Bài thảo luận phân tích một số khuyết tật thị trường và vai trò của Nhà nước trong khắc phục các khuyết tật đó
Đây được coi là cuộc khủng hoảng kinh tế kinh khủng nhất thế kỷ XX, nó kéo dài gầnmột thập niên , không những tàn phá nền kinh tế Mỹ mà còn làm chao đảo nền kinh tế toànthế giới. Bản chất của cuộc khủng hoảng này là vì các nước tư bản cố gắng theo đuổi lợinhuận, sản xuất quá nhiều và dồn dập song sức mua lại không có. Tư bản lại chọn cách tiêuhủy hàng chứ không giảm giá, tăng sưu thuế để bù lỗ dẫn tới người nghèo lại càng nghèo.Hậu quả nghiêm trọng đến mức các xí nghiệp lớn thi nhau phá sản, nông dân càng thất thu,nghèokhó,nềnkinh tế lâmvàokiệtquệ,tỉlệthất nghiệptăngvọt. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (KTCTMac-lenin)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46892935
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT CHẤT LƯỢNG CAO KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Đề tài: Phân tích một số khuyết tật thị trường và vai trò của Nhà
nước trong khắc phục các khuyết tật đó
Sinh viên thực hiện : Lã Thuý An - 23062001
Nguyễn Ngọc Minh Anh-23062011 Chu Hải Anh - 23062003
Nguyễn Thuỳ Dương-23061120 Lê Phương Anh - 23062007
Nguyễn Hiền Bảo Linh-23062075
Nguyễn Hương Ly - 23062085 Nguyễn Thị Nga-23062095 Lớp : K68CLC-A
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Linh lOMoAR cPSD| 46892935
Lời mở đầu
Sự hình thành và phát triển của nền kinh tế là điều cần thiết và không thể coi thường, tuy
nhiên, điều này cần sự chỉnh đốn và sự tham gia của Nhà nước để phù hợp với tình hình cụ thể
của đất nước và hướng đi mà chúng ta hướng tới. Chúng ta thấy rằng kinh tế thị trường mang
nhiều ưu điểm nhưng không phải là hoàn hảo, bên cạnh đó, vì nhiều lý do khác nhau, thị trường
cũng tồn tại những khuyết điểm mà nếu không khắc phục kịp thời chúng sẽ khiến nền kinh tế
quốc gia rơi vào nguy cơ nguy hiểm và khủng hoảng. Do vậy, nhóm em xin lựa chọn đề tài “
Phân tích một số khuyết tật thị trường và vai trò của Nhà nước trong khắc phục các khuyết tật đó ” để nghiên cứu.
Phần nội dung I.
Những khuyết tật của nền kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước trong khắc
phục các khuyết tật đó
1. Khuyết tật thứ 1 : Trong nền kinh tế luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng.
Trong nền kinh tế thị trường, cơ chế thị trường luôn không tạo ra sự cân đối về giá cả
và sản lượng hàng hóa, mà thường tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng. Thị trường tự do và
đa dạng này có thể phản ứng mạnh mẽ với các biến cố bất ngờ, như chiến tranh, dịch bệnh,
thiên tai, hoặc cấm vận, gây ra những rối loạn nghiêm trọng.
Một điểm quan trọng là thị trường thường rất nhạy cảm và khó dự đoán chính xác. Khi
có các biến cố đột ngột xảy ra, như chiến tranh bất ngờ hoặc sự bùng phát của một dịch
bệnh nguy hiểm, thị trường có thể rơi vào tình trạng hoảng loạn và không chắc chắn. Các
nhà đầu tư và doanh nghiệp có thể mất lòng tin, dẫn đến giảm đầu tư và tiêu dùng, làm suy thoái kinh tế.
Nhìn ngược lại về các cuộc khủng hoảng kinh tế đã xảy ra trong lịch sử, ta có thể thấy
rằng nó xảy ra khá phổ biến. Dưới đây là một ví dụ cuộc khủng hoảng tiêu biểu trong lịch sử:
❖ Đại suy thoái 1929 – 1939
Đây được coi là cuộc khủng hoảng kinh tế kinh khủng nhất thế kỷ XX, nó kéo dài gần
một thập niên , không những tàn phá nền kinh tế Mỹ mà còn làm chao đảo nền kinh tế toàn
thế giới. Bản chất của cuộc khủng hoảng này là vì các nước tư bản cố gắng theo đuổi lợi
nhuận, sản xuất quá nhiều và dồn dập song sức mua lại không có. Tư bản lại chọn cách tiêu
hủy hàng chứ không giảm giá, tăng sưu thuế để bù lỗ dẫn tới người nghèo lại càng nghèo.
