Bài thơ Mẹ (Trần Quốc Minh) | Ngữ Văn 9

Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!  

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 9 0.9 K tài liệu

Thông tin:
6 trang 3 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài thơ Mẹ (Trần Quốc Minh) | Ngữ Văn 9

Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!  

68 34 lượt tải Tải xuống
Mẹ
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Trần Quốc Minh)
Bài thơ Mẹ ra đời trong một hoàn cảnh rất kỳ lạ. Đó là vào thời điểm năm 1972 khi
ấy giặc đánh phá Hải Phòng ác liệt. Khi ấy nhà thơ đã cùng gia đình em gái là bác
sĩ Trần Tị Hồng đi sơ tản sang bệnh viện An Hải. Khi đó cô Hồng mới sinh cháu
Nguyễn Đức Thiện và đêm ấy trời nóng bom nổ rung trời. Cháu Thiện khóc ngặt
và cô Hồng thương con nên dùng chân đạp võng còn tay thì quạt cho con ngủ. Cô
quạt đến khi cả hai mẹ con đều ngủ thiếp đi.
Đó cũng chính là lúc những câu thơ đầu tiên của bài thơ Mẹ được hình thành. Và
sau đó bài thơ đã rất nhanh chóng hình thành. Khi ấy bài thơ có tên là Ngọn gió
của con và sau này khi in trong sách Tiếng Việt đã đổi tiêu đề thành bài thơ Mẹ.
- Tiểu sử:
Sinh ngày 23-8-1943 tại Hải Phòng, Mất ngày 18/8/2017
Nhà thơ Trần Quốc Minh là người có số phận không may, bị liệt hai chân và teo cơ
tay khi chưa tròn một tuổi. Nhưng bằng nghị lực và khát vọng vươn lên mãnh liệt,
tác giả đã trở thành một nhà thơ tên tuổi. Ông có một số tập thơ được bạn đọc chú
ý như Thành phố con tàu (năm 1974), Trồng nụ trồng hoa (năm1986), Tuần hoàn
của đất (năm 2003), Gió thổi từ biển (năm 2006)...
Ông sáng tác thơ và văn xuôi, có nhiều trang viết dành cho thiếu nhi
Tác phẩm chính đã xuất bản: Thành phố con tàu (thơ, in chung, 1974); Trồng nụ
trồng hoa (thơ, in chung, 1986); Tôi chỉ mong (thơ, 1995); Cây đèn biển (thơ viết
cho thiếu nhi, 2010)…
Bài thơ Mẹ ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể. Vào một đêm nhìn thấy em gái vất
vả để vừa đưa võng vừa quạt ru con đang khóc ngặt nghẽo, nhà thơ đã cảm động
mà bật ra bài thơ giản dị này. Tác phẩm viết theo thể lục bát nên chan chứa tình
yêu thương của người mẹ dành cho con trẻ. Tấm lòng của người mẹ trong bài thơ
là nỗi niềm chung của tất cả những bà mẹ trên đời này.
Trong số các bài thơ được khơi nguồn cảm hứng từ tình cảm gia đình, bài thơ
“Mẹ” của tác giả Trần Quốc Minh có lẽ được phổ biến rộng rãi nhất. Bài thơ dung
dị đằm thắm đã nói lên tình yêu thương và sự chăm sóc chu đáo đến quên mình của
người mẹ dành cho đứa con thơ.
Thông qua nghệ thuật so sánh, nhà thơ Trần Quốc Minh đã làm nổi bật âm thanh
của tiếng võng kẽo cà kẽo kẹt mà người mẹ sớm hôm tảo tần nuôi con khôn lớn.
