Bài thu hoạch “chuyến tham quan đền tưởng niệm bến Nọc” Lớp 26 Tiểu đội 5 | Báo cáo môn giáo dục quốc phòng Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh
Đền tưởng niệm Bến Nọc nằm ở đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9, TP.HCM, ghi dấu một nỗi đau lớn của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngôi đền này là nơi tưởng niệm các nạn nhân của sự kiện 700 chiến sĩ, đồng bào cách mạng đã bị giặc Pháp sát hại vào năm 1946 1947 rồi ném xác xuống cầu Bến Nọc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Preview text:
PHẦN NỘI DUNG
1.Giới thiệu về Đền Bến Nọc
Đền tưởng niệm Bến Nọc nằm ở đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn
Phú, Quận 9, TP.HCM, ghi dấu một nỗi đau lớn của nhân dân miền Nam trong
cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngôi đền này là nơi tưởng niệm các nạn nhân của
sự kiện 700 chiến sĩ, đồng bào cách mạng đã bị giặc Pháp sát hại vào năm 1946-
1947 rồi ném xác xuống cầu Bến Nọc. 1
Ngược dòng lịch sử, sau khi quay lại Sài Gòn vào năm 1945, quân Pháp do
tên quan hai Pirolet chỉ huy đã chiếm Bót Dây Thép – một trạm phát và nhận tin
cũ của Pháp – cải tạo thành nơi đồn trú và trại giam giữ những người yêu nước tại địa phương.
Lúc này phong trào yêu nước bùng nổ khắp nơi. Các tổ chức thanh niên
Tiền Phong, Thanh niên cứu quốc hoạt động mạnh, nhất là vùng Tăng Nhơn Phú
khiến thực dân Pháp lo lắng. Chúng bắt đầu dùng bạo lực hòng dập tắt các phong trào yêu nước. 2
Từ cuối năm 1945, quân Pháp bắt đầu thực hiện các cuộc lùng sục tại các
ngôi làng trong vùng. Đi đến đâu chúng cũng đốt phá, đánh đập, cướp bóc, hãm
hiếp,..đến đó. Rất nhiều thanh niên vô tội đã bị đưa về Bót Dây Thép để tra khảo.
Những người bị bắt đề phải qua thẩm vấn của tên quan hai Pirolet. Họ sẽ bị
coi là các chính tri phạm nếu không hợp tác và bị các sĩ quan dưới quyền Pirolet
dùng cực hình trấn áp hết sức dã man.
Ban đầu, phạm nhân bị nhốt ở khoảng sân quây kín bằng tấm tôn và gỗ. Khi
không còn chỗ, họ bị đưa xuống căn hầm nằm dưới chân cầu thang. Khi hầm quá
chật, một số người bị kéo ra bằng thòng lọng và bị trói lại, sắp thành hàng để một
kẻ trùm bao bố nhìn mặt. 3
Nếu gã này gật đầu, nạn nhân sẽ bị chặt đầu. Nhiều cán bộ cách mạng và
thanh niên du kích đã bị chém đầu tại Bót Dây Thép.
Theo lệnh Pirolet, xác các nạn nhân sẽ bị đem đến cầu Bến Nọc, cách Bót
Dây Thép 2 km và ném xuống sông. Có những lần một khúc sông nổi vài chục xác người. 4
Cuối năm 1947, trước khi rời khỏi Bót Dây Thép, quân Pháp tập trung
những người còn bị giam đưa đi bắn từng đợt 7, 8 người tại cầu Bến Nọc. Thi thể
các nạn nhân xấu số đều được người dân trục vớt và đưa đi chôn cất.
Hành động giết chóc được thực hiện từ tháng 12/1945 đến cuối năm 1947
đã gây biết bao thảm cảnh đau thương tang tóc cho người dân ở Thủ Đức, đặc biệt
là bà con xã Tăng Nhơn Phú và vùng bưng 6 xã. Theo thống kê, số người bị giết
hại vào khoảng 700 người. 5
2.Cảm nhận của các bạn học sinh sau khi tìm hiểu về câu chuyện lịch sử trên.
