Bài thi cuối kì của kĩ năng giao tiếp - Kỹ năng giao tiếp | Trường Đại học Quy Nhơn
Bài thi cuối kì của kĩ năng giao tiếp - Kỹ năng giao tiếp | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kỹ năng giao tiếp (KNGT 321312)
Trường: Đại học Quy Nhơn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1 : Những chức năng cơ bản của giao tiếp
1.Chức năng truyền thông tin
Người này giao tiếp với người kia để thông báo cho nhau những thông tin giúp cho hoạt động
được thực hiện một cách có hiệu quả.
VD: Tớ vừa ăn cơm rồi -> nội dung thông tin: người nói đã ăn cơm 2. Chức năng nhận thức
Giao tiếp là công cụ quan trọng giúp con người nhận thức về thế giới và về bản thân, làm cho
vốn hiểu biết, tri thức của con người ngày càng phong phú.
VD:Chúng ta mò về cách làm bánh ,thông qua internet chúng ta sẽ học được cách làm bánh
3. Chức năng phối hợp hành động .Để hoạt động cùng nhau thì mọi người cần phải giao tiếp với
nhau để phối hợp hành. Qua giao tiếp, mọi người hiểu được những yêu cầu, mong đợi của
nhau; hiểu được mục đích chung của nhóm, để có thể phối hợp nhằm đạt được mục đích chung.
VD: Công ty có 1 dự án A, muốn hoàn thành dự án đó thì lãnh đạo của công ty phải thông báo
cho nhân viên và sẽ tổ chức cuộc họp để cùng nhau triển khai để đưa ra những ý kiến để hoàn thành dự án đó
4. Chức năng điều khiển hành vi
Qua giao tiếp, con người có thể nhận biết về thế giới, về người khác và về bản thân. Trên cơ
sở đó, con người tự điều khiển, điều chỉnh bản thân cho phù hợp hơn.
VD:Anh B có hành vi lố lăng trong bữa tiệc, sau khi ông A nhắc nhở thì ông B đã kiểm soát và
kiềm chế được hành vi của mình.
5. Chức năng tạo lập quan hệ
Giao tiếp giúp cho con người tạo ra những mối quan hệ với người khác. Sự trừng phạt kinh
khủng nhất đối với con người là bị cô lập.
VD: Cty A hợp tác với cty B về 1 dự án năng lượng mặt trời sẽ giúp dự án này được thực hiện nhanh hơn,tốt hơn.
6. Chức năng cân bằng cảm xúc :
Khi có những cảm xúc vui hay buồn, hy vọng hay thất vọng, chúng ta đều muốn được chia sẻ
cùng người khác. Qua giao tiếp, con người tìm được sự đồng cảm, cảm thông và giải tỏa được cảm xúc của mình.
VD:Khi điểm số của chúng ta không được cao thì sẽ buồn lúc ấy chúng ta cần 1 người để chia sẽ,
an ủi sau khi nhận được sự đồng cảm an ủi đó là cảm xúc của ta giải tỏa được phần nào -> cân bằng cảm xúc
7. Chức năng hình thành và phát triển nhân cách
Trong giao tiếp, con người tiếp thu được kinh nghiệm xã hội, chuẩn mực xã hội làm cho nhân
cách ngày càng phát triển. Cũng thông qua giao tiếp, con người được nhìn nhận, được đánh giá;
từđó mỗi người có thể tự điều khiển, điều chỉnh để tự hoàn thiện mình.
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
VD: Khi chúng ta đi làm trễ 1 lần, quản lí sẽ nhắc nhở nghiêm khắc và từ đó chúng ta tuân thủ
nguyên tắc của công ty và đi đúng giờ
Câu 2. Dựa vào phương tiện giao tiếp, có thể phân loại giao tiếp thành những
loại nào? Trình bày khái quát từng loại giao tiếp trên.
- Dựa vào phương tiện giao tiếp: có 2 loại:
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Con người sử dụng tiếng nói và chữ viết để giao tiếp
với nhau. Đây là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Bằng ngôn ngữ, con người có
thể truyền đi bất cứ một loại thông tin nào, như: thông báo tin tức, diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật, ...
+ Giao tiếp phi ngôn ngữ: Con người giao tiếp với nhau bằng hành vi, cử chỉ, nét
mặt, ánh mắt, nụ cười, đồ vật, …
Câu 3. Dựa vào khoảng cách, có thể phân loại giao tiếp thành những loại
nào? Ưu và nhược điểm của từng loại giao tiếp trên.