Hậu quả nghiêm trọng đến mức các xí nghiệp lớn thi nhau phá sản, nông dân càng thất thu,
nghèo khó, nền kinh tế lâm vào kiệt quệ, tỉ lệ thất nghiệp tăng vọt. lOMoAR cPSD| 46892935
Tổng quan lại, ta thấy rằng, quy trình biến động của chu kì kinh tế diễn ra theo trình
tự: suy thoái, phục hồi & hưng thịnh. Theo tiến trình lịch sử, ta thấy thời gian khủng hoảng
ngày càng ngắn và xu hướng ngày càng nghiêm trọng. Thị trường kinh tế luôn luôn ẩn chứa
những nguy cơ khủng hoảng. Ban đầu, khủng hoảng thường bắt đầu cục bộ đối với một số
loại hàng hóa cụ thể, nhưng có thể lan rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Sự lan truyền nhanh
chóng của tác động này có thể khiến cho khủng hoảng trở nên nghiêm trọng và khó khăn
hơn để kiểm soát và khắc phục.
Nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được những rủi ro tiềm ẩn này, bởi vì
chúng ta không thể dự báo chính xác thời điểm hoặc quy mô của các biến cố định hình thị
trường. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý rủi ro và ứng phó sẵn có có thể giúp giảm thiểu tác
động của các khủng hoảng và hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế sau khi chúng xảy ra.
1.1. Vai trò của nhà nước trong khắc phục khuyết tật này
• Tiếp tục thực hiện các nhóm giải pháp chống lạm phát, nhất là chính sách tiền tệ chặt chẽ,
linh hoạt, thận trọng theo cơ chế thị trường.
• Tăng cường sự giám sát của chính phủ đối với thị trường tài chính, ngân hàng và thị trường chứng khoán.
• Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, chính sách hỗ trợ nông nghiệp,...
• Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tăng cường thị trường mới, mở rộng thị trường trong nước.
• Tổ chức, điều hành, giám sát đảm bảo thông suốt, không gây đầu cơ, ách tắc, khan hiếm hàng hóa
2. Khuyết tật thứ 2 : Không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không
thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
2.1. Xu hướng cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường và vai trò của Nhà nước
trong khắc phục khuyết tật này
Nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực rất quan trọng của các hoạt động ngày nay.
Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, tài nguyên thiên nhiên là hàng hóa có thể đem lại
nguồn thu nhập lớn, góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế trong một số phương diện như
thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm, thúc đẩy các ngành khác phát triển theo.
Xuất hiện song song với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường là hiện tượng cạn
kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Ví dụ điển hình là như tại cụm công nghiệp Tham
Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với
tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt,
…. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do các doanh nghiệp, các chủ thể của nền
kinh tế thị trường chỉ chú tâm vào lợi nhuận, thậm chí bất chấp pháp luật nhằm đạt được lợi
ích lớn nhất. Vậy nên, cùng với sự chủ quan trong quản lý môi trường, tài nguyên bị khai lOMoAR cPSD| 46892935
thác và sử dụng quá mức, dần dần cạn kiệt khiến cho môi trường bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng
Để khắc phục vấn đề xu hướng cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường thì nhà nước
cần phải can thiệp vào để bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài
nguyên thiên nhiên; hạn chế, khắc phục tình trạng mất cân bằng, ô nhiễm môi trường sinh
thái. Nhà nước đã ban hành những điều luật khuyến khích phát triển kinh tế xanh, khuyến
khích việc bảo vệ tài nguyên và môi trường theo Điều 63, Hiến pháp 2013 quy định: “1.
Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn
tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên
tai, ứng phó với biến đổi khí hậu”. Ngoài ra, nhà nước còn đầu tư vào công nghiệp năng
lượng, tìm kiếm các loại năng lượng có thể tái tạo, an toàn với môi trường như là thuỷ điện,
điện gió, điện mặt trời, địa nhiệt,… 2.2.
