-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài thu hoạch- Chợ Đồng Xuân- Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội
Tìm hiểu về chợ Đồng Xuân để nhìn thấy một màu sắc văn hoá chợ rất Hà thành, rất Việt Nam. Qua đó, hiểu ra được dù thời đại có thay đổi, dù xuất hiện những khu mua sắm hiện đại và tối tân, chợ truyền thống vẫn mang trong mình một phong cách riêng, vẫn tìm chỗ đứng của mình trong công cuộc đóng góp, gìn giữ những tinh hoa dân tộc, nước nhà.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam(CSVHVN)
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48234554
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM ***
BÀI THU HOẠCH MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: CHỢ ĐỒNG XUÂN HÀ NỘI
Người thực hiện: Thành viên nhóm 2 1
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2 MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................2 1
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554
1.1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................3
1.2. Tình hình nghiên cứu.......................................................................................4
1.3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................4
1.3.1. Mục đích ...................................................................................................4
1.3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................4
1.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................4
1.6. Những đóng góp của đề tài...............................................................................5
II. PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................5
2.1. Cơ sở lý luận......................................................................................................6
2.2. Khái quát đặc điểm của chợ Đồng Xuân ........................................................6
2.2.1. Tên gọi khác..............................................................................................6
2.2.2. Địa chỉ......................................................................................................6
2.2.3. Thời gian mở cửa......................................................................................6
2.2.4. Hàng hóa..................................................................................................7
2.3. Nguồn gốc và lịch sử hình thành và phát triển của chợ Đồng Xuân.............7
2.3.1. Nguồn gốc chợ Đồng Xuân.......................................................................7
2.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển...............................................................8
2.4. Chợ Đồng Xuân ngày nay .............................................................................10
2.5. Kiến trúc khu chợ...........................................................................................12
2.5.1. Kiến trúc chợ Đồng Xuân đầu thế kỷ XX.................................................12
2.5.2. Kiến trúc chợ Đồng Xuân ngày nay........................................................12
2.6. Giá trị lịch sử và giá trị văn hóa....................................................................13
2.7. So sánh chợ Đồng Xuân (Miền Bắc) và chợ Bến Thành (Miền Nam).........14
2.7.1 ĐIểm giống nhau......................................................................................14
2.7.2. Điểm khác nhau......................................................................................14
2.8. Mở rộng ..........................................................................................................16
2.8.1. Điều thú vị về chợ...................................................................................16
2.8.2. Phản bác ý kiến xây chợ thành Trung tâm Thương mại và phương pháp
bảo tồn..............................................................................................................17
III. PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................18
NHẬT KÝ LÀM VIỆC NHÓM............................................................................19
ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT THÀNH VIÊN NHÓM..............................................20 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hà Nội trong ký ức mỗi người từng sống, từng đi qua và từng gắn bó đều tràn
đầy những kỷ niệm riêng. Hà Nội không chỉ là những con phố, những tên đường mà 2
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554
là ký ức về những gì gắn bó, thân thương nhất với những phiên chợ đầy ắp người qua
lại mua bán, những gánh hàng rong với tiếng rao hàng văng vẳng khắp các nẻo đường,
là những chợ cóc, chợ tạm nơi góc phố thân quen. Chợ là nơi mà người ta đến mà có
lúc chẳng cần mua bán gì, những lúc ấy, chợ chính là nơi gặp gỡ, giao lưu, là nơi giải
trí, là một nét văn hóa trong sinh hoạt của người dân Hà Thành. Ở mỗi vùng miền,
hình thức tổ chức chợ có thể mang hơi thở cuộc sống và dấu ấn khác nhau, nhưng đều
đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày.
Thế nhưng, cùng với sự phát triển của đô thị, chợ phiên ngày nay đã khác xưa
quá nhiều và đang bị mai một khi mà kẻ bán, người mua đều vắng bóng. Mỗi phiên
chợ, nhiều nhất cũng chỉ được 20 gian hàng, chủ yếu là hạt giống, cây cảnh. Hiện tại,
Hà Nội có khoảng 160 chợ dân sinh tại khu vực nội thành và 294 chợ dân sinh ở các
khu vực ngoại thành. Nhiều chợ trong số này là chợ ngoài trời, ở trong tình trạng xập
xệ, nhếch nhác. Chính vì điều này, Hà Nội đã phá bỏ nhiều chợ truyền thống để xây
thành trung tâm thương mại với mục tiêu muốn Thủ đô thành phố dần trở nên hiện
đại như các nước phát triển. Có thể thấy rằng, quá trình đô thị hóa với sự xuất hiện
của nhiều siêu thị và trung tâm thương mại đang tạo sức ép rất lớn lên chợ truyền
thống. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, dù vẫn giữ được những giá trị riêng
vốn có, nhưng chợ truyền thống dường như đang bị lãng quên và mờ nhạt dần theo thời gian.
Một trong những cái tên nằm trong danh sách những khu chợ bị ảnh hưởng
nhiều nhất bởi sự thay đổi chóng mặt của thời đại chính là chợ Đồng Xuân. Là một
trong những ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng của Việt Nam, chợ Đồng Xuân được ví như
một biểu tượng văn hóa và địa điểm du lịch lý tưởng của Thủ đô. Nơi đây còn được
mệnh danh là “thiên đường ẩm thực giữa lòng Hà Nội” – nơi mà ta có thể thưởng
thức mọi món ngon đặc sản của người Hà thành.