- Dựa vào khoảng cách: Có 2 loại:
+ Giao tiếp trực tiếp: Là loại giao tiếp giữa các cá nhân khi họ mặt đối mặt với
nhau để trực tiếp giao tiếp. + ưu điểm:
- Giúp cho vấn đề mà các bên trao đổi được rõ ràng, cụ thể hơn
- Thông tin phản hồi nhanh
- Ra quyết định nhanh hơn, vấn đề được giải quyết nhanh và triệt để
- Giúp cho việc nhận biết đối phương được rõ ràng cụ thể hơn
- Giúp cho các chủ thể giao tiếp có thể thể hiện tình cảm, cảm xúc, thái độ một cách rõ ràng hơn
- Làm cho mối quan hệ giữa các bên giao tiếp ngày càng gắn bó, bền chặt +Nhược điểm
- Tốn thời gian để tổ chức không gian, địa điểm giao tiếp, tốn chi phí đi lại
- Dễ nảy sinh xung đột, mâu thuẫn giữa các bên giao tiếp nếu các bên giao tiếp
có sự khác biệt lớn về quan điểm, tính cách, thái độ…
+ Giao tiếp gián tiếp: Là loại giao tiếp được thực hiện thông qua một phương tiện trung gian
khác như điện thoại, email, thư tín, Fax, chat, …
-ưu điểm: thuận tiện, đỡ tốn kém, trao đổi
được nhiều thông tin, cùng một thời gian có thể giao tiếp với nhiều người…
+nhược điểm : thông tin dễ bị thất lạc, rò rỉ; sự
nhận biết về nhau bị hạn chế; khó bộc lộ rõ tình cảm thái độ…
Câu 4. Hãy trình bày những mục đích và nguyên tắc cơ bản khi đặt câu
hỏi trong hoạt động giao tiếp. MỤC ĐÍCH
- Tại sao đặt câu hỏi cần có mục đích? Khi chúng ta có được mục đích của
câu hỏi thì chúng ta mới xác định được vấn đề (What) và xác định được
nguyên nhân là tại sao (Why), thu thập được những thông tin cần thiết là ở
đâu (Where), khi nào (When), đối tượng là ai (Who). Cuối
cùng, nó sẽ giúp chúng ta tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề (How).
. Nguyên tắc khi đặt câu hỏi
+Xác định rõ mục đích khi đặt câu hỏi: xác định xem đâu là câu hỏi trọng
tâm và đâu là câu hỏi phụ. Từ đó, bạn biết lựa chọn câu hỏi phù hợp.
+ Tìm hiểu thông tin về đối tượng giao tiếp và xác định mối quan hệ với đối
tượng giao tiếp: Xác định rõ mối quan hệ thì chúng ta mới tìm được đại từ
nhân xưng cũng như phong cách nói chuyện phù hợp
+Hãy lấy những câu hỏi bắt buộc phải hỏi làm trọng tâm ; nếu còn thời gian,
mới đến các câu nên hỏi. Chú ý, các câu nên hỏi là những câu mang tính
chất tìm hiểu thêm.Các câu hỏi nên xoay quanh các từ khóa (5WH) như: Nếu,
Ai, Tại sao, Cái gì, Khi nào, Cách nào, … Trong
trường hợp bạn hết câu hỏi thì đưa ra câu: “Còn cách nào tốt hơn không?”.
+ Đặt câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu: Nếu câu hỏi có nội dung phức tạp thì sẽ
khiến người được hỏi bối rối, không biết trả lời, họ có thể bị mất tự tin, không
thoải mái khi tiếp tục trả lời những câu hỏi tiếp theo.
+Kiên trì chờ và lắng nghe câu trả lời: Không ngắt lời. Tôn trọng thời gian của đối tác.
+Đừng hỏi các câu hỏi đóng, hãy hỏi câu hỏi mở.
+Không được định kiến trước
+Hỏi bằng ngôn ngữ của người nghe.
+ Đào sâu vấn đề bằng các câu hỏi tiếp theo: Nếu bạn đưa ra câu hỏi mở mà
lại nhận được câu trả lời chung chung, hãy hỏi thêm một câu mở nữa để làm rõ vấn đề.
+Chỉ hỏi một vấn đề tại một thời điểm, không lãng phí câu hỏi
+Chấp nhận các phương pháp thay thế
+ Không chấp nhận vòng vo.
+Không chấp nhận câu trả lời gián tiếp.
+Kiểm tra việc chú ý lắng nghe.
Câu 5. Trong hoạt động giao tiếp, có sự tham gia của các nhân tố giao tiếp nào?
Các nhân tố giao tiếp gồm:
+ Nhân vật giao tiếp (người nói và người nghe).
+ Nội dung giao tiếp (thông tin, thông điệp...).
+ Mục đích giao tiếp là chủ đích mà các hành vi giao tiếp hướng tới.
+ Hoàn cảnh giao tiếp (thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức giao tiếp).
