-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài thi tư tưởng - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Bài thi tư tưởng - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (POLI1208) 88 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Bài thi tư tưởng - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Bài thi tư tưởng - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (POLI1208) 88 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
1. Trình bày nhiệm vụ của thanh niên, sinh viên khi học tập đạo đức cách mạng Hồ
Chí Minh để vững niềm tin, lý tưởng, có chí lập thân, lập nghiệp và làm chủ đất nước. (5 điểm)
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, cũng giống như gốc
của cây, ngọn nguồn của sông, suối.Thế hệ thanh niên, lực lượng quyết định cho sự hưng
thịnh của quốc gia dân tộc trong hiện tại cũng như trong tương lai. Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn đánh giá cao vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên - lực lượng kế cận đối với sự
nghiệp của Đảng, tương lai, vận mệnh của dân tộc, tiền đồ của Tổ quốc. Thế hệ trẻ là một
lực lượng hùng hậu bao gồm thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, trong đó thanh niên, sinh
viên có vai trò quan trọng nhất. Đó là lứa tuổi ham hiểu biết, giàu niềm tin, nhiệt tình, năng
động, dám nghĩ, dám lam... Do vậy, nếu được giáo dục, định hướng, động viên đúng thì
thanh niên sẽ phát huy được vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của mình.
Năm 1945, khi nước nhà vừa giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Non sông
Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để
sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.
Dưới sự dìu dắt của Đảng, thanh niên phải tự thân vận động, phải “biết lo toan, gánh vác,
không ỷ lại”; thường xuyên sáng tạo và đổi mới trong suy nghĩ và hành động; dám nghĩ,
dám làm, dám hi sinh và cống hiến vì mục tiêu chung của đất nước. Muốn vậy, thế hệ trẻ
phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện và học tập để làm người và phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.
Nền đạo đức vừa phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc như: yêu nước, thương
người, sống nghĩa tình trọn vẹn, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư vì vậy sinh viên,
thanh niên phải giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh: khiêm tốn, luôn cần cù
và sáng tạo trong học tập: sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy
bén, dám đối mặt với những khó khăn thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chây
lười; luôn gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh.
đoàn viên, thanh niên phải suốt đời phấn đấu hy sinh cho lý tưởng của Đảng, của dân tộc.
Đó chính là mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ đó mà Lý
Tự Trọng đã từng nói: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và
không thể là con đường nào khác!”.Đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết và lên
trước hết, “ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc thì Đảng không có lợi ích cá nhân .
Thanh niên “Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân”.
Với thanh niên yêu nước là việc gì có lợi cho Tổ quốc phải làm, “cái gì trái với quyền lợi của
Tổ quốc, chúng ta kiên quyết chống lại”. Yêu Tổ quốc không chỉ dừng lại ở lý tưởng chung
chung, mà được thể hiện cụ thể trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trong lao động, trong
hoạt động hàng ngày của cuộc sống. Thanh niên phải có trách nhiệm đối với sự nghiệp
dựng nước và giữ nước, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, nhiệm vụ
nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua. Thanh niên phải luôn nỗ lực rèn luyện
đạo đức cách mạng, thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính, sống trong sạch, hết lòng vì nhân
dân phục vụ, lao động tích cực, siêng năng cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động,
trung thực, ngay thẳng, thật thà, chính trực, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên hết; chống các
biểu hiện cá nhân, ích kỷ, xa hoa, lãng phí.
Thanh niên phải luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng đi đôi với trung thành, dũng cảm, khiêm tốn, yêu thương .
Trung thành: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai
cấp công nhân và nhân dân lao động.
Dũng cảm: Không sợ khổ, không sợ khó, đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên
Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện:
"Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm",
"gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người".
Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự phụ.
Thanh niên cần tích cực tham gia các phong trào đoàn, hội, các hoạt động xã hội như ủng
hộ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, uống
nước nhớ nguồn, hoạt động tình nguyện, hiến máu nhân đạo... Đồng thời, thanh niên có
thái độ đúng đắn, đấu tranh chống lại mọi biểu hiện sai trái, gây phiền hà cho những người xung quanh.
