Bài thu hoạch chuyến tham quan Đền Bến Nọc tiểu đội thuộc đại đội 33 | Môn học Giáo dục quốc phòng an ninh Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Sau chuyến hành quân 1km thì đoàn của chúng em cũng đã đặt chân đến khu vực tham quan của chuyến đi – khu di tích Đền tưởng niệm Bến Nọc. Đền Bến Nọc tọa lạc tại 12/86C Lê Văn Việt, Phường Tân Phú, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Đền được xây dựng nhằm ghi nhớ nỗi đau sự kiện trên 700 chiến sĩ; Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Tiểu đội thuộc đại đội 33
1. Đỗ Bảo Ngọc – 23131097
2. Nguyễn Thiên Hân 23131042
3. Phùng Thị Bảo Hân – 23131044
4. Nguyễn Phương Khánh Huyền – 23131053
BÀI THU HOẠCH
Tham quan Đền Bến Nọc
Sau chuyến hành quân 1km thì đoàn của chúng em cũng đã đặt chân đến khu vực
tham quan của chuyến đi khu di tích Đền tưởng niệm Bến Nọc. Đền Bến Nọc tọa lạc
tại 12/86C Văn Việt, Phường Tân Phú, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Đền được
xây dựng nhằm ghi nhớ nỗi đau sự kiện trên 700 chiến sĩ, đồng bào cách mạng đã bị giặc
Pháp sát hại vào năm 1946 1947 rồi ném xác xuống cầu Bến Nọc thành phố Hồ Chí
Minh và cũng để vinh danh sự hy sinh cao cả của những người nằm xuống.
Sau khi tập trung tại khu vực bên trong điện thờ thì chúng em cử hành nghi lễ chào
cờ mặc niệm cùng với các thầy cô, dành ra một khoảng thời gian nhỏ để tưởng niệm
về những người đã hi sinh trước mũi giáo của giặc. Chúng em thấy vô cùng biết ơn trước
công laođại của ông cha thế hệ trước đồng thời cũng căm thù những tội ác mà bọn
thực dân xâm lược đã gây ra. Những chúng làm đã để lại những hệ quả khôn
lường, những đau thương mất mát đã mãi in hằn vào tâm trí của đồng bào ta, những vết
tích ấy vẫn còn được lưu lại qua 5 địa điểm nổi bật trong khuôn viên đền bao gồm:
Điện thờ chính
Điện thờ chính của Đền Bến Nọc có cấu trúc giống với các ngôi đền truyền thống,
tôn nghiêm tĩnh mịch. Chính giữa bàn thờ Tổ quốc với dòng chữ "Tổ quốc ghi
công" tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai bên bàn thờ tưởng nhớ những người đi
trước, các anh hùng liệt sĩ với hai câu đối:
"Muối mặn sát lòng dân bè lũ ngoại xâm tính thôn tính đất nước
Sương giá lạnh hồn oan bảy trăm thi thể vùi chung mộ phần.”
1 trong 8 bức phù điêu
Xung quanh điện thờ chính là các bức phù điêu được điêu khắc miêu tả chi tiết tội
ác của thực dân Pháp. Lo sợ trước những hoạt động yêu ớc mạnh mẽ của người n
nơi đây, chúng bắt đầu sử dụng bạo lực hòng đẩy lùi các phong trào yêu nước. Bọn chúng
lùng sục các ngôi làng trong vùng, đánh đập, hãm hiếp, giết hại,... và bắt bớ những người
dân thanh niên về tra khảo. Họ sẽ bị coi chính trị phạm nếu không chịu hợp tác
sẽ bị các quan Pháp tra tấn man rợ. Rất nhiều các thanh niên du kích cán bộ cách
mạng bị chém đầu ném xác xuống sông cầu Bến Nọc. Theo ước tính, số người bị
thực dân Pháp giết hại lúc bấy giờ là 700 người.
Bia căm thù
Bia căm thù chính nơi ghi lại những chiến công vang dội của ông cha ta thời
bấy giờ, đồng thời cũng lưu lại những tội ác man rợ của bọn thực dân đã gây ra cho đồng
bào ta. Nếu không bia đá trên thì con cháu sau này sẽ không thể nào biết được một
phần lịch sử đầy bi tráng nhưng cũng đầy oai hùng của dân tộc. Tội ác của bọn thực dân
chính nguồn nhiên liệu cho ngọn lửa của chiến thắng, chúng càng gây ra nhiều tội ác
thì nhân dân ta càng đồng lòng đấu tranh, ngày một vững tin hơn để hướng đến độc lập
hòa bình cho toàn thể dân tộc. con vùng Tăng Nhơn Phú lúc bấy giờ cùng nhau lập
nên tấm bia khắc mãi lời căm thù: “Dưới dạ cầu này trong những năm 1946 – 1947, thực
dân Pháp đã bắn chết chặt đầu trên 700 đồng bào ta rồi liệng xác xuống rạch. Nhân
dân Tăng Nhơn Phú các kế cận mãi mãi căm thù tội ác này của bọn xâm lược
cũng chính nơi đây tháng 3/1946, dân quân du kích địa phương đã phục kích đánh chìm 2
ghe Pháp, tiêu diệt 15 tên thực dân xâm lược để trả thù cho đồng bào đã bị chúng thảm
sát”.