Câu 6. Anh chị hãy trình bày vai trò của giao tiếp đối với xã hội và đối với cá
nhân. Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, anh (chị) có những ưu điểm và nhược
điểm nào?- Đối với xã hội, giao tiếp bằng ngôn ngữ là phương thức giao tiếp
chính, giúp con người tạo nên xã hội loài người thông qua việc thiết lập các
mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với con người
- Đối với cá nhân, giao tiếp bằng ngôn ngữ giúp mỗi người trở thành một con
người bình thường và không ngừng phát triển về tư duy, tâm lý, phẩm chất, tính cách, …
+ ưu điểm của em khi giao tiếp bằng ngôn ngữ:
- Em có thể tiếp nhận và xử lý thông tin một cách nhanh chóng
- Biết điều chỉnh giọng điệu và kết hợp với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
- Có thể sử dụng linh hoạt từ ngữ +Nhược điểm
- Đôi lúc hiểu nhầm ý của đối phương - Nhanh quên
- Nhiều khi chưa suy nghĩ kĩ đã nói
Câu 7. Anh chị hãy nêu những hạn chế, trở ngại cơ bản trong giao tiếp. Từ thực tiễn của bản
thân, anh chị có những đề xuất gì để khắc phục những hạn chế, trở ngại đã nêu.
Những hạn chế, trở ngại cơ bản trong giao tiếp là:
- Từ chủ thể giao tiếp: trang phục, tâm lý thiếu tự tin và thói quen ngại giao tiếp.
- Từ nội dung giao tiếp: chưa xử lý tốt những vấn đề phát sinh, không nắm rõ vấn đề.
- Từ phương tiện giao tiếp: không biết nói gì, nói quá nhiều và sử dụng từ ngữ không phù hợp
với hoàn cảnh, lạm dụng từ ngữ địa phương.
- Từ mục đích giao tiếp: không xác định mục đích giao tiếp cụ thể, nói lan
man, cuộc giao tiếp dẫn đến không hiệu quả.
- Từ bối cảnh giao tiếp: thời gian và không gian bị hạn chế, không xác định
đung bối cảnh giao tiếp.
*Những đề xuất gì để khắc phục những hạn chế, trở ngại trên: hình dung
trước khi giao tiếp, tập nói chuyện phiếm, dùng thái độ chân thành để lắng
nghe đôi khi góp ý và bày tỏ quan điểm, học cách quản lí cảm xúc của mình,
không ngừng tập luyện và trau dồi kiến thức để trở thanh một cách hoàn hảo nhất của bản thân.
-Tác phong ăn mặc phù hợp
- Nắm bắt về đối tượng giao tiếp (GT với ai?)
- Xác định rõ mục đích giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ phù hợp đối tượng
- Khéo sử dụng những phương tiện phi ngôn ngữ: ăn mặc, cử chỉ, dáng điệu,
tác phong, …là các phương tiện hỗ trợ rất quan trọng. Ánh mắt, nụ cười –
khích lệ, động viên, hỗ trợ, tạo không khí vui tươi, ấm áp, an toàn
Câu 8. Trình bày các nguyên tắc cần chú ý khi thực hiện kỹ năng khen
ngợi/phê bình. Thực hành vận dụng trong một tình huống cụ thể: Hãy nói lời khen ngợi/ phê bình
a. Những nguyên tắc cần chú ý khi khen ngợi người khác a - Khen ưu điểm. - Khen đúng thời điểm
- Khen đúng mức độ và chân thành. - Khen phải cụ thể.
- Lời khen phải phù hợp đối tượng. b. phê bình
+Đối với người phê bình
- Mở đầu bằng cách tìm ra những điểm bạn yêu thích hay đánh giá cao ở
người mà bạn chuẩn bị phê bình
- Góp ý, phê bình đúng trọng tâm.
- Tránh những phát ngôn nặng lời, xúc phạm.
- Phê bình một cách khoa học, văn minh, có tác dụng sửa sai cho họ.
- Tạo cho người nghe sự tin tưởng sau khi nhận được lời góp ý, phê bình
+ đối với ngời bị phê bình
-suy nghĩ vì lợi ích chung
- Hãy kiềm chế ý muốn quên đi lời phê bình đó
- Thừa nhận rằng có thể bạn đã mắc sai lầm.
- Hãy nhớ rằng những lời phê phán mang tính cá nhân cũng sẽ khiến người
đưa ra lời phê phán cảm thấy khó chịu
*Tình huống nói lời khen ngợi/phê bình:
- Khen ngợi: Vy ơi, kiểu tóc bạn mới uốn đẹp ghê, rất hợp với gương mặt của bạn.
- Phê bình: Nội dung bài thuyết trình của bạn tui thấy rất đầy đủ á, có mấy
chỗ bị trùng ý bạn xem lại thử, làm một mình mà đỉnh thiệt sự.
Câu 9. Trình bày các bước để thực hiện kỹ năng đàm phán, thuyết phục.