Các vấn đề xã hội và vai trò của nhà Nhà nước trong khắc phục khuyết tật này
Khi nền kinh tế thị trường phát triển, ngay cả các thói hư tật xấu của con người cũng bị
khai thác, lợi dụng để kiếm lời. Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, tính đến quý I/2022,
cả nước có 205.818 người nghiện, 66.287 người sử dụng trái phép chất ma túy có hồ sơ
quản lý. Trong số đó, người nghiện ma túy ngoài cộng đồng chiếm trên 56% , qua đó thấy
được xu hướng sử dụng ma túy tổng hợp tăng nhanh, đang dần thay thế thuốc phiện, heroin;
ước tính có khoảng 40 – 50% người nghiện sử dụng ma túy tổng hợp. Không chỉ ma tuý,
các tệ nạn khác như mại dâm, cờ bạc,.. cũng trở thành lĩnh vực kinh doanh bất hợp pháp
dưới nhiều dạng khác nhau, gây suy thoái môi trường xã hội. Tăng chênh lệch giàu nghèo
cũng là một phần nguyên nhân gây cản trở sự phát triển kinh tế. Điều đó khiến cho khoảng
cách xã hội gia tăng, gây mất đoàn kết giữa người với người. Nhiều kẻ lợi dụng nhóm người
yếu thế, những người dễ sa ngã để gây rối trật tự xã hội, chống phá nhà nước, khiến xã hội bị suy thoái.
Để khắc phục được vấn đề xã hội thì nhà nước phải đứng ra lãnh đạo, tổ chức và định
hướng cho mọi người và xã hội. Trước hết, phải tăng cường bình đẳng xã hội, tránh những
tiêu cực do phân tầng giai cấp, tăng cường giáo dục, lập ra những chính sách giúp đỡ tầng
lớp yếu thế để họ có nhận thức đúng đắn và cơ hội được phát triển bình đẳng. Ngoài ra, nhà
nước còn ban hành nhiều quyết định, nghị định về phòng chống tệ nạn xã hội như: Quyết
định số 1393/QĐ-LĐTBXH ngày 30/12/2022 phê duyệt Dự án "Nâng cao hiệu quả công tác
cai nghiện ma túy và phòng ngừa nghiện ma túy đối với nhóm người có nguy cơ cao và
người sử dụng ma túy trái phép chất ma túy".
3. Khuyết tật thứ 3: Không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong
xã hội và vai trò của nhà nước trong khắc phục khuyết tật đó.
Khuyết tật không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội dẫn đến
sự không công bằng trong xã hội, giảm chất lượng môi trường, thiếu an ninh và sự tăng
cường của các doanh nghiệp có quyền lực lớn gây ra sự cạnh tranh không công bằng. lOMoAR cPSD| 46892935
Với sự tăng cường của các vấn đề xã hội phức tạp thì phân hóa kinh tế thường đi kèm
với sự gia tăng của các vấn đề xã hội như tội phạm, nghèo đói và sự mất mát môi trường,
tạo ra các thách thức phức tạp mà không phải lúc nào cũng có giải pháp dễ dàng. Bên cạnh
đó, dưới sự tác động của công nghệ và sự biến đổi kỹ thuật: công nghệ và sự biến đổi kỹ
thuật có thể tạo ra các cơ hội mới cho một số người nhưng cũng có thể tạo ra sự mất mát
việc làm và sự khủng hoảng kinh tế cho những người khác. Sự không đồng đều trong việc
tiếp cận và sử dụng công nghệ có thể tăng cường sự phân hóa trong xã hội. Không chỉ dừng
lại ở đó, đến vấn đề về quản lý tài nguyên và phát triển kinh tế bền vững khi sự cạnh tranh
về tài nguyên và sự phân hóa trong việc phân phối lợi ích từ phát triển kinh tế có thể dẫn
đến sự không ổn định và xung đột xã hội. Việc quản lý tài nguyên một cách bền vững và
công bằng là một thách thức lớn đối với các chính phủ và tổ chức xã hội. Và cuối cùng với
sự gia tăng khoảng cách giữa giàu và nghèo dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội thì người
giàu sẽ sử dụng lợi thế của mình để trở nên giàu hơn, trong khi người nghèo sẽ ngày càng
nghèo đi. Do cạnh tranh, các nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ bị thôn tính, chỉ còn lại một số ít các nhà
sản xuất có tiềm lực mạnh, dần dần kinh tế thị trường biến thành độc quyền chi phối.
