôi.
● Nếu ai đó tin rằng trí thông minh và khả năng là những đặc điểm bất di bất dịch, họ
không thể nỗ lực nhiều để thay đổi trí thông minh và khả năng vốn có của họ
TƯ DUY TĂNG TRƯỞNG
● Khả năng và sự hiểu biết có thể được phát triển.
● Những người có tư duy phát triển tin rằng họ có thể trở nên khôn ngoan hơn, thông
minh hơn và tài năng hơn thông qua việc dành thời gian và công sức nỗ lực.
● Những người tin rằng họ có thể thay đổi những đặc điểm này có thể sẵn sàng hơn trong
việc dành thêm thời gian và nỗ lực để đạt được các mục tiêu tham vọng hơn.
b. Dựa trên các kiến thức được học ở môn học này, hãy xác định và phân tích triết lý giáo
dục của bản thân?
● Là một người học về giáo dục anh/chị nghĩ về người học là người như thế nào? Tự giác, chủ động, tích cực
● Người học sẽ trở thành người như thế nào? Phát triển tâm lý người học: nhận thức, tình
cảm, ý chí, nhân cách (phẩm chất, năng lực) đáp ứng nhu cầu xã hội.
● Người dạy cần dạy cái gì? dạy cách tự học, tư duy, niềm tin vào sự phát triển, niềm tin vào
năng lực bản thân, Kinh nghiệm xã hội
● Người dạy cần dạy như thế nào? Người dạy căn cứ vào mục tiêu, chuẩn đầu ra kết hợp với
đặc điểm tâm lý lứa tuổi, điều kiện đảm bảo để thiết kế phương pháp và phương tiện phù
hợp. Theo hướng tích cực hóa, cá biệt hóa, công nghệ hóa các hoạt động của người học.
● Người dạy là người như thế nào? lOMoAR cPSD| 40749825
● Năng lực: chuyên môn, sư phạm (tổ chức hoạt động; đánh giá, quản lý, hiểu người học; giao
tiếp sư phạm), ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông, ngoại ngữ, pháp luật, tư duy ptr
Năng lực xã hội: ngôn ngữ, thích ứng, quản lý cảm xúc, quản lý thời gian, công việc, giao tiếp
● Phẩm chất: uy tín, công bằng, kiên nhẫn, yêu nghề, yêu trẻ, trung thực, trách nhiệm (với bản
thân và với những điều mình làm, nói, ngay cả khi không ai quan sát)
● Và làm thế nào để trở thành người như thế? Không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà
giáo và năng lực nghề nghiệp học tập rèn luyện, học kỹ năng mềm, trải nghiệm thực tế đồ đó
bịa đi là điều kiện để hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất của người giáo viên.
Câu 19) Phân biệt sự khác nhau giữa quan điểm hành vi, quan điểm xã hội, quan điểm kiến
tạo và quan điểm nhân văn trong giáo dục? Nêu tên các tác giả tiêu biểu đại diện cho các nhóm quan điểm này?
Các tác giả tiêu biểu đại diện cho nhóm quan điểm :
Quan điểm hành vi: I .P. Pavlov, B.F. Skinner, John B. Watson, E. Thornlike , A. Bandura và Bronfenbrenner
Quan điểm kiến tạo: Jean Piaget, Vygotsky,Bruner và John Dewey
Quan điểm nhân văn : C. Rogers, và A. Maslow
Sự khác nhau giữa quan điểm hành vi, quan điểm kiến tạo và quan điểm nhân văn trong giáo dục :
Quan điểm hành vi: Thông qua việc thay đổi hành vi , người dạy tác động đến người học theo hành
vi của người học theo hướng mong
muốn Vị trí người học: 1.
Phụ thuộc vào hoàn toàn vào người dạy(Watson, mang tính thụ động) 2.
Người học chủ động hơn , học 1 cách tự nguyện
Ví dụ : Bằng hành vi phạt nếu như đi học muộn , người học sẽ có hành vi đi học sớm để đảm bảo kiến thức
Quan điểm kiến tạo: Phát triển học sinh thông qua phát triển nhận thức trong văn hóa-xã
hội , môi trường xung quanh…
Ví dụ : Phát huy tinh thần chủ động của người học bằng cách tạo ra môi trường thuận
lợi(của Piaget), học tập diễn ra từ bên trong , động lực học là sự duy trì cân bằng trong nhận
thức và hiểu được “vùng phát triển gần “ của Vygotsky để học tập hiệu quả. Hay học tập
khám phá như Bruner để người học để tự tìm tòi khám phà và vai trò của người học hướng
dẫn , khuyến khích người học tìm ra cốt lõi của kiến thức.
Hay như Dewey giáo viên là 1 thành viên trong lớp học(dân chủ giáo dục) . Người dạy tạo ra
môi trường học khó khăn để người học phát huy tính sáng tạo của mình.
Quan điểm nhân văn: Phát triển học sinh qua việc cho học sinh hiểu được nhu cầu của bản
thân , giá trị tốt đẹp của mình và tạo điều kiện cho học sinh “tự thân “ trong học tập và hứng
thú với nó. Tin tưởng tuyệt đối vào người học