Vận dụng kỹ năng thuyết phục trong tình huống sau: Bố mẹ bạn muốn sau khi ra trường sẽ xin
cho bạn công việc ổn định vào nhà nước. Bạn thì muốn làm công ty tư nhân theo sở thích của
mình. Bạn hãy thuyết phục bố mẹ để họ đồng ý với quan điểm của bạn.
. Các bước đàm phán, thuyết phục
- Bước 1: Tạo bầu không khí bình đẳng (không phán xét, hiểu và tôn trọng khuyết điểm của người khác)
- Bước 2: Lắng nghe để hiểu người đối thoại (tâm lý của họ, nguyên nhân làm họ lo ngại, bận tâm, từ chối)
- Bước 3: Bày tỏ sự thông cảm.
+ Đặt mình vào vị trí của người đối thoại.
+ Tán thưởng, động viên, an ủi người đối thoại.
+ Cử chỉ nhã nhặn, hành vi ôn hòa, lời nói phải dịu dàng, ...
- Bước 4: Giải quyết vấn đề
+ Cần phải giải quyết những băn khoăn, bận tâm trong lòng của cả hai bên cùng quan tâm.
+ Trong khi giải quyết vấn đề, cần phải luôn giữ sự bình tĩnh trong tranh
luận, thảo luận để đi
tới giải quyết vấn đề, …
+ Nắm vững nghệ thuật: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Giải quyết tình huống: Bố mẹ ơi hôm nay trường thông báo con được nhận
một suất học bổng học tập nè. Hôm bữa nghe bố nói chừng tốt nghiệp ra
trường thì sẽ xin cho con vào một công ty
nhà nước làm cho khỏe, con biết là bố mẹ muốn để con đỡ vất vả chạy ngược chạy xuôi xin
việc làm nhưng mà chuyên ngành con chọn là xuất nhập khẩu nên thích hợp
với một môi trường năng động nhiệt huyết á, cũng hợp với tính cách của con
nữa. giờ đây xuất nhập khẩu phát triển lắm nên các công ty mới mở ra rất
nhiều, vấn đề việc làm không cần phải lo nếu như con tốt nghiệp được bằng
khá, giỏi. Con học thêm chứng chỉ ngoại ngữ nữa nên cơ hội việc làm và
lương càng nhiều, bố mẹ cứ yên tâm nha. Chứ để con ngồi làm công ty nhà
nước con sợ cứ đều đều như vậy nhanh chán, con không có động lực đi làm ạ.
Câu 10. Theo anh/chị, khi đặt câu hỏi, cần tránh những sai lầm nào?
. Những sai lầm khi đặt câu hỏi
- Thuyết trình thay vì đặt câu hỏi: thay vì đặt câu hỏi ngắn gọn, súc tích thì
bạn lại vòng vo, đi sâu vào vấn đề như chính bạn đang trả lời luôn cho câu
hỏi, làm lãng phí thời gian, làm cho người được hỏi không xác định được câu
trả lời chính xác nhất.
- Hỏi để hạ phẩm giá của người: đó là trường hợp bạn biết chắc câu hỏi đó
làm đối tác không thể trả lời được do khác chuyên môn hoặc câu hỏi quá tế
nhị ảnh hưởng đến cuộc sống hay danhdự của họ
- Hỏi để khai thác thông tin, yếu điểm của đối thủ; từ đó áp đặt, xoáy sâu vào
những thông tin bất lợi đó Điều này sẽ rất gây mất thiện cảm đối với người được hỏi.
- Không tập trung lắng nghe câu trả lời vì bạn nghĩ chắc rằng bạn đã biết,
điều này giống như bạn đang khinh thường đối tác vậy.
- Hỏi những câu hỏi không phù hợp với đối tượng, không phù hợp với không gian, thời gian.
Câu 11. Nêu mục đích và nguyên tắc khi đặt câu hỏi?( giống câu 4 )
Câu 12. Trình bày các bước để thực hiện bài thuyết trình. Khó khăn lớn nhất
của bạn khi thực hiện thuyết trình là gì? Bạn đã làm gì để khắc phục khó khăn đó?
Hãy dùng cách đặt câu hỏi để mở đầu cho bài thuyết trình của bạn về một trong
những vấn đề sau: a.Vấn đề văn hoá học đường hiện nay; b.Vấn đề ô nhiễm môi
trường biển; c.Vấn đề phát triển kinh tế thời kì hậu covid-10
thuyết trình được thể hiện qua 03 bước:
+ Chuẩn bị thuyết trình. + Thuyết trình. + Sau thuyết trình
-Ở bước chuẩn bị thuyết trình, người thuyết trình cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
+ Xác định mục đích thuyết trình:
+ Tìm hiểu đối tượng (người nghe):
+ Xác định đề tài và tìm kiếm thông tin liên quan:
+ Xác định năng lực bản thân:
+ Xây dựng bài thuyết trình:
+ Chuẩn bị địa điểm và công cụ hỗ trợ thuyết trình:
+ Lập kế hoạch đặt câu hỏi phát vấn, phản vấn và dự kiến câu trả lời:
+ Chuẩn bị tâm lý và sức khoẻ cho thuyết trình
Khó khăn lớn nhất là không đủ sự tự tin khi thuyết trình . E phải chuẩn bị nội
dung kĩ lưỡng và tự đặt ra một số câu hỏi trước và trả lời chúng . sẽ tập nói
trước 1 hay e lần và trước buổi thuyết trình e sẽ uống 1 cốc nước và hít thở
sâu , mỉm cười khi bắt đầu buổi thuyết trình .