Người mẹ sinh con đã là một cuộc trở dạ đau đớn đến quặn lòng. Có con rồi, người
mẹ phải chịu biết bao nhọc nhằn, gian truân khác nữa. Từ bàn tay của mẹ, muôn
ngàn ngọn gió cứ bay về ru ngủ giấc trẻ thơ. Có lẽ bắt đầu từ hai câu ca dao "Gió
mùa thu mẹ ru con ngủ/Năm canh chầy thức đủ vừa năm" đã tạo cảm hứng cho tác
giả Trần Quốc Minh vận dụng sáng tạo hình ảnh để làm nên những câu thơ thật
mềm mại, sáng trong, nồng hậu như chính tấm lòng thương con của mẹ:
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Mẹ như bà tiên hiền lành cần mẫn, lặng lẽ bên con chăm chút ngày đêm không
nghỉ. Ban ngày, ví như con ve kia vì nắng hè nên cũng "lặng" cả rồi. Ban đêm,
những ngôi sao thức ngoài trời cũng không thể sánh bằng sự thao thức của mẹ vì
các con. Từ đó, tác giả nhấn mạnh tình cảm yêu thương bao la của mẹ không gì
trên đời có thể so sánh được:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Ở hai câu thơ kết bài, tác giả Trần Quốc Minh đã để cho hình ảnh người mẹ nhập
vào ngọn gió thổi mát suốt cuộc đời con. Mẹ đã là đất trời, là vũ trụ bao la để che
chở và ru giấc ngủ của con mát lành, tròn trịa. Hai câu thơ cuối bài thật tự nhiên
nhưng đã nâng bổng tứ thơ lên một cách xuất thần, độc đáo nhờ phép so sánh
khẳng định của tác giả: "Mẹ là ngọn gió của con suốt đời".
Thơ viết về mẹ trên thi đàn xưa nay nhiều vô kể, nhưng để có được một bài thơ về
đề tài này được người đọc nhớ quả là không dễ. Nhà thơ Trần Quốc Minh có số
phận không may nhưng lại được trời ban cho cái “lộc thơ” thật lớn lao, kỳ diệu, đã
để lại cho đời, cho tuổi thơ nhiều thế hệ một bài thơ thật cảm động về tình mẫu tử
thiêng liêng.
SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 2 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
* Nội dung: Bài thơ là cảm xúc yêu thương, tiếc nuối của tác giả khi thấy mẹ ngày
một già đi - Thơ trữ tình hiện đại: thuộc loại hình Thơ mới, xuất hiện từ đầu thế kỷ
XX và phát triển cho đến ngày nay. Do nhu cầu đề cao mạnh mẽ của cái tôi của thi
sĩ, nên màu sắc cá thể của cảm xúc in đậm trong mọi khía cạnh của ngôn từ như
vốn từ, các biện pháp tu từ hay ngữ điệu, giọng điệu. Lời thơ thường linh hoạt,
uyển chuyển hơn so với thơ cũ..
* Cấu trúc: Thơ là một kiểu lời nói đặc biệt. Gọi là “kiểu lời nói đặc biệt” vì thơ có
những nét đặc thù về tách dòng, ngắt nhịp, gieo vần, tách khổ, sử dụng các biện
pháp tu từ,... mà các thể loại khác không có lợi thế để sử dụng
- Thể thơ: Lục bát
- Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một
dòng có tám tiếng.
- Số câu:. Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có
nhiều câu nối dài.
- Số từ: Về số lượng câu trong một bài thơ lục bát cũng không hề bị giới hạn
nghiêm ngặt như các bài thơ đường luật hay thể thơ song thất lục bát, tuy nhiên khi
kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng. Một bài thơ lục bát có thể bao gồm hai hoặc
bốn câu. -> Ngôn ngữ thật cô đọng, hàm súc
- Hầu như mỗi dòng thơ là 1 ý hoàn chỉnh và dung lượng ngắn hơn các thể loại
khác như: truyện hay văn xuôi.
- Nhịp điệu: Câu lục thường là nhịp 2/4 ( 3/3, 2/2/2), câu bát có thể ngắt nhịp 4/4
=> nhịp điệu. Nhịp thơ là sự láy lại một cách đều đặn và nhịp nhàng những đoạn
tiết tấu của câu thơ. Mỗi dòng thơ thường là một nhịp. Đồng thời mỗi dòng lại có
cách ngắt nhịp riêng phụ thuộc vào thể thơ, ý nghĩa của câu thơ.
=>sự hiệp vần, xen phối bằng trắc, cách ngắt nhịp vừa thống nhất vừa biến hóa tạo
nên tính nhạc điệu. Hình thức ấy làm nên vẻ đẹp nhịp nhàng, trầm bổng, luyến láy
của văn bản thơ.
=>Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu,…
làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ
Lặng rồi/ cả tiếng con ve ( T B T T B B )
Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi. (B B T T B B T B )
Nhà em/ vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng/ mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru/ có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt/ mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao/ thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã/ thức vì chúng con.