Đền Bến Nọc - một địa danh lịch sử nổi tiếng tại Quận 9 không chỉ là nơi
tưởng niệm mà còn là nguồn cảm hứng vô tận cho những ai yêu thích lịch sử và
văn hóa Việt Nam. Đền Bến Nọc như một nơi lưu giữ những giá trị tinh thần, giúp
tôi hiểu rõ hơn về quá khứ và cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp của văn hóa nước
nhà. Việc được tìm hiểu về câu chuyện huyền thoại về nơi này, cùng những tấm
bia khắc chép những sự kiện lịch sử quan trọng, đã giúp tôi hiểu rõ hơn về quá
trình xây dựng và phát triển của tổ tiên. Kháng chiến chống thực dân Pháp đã qua,
nhưng còn đọng lại trong chúng ta bao hồi ức đau thương về những sự hy sinh anh
dũng của những người chiến sĩ Việt Nam, từ câu chuyện lịch sử của đền Bến Nọc,
tôi, là một con người Việt Nam trong tôi cũng có tự hào và lòng yêu nước mãnh
liệt , khi nghe những câu chuyện đẫm máu về tội ác của thực dân Pháp đã gây nên
cho nhân dân ta , tôi cảm thấy vô cùng xót xa, và là một người sinh viên có thể
nhận ra ý nghĩa của việc giữ và bảo vệ sản phẩm văn hóa, nhận thức được tinh
thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng để bảo vệ và phát huy di sản, đồng thời
tham gia vào các hoạt động bảo trì tồn tại và phát triển văn hóa địa phương. Tính
tự hào: tôi có thể cảm nhận sự tự hào và tình yêu quê hương khi tìm hiểu về câu
chuyện lịch sử Đền Bến Nọc. Có lẽ chúng ta đã được dạy về tình yêu nước nồng
nàn nhưng chưa thực hiện được , giờ đây càng ngày càng tìm hiểu về lịch sử đặc
biệt đã được tìm hiểu về lịch sử đền tưởng niệm bến Nọc , trong tôi đã hình thành
định hướng, sẽ cố gắng học tập phát huy những cái đẹp cái hay ra cường quốc
năm châu cho bạn bè quốc tế biết con người Việt Nam kiên cường bất khuất .
Nhận thức về giá trị di sản: Tìm hiểu về câu chuyện lịch sử Đền Bến Nọc giúp tôi
nhận ra giá trị quan trọng của di sản văn hóa và lịch sử trong việc duy trì và phát
triển bản sắc địa phương. Tôi có thể hiểu rõ hơn về vai trò của Đền Bến Nọc là
một biểu tượng văn hóa đặc biệt và quan trọng của khu vực. Đồng thời cũng cố
gắng phát huy và gìn giữ bảo tồn phát triển những di sản văn hóa địa phương ,
những di tích lịch sử , thúc đẩy tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc những giá trị đặc
trưng của từng địa phương đặc biệt là địa phương mình đang sinh sống .
Ý thức trách nhiệm: Từ câu chuyện lịch sử, tôi có thể nhận ra ý nghĩa của
việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa, có thể nhận thức về trách nhiệm cá nhân và
cộng đồng để bảo vệ và phát huy di sản, đồng thời tham gia vào các hoạt động bảo
tồn và phát triển văn hóa địa phương. Hiểu biết về lịch sử và văn hóa địa phương:
Tìm hiểu về Đền Bến Nọc mở ra một cánh cửa để các sinh viên chúng tôi khám
phá thêm về lịch sử và văn hóa địa phương. Điều này có thể thúc đẩy họ tìm hiểu
sâu hơn về nguồn gốc, truyền thống và những giá trị đặc trưng của địa phương
mình. Tầm nhìn địa phương và toàn cầu: Từ câu chuyện về Đền Bến Nọc, chúng
tôi có thể mở rộng tầm nhìn của mình, nhìn xa hơn về văn hóa và lịch sử của địa
phương. Họ có thể nhận ra rằng việc bảo vệ và phát triển di sản văn hóa không chỉ
mang ý nghĩa địa phương mà còn đóng góp vào bức tranh văn hóa toàn cầu. 6
3.Việc tổ chức hoạt động hành quân dã ngoại,tham gia Đền Bến Nọc có ý nghĩa như thế nào ?