*Dùng cách đặt câu hỏi để mở đầu cho bài thuyết trình
a.Vấn đề văn hoá học đường hiện nay: Trong thời đại ngày nay với xu thế hội
nhập, toàn cầu hóa, vấn đề văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ngày càng
được nhiều quốc gia, dân tộc quan tâm giữ gìn và phát triển. Từ đó dấy lên
một làn sóng quan điểm: trường học hiện nay không chỉ là trường học trí tuệ
mà còn phải là trường học văn hóa. Các bạn nghĩ như thế nào về quan điểm này?
b.Vấn đề ô nhiễm môi trường biển: Ngày nay nhu cầu của con người ngày
càng tăng, công nghiệp ngày càng phát triển, chất thải ngày càng nhiều. Vậy
có bao giờ bạn tự hỏi ở những nước chưa phát triển, chưa có hệ thống xử lý
rác thải thì rác thải sẽ đi về đâu hay chưa?
c.vấn đề phát triển kinh tế thời kì hậu covid-19: sau 4 năm đất nước ta đã
chống chọi với dịch bệnh covid-19 làm cho nền kinh tế nước ta bị suy thoái
đến 2023 đất nước ta dần phục hồi nền kinh tế và đến nay đang trong trạng
thái phát triển nền kinh tế .Vậy bạn có bao giờ nghĩ để phát triển 1 nền kinh
tế sau khi đại địch covid như thế nào không ?
Câu 13. Các cách để giải tỏa căng thẳng trước khi thuyết trình? Nếu bạn đang
thuyết trình mà có người cứ giơ tay xin hỏi ngang hoặc phản biện phần thuyết trình
của bạn, bạn xử lý như thế nào?
Trước hết là bạn phải biết mình nói gì, bạn sẽ đưa người nghe đi tới những
vấn đề nào. Hít thở thật sâu và lấy lại tinh thần sau nó cười tươi và hình dung
ra những điều tích cực sau khi hoàn thành bài thuyết trình .
Uống nhiều nước sẽ giúp giữ bình tĩnh tốt hơn và cổ họng không bị khô.
Mỉm cười khi bắt đầu. Nụ cười sẽ là sức mạnh giúp bạn tự tin hơn
Xem khán giả như là bạn bè của bạn. Đừng nghĩ khán giả như là một
khối người thù địch, hãy xem họ chỉ là một nhóm cá nhân riêng lẻ. Hãy cố
gắng nhìn vào một ai đó một lúc trong khi nói.Nếu đang thuyết trình mà có
người giơ tay xin hỏi ngang hoặc phản biện phần thuyết trình thì em rất vui
vì bài thuyết trình của mình gây sự hứng thú vs họ và họ đã theo dõi nó. Sau
đó sẽ dừng lại bài thuyết trình và mời họ đưa ra ý kiến, nếu như là hỏi ngang
về vấn đề em đang thuyết trình thì em sẽ trả lời bạn vì có thể không chỉ có
riêng bạn thắc mắc. Nếu là phản biện thì em sẽ cảm ơn ý kiến của bạn và
nói bạn đợi đến khi em thuyết trình xong sẽ phản hồi quan điểm của bạn
tránh kéo dài gây gián đoạn bài thuyết trình và ảnh hưởng đến các bạn khác.
Câu 14. Trình bày cấu trúc của một thư tín? Khi viết thư cần lưu ý điều gì?
Cấu trúc thông thường của một bức thư thường có những phần sau:
- Tiêu đề: thông thường các công ty dùng giấy in sẵn tiêu đề của công ty để
gửi thư. Tiêu đề bao gồm logo, tên công ty, địa chỉ, điện thoại, fax, email, …
- Địa chỉ trả lời thư: nếu giấy viết thư không có tiêu đề thì phải để địa chỉ của
người gửi. Địa chỉ này phải để trên phần ngày tháng nhưng không để tên
người gửi, vì tên và chức vụ sẽ được ghi ở phần cuối thư.
- Ngày tháng năm: phải ghi rõ ngày, tháng, năm. Không nên chỉ ghi bằng số,
vì sẽ không trang trọng và dễ bị nhầm lẫn.
