Bài thu hoạch cuối kỳ môn tư tưởng hồ chí minh - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Bài thu hoạch cuối kỳ môn tư tưởng hồ chí minh - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Preview text:
Họ và tên : MAI HỮU TÀI Lớp :1100 MSSV: 22013521 LỜI CẢM ƠN
Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em
được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo
điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu đề tài này. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường
đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô và bạn bè
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy người đã trực tiếp giúp
đỡ, quan tâm, hướng dẫn em hoàn thành môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian qua.
BÀI THU HOẠCH CHUYẾN ĐI THỰC TẾ
Lí do chúng em được đi chuyến đi này là vì những kiến thức của
chúng em được dạy trên lớp là những lí thuyết mà giảng viên đã dạy
cho chúng em , chúng em không thể hình dung ra được những di
tích này nên vừa qua chúng em có cơ hội tiếp xúc với những di tích lịch sử này.
Trước đây, Bảo tàng Hồ Chí Minh có tên gọi khác là Bến Nhà Rồng.
Bến Nhà Rồng là một di tích lịch sử nổi tiếng ở TP. Hồ Chí Minh, nằm
trên ngã ba sông Sài Gòn, đầu đường Nguyễn Tất Thành, là một tòa
nhà ba tầng. Ngày 5/6/1911, với cái tên anh Ba, người thanh niên
yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu Admiral Latouche Tréville
tại Bến Nhà Rồng xin làm chân đầu bếp, để có điều kiện sang châu
Âu và bôn ba khắp thế giới tìm đường cứu nước. Ngày nay, tòa nhà
được dùng làm nơi trưng bày các hiện vật và hình ảnh về con đường
hoạt động cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Nhân kỷ niệm 90
năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 – 5/6/2001),
UBND TP. Hồ Chí Minh đã đầu tư việc xây dựng mở rộng Bảo tàng; và
xây dựng tượng Nguyễn Tất Thành, chỉnh trang Nhà Rồng.
Bản tuyên ngôn ngày 2 tháng 9 năm 1945 do Chủ
tịch Hồ Chí Minh viết sánh cùng hai bản tuyên
ngôn chủ quyền độc lập của cha ông để lại.
“Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi là bản tuyên
ngôn thứ 2 của nước Việt.
“Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt là bản
tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Em chắc chắn rằng nhìn 3 bản tuyên ngôn này, ai trong chúng ta
cũng tự hào khi mình là một người con đất Việt.
Tòa nhà Bảo tàng Thành phố Hồ Chí
Minh được xây dựng từ năm 1885 –
1890, do kiến trúc sư người Pháp –
Alfred Foulhoux thiết kế theo phong
cách nghệ thuật Tân cổ điển của
kiến trúc phương Tây kết hợp với
yếu tố kiến trúc phương Đông. Sau khi xây dựng xong, tòa nhà
không được dùng làm Bảo tàng thương mại như dự kiến ban đầu mà
trở thành Dinh Thống đốc Nam Kỳ (Pháp, Nhật), Dinh khâm sai Nam
Kỳ (thời chính phủ Trần Trọng Kim), trụ sở chính phủ Nam Kỳ tự trị,
Dinh Thủ hiến Nam phần, Dinh Quốc khách, Dinh Tổng thống, trụ sở
Tối cao Pháp viện. Trước năm 1975, tòa nhà thường được gọi là Dinh Gia Long.
Trống Ngọc Lũ bằng đồng, thuộc văn hoá Đông Sơn, cách ngày nay
khoảng 2.000-2.500 năm, là chiếc trống đẹp nhất, nguyên vẹn nhất
và có hình dáng cân đối, hài hòa nhất trong những trống Đông Sơn đã phát hiện.
Hoa văn trang trí trên trống rất phong phú, hoàn hảo, tinh mỹ. Ngoài
các môtip hoa văn hình học còn có các vành, băng hoa văn chính tả
thực cảnh diễu hành hóa trang, hát đối đáp, đánh trống, giã gạo, hình
nhà cầu mùa, nhà sàn, hình thuyền chiến với các chiến binh đang
thực hiện nghi lễ hiến tế, hình các loài động vật như hươu, các loài chim...
Trống đồng Hoàng Hạ, bằng đồng, thuộc văn hóa Đông Sơn, được
phát hiện tại xóm Nội Thôn, làng Hoàng Hạ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà
Sơn Bình (nay là Hà Nội). Trống đồng Hoàng Hạ có kiểu dáng, đề tài
hoa văn trang trí độc đáo và còn khá nguyên vẹn.
Cây đèn hình người quỳ bằng đồng, thuộc văn hóa Đông Sơn, được
thể hiện theo hình tượng một người đàn ông mình trần đóng khố tư
thế đang quỳ, hai tay nâng đĩa đèn. Tượng có khuôn mặt bầu, mắt mở
to, miệng hơi mỉm cười, quanh môi có ria mép. Đầu tượng được gắn
vương miện, tóc để chỏm.
Hai vai và sau tượng gắn 3 cành chữ S, mỗi cành chữ S đỡ một đĩa
đèn và gắn 1 hình người đang quỳ. Trên hai đùi và đằng sau người đàn
ông có 4 nhạc công cũng ở tư thế quỳ, hai nhạc công đang thổi sáo.
Cánh tay, cổ tay có đeo trang sức, tai đeo hoa hình khuyên to tròn.
Trên vai và quanh bụng được trang trí những môtip chuỗi hoa sen.
Mộ thuyền Việt Khê, thuộc văn hóa Đông Sơn, là loại quan tài bằng
thân cây khoét rỗng, có kích thước lớn nhất trong số những mộ thuyền
đã phát hiện ở Việt Nam. Bên trong mộ chứa 109 đồ tùy táng gồm chủ
yếu là đồ đồng, bao gồm các loại hình vũ khí, nhạc khí, công cụ lao
động và đồ dùng sinh hoạt.
Sau chuyến tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh em cảm thấy tình yêu
quê hương và đất nước to lớn đẹp đẽ . Sau mỗi chuyến tham quan đã
phần nào mang lại cho em them nhiều những hình ảnh và tư liệu mà
em chỉ mới được đọc trong sách vở. Đúc kết được từ những điều đó
em tự thấy rằng phải sống có lý tưởng và sẽ đem lý tưởng của em để
tự tin cống hiến cho xã hội. Em cũng sẽ học cách yêu thương để mở
rộng con tim của mình như Bác. Sau chuyến đi này em càng thêm
yêu và tự hào về giống nòi; càng thêm yêu đất nước Việt Nam – đất
nước mà Bác đã cùng nhân dân ta phải đánh đổi bằng biết bao
xương máu để dành lại. Em thiết nghĩ các trường Đại học, Cao đẳng
nên tổ chức cho sinh viên đến Bảo Tàng để tìm hiểu, tưởng nhớ,
chiêm nghiệm, học tập, noi gương Bác, các vị anh hùng dân tộc;
thấy được những mất mất, đau thương mà chiến tranh gây ra. Từ đó,
chúng ta sẽ thêm yêu quê hương Việt Nam và sẽ được tiếp thêm
động lực để nỗ lực hết mình học hỏi những điều hay, những bài học
quý ở xứ người đem về phục vụ lại cho đất nước Việt Nam. Cũng như
chúng ta sẽ tự nhủ mình sống sao cho có ích cho xã hội vậy.