Đêm nay/ con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió/ của con suốt đời
- Thanh điệu:
Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ, đối lập âm
vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát. Chữ thữ thứ hai và chữ thứ sáu của
câu bát thì đều là vần bằng, nhưng yêu cầu đặt ra ở đây là chúng không được cùng
một thanh. Nếu thứ thứ sáu là thanh không có dấu, hay còn gọi là phù bình thì chữ
thứ tám phải thuộc thanh trầm bình.
- Ngôn ngữ: mộc mạc, gần gũi, giản dị gắn với đời sống thường nhật bình dị(mẹ,
con ve, ngày hè, võng, ru, gió, ngôi sao, ngủ,..)
=>Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Thơ thường có
dung lượng câu chữ ngắn hơn các thể loại khác (tự sự, kịch). Hệ quả là nhà thơ
biểu hiện cảm xúc của mình một cách tập trung hơn thông qua hình tượng thơ, đặc
biệt thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, qua dòng thơ, qua vần điệu, tiết tấu,… Nhiều
khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn từ, cho nên mới có chuyện “ý
tại ngôn ngoại”
- Nghệ thuật:
Từ ngữ miêu tả giàu hình ảnh, nhạc điệu. Tiếng ạ ời của mẹ, kẽo kẹt của tiếng
võng,… Vần thơ với hình ảnh sống động: gió mùa thu, ngôi sao,…
+ Ta nhận thấy ngay ở câu thơ đầu tiên, nghệ thuật đảo vị ngữ "lặng rồi cả tiếng
con ve” nhằm nhấn mạnh không gian khắc nghiệt của trưa hè oi ả Đến cả con ve
cung "lặng” tiếng rồi bởi vì cái nắng qua oi bức : “con ve cũng mệt vì hè nắng oi".
Ta thử tưởng tượng cái con vật kêu ra rả suốt mùa hè ấy nay cũng biết “một" bởi
nó cảm nhận được sức nóng ghê gớm của trưa hè
+ Nghệ thật nhân hoá làm cho con ve cũng có cảm xúc như con người điệp ngữ
cuối đầu : "con ve "- "con về",
điệp ngắt quãng: "mẹ" "mẹ", sự tương phản đối lập giữa một bên là "con về cũng
mệt" với bà mẹ vẫn bên bi ru con cho ta thấy tình yêu con với với của mẹ khuất
phục cả cái nắng oi bức của trực hệ. Không gì có thể ngăn lòng mẹ yêu con Phải
chăng tiếng ru ngắt quang ấy của mẹ đã vượt lên trên cả thời tiết khắc nghiệt, bao
trùm lên không gian, khiến con ve kia cũng phải lặng im, cái nắng kia cũng phải
bớt nóng để con của bà được yên giấc say nồng ôi lòng mẹ - thật tuyệt với
+ Phép điệp từ ở cuối câu thơ 4 đầu câu 5, điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 ( mẹ - mẹ)
giúp cho chúng ta có thể liên tưởng được hình ảnh trong buổi trưa hè oi ả, ngột
ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ có lời ru của mẹ là vẫn còn mãi. Có lúc trầm lúc
bổng đưa con vào giấc say nồng. Mẹ không chỉ quạt cho con bằng sức của mẹ mà
còn mát lạnh lòng ta bằng chính tình yêu thương vô bờ bến của mẹ. Sức mạnh to
lớn của mẹ to lớn trong lời hát ru, đôi tay mẹ trở thành ngọn gió thu mát mẻ xua
tan đi cái nắng oi ả của ngày hè.
=> Thơ thường sử dụng phép lặp từ ngữ nhấn mạnh ý thơ và tạo nên nhạc điệu cho
bài thơ. Biện pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ,… được sử dụng tạo ra cách diễn đạt
hàm súc, sinh động
+ Hình ảnh ẩn dụ: gió mùa thu, bàn tay mẹ được được lồng sử dụng thật tài tình
khéo léo đúng lúc ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là
bằng lòng mẹ, không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ.
Sức mạnh của tình yêu con đồn trong lời hát ru, lên đồi tay mẹ quạt trở thành ngọn
gió thu mát nhà xua đi cái nóng hè cho giấc ngủ của con.