- Địa chỉ người nhận: địa chỉ người nhận trên thư cũng là địa chỉ ngoài phong
bì. Địa chỉ trên thư này làm cho việc lưu hồ sơ được thuận tiện hơn. Ngoài ra,
khi dùng bao thư có cửa sổ thì không phải ghi lại địa chỉ ngoài phong bì.
- Dòng lưu ý: chỉ áp dụng khi gửi thư cho toàn thể công ty hoặc một tổ chức
mà địa chỉ trên thư không có tên người nhận.
- Lời chào mở đầu: lời chào mở đầu phải phù hợp với người nhận, nếu là
người nhận cụ thể thì phải nêu đầy đủ cả chức danh và tên ở phần địa chỉ phía trên.
- Dòng chủ đề: chủ đề của thư được nêu ngay sau phần chào hỏi, điều này
giúp cho người đọc thấy được ngay vấn đề cần giải quyết hoặc thư sẽ được
chuyển ngay đến người đang quan tâm.
- Phần chính của thư: gồm 3 phần: (1) đoạn mở đầu, (2) đoạn chính, và (3)
đoạn kết. Đoạn chính có thể có nhiều hơn 1 đoạn tùy theo từng trường hợp cụ thể.
- Lời chào kết thúc: là lời chào lịch sự, thể hiện sự tôn trọng. Chữ đầu của lời
chào kết thúc nên thẳng hàng với chữ đầu của dòng ngày tháng.
- Tên cơ quan: đặt ở dòng tiếp theo lời chào kết thúc thư khi người gửi đại diện cho tổ chức.
- Chữ ký, tên và chức danh người gửi: nên ghi rõ tên và chức danh người gửi sau khi đã ký tên.
- Chữ tắt tham khảo: chỉ chú thích khi có dùng từ viết tắt
- Nơi nhận khác (bản sao) và tài liệu đính kèm: nêu nơi nhận bản sao và tài
liệu đính kèm, giúp giảm nhẹ công việc hành chính, văn phòng, vì thông tin
nhận được rõ ràng hơn.
- Tái bút: sử dụng khi vấn đề nêu ra không liên quan đến nội dung chính của
thư hoặc những phát sinh sau khi hoàn tất thư. Nên sử dụng phần này khi thật sự cần thiết.
Khi viết thư : đi thẳng vào vấn đề; rõ ràng; đầy đủ; chính xác; nhất quán;
thận trọng; lịch sự,đúng ngữ pháp chính tả ,sắp xếp nội dung theo trình tự
hợp lý ,sử dụng từ ngữ phù hợp
Câu 15. Vai trò của phi ngôn ngữ trong giao tiếp? Khi quan sát các biểu hiện
phi ngôn ngữ của đối tượng giao tiếp cần lưu ý những điều gì? Vai trò:
-Trong xã hội hiện đại ngày nay, giao tiếp phi ngôn ngữ có tầm quan trọng
rất lớn. Nó giúp mỗi cá nhân trở nên tinh tế hơn, tự ý thức, điều khiển ngôn
ngữ cơ thể và biết tự kiềm chế cảm xúc.
-Đồng thời còn giúp chúng ta hiểu rõ đối tác đang tiếp cận để đưa ra kịp thời các định
-Ngoài việc để ý các cử chỉ, giọng nói, điệu bộ và nội dung của đối phương,
bạn còn phải học cách đọc và hiểu ý nghĩa của chúng.
-Phi ngôn ngữ có một chức năng đặc biệt quan trọng đó là chức năng điều tiết.
=>Từ đó nó sẽ giúp cho bạn sẽ có kinh nghiệm giúp nhận biết được người
đang giao tiếp, nhận ra chính mình và học cách kiểm soát chính bản thân tốt hơn trong giao tiếp.
*Những đều cần lưu ý những diều
-Biểu cảm cảm xúc của khuôn mặt
-Để mang đến sự thoải mái, vui vẻ, cởi mở trong giao tiếp, nụ cười chính là 1
vũ khí lợi hại,nụ cười cũng có nhiều ý nghĩa khác nhau trong nhiều trường hợp. -Cái gật/lắc đầu
-Dùng ngón tay để giao tiếp
-Khoảng cách giữa 2 người
Câu 16. Hãy trình bày cách kiểm soát cảm xúc của cá nhân trong trường hợp
bạn cảm thấy sợ hãi, hồi hộp hay lo lắng khi bạn thuyết trình hoặc phát biểu trước đám đông.
Khi rơi vào trường hợp tiêu cực, bạn có thể điều chỉnh các hoạt động của cơ
thể bằng cách thực hiện một vài động tác như: -Mỉm cười
-Tự nhủ rằng hãy bình tĩnh, tự tin vào chinh minh.
-Kiểm soát cảm xúc tiêu cực.
-Hít thở sâu, thả lỏng cơ thể và tiếp tục bài thuyết trình
-Thay đổi tư thế đứng, ngồi sao cho thoải mái nhất.