Tượng các bà mẹ bên xác con
Sự tàn bạo và ác độc của bọn thực dân Pháp đã làm nhiều người mỗi khi nhắc đến
phải nhăn mặt và kinh sợ, nhưng những người đau khổ cũng như phải chịu nỗi thống khổ
suốt cả cuộc đời có lẽ là những bà mẹ có con phải đóng quân nơi chiến trường. Những
mẹ kiên cường, bất khuất ôm xác con mình đứng kiên định nhìn về phía trước thể hiện
một ý chí căm thù giặc sâu sắc, nhắc nhớ những người con đang được sống trong thời
bình về một thời lịch sử đầy tang thương nhưng đầy hào hùng, bất khuất chống giặc của
ông cha ta - một lịch sử vàng son được lưu trong sử sách vang mãi đến muôn đời sau.
Suối Cái
Suối Cái hiện nay đã không còn trong mình dáng vẻ khi xưa nhưng thông qua lời
kể của các thầy hướng dẫn chúng em đã được hiểu thêm về lịch sử sâu xa và những kí ức
đau thương vẫn còn in đậm từ xưa đến nay. Sau khi người dân bị bọn chúng bắt giữ đem
về nhốt tại Bốt Dây Thép thì họ lại tiếp tục chịu tra tấn cùng man rợ sau cùng
đưa đến đây. Khu vực Suối Cái khi xưa nơi bọn Thực dân Pháp ném xác đồng bào ta
xuống sau khi xử bắn ngay trên cầu Bến Nọc theo lệnh của Pirolet.
Thông qua chuyến đi tham quan thực tế tại Đền Bến Nọc chúng em hội tìm
hiểu thêm về di tích địa phương, về lịch sử nước nhà. Từ đấy, chúng em càng quý trọng
hơn sự hi sinh mà cha ông đã đánh đổi để đem lại đất nước hòa bình như ngày hôm nay.
Chúng em - thế hệ tương lai của Đất nước, nhận thức rõ vai tròtrách nhiệm để
không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu đ trở thành lực lượng xung kích
thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, hội, xây dựng vững chắc Việt Nam hội
chủ nghĩa.
Chúng em chân thành cảm ơn Trung tâm Giáo dục Quốc phòng an ninh đã cho
chúng em cơ hội được tham gia hoạt động đầy ý nghĩa và khó quên này.
| 1/7

Preview text:

Tiểu đội thuộc đại đội 33
1. Đỗ Bảo Ngọc – 23131097
2. Nguyễn Thiên Hân 23131042 –
3. Phùng Thị Bảo Hân – 23131044
4. Nguyễn Phương Khánh Huyền – 23131053 BÀI THU HOẠCH
Tham quan Đền Bến Nọc
Sau chuyến hành quân 1km thì đoàn của chúng em cũng đã đặt chân đến khu vực
tham quan của chuyến đi – khu di tích Đền tưởng niệm Bến Nọc. Đền Bến Nọc tọa lạc
tại 12/86C Lê Văn Việt, Phường Tân Phú, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Đền được
xây dựng nhằm ghi nhớ nỗi đau sự kiện trên 700 chiến sĩ, đồng bào cách mạng đã bị giặc
Pháp sát hại vào năm 1946 – 1947 rồi ném xác xuống cầu Bến Nọc ở thành phố Hồ Chí
Minh và cũng để vinh danh sự hy sinh cao cả của những người nằm xuống.
Sau khi tập trung tại khu vực bên trong điện thờ thì chúng em cử hành nghi lễ chào
cờ và mặc niệm cùng với các thầy cô, dành ra một khoảng thời gian nhỏ để tưởng niệm
về những người đã hi sinh trước mũi giáo của giặc. Chúng em thấy vô cùng biết ơn trước
công lao vĩ đại của ông cha thế hệ trước và đồng thời cũng căm thù những tội ác mà bọn
thực dân xâm lược đã gây ra. Những gì mà chúng làm đã để lại những hệ quả khôn
lường, những đau thương mất mát đã mãi in hằn vào tâm trí của đồng bào ta, những vết
tích ấy vẫn còn được lưu lại qua 5 địa điểm nổi bật trong khuôn viên đền bao gồm: Điện thờ chính
Điện thờ chính của Đền Bến Nọc có cấu trúc giống với các ngôi đền truyền thống,
tôn nghiêm và tĩnh mịch. Chính giữa là bàn thờ Tổ quốc với dòng chữ "Tổ quốc ghi
công" và tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai bên là bàn thờ tưởng nhớ những người đi
trước, các anh hùng liệt sĩ với hai câu đối:
"Muối mặn sát lòng dân bè lũ ngoại xâm tính thôn tính đất nước
Sương giá lạnh hồn oan bảy trăm thi thể vùi chung mộ phần.”