Chợ Đồng Xuân đã đóng góp và làm phong phú cho nền văn hóa Việt Nam.
Không chỉ là nơi buôn bán huyên náo, nhộn nhịp nhất Hà thành, chợ Đồng Xuân còn
chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, tinh thần phản ánh cuộc sống, sinh hoạt của người
dân kẻ Chợ xưa. Hay nói như nhà văn Băng Sơn: "Ai có dịp về Hà Nội, nếu chưa đi
chợ Đồng Xuân thì coi như mới biết một phần nhỏ, một góc bé, hoặc chưa đến Hà
Nội". Vì vậy, bảo tồn, gìn giữ và phát huy nét đẹp chợ truyền thống là một vấn đề cấp thiết của quốc gia.
Trên cơ sở lý luận thực tế, vấn đề bảo tồn, gìn giữ và phát huy những vẻ đẹp
truyền thống luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Trong “Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã
đưa chủ trương rằng: “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân
văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời
sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng 3
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554
của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người,
với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao.
Nhằm mong muốn đóng góp những hiểu biết của mình trong quá trình tìm hiểu
và khai thác văn hóa truyền thống của đất nước, chúng tôi quyết định chọn “Nét đẹp
trong văn hoá Chợ Đồng Xuân” làm đề tài dự án. Nội dung chính là sự tinh tế trong
văn hóa kinh doanh cùng những mặt hàng đặc trưng của chợ Đồng Xuân nói riêng,
và sản phẩm tinh hoa của Việt Nam nói chung. Hơn thế, “nhìn lại, trân trọng và bảo
tồn, phát huy” cũng là mục đích mà chúng tôi muốn hướng đến và đạt được.
Là sinh viên đang học tập tại trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia
Hà Nội, theo học môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam, chúng tôi mong muốn tìm, nhìn và
làm sống lại những nét đẹp truyền thống đang dần bị mai mòn. Lựa chọn chợ Đồng
Xuân không chỉ là cảm hứng, mà còn là hy vọng nhắc nhở mọi người hãy luôn trân
trọng những giá trị truyền thống, tự tạo cho mình lòng tự hào khi đất nước đang sở
hữu một tinh hoa văn hoá cổ truyền lâu đời.
1.2. Tình hình nghiên cứu
Chợ Đồng Xuân được biết đến rộng rãi qua các bài báo, công trình nghiên cứu,
thậm chí còn được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Những thông tin khái
quát, cơ bản có thể tra cứu và tìm kiếm được, nhưng những chi tiết nhỏ thì khá ít
người biết đến và quan tâm. Dưới góc độ lịch sử học, ít ai hiểu được rõ câu chuyện
chợ Đồng Xuân được hình thành ra sao, trải qua những khó khăn nào để có thể tồn
tại đến thời điểm hiện tại. Tính ẩm thực cũng là một nhân tố quan trọng để tạo nên
văn hoá riêng tại khu chợ này, nhưng tiếc rằng cho đến nay điều này chưa được khai
phá. Nó gây cản trở trong việc chứng minh rằng chất văn hoá riêng của chợ Đồng
Xuân không chỉ hiện qua những sản phẩm tiêu biểu như vải lụa, gấm vóc mà còn qua
cả những món đặc sản nổi tiếng, được truyền cho nhiều thế hệ con cháu sau này.
1.3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1. Mục đích
Tìm hiểu về chợ Đồng Xuân để nhìn thấy một màu sắc văn hoá chợ rất Hà thành,
rất Việt Nam. Qua đó, hiểu ra được dù thời đại có thay đổi, dù xuất hiện những khu
mua sắm hiện đại và tối tân, chợ truyền thống vẫn mang trong mình một phong cách
riêng, vẫn tìm chỗ đứng của mình trong công cuộc đóng góp, gìn giữ những tinh hoa dân tộc, nước nhà. 4
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554
1.3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Khám phá lịch sử và nguồn gốc tạo ra tên “Đồng Xuân”, quá trình hình thành,
kiến trúc và phong cách xây dựng của chợ, những mặt hàng đặc trưng, cuối cùng là
phân tích giá trị và ý nghĩa mang tính lịch sử và văn hoá.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Chợ Đồng Xuân
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đồng Xuân trong quá khứ và hiện tại
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp: Đây là phương pháp phân chia đối tượng
nghiên cứu thành những yếu tố nhỏ và đơn giản, nhằm phục vụ phát hiện bản chất
của sự vật, đối tượng nghiên cứu. Tổng hợp là từ kết quả phân tích từng phần, từng
mặt sau khi được bóc tách, nhìn thấy sự bao quát, bản chất chung và tìm ra quy luật
vận động của đối tượng.
Trong bản báo cáo chuyến đi thực tế này, phương pháp trên được áp dụng để
phân tích các tài liệu được cung cấp sẵn, lựa chọn các thông tin đúng và xác thực về
vẻ đẹp văn hoá chợ Đồng Xuân. Đồng thời, còn phân tích giá trị mang tính lịch sử và
văn hoá ở chợ truyền thống nổi tiếng của Hà Nội. Qua đó, tổng kết lại văn hoá chợ
Đồng Xuân để lại những dấu ấn riêng và tạo được ấn tượng sâu sắc.