3.1. Vai trò của Nhà nước trong khắc phục khuyết tật này
Khi nền kinh tế thị trường không tự khắc phục hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã
hội, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề này. Nhà nước bổ sung
và điều tiết nền kinh tế thị trường bằng những chính sách ở nhiều lĩnh vực chủ yếu là kinh tế:
1. Hoàn thiện thể chế pháp lý:
- Ban hành luật và chính sách nhằm thúc đẩy công bằng xã hội, giảm thiểu bất bình đẳng.
- Xây dựng hệ thống thuế thu nhập lũy tiến để điều tiết thu nhập.
- Củng cố luật lao động để bảo vệ quyền lợi của người lao động, đảm bảo mức
lương tối thiểu và điều kiện làm việc phù hợp.
- Chống độc quyền, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp.
2. Đầu tư vào các lĩnh vực xã hội:
- Tăng cường đầu tư vào giáo dục, y tế, an sinh xã hội, tạo cơ hội tiếp cận dịch vụ
công bình đẳng cho mọi người.
- Hỗ trợ các chương trình đào tạo nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng cho người lao
động, giúp họ có cơ hội việc làm tốt hơn.
- Mở rộng hệ thống bảo trợ xã hội, hỗ trợ người nghèo, người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi,...
3. Thúc đẩy phát triển kinh tế ở các khu vực khó khăn:
- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế ở các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo việc làm cho người dân địa phương.
- Khuyến khích các hoạt động kinh tế tập thể, hợp tác xã, giúp người dân cùng nhau phát triển.
4. Nâng cao nhận thức của cộng đồng: lOMoAR cPSD| 46892935
- Tuyên truyền, giáo dục về tác hại của phân hóa xã hội, khơi dậy tinh thần đoàn
kết, tương thân tương ái trong cộng đồng.
- Khuyến khích các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó II.
Các tài liệu tham khảo 1. Hiến pháp 2013
2. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê nin
3. Kinh tế thị trường và các vấn đề xã hội - Tạp chí Tài chính
4. Báo Điện Tử - Đảng cộng sản Việt Nam: Nguyên nhân, giải pháp khắc phục tình
trạng ô nhiễm môi trường nước
5. Báo Kinh Tế & Đô thị : Những con số đáng lo ngại
Lời kết thúc
Chúng ta có thể thấy rằng thị trường, mặc dù là một công cụ mạnh mẽ trong việc phân
bổ nguồn lực và tạo ra giá trị kinh tế, không phải lúc nào cũng hoạt động một cách hiệu quả
và công bằng. Các khuyết tật thị trường ở trên đều là những ví dụ điển hình cho thấy sự cần
thiết của sự can thiệp từ phía Nhà nước để điều chỉnh và khắc phục. Nhà nước, với vai trò là
người điều tiết và bảo vệ lợi ích công, có thể áp dụng một loạt các biện pháp chính sách như
thiết lập các quy định, cung cấp hàng hóa công cộng, đánh thuế và trợ cấp, cũng như thúc
đẩy công bằng và bền vững trong kinh tế. Mặc dù sự can thiệp của Nhà nước là cần thiết,
nhưng nó cũng phải được thực hiện một cách cẩn trọng để tránh tạo ra gánh nặng không cần
thiết cho thị trường . Tóm lại, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa và biến đổi nhanh chóng
hiện nay, việc phân tích và hiểu biết về các khuyết tật thị trường cũng như vai trò của Nhà
nước trong việc điều chỉnh và khắc phục chúng trở nên càng quan trọng.
Nhiệm vụ của mỗi thành viên STT TÊN NHIỆM VỤ 1 Lã Thúy An Nhóm trưởng
Làm bìa + Lời mở đầu + Lời kết Tổng hợp nội dung 2 Chu Hải Anh
Làm nội dung phần khuyết tật thứ 2 3 Lê Phương Anh
Làm nội dung phần khuyết tật thứ 1 4 Nguyễn Ngọc Minh Anh
Làm nội dung phần khuyết tật thứ 3 5 Nguyễn Thùy Dương
Làm nội dung phần khuyết tật thứ 3 6 Nguyễn Hiền Bảo Linh
Làm nội dung phần khuyết tật thứ 2 lOMoAR cPSD| 46892935 7 Nguyễn Hương Ly
Làm bìa + Lời mở đầu + Lời kết 8 Nguyễn Thị Nga
Làm nội dung phần khuyết tật thứ 1