=>Như vậy, có thể nói: Thơ là một kiểu lời nói đặc biệt. Kiểu lời nói này đòi hỏi
phải có chất thơ và tứ thơ, có hình ảnh và cảm xúc và được diễn tả bằng ngôn ngữ
có âm thanh, nhịp điệu nhất định nhằm bộc lộ được “cái tôi trữ tình” của nhà thơ
| 1/6

Preview text:

Mẹ
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Trần Quốc Minh)
Bài thơ Mẹ ra đời trong một hoàn cảnh rất kỳ lạ. Đó là vào thời điểm năm 1972 khi
ấy giặc đánh phá Hải Phòng ác liệt. Khi ấy nhà thơ đã cùng gia đình em gái là bác
sĩ Trần Tị Hồng đi sơ tản sang bệnh viện An Hải. Khi đó cô Hồng mới sinh cháu
Nguyễn Đức Thiện và đêm ấy trời nóng bom nổ rung trời. Cháu Thiện khóc ngặt
và cô Hồng thương con nên dùng chân đạp võng còn tay thì quạt cho con ngủ. Cô
quạt đến khi cả hai mẹ con đều ngủ thiếp đi.
Đó cũng chính là lúc những câu thơ đầu tiên của bài thơ Mẹ được hình thành. Và
sau đó bài thơ đã rất nhanh chóng hình thành. Khi ấy bài thơ có tên là Ngọn gió
của con và sau này khi in trong sách Tiếng Việt đã đổi tiêu đề thành bài thơ Mẹ. - Tiểu sử:
Sinh ngày 23-8-1943 tại Hải Phòng, Mất ngày 18/8/2017
Nhà thơ Trần Quốc Minh là người có số phận không may, bị liệt hai chân và teo cơ
tay khi chưa tròn một tuổi. Nhưng bằng nghị lực và khát vọng vươn lên mãnh liệt,
tác giả đã trở thành một nhà thơ tên tuổi. Ông có một số tập thơ được bạn đọc chú
ý như Thành phố con tàu (năm 1974), Trồng nụ trồng hoa (năm1986), Tuần hoàn
của đất (năm 2003), Gió thổi từ biển (năm 2006)...
Ông sáng tác thơ và văn xuôi, có nhiều trang viết dành cho thiếu nhi
Tác phẩm chính đã xuất bản: Thành phố con tàu (thơ, in chung, 1974); Trồng nụ
trồng hoa (thơ, in chung, 1986); Tôi chỉ mong (thơ, 1995); Cây đèn biển (thơ viết cho thiếu nhi, 2010)…
Bài thơ Mẹ ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể. Vào một đêm nhìn thấy em gái vất
vả để vừa đưa võng vừa quạt ru con đang khóc ngặt nghẽo, nhà thơ đã cảm động
mà bật ra bài thơ giản dị này. Tác phẩm viết theo thể lục bát nên chan chứa tình
yêu thương của người mẹ dành cho con trẻ. Tấm lòng của người mẹ trong bài thơ
là nỗi niềm chung của tất cả những bà mẹ trên đời này.
Trong số các bài thơ được khơi nguồn cảm hứng từ tình cảm gia đình, bài thơ
“Mẹ” của tác giả Trần Quốc Minh có lẽ được phổ biến rộng rãi nhất. Bài thơ dung
dị đằm thắm đã nói lên tình yêu thương và sự chăm sóc chu đáo đến quên mình của
người mẹ dành cho đứa con thơ.
Thông qua nghệ thuật so sánh, nhà thơ Trần Quốc Minh đã làm nổi bật âm thanh
của tiếng võng kẽo cà kẽo kẹt mà người mẹ sớm hôm tảo tần nuôi con khôn lớn.