Phương pháp thống kê - so sánh: Thống kê là phương pháp định lượng, điều
tra bằng số liệu cụ thể. So sánh là đối chiếu giữa các phương diện chung với hai đối
tượng trở lên để xem xét điểm giống và mẫu thuận giữa các đối tượng được đề cập đến.
Ở đây, thống kê được sử dụng qua những con số thể hiện số chợ còn tổ chức
theo hình thức truyền thống ở Hà Nội tính tới thời điểm hiện tại, số liệu về lượng
khách ghé hàng năm, tỉ lệ khách nước ngoài đến thăm quan và mua đồ tại các gian
hàng của chợ. Bên cạnh đó phương pháp so sánh được thể hiện thông qua việc tìm ra
sự khác biệt và nét độc đáo riêng giữa chợ Đồng Xuân và chợ Bến Thành (Sài Gòn)
Từ đó nhìn ra được sự giao lưu văn hoá của chợ dù ở từng vùng miền khác nhau qua
những yếu tố tương đồng. 5
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554
Phương pháp quan sát thực tế: Thực hiện bằng cách quan sát, trò chuyện với
các chủ gian hàng về những hiện vật đang được bán ra để có cái nhìn và tầm hiểu biết
sâu với đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp liên ngành: Dùng những kiến thức, tham khảo thông tin về thành
tựu khoa học trên nhiều lĩnh vực để có cái nhìn tổng thể về chợ Đồng Xuân với các
vẻ đẹp văn hoá biểu trưng. Có thể hiểu và lý giải được những văn hoá còn ẩn giấu
trong phong tục “chợ truyền thống” của Việt Nam.
1.6. Những đóng góp của đề tài
Văn hoá chợ Đồng Xuân là một minh chứng cho phong tục “chợ truyền thống”
tốt đẹp nhưng bị lãng quên và mờ nhạt dần theo thời gian. Nó góp phần tạo nên ý thức
của con người về việc nhìn lại và biết cách bảo vệ, trân trọng, làm sống lại không gian
văn hóa lâu đời của dân tộc, quốc gia.
Nghiên cứu lịch sử và quá trình hình thành của những biểu hiện văn hoá kinh
doanh cùng những mặt hàng nổi bật còn góp phần dung hoá Việt Nam vừa mang hơi
thở cổ xưa, vừa mang hơi thở hiện đại. Ta hiểu rõ thêm được vai trò, ý nghĩa của văn
hoá truyền thống trong quá trình xây dựng đất nước thời quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Qua việc tìm tòi, khám phá, nghiên cứu, không chỉ nét đẹp trong văn hoá chợ
Đồng Xuân nói riêng, mà văn hoá chợ Việt Nam truyền thống nói chung sẽ được ứng
dụng làm cơ sở hoặc đề tài nghiên cứu cho nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, được
vận dụng trong các bộ môn văn hoá và nghệ thuật. II. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, khái niệm “chợ” là nơi mà diễn ra
hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ bằng tiền tệ hoặc hiện vật (hàng đổi
hàng). Đây cũng có thể là nơi diễn ra các hoạt động nghiên cứu, giới thiệu, quảng cáo,
tiếp thị sản phẩm - dịch vụ. Tại chợ mọi người có thể kết nối, hợp tác, chia sẻ với
nhau để đạt được các lợi ích chung, hình thành các mối quan hệ về văn hóa, xã hội và kinh tế.
Trong quan niệm của người Việt, đặc biệt là ở Hà Nội, chốn Kinh kỳ - Kẻ Chợ
thì chợ không chỉ là nơi giao thương, trao đổi mua bán hàng hóa mà còn là nơi lưu
giữ nhiều nét văn hóa, nơi kết nối cộng đồng, nơi sinh hoạt gắn liền với cuộc sống của người lao động. 6
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554
Với cách tiếp cận này, chợ Đồng Xuân vừa là một nơi giao thương sầm uất,
vừa là một dấu ấn văn hóa đặc biệt của Hà Nội. Cùng với sự phát triển của thời đại,
chợ Việt Nam có những biến đổi phù hợp với trình độ thẩm mĩ, điều kiện phát triển
nhưng ở đó vẫn giữ được giá trị văn hóa trường tồn cùng thời gian.
2.2. Khái quát đặc điểm của chợ Đồng Xuân
Ảnh 1 - Chợ Đồng
Xuân (ảnh tự chụp)
2.2.1. Tên gọi khác
Chợ Đồng Xuân hay còn gọi là Chợ Lớn (Grand Marché) hoặc Chợ Trung tâm (Les Halles Centrales)
2.2.2. Địa chỉ
Chợ Đồng Xuân nằm trong khu phố cổ, phía tây là phố Đồng Xuân, phía bắc
là phố Hàng Khoai, phía nam là phố Cầu Đông, phía đông là phố Nguyễn Thiện Thuật.
Cổng chợ nhìn sang phía tây, phía trước là một khoảng trống nhỏ. Phía Bắc có Quán
Huyền Thiên - sau đổi thành Chùa Huyền Thiên. Ngay sát sau chợ là chợ Bắc Qua .
Vì vậy nhiều người gọi cả hai là chợ Đồng Xuân - Bắc Qua.