1 trong 8 bức phù điêu
Xung quanh điện thờ chính là các bức phù điêu được điêu khắc miêu tả chi tiết tội
ác của thực dân Pháp. Lo sợ trước những hoạt động yêu nước mạnh mẽ của người dân
nơi đây, chúng bắt đầu sử dụng bạo lực hòng đẩy lùi các phong trào yêu nước. Bọn chúng
lùng sục các ngôi làng trong vùng, đánh đập, hãm hiếp, giết hại,... và bắt bớ những người
dân và thanh niên về tra khảo. Họ sẽ bị coi là chính trị phạm nếu không chịu hợp tác và
sẽ bị các sĩ quan Pháp tra tấn man rợ. Rất nhiều các thanh niên du kích và cán bộ cách
mạng bị chém đầu và ném xác xuống sông ở cầu Bến Nọc. Theo ước tính, số người bị
thực dân Pháp giết hại lúc bấy giờ là 700 người. Bia căm thù
Bia căm thù chính là nơi ghi lại những chiến công vang dội của ông cha ta thời
bấy giờ, đồng thời cũng lưu lại những tội ác man rợ của bọn thực dân đã gây ra cho đồng
bào ta. Nếu không có bia đá trên thì con cháu sau này sẽ không thể nào biết được một
phần lịch sử đầy bi tráng nhưng cũng đầy oai hùng của dân tộc. Tội ác của bọn thực dân
chính là nguồn nhiên liệu cho ngọn lửa của chiến thắng, chúng càng gây ra nhiều tội ác
thì nhân dân ta càng đồng lòng đấu tranh, ngày một vững tin hơn để hướng đến độc lập
hòa bình cho toàn thể dân tộc. Bà con vùng Tăng Nhơn Phú lúc bấy giờ cùng nhau lập
nên tấm bia khắc mãi lời căm thù: “Dưới dạ cầu này trong những năm 1946 – 1947, thực
dân Pháp đã bắn chết và chặt đầu trên 700 đồng bào ta rồi liệng xác xuống rạch. Nhân
dân Tăng Nhơn Phú và các xã kế cận mãi mãi căm thù tội ác này của bọn xâm lược và
cũng chính nơi đây tháng 3/1946, dân quân du kích địa phương đã phục kích đánh chìm 2
ghe Pháp, tiêu diệt 15 tên thực dân xâm lược để trả thù cho đồng bào đã bị chúng thảm sát”.
Tượng các bà mẹ bên xác con
Sự tàn bạo và ác độc của bọn thực dân Pháp đã làm nhiều người mỗi khi nhắc đến
phải nhăn mặt và kinh sợ, nhưng những người đau khổ cũng như phải chịu nỗi thống khổ
suốt cả cuộc đời có lẽ là những bà mẹ có con phải đóng quân nơi chiến trường. Những bà
mẹ kiên cường, bất khuất ôm xác con mình đứng kiên định nhìn về phía trước thể hiện
một ý chí căm thù giặc sâu sắc, nhắc nhớ những người con đang được sống trong thời
bình về một thời lịch sử đầy tang thương nhưng đầy hào hùng, bất khuất chống giặc của
ông cha ta - một lịch sử vàng son được lưu trong sử sách vang mãi đến muôn đời sau. Suối Cái
Suối Cái hiện nay đã không còn trong mình dáng vẻ khi xưa nhưng thông qua lời
kể của các thầy hướng dẫn chúng em đã được hiểu thêm về lịch sử sâu xa và những kí ức
đau thương vẫn còn in đậm từ xưa đến nay. Sau khi người dân bị bọn chúng bắt giữ đem
về nhốt tại Bốt Dây Thép thì họ lại tiếp tục chịu tra tấn vô cùng man rợ và sau cùng là
đưa đến đây. Khu vực Suối Cái khi xưa là nơi bọn Thực dân Pháp ném xác đồng bào ta
xuống sau khi xử bắn ngay trên cầu Bến Nọc theo lệnh của Pirolet.
Thông qua chuyến đi tham quan thực tế tại Đền Bến Nọc chúng em có cơ hội tìm
hiểu thêm về di tích địa phương, về lịch sử nước nhà. Từ đấy, chúng em càng quý trọng
hơn sự hi sinh mà cha ông đã đánh đổi để đem lại đất nước hòa bình như ngày hôm nay.
Chúng em - thế hệ tương lai của Đất nước, nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm để
không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để trở thành lực lượng xung kích
thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng vững chắc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chúng em chân thành cảm ơn Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh đã cho
chúng em cơ hội được tham gia hoạt động đầy ý nghĩa và khó quên này.