Sinh viên cần chủ động, tích cực, thường xuyên tìm hiểu, tuyên truyền tư tưởng và tấm
gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm, góp phần nâng
cao nhận thức và ý chí quyết tâm thực hành trong sinh viên.Tham gia tích cực, hiệu quả các
phong trào của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các cấp. Phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạt
danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" với các tiêu chí: Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Tình
nguyện tốt, Hội nhập tốt. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Chúng ta không một
phút nào được quên lý tưởng cho cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập,
cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới".
Thanh niên, sinh viên cần phải Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về
trung thực, trách nhiệm, trước hết phải nói đi đôi với làm.
Tôn trọng chân lý, yêu cái đúng, ghét cái sai, tôn trọng sự thật, lẽ phải.
Sống ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
Phải tự giác phấn đấu, rèn luyện đạo đức, tự phê bình, phê bình, cầu thị, sửa chữa khuyết
điểm, khắc phục những mặt hạn chế, tiêu cực, phát huy ưu điểm và mặt tích cực.
Thanh niên, sinh viên phải có ý thức cộng đồng, tập thể. Đặt lợi ích tập thể, lợi ích xã hội lên
trên lợi ích cá nhân, biết hy sinh cái riêng để phục vụ cái chung.Yêu thương con người, quý
trọng con người; Đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”. Các chuẩn mực đạo đức trên có mối
quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau trong suốt quá trình rèn luyện của mỗi thanh niên.
Rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố cũng như ngọc càng mài càng sáng,
vàng càng luyện càng trong”, cho nên, việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng phải
được tiến hành thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi.Nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão,
xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại. Phát huy vai trò của thế hệ trẻ
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nâng cao bản lĩnh kiên cường, lòng trung
thành tuyệt đối với Đảng, với dân tộc, là lực lượng xung kích cách mạng, sẵn sàng đi bất cứ
nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi “Đảng cần, dân gọi”.
Thanh niên sinh viên nên tích cực tham gia và đóng góp vào các chương trình sáng tạo, tiêu
biểu “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, “3 trách nhiệm”, “Sáng tạo trẻ” “Nghĩa
tình biên giới hải đảo”, “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”, “Góp đá xây Trường Sa”;
các phong trào: “Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh”, “Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đấu, lao
động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”, “Thanh niên sống đẹp, sống có ích”, “Thanh
niên tình nguyện”, “Thanh niên lập nghiệp”...
Thanh niên, sinh viên phải Không ngừng học tập, rèn luyện, thực hành đạo đức cách mạng,
nêu cao tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm
- Mỗi hội viên, sinh viên cần xây dựng lối sống trong sáng, giản dị, chân tình.
Phải thật sự trung thực, trách nhiệm với chính mình, với gia đình, người thân, bạn bè, đồng
chí, với Tổ quốc và nhân dân.
Phải khắc phục cho được tình trạng thiếu trung thực, dối mình, dối người, dối Đảng, dối dân.
Phải chống lại thói ích kỷ, tính tham lam; kiên quyết đấu tranh với thói vô cảm, "đục nước
béo cò" khi người khác gặp hoạn nạn.
Phải đấu tranh với tệ làm ăn chụp giật, quay cóp, học hộ, thi hộ, bằng giả, mua bán tri thức...
Đã trung thực với chính mình thì không bao giờ từ bỏ trách nhiệm của mình.
Trung thực và trách nhiệm góp phần để khắc phục suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống trong Đảng, trong xã hội.
Mỗi đoàn viên, hội viên, thanh niên, sinh viên phải tinh thần trách nhiệm, được tính trung
thực, nói đi đôi với làm và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công việc chuyên môn của cơ
quan, đơn vị, địa phương, tổ chức đoàn, hội, đội
Hội viên, sinh viên cần Chủ động học tập kiến thức, tích cực tu dưỡng đạo đức, rèn luyện
sức khỏe, có lối sống lành mạnh, không vướng vào tệ nạn xã hội, không nói dối thầy cô, cha mẹ.
Không gian lận trong thi cử, làm tròn trách nhiệm của người con ngoan, trò giỏi.
Tích cực vận dụng kiến thức học được từ nhà trường áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, vào công việc.