-Nắm rõ nội dung, không nhớ theo chữ chỉ cần nhớ ý tránh trường hợp quên
bài ảnh hưởng đến cảm xúc gây lo lắng
Câu 17. Các cử chỉ của tay và thông điệp/ý nghĩa của nó? Nêu một số cử chỉ tay
thường gặp trong giao tiếp. Trong giao tiếp, nên sử dụng bàn tay ngửa hay bàn tay
úp? Giải thích vì sao? Giải mã 1 số kiểu bắt tay.
- Một số cử chỉ tay thường gặp trong giao tiếp
+ Ngón cái giương lên thường được hiểu là "làm tốt đấy", "đồng ý", hoặc "mọi chuyện ổn cả".
+ Lắc tay - lòng bàn tay úp xuống, ngón tay trải đều và lắc qua lắc lại mang
nghĩa "tàm tạm" hoặc "có thể".
+ Hai ngón tay tạo thành hình chữ V mang hàm ý chiến thắng, cũng được sử
dụng như một dấu hiệu của hòa bình.
+ Nhún vai, đặc biệt khi lòng bàn tay ngửa lên, ngụ ý đối phương không biết,
không hiểu, hoặc không quan tâm.
+ Bàn tay khum nơi lỗ tai, ngụ ý "Tôi không thể nghe những gì anh nói".
+ Vỗ trán là cách nói "Ồ không, tôi quên khuấy đi mất!" hoặc "Tôi thật ngốc làm sao!".
+ Ngón cái chỉ xuống mang nghĩa "ý kiến tồi" hoặc "không".
- Một số cử chỉ tay thường gặp
+ Ngón cái giương lên thường được hiểu là "làm tốt đấy", "đồng ý", hoặc "mọi chuyện ổn cả".
+ Lắc tay - lòng bàn tay úp xuống, ngón tay trải đều và lắc qua lắc lại mang nghĩa "tàm tạm" hoặc "có thể".
+ Hai ngón tay tạo thành hình chữ V mang hàm ý chiến thắng, cũng được sử
dụng như một dấu hiệu của hòa bình.
+ Nhún vai, đặc biệt khi lòng bàn tay ngửa lên, ngụ ý đối phương không biết, không hiểu, hoặc không quan tâm.
+ Bàn tay khum nơi lỗ tai, ngụ ý "Tôi không thể nghe những gì anh nói".
+ Vỗ trán là cách nói "Ồ không, tôi quên khuấy đi mất!" hoặc "Tôi thật ngốc làm sao!".
+ Ngón cái chỉ xuống mang nghĩa "ý kiến tồi" hoặc "không".
Trong GT nên sử dụng bàn tay ngửa -> thể hiện sự cởi mở, lịch sự đối với đối
phương, còn bàn tay úp nó thể hiện sự uy quyền, thể hiện họ là người có vai
vế cao hơn nên không gây thiện cảm cho đối phương
-Giải mã một số kiểu bắt tay:
+Bàn tay lạnh: Kiểu bắt tay bàn tay lạnh cho thấy bạn đối phương lo lắng
nên tạo ra cảm giác khó chịu cho đối phương.
+Bắt tay chớp nhoáng: Kiểu bắt tay này diễn ra nhanh chóng. Đối phương
chưa nhận thấy cảm giác bắt tay thì đã buông tay. Họ cảm thấy như bạn bắt tay vì phép lịch sự
+Bắt hai tay: Nó đại diện cho niềm tin, sự đáng tin cậy, hợp tác và ngưỡng
mộ. Tuy nhiên, nếu trong khi bắt tay, bàn tay của đối phương chạm vào cẳng
tay hoặc khuỷu tay, thậm chí cổ tay của bạn, cho thấy rõ ràng họ đang mong
đợi điều gì đó từ bạn
+Nắm ngón tay: Người bắt tay mà chỉ nắm lấy ngón tay bạn thì có nghĩa họ
vẫn giữ khoảng cách trong quan hệ với bạn.
+Đặt tay lên trên: Người bắt tay tự cho mình lớn lao hơn bạn nên trong khi
bắt tay, họ thể hiện ý nghĩ đó.
Câu 18: Các tư thế ngồi và thông điệp
- Ngồi tư thế ngoắc chân: Tư thế bắt chéo chân hoặc ngoắc hai chân vào
nhau là tư thế chân này vắt qua chân kia ở phần dưới bắp chân hoặc mắt cá
chân. Điều này thể hiện sự bảo thủ, nghi ngại hoặc lo lắng về vấn đề nào đó trong quá trình giao tiếp.
- Ngồi tư thế chân mở và đóng: Khi cảm thấy thoải mái, người ta có khuynh
hướng dang rộng chân hơn. Tư thế ngồi dang rộng chân ở nơi công cộng
thường là kiểu ngồi của đàn ông, biểu lộ mức độ thoải mái và tự tin cao. Tuy
nhiên, ngay cả phụ nữ cũng ngồi ở tư thế này khi họ cảm thấy an toàn hoặc không bị để ý.