Người mẹ sinh con đã là một cuộc trở dạ đau đớn đến quặn lòng. Có con rồi, người
mẹ phải chịu biết bao nhọc nhằn, gian truân khác nữa. Từ bàn tay của mẹ, muôn
ngàn ngọn gió cứ bay về ru ngủ giấc trẻ thơ. Có lẽ bắt đầu từ hai câu ca dao "Gió
mùa thu mẹ ru con ngủ/Năm canh chầy thức đủ vừa năm" đã tạo cảm hứng cho tác
giả Trần Quốc Minh vận dụng sáng tạo hình ảnh để làm nên những câu thơ thật
mềm mại, sáng trong, nồng hậu như chính tấm lòng thương con của mẹ: Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Mẹ như bà tiên hiền lành cần mẫn, lặng lẽ bên con chăm chút ngày đêm không
nghỉ. Ban ngày, ví như con ve kia vì nắng hè nên cũng "lặng" cả rồi. Ban đêm,
những ngôi sao thức ngoài trời cũng không thể sánh bằng sự thao thức của mẹ vì
các con. Từ đó, tác giả nhấn mạnh tình cảm yêu thương bao la của mẹ không gì
trên đời có thể so sánh được:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Ở hai câu thơ kết bài, tác giả Trần Quốc Minh đã để cho hình ảnh người mẹ nhập
vào ngọn gió thổi mát suốt cuộc đời con. Mẹ đã là đất trời, là vũ trụ bao la để che
chở và ru giấc ngủ của con mát lành, tròn trịa. Hai câu thơ cuối bài thật tự nhiên
nhưng đã nâng bổng tứ thơ lên một cách xuất thần, độc đáo nhờ phép so sánh
khẳng định của tác giả: "Mẹ là ngọn gió của con suốt đời".
Thơ viết về mẹ trên thi đàn xưa nay nhiều vô kể, nhưng để có được một bài thơ về
đề tài này được người đọc nhớ quả là không dễ. Nhà thơ Trần Quốc Minh có số
phận không may nhưng lại được trời ban cho cái “lộc thơ” thật lớn lao, kỳ diệu, đã
để lại cho đời, cho tuổi thơ nhiều thế hệ một bài thơ thật cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng.
SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 2 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
* Nội dung: Bài thơ là cảm xúc yêu thương, tiếc nuối của tác giả khi thấy mẹ ngày
một già đi - Thơ trữ tình hiện đại: thuộc loại hình Thơ mới, xuất hiện từ đầu thế kỷ
XX và phát triển cho đến ngày nay. Do nhu cầu đề cao mạnh mẽ của cái tôi của thi
sĩ, nên màu sắc cá thể của cảm xúc in đậm trong mọi khía cạnh của ngôn từ như
vốn từ, các biện pháp tu từ hay ngữ điệu, giọng điệu. Lời thơ thường linh hoạt,
uyển chuyển hơn so với thơ cũ..
* Cấu trúc: Thơ là một kiểu lời nói đặc biệt. Gọi là “kiểu lời nói đặc biệt” vì thơ có
những nét đặc thù về tách dòng, ngắt nhịp, gieo vần, tách khổ, sử dụng các biện
pháp tu từ,... mà các thể loại khác không có lợi thế để sử dụng - Thể thơ: Lục bát
- Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.
- Số câu:. Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.
- Số từ: Về số lượng câu trong một bài thơ lục bát cũng không hề bị giới hạn
nghiêm ngặt như các bài thơ đường luật hay thể thơ song thất lục bát, tuy nhiên khi
kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng. Một bài thơ lục bát có thể bao gồm hai hoặc
bốn câu. -> Ngôn ngữ thật cô đọng, hàm súc
- Hầu như mỗi dòng thơ là 1 ý hoàn chỉnh và dung lượng ngắn hơn các thể loại
khác như: truyện hay văn xuôi.
- Nhịp điệu: Câu lục thường là nhịp 2/4 ( 3/3, 2/2/2), câu bát có thể ngắt nhịp 4/4
=> nhịp điệu. Nhịp thơ là sự láy lại một cách đều đặn và nhịp nhàng những đoạn
tiết tấu của câu thơ. Mỗi dòng thơ thường là một nhịp. Đồng thời mỗi dòng lại có
cách ngắt nhịp riêng phụ thuộc vào thể thơ, ý nghĩa của câu thơ.
=>sự hiệp vần, xen phối bằng trắc, cách ngắt nhịp vừa thống nhất vừa biến hóa tạo
nên tính nhạc điệu. Hình thức ấy làm nên vẻ đẹp nhịp nhàng, trầm bổng, luyến láy của văn bản thơ.
=>Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu,…
làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ
Lặng rồi/ cả tiếng con ve ( T B T T B B )
Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi. (B B T T B B T B )
Nhà em/ vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng/ mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru/ có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt/ mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao/ thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã/ thức vì chúng con.
Đêm nay/ con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió/ của con suốt đời - Thanh điệu:
Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ, đối lập âm
vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát. Chữ thữ thứ hai và chữ thứ sáu của
câu bát thì đều là vần bằng, nhưng yêu cầu đặt ra ở đây là chúng không được cùng
một thanh. Nếu thứ thứ sáu là thanh không có dấu, hay còn gọi là phù bình thì chữ
thứ tám phải thuộc thanh trầm bình.
- Ngôn ngữ: mộc mạc, gần gũi, giản dị gắn với đời sống thường nhật bình dị(mẹ,
con ve, ngày hè, võng, ru, gió, ngôi sao, ngủ,..)
=>Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Thơ thường có
dung lượng câu chữ ngắn hơn các thể loại khác (tự sự, kịch). Hệ quả là nhà thơ
biểu hiện cảm xúc của mình một cách tập trung hơn thông qua hình tượng thơ, đặc
biệt thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, qua dòng thơ, qua vần điệu, tiết tấu,… Nhiều
khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn từ, cho nên mới có chuyện “ý tại ngôn ngoại” - Nghệ thuật:
Từ ngữ miêu tả giàu hình ảnh, nhạc điệu. Tiếng ạ ời của mẹ, kẽo kẹt của tiếng
võng,… Vần thơ với hình ảnh sống động: gió mùa thu, ngôi sao,…
+ Ta nhận thấy ngay ở câu thơ đầu tiên, nghệ thuật đảo vị ngữ "lặng rồi cả tiếng
con ve” nhằm nhấn mạnh không gian khắc nghiệt của trưa hè oi ả Đến cả con ve
cung "lặng” tiếng rồi bởi vì cái nắng qua oi bức : “con ve cũng mệt vì hè nắng oi".
Ta thử tưởng tượng cái con vật kêu ra rả suốt mùa hè ấy nay cũng biết “một" bởi
nó cảm nhận được sức nóng ghê gớm của trưa hè
+ Nghệ thật nhân hoá làm cho con ve cũng có cảm xúc như con người điệp ngữ
cuối đầu : "con ve "- "con về",
điệp ngắt quãng: "mẹ" "mẹ", sự tương phản đối lập giữa một bên là "con về cũng
mệt" với bà mẹ vẫn bên bi ru con cho ta thấy tình yêu con với với của mẹ khuất
phục cả cái nắng oi bức của trực hệ. Không gì có thể ngăn lòng mẹ yêu con Phải
chăng tiếng ru ngắt quang ấy của mẹ đã vượt lên trên cả thời tiết khắc nghiệt, bao
trùm lên không gian, khiến con ve kia cũng phải lặng im, cái nắng kia cũng phải
bớt nóng để con của bà được yên giấc say nồng ôi lòng mẹ - thật tuyệt với
+ Phép điệp từ ở cuối câu thơ 4 đầu câu 5, điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 ( mẹ - mẹ)
giúp cho chúng ta có thể liên tưởng được hình ảnh trong buổi trưa hè oi ả, ngột
ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ có lời ru của mẹ là vẫn còn mãi. Có lúc trầm lúc
bổng đưa con vào giấc say nồng. Mẹ không chỉ quạt cho con bằng sức của mẹ mà
còn mát lạnh lòng ta bằng chính tình yêu thương vô bờ bến của mẹ. Sức mạnh to
lớn của mẹ to lớn trong lời hát ru, đôi tay mẹ trở thành ngọn gió thu mát mẻ xua
tan đi cái nắng oi ả của ngày hè.
=> Thơ thường sử dụng phép lặp từ ngữ nhấn mạnh ý thơ và tạo nên nhạc điệu cho
bài thơ. Biện pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ,… được sử dụng tạo ra cách diễn đạt hàm súc, sinh động
+ Hình ảnh ẩn dụ: gió mùa thu, bàn tay mẹ được được lồng sử dụng thật tài tình
khéo léo đúng lúc ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là
bằng lòng mẹ, không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ.
Sức mạnh của tình yêu con đồn trong lời hát ru, lên đồi tay mẹ quạt trở thành ngọn
gió thu mát nhà xua đi cái nóng hè cho giấc ngủ của con.
=>Như vậy, có thể nói: Thơ là một kiểu lời nói đặc biệt. Kiểu lời nói này đòi hỏi
phải có chất thơ và tứ thơ, có hình ảnh và cảm xúc và được diễn tả bằng ngôn ngữ
có âm thanh, nhịp điệu nhất định nhằm bộc lộ được “cái tôi trữ tình” của nhà thơ