Thanh niên, sinh viên nên học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn quyết tâm
vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích trong cuộc sống. Có được đức
tính như vậy sinh viên có thể vượt qua các khó khăn thủ thách gặp được trong cuộc sống và
sẽ gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống. Đóng góp vào cộng đồng, cho đất nước, cho
nhân loại. Thanh niên, sinh viên cần ý thức mình phải sống, làm việc vì tập thể; quan tâm,
giúp đỡ mọi người; tình nguyện tham gia các phong trào vì lợi ích của xã hội…
Học tập đức tính giản dị và khiêm tốn của Bác, nỗ lực trong lao động sáng tạo và học tập ,
lắng nghe ý kiến của những người xung quanh để hoàn thiện bản thân.
Học tập tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách,
gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống. Dũng cảm, quyết tâm, bền bỉ, bất khuất, kính trọng bề trên.
2. Hồ Chí Minh viết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại
thành công”, Anh (Chị) hãy trên. Liên hệ thực tiễn cách mạng Việt Nam (3 điểm)
Đoàn kết tương trợ là truyền thống quý báu của dân tộc ta điều mà cần được giữ gìn và
phát huy. Truyền thống ấy được lưu truyền từ đời này qua đời khác, trải qua hàng nghìn
năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nhất là khi đấu tranh chống giặc ngoại xâm thì
tinh thần đoàn kết lại được dâng cao hơn bao giờ hết để có thể giành được độc lập cho dân
tộc, thống nhất đất nước. Như Bác Hồ từng nói: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành
công, thành công, đại thành công”.
Câu nói của Bác là một đạo lý rất đúng đắn, gắn với mọi thời đại. Cuộc đời mỗi người không
thể nào mãi là một cá thể đơn lẻ, con đường mỗi người chúng ta bước đi không phải là con
đường toàn hoa và trải thảm đỏ. Vì thế trong cuộc sống chúng ta gặp không ít những khó
khăn, trắc trở mà một mình sẽ không thể thành công được. Con người là cá thể nhỏ bé
trước thiên nhiên và xã hội. Có rất nhiều việc chúng ta không thể nào tự hoàn thành mà cần
phải có sự chung tay, giúp sức từ người khác. Chính vì thế ta mới nói rằng không ai mãi là
một cá thể hoạt động đơn lẻ được.
Ta có thể thấy tuy Việt Nam là một nước nhỏ, là nước đang phát triển, dân số ít lại thường
xuyên phải đối mặt với nhiều kẻ thù xâm lược vốn có ưu thế về vật chất, phương tiện chiến
tranh, Hồ Chí Minh luôn khẳng định chỉ có quy tụ được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
mới có thể tạo nên sức mạnh to lớn để đương đầu và chiến thắng kẻ thù. Người đã từng
khẳng định bằng một niềm tự hào về sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam: "Toàn
dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ, chỉ có một ý chí: Quyết không chịu
mất nước, chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho
tổ quốc. Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng vững chắc xung
quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó,
chúng cũng phải thất bại”.
Sức mạnh đoàn kết của toàn thể nhân dân ta thể hiện qua Cách Mạng Tháng Tám năm
1945 chỉ có khoảng 5.000 đảng viên, nhưng luôn là một khối thống nhất vững chắc. Đó là
cơ sở giúp Đảng ta phát huy tối đa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn, hiểm nguy.
Cách mạng Tháng Tám thành công và Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945 là những thành quả cách mạng to lớn, dấu mốc trọng đại
trong chặng đường dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Thành quả Cách Mạng Tháng Tám thành công bắt nguồn từ truyền thống yêu nước, nhân
ái và đặc biệt là tinh thần đại đoàn kết, sức mạnh to lớn của nhân dân Việt Nam. Bác Hồ
khẳng định: "Trong cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân". Bác luôn đặt
niềm tin tuyệt đối vào nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: "Nhờ đại đoàn kết toàn dân tộc mà trong bao thế kỷ nhân
dân Việt Nam đã bảo vệ được độc lập, tự do của mình". Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công.
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941), Đảng ta đã quyết định thành lập Mặt trận Việt
Minh, nhằm "liên hiệp hết thảy các giới, đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo,
già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc
dân tộc giải phóng và sinh tồn". Coi quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy, Việt Minh "sẵn sàng
giơ tay đón tiếp những cá nhân hay đoàn thể, không cứ theo chủ nghĩa quốc tế hay quốc
gia, miễn thành thực muốn đánh đuổi Nhật, Pháp để dựng lên một nước Việt Nam tự do và độc lập".