2.2.3. Thời gian mở cửa
Cũng như những ngôi chợ khác trên địa bàn thành phố, Chợ Đồng Xuân mở
cửa vào tất cả các ngày trong tuần, từ 6h00 đến 18h00. 7
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554
2.2.4. Hàng hóa
Chợ Đồng Xuân là chợ đầu mối chủ yếu dành cho người bán buôn ở khu vực
miền Bắc với tổng diện tích mặt bằng gần 14.000m2. Bên trong, chợ được chia làm
3 tầng chủ yếu với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu.
Tầng trệt: Ngay từ cửa vào là những hàng bán quần áo, giày dép, vali cho đến
đồ điện tử, đồ gia dụng... nhưng chủ yếu là những mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc.
Tầng 2: Là khu vực bán buôn bán lẻ quần áo cho người lớn và các loại vải vóc, gấm, lụa, áo dài…
Tầng 3: Chủ yếu người ta bán đồ dành cho trẻ sơ sinh. Phía sau chợ có các hàng bán chim thú cảnh.
Ngõ ẩm thực: Ngõ chợ Đồng Xuân được
biết đến là ngõ ẩm thực phố Cổ của người dân địa
phương. Trước đây, con ngõ này được mở ra chủ
yếu phục vụ tiểu thương buôn bán trong chợ và
người dân lân cận. Nhưng vài năm trở lại đây, ngõ
chợ Đồng Xuân trở thành điểm đến quen thuộc của
nhiều bạn trẻ, khách du lịch trong và ngoài nước.
Các quán ăn trong ngõ đa số là các
món ăn vặt như: chè thập cẩm, bánh tôm, bánh mì
Ảnh 2 - Quán ăn ở ngõ ẩm
que, các loại nộm, bún chả que tre, bún đậu, cua thực
hấp, hàu nướng… Mức giá trung bình dao động từ (ảnh trên mạng)
5.000 – 45.000 đồng/món.
2.3. Nguồn gốc và lịch sử hình thành và phát triển của chợ Đồng Xuân
2.3.1. Nguồn gốc chợ Đồng Xuân
Nói lịch sử của chợ Đồng Xuân, ông Đỗ Xuân Thuỷ - Tổng Giám đốc Cty cổ
phần Đồng Xuân - cho biết: Chợ này hình thành năm 1889 do người Pháp lập nên
sau khi bồi lấp dòng chảy của sông Tô Lịch và sông Hồng. Nằm trong tổng Đồng
Xuân nên chợ có tên là Đồng Xuân.
Tên gọi chợ Đồng Xuân - Bắc Qua có nguồn gốc bắt nguồn từ một đường
ngang chạy giữa chợ cùng một cái cống xả nước rất to. Khu vực Bắc Qua là điểm
trao đổi mua bán sản vật tự sản, tự tiêu (cây con, vật nuôi) để người dân vùng ven Hà
Nội, khu vực Đồng Xuân bán đồ ăn thức uống. Cả hai khu vực tạo thành chợ
Đồng Xuân - Bắc Qua nổi tiếng là nhiều hàng hoá, mùa nào sản vật ấy. Chợ Đồng
Xuân - Bắc Qua dần trở thành điểm thăm thú của người dân Hà thành và người khác đến Hà Nội. 8
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554
2.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển của chợ Đồng Xuân
Trong thời gian xây dựng lại thành Thăng Long vào mùa hạ năm Giáp Tý
(1804), Tổng trấn Nguyễn Văn Thành dưới triều đại Nguyễn đã cho đặt ngôi chợ lớn
ở cửa chính đông, hay còn gọi là chợ Đồng Xuân ngày nay.
Ảnh 3 - Chợ Đồng Xuân dưới Triều đại Nhà Nguyễn mùa hạ năm Giáp Tý 1804
(Ảnh trên mạng)
Năm 1889, khi những dấu tích cuối của sông Tô Lịch và hồ Thái Cực bị lấp
hoàn toàn, đốc lý Landes Charles (nắm quyền từ 08/6/1899 đến 15/01/1890) ra quyết
định xóa bỏ hai ngôi chợ cũ của Hà Nội vốn họp cạnh đền Bạch Mã và Cầu Đông,
dồn tất cả về họp ở chợ nhỏ nằm trước cửa đền Huyền Thiên, thuộc phường Đồng
Xuân có tên là Chợ Mới.
Năm 1890 chính quyền Pháp mới bắt đầu xây dựng chợ Đồng Xuân, tạo thành
năm vòm cửa và năm nhà cầu dài 52m, cao 19m. Mặt tiền theo kiến trúc Pháp, gồm
năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn. Chợ đổi tên thành chợ
Đồng Xuân. Trong năm đầu tiên chợ họp ngoài trời, hoặc có che mái lá giống như hai chợ cũ. 9
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554
Ảnh 4 - Chợ Đồng Xuân sau khi chính quyền Pháp xây dựng năm 1890
(Ảnh trên mạng)
Sau đó quy mô chợ được mở rộng lan ra phố Hàng Khoai, Hàng Gạo. Sau khi
hoàn thành, chợ chỉ họp hai ngày một phiên, nhưng về sau do nhu cầu của sự phát
triển kinh tế thương mại, chợ họp hàng ngày từ sáng đến tối. Các mặt hàng được các
tiểu thương buôn bán đa dạng, từ hàng nông sản, thực phẩm, rau quả, đến hàng vải
vóc, máy móc của Pháp, Trung Hoa, Ấn Độ… Chợ Đồng Xuân ban đầu không có
hàng lối, những người bán cùng mặt hàng tự ngồi gần nhau để dễ bán dễ mua. Thấy
thuế chợ Đồng Xuân là nguồn thu lớn nhất cho ngân sách nên Landes Charles quyết
định nâng chợ phiên từ tháng một lần lên hai lần, đồng thời cho xây lại chợ. Khung
chợ đúc bằng gang chuyển từ Pháp sang và có năm bộ kèo, mỗi bộ dài 52 mét, cao
19 mét, mái lợp bằng tôn để che mưa che nắng.