- Ngồi tư thế bắt chéo chân: Thông thường đây là tư thế ngồi thoải mái nhất.
Ngồi bắt chéo chân, các ngón chân thả lỏng là tư thế ngồi ưa thích của cả hai
giới, nhưng đàn ông thường ngồi ở tư thế này nhiều hơn phụ nữ. Tư thế này
biểu hiện sự thoải mái, dễ chịu. Bắt chân chữ ngũ là tư thế ngồi ưa thích của
đàn ông, chiếm khá nhiều không gian. Tư thế này toát lên vẻ tự tin và vị thế
của chủ thể trong nhóm. Tư thế ngồi bắt chéo chân (thường đi cùng với cử
chỉ khoanh tay) được nhiều doanh nhân có tính tranh đua sử dụng. Đây cũng
là tư thế phòng thủ mà nhiều người thể hiện khi phải nghe một việc hay một
người mà họ không đồng tình nói, hoặc khi cảm thấy bị đe dọa
Câu 19. Các cử chỉ của đầu và thông điệp/ý nghĩa của nó ?
- Nghiêng đầu: Nghiêng đầu là dấu hiệu thể hiện sự thích thú và bị cuốn hút
vào câu chuyện của đối phương. Điệu bộ này thường xuất hiện ở nữ giới.
Nghiêng đầu có thể là tín hiệu tích cực, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của sự
tiêu cực với tâm lý quy phục.
- Quay đầu: Khi một người phải nói ra hoặc phải nghe những điều mình cảm
thấy không thoải mái, họ thường quay đầu tránh né người đang trò chuyện
với mình. Đây là một nỗ lực nhằm tạo khoảng cách với đối phương. Hãy quan
sát hành động thình lình giật đầu ra sau hoặc từ từ di chuyển thận trọng ra
sau. Cả hai đều là dấu hiệu thể hiện sự khó chịu.
- Cúi đầu: Trong công việc, cúi đầu thường là dấu hiệu cho biết địa vị và mối
quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Cử chỉ cúi đầu thường thể hiện sự phục
tùng, kính trọng hoặc có thể là một cách chào hỏi. Nhiều trường hợp, cúi đầu
thể hiện sự bất an, sự tránh né, lo lắng, e thẹn, ngượng ngùng, thiếu tự tin trong quá trình giao tiếp.
- Ngẩng cao đầu: Thường thể hiện sự tự tin. Đôi khi, trong giao tiếp, nếu
ngẩng đầu kết hợp với mắt nhìn lên, thở dài thể hiện đang suy nghĩ hoặc mệt mỏi, chán ngán.
- Gật đầu: Nếu lắc đầu mang nghĩa "Không" hoặc "Tôi không đồng ý" thì gật
đầu được xem là dấu hiệu tán thành, thông cảm hoặc chấp thuận. Gật đầu
một cách chậm rãi thường thể hiện sự quan tâm, thích thú của người đó đối
với những gì đối phương đang nói. Ngược lại, gật đầu nhanh thể hiện sự thiếu
kiên nhẫn của người nghe hoặc có thể là dấu hiệu cho biết người đó đang muốn lên tiếng.
Câu 20. Bạn sẽ tạo ấn tượng ban đầu như thế nào trong những tình huống: tham dự phỏng vấn
xin việc; ngày đầu tiên đến cơ sở thực tập/thực tế?
*Tham gia phỏng vấn xin việc:
1. Tìm hiểu kỹ công ty và vị trí việc làm trước buổi phỏng vấn
2. Đến buổi phỏng vấn sớm hơn
3. Lựa chọn trang phục phù hợp
4. Tránh sử dụng điện thoại
5. Mỉm cười, bắt tay chào mừng đối phương
6. . Chú ý ngôn ngữ cơ thể(hãy duy trì tương tác bằng ánh mắt với nhà tuyển dụng trong
suốt quá trình phỏng vấn để thể hiện sự chú tâm của bạn)
7. Trả lời câu hỏi ngắn gọn, đúng trọng tâm
8. Ghi chú lại những chi tiết, làm cho đôi tay cũng bớt gượng gạo.
9. Chuẩn bị những câu hỏi về công việc và môi trường làm việc
*Ngày đầu đến cơ sở thực tập
1. Tạo ấn tượng đầu tiên về vẻ ngoài, trang phục sạch sẽ, tóc tai gọn gàng 2. Mùi thơm 3. Đến sớm
4. Giới thiệu bản thân và nhớ tên của mọi người
5. Nếu gặp phải vấn đề thì sẽ học hỏi và lắng nghe
6. Nhiệt tình, sẵn sang làm một số công việc lặt vặt
RÁNG HỌC THI TỐT NHÉ CÁC TÌNH IU AHIHI