Việc tổ chức hoạt động hành quân dã ngoại và tham quan Đền Bến Nọc có
thể mang lại nhiều ý nghĩa tích cực cho cả cá nhân và nhóm tham gia.Ta có thể
thấy một số ý nghĩa tích cực mà hoạt động này mang lại như sau: Về mặt cá nhân: •
Giúp các em thư giãn, giải trí: Hoạt động này giúp các em giải tỏa căng
thẳng sau những giờ học tập, rèn luyện. •
Giúp các em khám phá thiên nhiên và văn hóa: Tham quan di tích lịch
sử, các em sẽ được khám phá thiên nhiên và văn hóa địa phương.
Về mặt tập thể:
Một trong những ý nghĩa quan trong của việc hành quân chính là xây dựng nên
một mối quan hệ vững chắc giữa các thành viên trong từng tiểu đội nói riêng và
cả đại đội nói chung. Hành quân dã ngoại thường yêu cầu sự hợp tác, giao tiếp và
tương tác chặt chẽ giữa các thành viên trong tiểu đội hoặc đại đội. Điều này có thể
giúp củng cố tình đoàn kết và sự hiểu biết lẫn nhau.Bên cạnh đó còn giúp cải thiện
khả năng giao tiếp,xã hội và làm việc nhóm. Về mặt giáo dục: •
Tăng cường lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc: Hoạt động này
giúp các học sinh, sinh viên hiểu thêm về lịch sử hào hùng của dân tộc, về
truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Từ đó, các em sẽ thêm
yêu nước, tự hào dân tộc và có ý thức hơn trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước. •
Giáo dục về truyền thống uống nước nhớ nguồn: Đền Bến Nọc là di tích
lịch sử gắn liền với cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Tham quan di
tích này, các em sẽ được tìm hiểu về sự hy sinh anh dũng của các thế hệ cha
ông đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc. Từ đó, các em sẽ biết trân
trọng giá trị hòa bình và có ý thức hơn trong việc học tập, rèn luyện để góp
phần xây dựng đất nước. •
Rèn luyện các kỹ năng sống: Hoạt động hành quân dã ngoại giúp các em
rèn luyện các kỹ năng sống như: kỹ năng sinh hoạt tập thể, kỹ năng tự lập,
kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng giao tiếp,... Về mặt xã hội:
Tham quan Đền Bến Nọc mang lại cơ hội khám phá văn hóa và lịch sử địa
phương. Điều này giúp mở rộng kiến thức và sự hiểu biết về môi trường xung
quanh ý thức của ta với thiên nhiên cũng có thể được nâng cao.Từ đó tăng cường
ý thức bảo vệ,gìn giữ và phát triển các di sản văn hóa của các thành viên, đồng
thời tạo ra tinh thần tự hào quê hương, tổ quốc. 7
Tóm lại, việc tổ chức hoạt động hành quân dã ngoại, tham quan Đền Bến
Nọc có ý nghĩa giáo dục rất to lớn. Hoạt động này giúp các học sinh, sinh viên
hiểu thêm về lịch sử, truyền thống của dân tộc, rèn luyện các kỹ năng sống và có
ý thức hơn trong việc học tập, rèn luyện.Ngoài ra còn khơi gợi trong bản thân ta niềm tự hào dân tộc. 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-thuong-vu-sat-hai-70 - 0 liet-si-dong- b ao-
o-sai-gon-1946-1947-1089839.html
2.https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-thuong-vu-sat-hai-70 - 0 liet-si-dong-
bao-o-sai-gon-1946-1947-1089839.html#p-10 9