Năm 1892, trong kế hoạch xây dựng lại khu vực phố cổ để Hà Nội văn minh
hơn, chính quyền thành phố đã cho xây tường ở mặt cổng ra vào và đến năm 1893 thì
xây tường bao xung quanh. Vào chợ có ba lối, cổng chính là mặt phố Đồng Xuân hiện
nay với ba cổng, cổng bên ở phố Hàng Khoai và một cổng ở phố Hàng Chiếu. Đồng
Xuân trở thành chợ lớn nhất Bắc Kỳ vừa bán lẻ, vừa bán buôn cho người các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra.
Cuối thế kỷ XIX, chợ Đồng Xuân không chỉ có các mặt hàng sản xuất trong
nước mà chợ bán rất nhiều hàng hóa tiêu dùng nhập từ nước ngoài, trong đó có táo,
lê nhập từ San Francisco (Mỹ), vải từ Anh, hàng tiêu dùng từ Pháp, Hồng Kông và
Thượng Hải (Trung Quốc), nên người ta bắt đầu chia thành từng dãy, đồng thời phân
chia cụ thể khu vực bán hàng. Thẳng cổng chính là dãy bán vải, bên trái là bán hoa 10
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554
quả, kế đó là bán tạp hóa rồi đến các quầy bán thịt, rau, đồ sắt, ăn uống và có cả khu
vực dành cho những người xem bói.
Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ năm 1946, chợ Đồng Xuân nằm trong Liên
khu Một và trở thành một điểm chiến đấu. Tại đây đã diễn ra các trận chiến giữa Vệ
quốc quân chống lại lính Lê Dương của Pháp.
Tháng 2 năm 1947, tại đây đã diễn ra sự kiện Hà Nội "60 ngày đêm khói lửa";
Trận đánh Chợ Đồng Xuân ngày 14/02/1947. Các trận chiến ác liệt giữa Vệ quốc
đoàn chống lại lính Lê dương của Pháp, rất nhiều Vệ quốc quân đã hy sinh tại đây
trước khi rút khỏi Hà Nội. Từ sau ngày quân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản
Hà Nội, chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất thành phố này.
Chợ Đồng Xuân vào khoảng năm 1980 với đầy đủ 5 dãy. Đến khoảng năm
1990 thì chợ xây lại, đập bỏ 2 dãy ngoài cùng, xây dựng dãy giữa lên thành 3 tầng.
Ảnh 5 - Chợ Đồng Xuân năm 1980 (ảnh trên mạng)
Vào khoảng năm 1990, chợ được xây dựng lại, phá bỏ hai dãy hai bên, ba dãy
giữa xây lên ba tầng. Hai tấm cửa hai bên cũng bị dỡ, nhưng vẫn còn giữ hai cột ngoài cùng.
Tối ngày 14 tháng 7 năm 1994, chợ Đồng Xuân đã bị hỏa hoạn, lửa thiêu rụi
gần như toàn bộ các gian hàng trong chợ. Phải đến ngày 19 tháng 7 thì ngọn lửa mới
được dập tắt hoàn toàn. Đây là vụ cháy chợ lớn nhất tại Hà Nội cho đến nay. 11
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554
Ảnh 6 - Vụ cháy tại chợ Đồng Xuân năm 1994 (ảnh trên mạng)
Năm 1995, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại với số vốn đầu tư 68 tỷ đồng.
Ba tầng có tổng diện tích mặt bằng gần 14.000 m2 với khoảng 2.000 gian hàng. Chợ
hiện nay có khu giao dịch, bán hàng, nhiều cầu thang, lối đi với ba lối vào phía trước,
3 lối vào phía sau, 2 lối vào phía hông, 2 cầu thang ngoài trời, 5 cầu thang lên các
tầng trên và một hệ thống thang máy.
2.4. Chợ Đồng Xuân ngày nay 12
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554
Ảnh 7 - Chợ Đồng Xuân Hà Nội ngày nay (ảnh trên mạng)
Do hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi về giao thông và dân cư, đặc biệt khi
người Pháp xây dựng xong cầu Long Biên, thì chợ Đồng Xuân đã trở thành tụ điểm
giao thương sầm uất không chỉ nổi tiếng nhất Hà Nội, mà nổi tiếng cả miền Bắc, thu
hút được sự chú ý của giới thương nhân nước ngoài thường xuyên qua lại buôn bán.
Cùng với việc duy trì các phố buôn bán và sản xuất hàng thủ công truyền thống như
Hàng Chiếu, Hàng Giấy, Hàng Đậu… Chợ Đồng Xuân còn là đầu mối phân phối,
buôn bán hàng hóa, là trung tâm các hoạt động kinh tế của Thành phố Hà Nội, có tầm
ảnh hưởng rất lớn đến cả khu vực miền Bắc, thậm chí trong cả nước.
Từ năm 1996 đến nay, nền kinh tế trong nước có nhiều chuyển biến mạnh mẽ,
nhu cầu giao thương hàng hóa ngày càng gia tăng về khối lượng, đa dạng về hình
thức. Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước về việc phát triển mô hình doanh
nghiệp quản lý khai thác chợ thay cho mô hình cũ không còn phù hợp, công ty cổ
phần Đồng Xuân đã được thành lập, trở thành doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước
thí điểm mô hình quản lý và khai thác chợ nói trên. Hiện nay, chợ Đồng Xuân có 71%
cổ phần của Nhà nước. Việc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối đã làm hoạt động
của chợ Đồng Xuân được thuận lợi hơn, vì vậy ngoài hiệu quả kinh tế, chợ còn mang
lại những hiệu quả về mặt văn hóa-xã hội.
Chợ Đồng Xuân thuộc quyền quản lý của Công ty Cổ phần Đồng Xuân. Với
1946 cửa hiệu, doanh thu của chợ đạt 15.046 tỷ đồng tương đương 940.375 đô la Mỹ
trong vòng 6 tháng đầu năm 2005, đạt 68,7% doanh thu dự kiến cho năm 2005. Trong
số đó 12.160 tỷ đồng là doanh thu từ việc cho thuê các kiot và cửa hiện, 2558 triệu
đồng là từ các dịch vụ mang lại và khoảng 328 triệu đồng là từ các nguồn thu khác
như xuất nhập khẩu, tài chính….
Sự xuất hiện của chợ đêm Đồng Xuân khiến khu chợ trở thành điểm văn hóa
của Hà Nội. Về cấu trúc, chợ đêm Đồng Xuân được chia thành 3 loại kinh doanh
chính: Kinh doanh hàng Mỹ thuật tại hành lang của chợ Đồng Xuân (18 cửa hàng),
Kinh doanh Ẩm thực tại phố Hàng Khoai (11 cửa hàng), Kinh doanh quần áo, vải vóc
tại phố Hàng Khoai và các nơi ngoài trời (130 điểm)
Hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Đồng Xuân đa dạng và phong phú
với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Theo Báo cáo tổng hợp của Phòng quản
lý chợ Đồng Xuân, hiện nay chợ Đồng Xuân là chợ truyền thống bán buôn loại I trong
cả nước, cơ bản kinh doanh tại chợ chia làm 8 ngành hàng với 2316 sạp hàng, trong
đó có bán các loại mặt hàng như đồ lưu niệm, đồ dùng cá nhân và gia đình, hoa quả
khô, tạp phẩm, nông sản, thực phẩm tươi sống, vải sợi, quần áo… Hàng hóa bày bán
tại chợ hiện nay, chủ yếu là hàng gia công của các cơ sở sản xuất trong nước, chiếm
70%. Bên cạnh đó, chợ Đồng Xuân cũng có rất nhiều những thứ quà vặt như món 13
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554
bánh tôm, bún chả que tre… Tất cả tạo nên sự đặc sắc riêng của ẩm thực chợ Đồng
Xuân mà không nơi nào có được.
Để gìn giữ những nét đẹp văn hóa của chợ Đồng Xuân, các tiểu thương nơi
đây đã cùng nhau xây dựng một khu chợ văn minh, văn hóa. Theo đó, Ban quản lý
chợ đã phối hợp với Hội phụ nữ chợ đưa ra bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng vào
hoạt động kinh doanh hằng ngày. Bộ Quy tắc ứng xử này được các tiểu thương nhiệt
tình hưởng ứng, cũng từ việc thực hiện nghiêm túc bộ Quy tắc ứng xử mà lượng du
khách tìm đến chợ Đồng Xuân ngày một tăng.
Ngoài chuyển biến trong việc ứng xử giữa tiểu thương với khách hàng mà việc
sắp xếp các gian hàng và hàng hóa cũng là điểm nhấn đặc biệt. Chẳng hạn, tại khu
vực sảnh chính, các gian hàng nhỏ với đa dạng các loại hàng hóa, những sản phẩm
cùng loại được trưng bày liền kề với nhau. Các biển hiệu, gian hàng cạnh tranh công
bằng, không để gian hàng nào bị lấn át. Bên cạnh đó, tất cả hàng hóa đều được đóng
gói sạch sẽ, có thương hiệu, nhãn mác đầy đủ, niêm yết giá công khai, góp phần loại
bỏ tình trạng chặt chém, nói thách khách hàng. Thêm vào đó công tác giữ gìn vệ sinh
khu chợ cũng được các chủ cơ sở kinh doanh quan tâm, rác thải được thu gom đúng nơi quy định.
Theo báo cáo, năm 2013 chợ Đồng Xuân đã tiếp đón 78.019 lượt khách trong
nước và quốc tế đến tham quan, mua bán. Cũng theo số liệu thống kê về lượng khách
tham quan của Công ty cổ phần Đồng Xuân, riêng trong tháng 3-2015, chợ Đồng
Xuân đã thu hút được gần một vạn lượt khách đến tham quan, trong đó có hơn 8.000 lượt khách quốc tế.
Trải qua hơn 100 năm, chợ Đồng Xuân vẫn là một trong những khu chợ lớn
nhất ở thủ đô, điểm tham quan thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Mặc dù
các trung tâm thương mại và siêu thị hiện đại đua nhau mọc lên cùng trào lưu hội
nhập kinh tế thế giới, nhưng giữa lòng Hà Nội, vẫn có một khu chợ truyền thống tấp
nập kẻ bán người mua - chợ Đồng Xuân. Đây không chỉ là những cuộc giao thương
thuần túy, mà nó đã trở thành nét đẹp văn hóa trường tồn bao đời nay của người dân Hà Thành.
2.5. Kiến trúc khu chợ
2.5.1. Kiến trúc chợ Đồng Xuân đầu thế kỷ XX
Trong năm đầu tiên, chợ họp ngoài trời, hoặc có che mái lá giống như hai chợ cũ.
Năm 1890 chính quyền Pháp mới bắt đầu xây dựng chợ Đồng Xuân. Chợ
được thiết kế tương đối đơn giản: Các bộ khung bằng sắt, lợp tôn mái chảy, diện tích
khoảng 6500m² . Toàn bộ gồm 5 dãy nhà và được phân theo các vòm cuốn mặt 14
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554
trước, bên trong phân cách bởi các đường đi giữa các vòm (mỗi vòm chợ dài 52m,
khung thép cao 19m, rộng 25m). Mặt tiền theo kiến trúc Pháp, gồm năm phần hình
tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn.
Vào khoảng năm 1990, chợ được xây dựng lại, phá bỏ hai dãy hai bên, ba dãy
giữa xây lên ba tầng. Hai tấm cửa hai bên cũng bị dỡ, nhưng vẫn còn giữ hai cột ngoài cùng.
2.5.2. Kiến trúc chợ Đồng Xuân ngày nay
Ngày nay, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại với quy mô lớn hơn trước nhưng
vẫn giữ được một phần kiến trúc mặt tiền của chợ cũ. Kiến trúc mới chỉ giữ lại 3 khối
tam giác, khối thứ nhất và khối thứ năm đã bị dỡ bỏ để mở rộng phố Hàng Khoai và phố Cầu Đông.
Năm 1995, chợ Đồng Xuân lại được cải tạo một lần nữa với số vốn đầu tư lên
đến 68 tỉ đồng. Chợ được xây dựng thành 3 tầng với tổng diện tích mặt bằng xây dựng
là 28.968m², tổng diện tích kinh doanh là 22.245m² với khoảng 2000 gian hàng và 70
ki-ốt bên ngoài. Riêng tầng 1 vẫn mang hình hài vóc dáng cũ của chợ xưa, nhưng đầu
hồi bên trái có gắn thêm bức phù điêu bằng đồng mô tả cuộc chiến đấu anh dũng của
quân dân Đồng Xuân trong thời kháng chiến chống Pháp.
Chợ Đồng Xuân hiện nay cao ba tầng, kích thước rộng 73,5m, dài 130,5m, có
khu giao dịch, bán hàng, phần chợ Bắc Qua xây mới trên móng cũ có gia cố cẩn thận,
bảo tồn mặt tiền chợ Đồng Xuân cũ, nhiều cầu thang, lối đi thoáng đãng với ba lối
vào phía trước, 3 lối vào phía sau, 2 lối vào phía hông (có cầu thang bê tông), 2 cầu
thang ngoài trời lên chợ Đồng Xuân và Bắc Qua, 5 cầu thang lên các tầng trên và một
hệ thống thang máy hiện đại. 15
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554
Ảnh 8 - Bên trong khu chợ Đồng Xuân (ảnh tự chụp)
2.6. Giá trị lịch sử và giá trị văn hóa
Qua nhiều thập kỷ, chợ Đồng Xuân không chỉ là chợ bán buôn lớn nhất Hà
Nội mà còn là nơi lưu lại những giá trị văn hóa lịch sử vốn có của nó. Năm 2005,
nhân dịp Hà Nội kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội, thành phố đã dựng bức phù
điêu Hà Nội mùa đông năm 1946 ngay cạnh chợ Đồng Xuân nhằm tưởng nhớ những
người đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ Thủ đô. Ngày nay, bức phù điêu các Vệ quốc
quân vẫn được trang trọng để phía trước cửa chợ Đồng Xuân để tưởng nhớ công lao
to lớn, ngợi ca tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của những chiến sĩ “gan
vàng dạ sắt” đã cống hiến xương máu cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc.
Chính sự hấp dẫn đến từ truyền thống văn hóa lịch sử, chợ Đồng Xuân luôn được
người dân Thủ đô và nhân dân cả nước biết đến như một chứng tích của chiến tranh. 16
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554
Ảnh 9 - Bức phù điêu Hà Nội mùa đông năm 1946 (ảnh trên mạng)
Bên cạnh những dấu ấn lịch sử vẫn đang hiện hữu cho đến bây giờ, chợ Đồng
Xuân còn lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần đặc trưng của nó. Năm 2003, cùng
với tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân, chợ đêm Đồng Xuân đã ra đời góp phần
đa dạng hóa hoạt động của chợ và phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi, mua sắm của
du khách trong và ngoài nước. Tại đây còn tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian
như hát xẩm, hát chèo, quan họ Bắc Ninh... và đã được Trung tâm Phát triển nghệ
thuật âm nhạc Việt Nam đánh giá cao trong việc khôi phục văn hóa truyền thống.
Chưa hết, chợ Đồng Xuân còn mang đến giá trị kinh tế to lớn cho nước nhà
thông qua việc xúc tiến du lịch, thương mại. Chợ Đồng Xuân từ xưa vẫn luôn là địa
điểm du lịch được khách trong nước và ngoài nước yêu thích. Theo thống kê của Văn
phòng Du lịch Đồng Xuân, trung bình mỗi tháng, chợ Đồng Xuân đón 7.600 khách
du lịch nước ngoài, chủ yếu khách đến từ các quốc gia Thái Lan, Trung Quốc, Pháp,
Nhật, Anh… Từ năm 2010 với mong muốn đưa chợ Đồng Xuân thành điểm du lịch
đạt chuẩn của thành phố, Công ty Cổ phần Đồng Xuân đang xúc tiến kết nối các
chuyến du lịch với các công ty lữ hành và dự kiến đưa vào hoạt động trong thời gian
sớm nhất để khai thác các tiềm năng du lịch của chợ, phát huy hình thức du lịch văn
hóa, nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch. Công ty cũng đang dựng lại lịch sử
của chợ bằng hình thức xây dựng sách, đĩa hình giới thiệu với khách.
2.7. So sánh chợ Đồng Xuân (Miền Bắc) và chợ Bến Thành (Miền Nam)
2.7.1. Điểm giống nhau
Cả chợ Bến Thành ở Sài Gòn và chợ Đồng Xuân ở Hà Nội đều không phải là
chợ lớn nhất, thế nhưng đây lại là nơi khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài đến 17
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554
nhiều nhất. Bởi lẽ cả 2 nơi đều có lịch sử rất lâu đời, trước khi người Pháp xâm chiếm
Gia Định, đều ảnh hưởng nhiều từ kiến trúc của Pháp. Mặt hàng của cả chợ Bến
Thành và Đồng Xuân đều vô cùng đa dạng, chủ yếu là quần áo, vải vóc, giày dép,
thời trang. Ngoài ra, chợ còn rất phong phú với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và
quán ăn đặc sản vùng miền.
Ảnh 10 - Chợ Đồng Xuân Ảnh 11 - Chợ Bến Thành
2.7.2. Điểm khác nhau Chợ Đồng Xuân Chợ Bến Thành 1.
Vị trí Chợ Đồng Xuân hiện nay nằm
Chợ nằm ở trung tâm của Sài Gòn địa lý
trong khu phố cổ Hà Nội,
thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Địa chỉ: Đường Lê Lợi, phường Bến Nội.
Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. 2.
Thời Từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối các
Từ 4 giờ sáng tới 7 giờ tối gian hoạt
ngày trong tuần động 3.
Diện Diện tích: hơn 14.000m² Diện tích: 13.056m² tích
Tập trung trên 2000 hộ kinh Tập trung gần 6.000 tiểu thương và doanh
trong khu chợ chính khoảng 1.500 sạp hàng
Không gian các cửa hàng, Các gian hàng nhỏ hơn, đường đi trong
đường lối trong chợ Đồng chợ cũng vì thế mà bé hơn hẳn Xuân đều thoáng đãng hơn 18
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554 4.
Kiến Mặt tiền theo kiến trúc Pháp, Chợ được xây dựng lại bằng gạch, lợp trúc
gồm năm phần hình tam giác mái gỗ.
có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn.
Cổng chính của chợ được xây như một
tòa tháp. Có thiết kế một chiếc đồng
Chợ có 5 vòm cửa, 5 nhà cầu. hồ ngay vị trí chính diện. 5.
Mặt Chợ chủ yếu bán các mặt hàng Mặt hàng chợ Bến Thành đa dạng hơn,
hàng quần áo, vải vóc. chủ yếu là quần áo, vải sợi, giày dép,
thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, trái
Ngoài ra, chợ còn bán giày cây và hoa tươi.
dép, túi xách, đồ gia dụng, đặc
sản, đồ ăn vặt đậm chất Hà Ngoài ra, chợ còn rất phong phú với Nội. các
quán ăn vặt, món ăn đậm chất các vùng ở miền Nam. 6.
Lịch Năm 1889, người Pháp quy Năm 1912, chợ Bến Thành mới khởi sử ra
đời hoạch lại và dồn tất cả các công xây dựng.
hàng quán vào khu đất trống của phường Đồng Xuân, tạo Chợ Bến Thành
chính thức làm lễ khai thành chợ Đồng Xuân. thị vào ngày 28/3/1914. 7.
Lượng Tháng 3-2015, chợ Đồng Chợ đón trung bình 2.000 lượt khách Xuân
đã thu hút được gần một khách/ngày và tăng gấp đôi vào cuối vạn lượt khách đến
tham quan, tuần, trong đó khách quốc tế chiếm trong đó có hơn 8.000 lượt hơn 60%. khách quốc tế. 8.
Văn So với trước kia, cách ứng xử
Những người bán hàng ở đây có thể
hóa buôn của các tiểu thương tại chợ đã nói được rất nhiều thứ tiếng khác nhau bán
có nhiều thay đổi, ngày một
văn minh, lịch sự hơn. Thuận mua vừa bán, vui vẻ và tôn trọng nhau qua
cách xưng hô thân mật Ban quản lý chợ đã phối hợp truyền thống của
chợ Nam Bộ "dì, với Hội phụ nữ chợ đưa ra bộ cháu, cậu, cô", qua câu cảm ơn của
Quy tắc ứng xử nơi công cộng người bán và người mua
vào hoạt động kinh doanh hằng ngày. 2.8. Mở rộng 19
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com)