Quần chúng nhân dân được tổ chức thành các đoàn thể cứu quốc: Nông dân cứu quốc,
Thanh niên cứu quốc, Công nhân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc…
Đây là một chủ trương hết sức sáng suốt của Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
thời điểm đó, có ý nghĩa quan trọng để tập hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; là yếu
tố then chốt để phát triển phong trào cách mạng giải phóng dân tộc mà đỉnh cao là thắng lợi
của Cách mạng tháng Tám năm 1945, dẫn đến khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, cả dân tộc bước vào thời kỳ "kháng chiến kiến
quốc". Đây là thời kỳ vô cùng khó khăn khi ta phải đương đầu với cả giặc đói, giặc dốt, giặc
ngoại xâm… Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn. Với tư cách là người
đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta tiếp tục giương cao ngọn cờ đại
đoàn kết dân tộc. Quốc hội ra đời với các đại biểu đến từ tất cả các giai tầng trong xã hội, từ
công nhân, nông dân, tiểu tư sản, người dân tộc thiểu số thuộc mọi ngành, lĩnh vực văn
hóa, tôn giáo… Mặt trận dân tộc thống nhất với nhiều tên gọi khác nhau như: Mặt trận Liên
Việt, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tiếp tục
phát huy vai trò quy tụ sức mạnh đoàn kết dân tộc, giúp nhân dân ta giành được những
thắng lợi vĩ đại trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954);
chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), hoàn thành độc lập và thống nhất đất nước.
Những thành quả cách mạng to lớn của mùa thu năm 1945 vừa là bài học, vừa khẳng định
tầm vóc của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần
nhấn mạnh: "Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành thắng lợi’’.
Hồ Chí Minh khẳng định “ Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân,
mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác… Bất kỳ ai
mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước
đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ”. Người chỉ rõ: “Đoàn
kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu
tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai
có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với
họ”. Người còn nhấn mạnh: ”Đoàn kết rộng rại, chặt chẽ, đồng thời phải củng cố. Nền có
vững, nhà mới chắc chắn, gốc có tốt thì cây mới tốt tươi. Trong chính sách đoàn kết phải
chống hai khuynh hướng sai lầm: cô độc, hẹp hòi và đoàn kết vô nguyên tắc”. Mặt trận dân
tộc thống nhất, mà còn là sự cần thiết phải mở rộng và củng cố Mặt trận cũng như niềm tin
vào sự phát triển bền vững của khối đại đoàn kết dân tộc lâu dài về sau. Điều này được thể
hiện trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam.
Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để khơi dậy
và phát huy tối đa nội lực, nâng cao ý chí tự cường dân tộc, trong chính sách đại đoàn kết,
phải chú ý phát huy tính năng động của mỗi người, mỗi bộ phận để mọi việc từ lãnh đạo,
quản lý, đến sản xuất kinh doanh, học tập và lao động đều có năng suất, chất lượng, hiệu
quả ngày càng cao. Đồng thời, phải khắc phục được những tiêu cực của kinh tế thị trường,
đặc biệt tâm lý chạy theo đồng tiền, cạnh tranh không lành mạnh làm phai nhạt truyền thống
đoàn kết, tình nghĩa tương thân tương ái của dân tộc, giải quyết đói nghèo, thu hẹp khoảng
cách, ranh giới giữa kinh và thượng, giữa nông thôn và thành thị, củng cố khối đại đoàn kết
54 dân tộc anh em, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt là vùng sâu, vùng
xa, tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo, các tập quán tốt đẹp của dân tộc, kiên quyết loại bỏ
những âm mưu lợi dụng tôn giáo, tà giáo để gây rối.
Phải xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phải chống các tệ nạn xã hội, nhất
là tệ nạn tham nhũng, quan liêu, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, phải biết lắng nghe
những ý nguyện chính đáng của nhân dân, phải kịp thời giải quyết những oan ức của nhân
dân, làm cho lòng dân được yên. Phải tiếp tục đổi mới chính sách giai cấp, chính sách xã
hội, đặc biệt coi trọng việc xây dựng mặt trận, đổi mới, hoàn thiện chính sách dân tộc, chính
sách tôn giáo, chính sách đối với công nhân, với nông dân, với trí thức, chính sách đối với
cộng đồng người việt nam ở nước ngoài, chính sách đối với các thành phần kinh tế, tập hợp
đến mức rộng rãi nhất mọi nhân tài, vật lực vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Câu 3: