-
Thông tin
-
Quiz
Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Tư tưởng Hồ Chí Minh (TT01) 10 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (TT01) 10 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH Đề tài:
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Môn : Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Huỳnh Thị Bích Vân Lớp : 1663 Nhóm : 03
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Bùi Linh Chi-22106468
Đặng Lê Thanh Quý-22112482
Trương Xuân Thắng-22113339
Đoàn Đỗ Thiên Thanh-22112679 Cao Ngọc Hân-22113888
Lưu Hồng Khánh Thư-22118020 Lê Vy Khánh Tiên-22109358
Trần Hồng Phương Linh-22200135
Nguyễn Phúc Tầm Xuân-22204629
TP Hồ Chí Minh, tháng 10/2023
BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH Đề tài:
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Môn : Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Huỳnh Thị Bích Vân Lớp : 1663 Nhóm : 03
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Bùi Linh Chi-22106468
Đặng Lê Thanh Quý-22112482
Trương Xuân Thắng-22113339
Đoàn Đỗ Thiên Thanh-22112679 Cao Ngọc Hân-22113888
Lưu Hồng Khánh Thư-22118020 Lê Vy Khánh Tiên-22109358
Trần Hồng Phương Linh-22200135
Nguyễn Phúc Tầm Xuân-22204629
TP Hồ Chí Minh, tháng 10/2023 BẢNG ĐÁNH GIÁ Sinh viên Nhiệm vụ Mức độ hoàn thành Nguyễn Bùi Linh Chi Word, nội dung phần 100% 1C,2A Đặng Lê Thanh Quý Làm PPT 100% Trương Xuân Thắng Thuyết trình 100% Đoàn Đỗ Thiên Thanh Nội dung phần 2B,2C 100% Nguyễn Phúc Tầm Xuân Game 90% Trần Hồng Phương Linh Nội dung phần 3 100% Lê Vy Khánh Tiên Nội dung phần 1A,1B 100% Lưu Hồng Khánh Thư Thuyết trình 100% Cao Ngọc Hân Nội dung phần 4 100% i TRÍCH YẾU
Bài báo cáo này tập trung vào tư tưởng của Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ
lên xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo vĩ đại của Việt Nam, người đã
đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của đất nước.
Trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa, ông đã đưa ra nhiều tư tưởng quan
trọng, như tư tưởng về độc lập dân tộc, tư tưởng về xây dựng chủ nghĩa xã hội, tư
tưởng về đấu tranh cho công bằng xã hội và tư tưởng về đấu tranh cho hòa bình và độc
lập của các quốc gia. Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng, độc lập dân tộc là điều kiện
tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ông cũng nhấn mạnh rằng, để đạt được mục
tiêu này, cần phải đấu tranh cho công bằng xã hội và phải đối đầu với các thế lực thù
địch. Hồ Chí Minh cũng tin rằng, hòa bình và độc lập của các quốc gia là điều cần
thiết để đảm bảo sự phát triển của toàn nhân loại.
Tóm lại, tư tưởng của Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa
đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của Việt Nam và toàn nhân loại. Tư tưởng của
ông về độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, công bằng xã hội, hòa bình và độc
lập của các quốc gia vẫn còn rất có giá trị và cần được tiếp tục phát triển trong thời đại hiện nay. ii MỤC LỤC BẢNG ĐÁNH GIÁ i TRÍCH YẾU ii MỤC LỤC iii LỜI CẢM ƠN iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH / BẢNG BIỂU v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi NHẬP ĐỀ vii
Phần 1. Giới thiệu sơ lược 1 ự ra đờ ị ử ể ủa tư tưở ự ra đờ ủa tư tưở ồ ị ử ể ệ ề ời ký quá độ ấ ế ủ ờ ỳ quá độ
Phần 2: Các nguyên tắc và ý tưởng chủ yếu của tư tưởng HCM 7 .1 Đặc điể ất cơ bả ệ ụ ủ ờ ỳ quá độ ắ ự ờ ỳ quá độ
Phần 3: Sự ảnh hưởng và tác động của tư tưởng HCM 11 ệ ến lượ .2 Tác độ ủa tư tưở ời ký quá độ
Phần 4: Liên hệ t ự h c tiễn 14 ế ị Văn hóa Phần 5. Kết luận 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 iii LỜI CẢM ƠN
Trước hết, xin chân thành cảm ơn giảng viên bộ môn cô Huỳnh Thị Bích Vân đã
hỗ trợ chúng tôi trong suốt thời gian học tập.
Trong quá trình học tập cô đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy chúng tôi không chỉ
là những kiến thức bài học mà còn l
à những kiến thức về xã hội, hướng chúng tôi biết
những hướng đi đúng đắn trong suốt quá trình học tập và kể cả sự nghiệp tương lai sau
này của chúng tôi. Bên cạnh đó cô luôn tạo bầu không khí vui vẻ bằng cách làm những
bài tập nhóm, gắn kết những bạn mà không hề quen biết, mà giờ chúng tôi đã l à những người bạn của nhau.
Tuy đã cố gắng thực hiện đề tài nhưng chắc chắn bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót,
chúng tôi rất mong nhận được những lời góp ý của cô để bài báo cáo ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH / BẢNG BIỂU
Hình 1 Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Tours của Đảng Xã hội Pháp, tháng 12- 1920. 2
Hình 2 Chủ tịch Hồ Chí Minh với bản Tuyên ngôn độc lập. 5
Hình 3 Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên là để
chuẩn bị lực lượng quan trọng cho sự thành công chủ nghĩa xã hội. 7
Hình 4 Đại hội lần thứ 6 năm 1986. 9
Hình 5 Tranh vẽ minh họa. 11
Hình 6 Tranh tuyên truyền với khẩu hiệu “Tất cả nhân vật tài lực dốc vào tăng gia sản
xuất, mỗi cử tri phải làm được hai ký lô thực phẩm” do Nông dân Cứu quốc Liên
khu V xuất bản trong kháng chiến chống Pháp. 12 v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HCM HỒ CHÍ MINH CNXH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CNTB CHỦ NGHĨA TƯ BẢN CNCS CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN vi NHẬP ĐỀ
Trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước, tư tưởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được coi là một trong những nguồn cảm hứng vô cùng quan
trọng. Trong bối cảnh Việt Nam đang trải qua giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa, tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự phát triển đáng kể và để lại những ảnh hưởng
sâu sắc đến đất nước và con người Việt Nam hiện đại. Trong bài báo cáo này, chúng ta
sẽ cùng nhau tìm hiểu về những nét đặc trưng của tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa, từ đó hiểu rõ hơn về sự phát triển và ảnh
hưởng của tư tưởng này đến Việt Nam hiện đại. Được thể hiện qua các nội dung sau:
Mục tiêu 1: Sự ra đời và lịch sử phát triển của tư tưởng HCM.
Mục tiêu 2: Các nguyên tắc và ý tưởng chủ yếu.
Mục tiêu 3: Sự ảnh hưởng vá tác động.
Mục tiêu 4: Liên hệ thực tiễn. vii
Phần 1. Giới thiệu sơ lược
1.1 Sự ra đời và lịch sử phát triển của tư tưởng HCM
1.1.1 Sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam:
Bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước với truyền thống cần cù lao động, ý chí bất
khuất sẵn sàng chiến đấu và tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái dù trong hoàn cảnh
ngặt nghèo của dân tộc Việt Nam.
Truyền thống yêu nước của dân tộc đã trở sức mạnh, động lực mạnh mẽ thúc giục
Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước.
Tinh hoa văn hoá nhân loại:
Vì Hồ Chí Minh có xuất thân trong gia đình khoa bảng, nên từ nhỏ Người đã
được tiếp thu nền Quốc học và Hán học. Khi ra nước ngoài, Người có thể viết tiếng Anh,
tiếng Pháp thành thạo như người bản xứ.
Trong quá trình theo học chữ Nho, ngoài việc vận dụng hết những yếu tố tích
cực, thì Người cũng đồng thời phê phán những quan điểm tiêu cực.
Người đã nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng dân chủ tư sản tại Pháp, Mỹ. Sau đó,
Người đưa những tư tưởng học thuyết lên một trình độ mới để phù hợp với dân tộc Việt Nam.
Như vậy, trong quá trình hình thành phát triển tư tưởng của mình, Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng đã kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây. Chủ nghĩa Mác – Lênin:
Sau khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đặt chân đến nhiều nước
thuộc địa và các nước tư bản đế quốc. Trong khoảng thời gian đi tìm ẩn dấu đằng sau
các chữ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”, thì Bác được biết đến Chủ nghĩa Mác – Lênin là 1
nguồn gốc lý luận cơ sở chủ yếu nhất của sự hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tài năng và hoạt động thực tiễn sáng tạo của Hồ Chí Minh
Lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của Hồ Chí Minh và do Người sáng
tạo ra dựa trên cơ sở mới nhận thức các nhân tố khách quan. Ngay từ khi còn trẻ, Người
đã có hoài bão lớn, bản lĩnh kiên định, giàu lòng nhân ái và sớm có chí cứu nước, giúp
dân được độc lập, tự do.
Với tư chất thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo cùng với tính ham hiểu biết và
nhạy bén với cái mới ở Người. Các phẩm chất đó cũng dần được rèn luyện, phát huy
trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người và từ đó đã tạo ra tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hình 1 Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Tours của Đảng Xã hội Pháp, tháng 12-1920. 2
1.1.2 Lịch sử phát triển GIAI ĐOẠN SỰ KIỆN
Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng Khi còn trẻ, với những đặc điểm quê hương, cách mạng (từ 1890
gia đình và môi trường sống, Hồ Chí Minh đã
tư tích lũy được những hiểu biết và tạo dựng
cho mình nhiều phẩm chất đáng quý.
+ Hồ Chí Minh đã đi tìm hiểu về các cuộc
cách mạng lớn trên thế giới
+ Hồ Chí Minh đã được tiếp xúc với Luận
cương của V.I.Lênin, tìm thấy con đường Tìm tòi, khảo nghiệm
chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc.
+ Hồ Chí Minh đứng hẳn về Quốc tế
gia thành lập Đảng cộng sản Pháp.
+ Hồ Chí Minh tham gia sáng lập Hội liên
hiệp thuộc địa nhằm mục đích có thể tuyên
truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào các nước
Hình thành tư tưởng về con đường cách thuộc địa. mạng Việt Nam (1921 –
+ Hồ Chí Minh về Quảng Châu (Trung Quốc)
tổ chức hội Việt Nam cách mạng thanh niên
1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
trong nước, sáng lập Đảng Cộng sản Việt 3
+ Đại hội VII Quốc tế cộng sản năm 1935 đã
có chủ trương thành lập Mặt trận dân chủ chống phát xít.
Xác định con đường cách mạng Việt Nam
Năm 1936, Đảng ta đề ra chiến sách mới, –
phê phán giai đoạn trước đây.
+ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11/1939
khẳng định đứng trên lập trường giải phóng dân tộc
+ Đầu năm 1941, chủ tịch Hồ Chí Minh đã về
nước, trực tiếp chỉ đạo, đặt nhiệm vụ giải
hóng dân tộc cao hơn hết.
+ Sau khi giành được chính quyền, Đảng ta và
nhân dân ta phải tiến hành hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ
Phát triển và hiện thực hoá tư tưởng Hồ Chí + Trước khi qua đời (ngày 02 1969), Hồ –
Chí Minh để lại Di chúc thiêng liêng, gửi gắm
tư tưởng, đạo đức, tâm hồn cao đẹp của một
vĩ nhân hiếm có, suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của
Đảng ta cũng đã khẳng định rằng Đảng lấy
chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. 4
Hình 2 Chủ tịch Hồ Chí Minh với bản Tuyên ngôn độc lập.
1.2 Khái niệm về t ời h ký quá độ
Đây là thời kỳ chuyển đổi cách mạng từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội, bắt
đầu từ giai cấp công nhân giành chính quyền và kết thúc bằng việc đặt nền móng cho
chủ nghĩa xã hội. Đặc trưng kinh tế của thời kì quá độ lên CNXH là cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần. (Dung T. T., Luật Minh Khuê, 2023)
1.3 Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, từ CNTB lên CNXH tất yếu phải
trải qua thời kì quá độ chính trị.
C.Mác khẳng định: "Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa
là một thời kì cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia. Thích ứng với
thời kì ấy là một thời kì quá độ chính trị, trong đó nhà nước của thời kì ấy không
thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng giai cấp vô sản". V.I.Lênin
cũng khẳng định: “Về lý luận, không t ể
h nghi ngờ được rằng giữa CNTB và
CNCS có một thời kì quá độ nhất định".
Hai nhà sáng lập nên CNXH có nêu lên hai kiểu quá độ từ CNTB lên CNXH Quá độ t ực
r tiếp từ CNTB lên CNXH đối với những nước đã trải qua CNTB phát triển.
Quá độ gián tiếp từ CNTB lên CNXH đối với những nước chưa trải qua CNTB phát triển.
Vì vậy, quá độ lên CNXH là một thời kì tất yếu và khách quan. 5
Quán triệt và vận dụng, phát triển và sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa
Mác – Lênin trong thời đại ngày nay và trên toàn thế giới, chúng ta có thể khẳng định
rằng: Với lợi thế của thời đại, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp
4.0, các nước lạc hậu sau khi giành được chính quyền, với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản có thể t ế
i n thẳng lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội:
“Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân
dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no
và sống một đời hạnh phúc, là làm sao cho dân giàu nước mạnh”
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr 391). (Hoàng, 2022) 6
Phần 2: Các nguyên tắc và ý tưởng chủ yếu của tư tưởng HCM
2.1 Đặc điểm và tính chất cơ bản Đặc điểm:
Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ ở V ệ
i t Nam là từ một nước nông nghiệp
lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa. Đặc điểm này cùng với những đặc điểm khác và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
đã quy định nhiệm vụ của dân tộc ta trong thời kỳ quá độ (Hoàng, 2022)
Hình 3 Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên
là để chuẩn bị lực lượng quan trọng cho sự thành công chủ nghĩa xã hội. Tính chất:
Đây là thời kỳ cải biến sâu sắc nhất nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ.
Là quá trình đấu tranh với các thế lực thù địch, đấu tranh xóa bỏ cái lạc hậu.
Theo Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên CNXH ở V ệ
i t Nam là thời kỳ cải biến xã
hội cũ thành xã hội mới – một xã hội chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta
Là thời kỳ phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen.
Ý nghĩa và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm. Phải xóa bỏ giai cấp bóc
lột, phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước nông nghiệp lạc hậu, mới thoát
khỏi ách thực dân, phong kiến.
Vì vậy nó là công cuộc biến đổi sâu sắc nhất, khó khăn nhất, thậm chí còn khó
khăn, phức tạp hơn cả việc đánh giặc. Cho nên Việt Nam tiến lên CNXH không thể một
sớm một chiều, không thể làm mau được mà phải làm dần dần. 7
2.2 Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ
Về nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
Phải tạo ra những điều kiện cần và đủ về cơ sở vật chất; đồng thời, Đảng phải “lãnh đạo
toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Trong
đó, “nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp
hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa,
chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm
vụ chủ chốt và lâu dài”
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nội dung nhiệm vụ cụ t ể
h trong thời kỳ quá độ lên CNXH rất toàn diện
Về chính trị: phải xây dựng chế độ dân chủ vì đây là bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Trên lĩnh vực chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy
vai trò lãnh đạo của Đảng; quan tâm củng cố mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng
cốt là liên minh công nhân - nông dân - trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm không
ngừng tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc vì sự nghiệp xây dựng CNXH.
Về kinh tế: cải tạo nền kinh tế cũ, xây dựng nền kinh tế mới có công nghiệp hiện đại.
Trên lĩnh vực kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất là vấn đề mấu chốt, tăng năng
suất lao động trên cơ sở công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, cùng với thiết lập quan hệ
sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, ngành, vùng, lãnh thổ trong
thời kỳ quá độ. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ phân phối và quản lý kinh
tế. Theo Người, quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem lại hiệu quả cao, sử
dụng tốt các đòn bẩy để phát triển sản xuất.
Về văn hóa: phá triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch
của văn hoá đế quốc.
Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, xây dựng nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại
chúng và mấu chốt của văn hóa là xây dựng con người có đạo đức cách mạng, con người 8
mới xã hội chủ nghĩa với đức - tài gắn bó hữu cơ với nhau, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân
dân, trung thành với sự nghiệp cách mạng xây dựng nền văn hóa mới, lối sống mới. Về
xã hội, thực hiện sự phân phối theo lao động, thi hành chính sách xã hội vì toàn dân,
bình đẳng. Mấu chốt của vấn đề xã hội là đảm bảo công bằng xã hội hướng vào phát
triển con người, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài, vừa là mục tiêu, vừa là động của sự
phát triển xã hội.
Về các quan hệ xã hội : phải thay đổi triệt để n ữ
h ng quan hệ cũ đã trở thành
thói quen trong lối sống, nếp sống của con người.
Trên lĩnh vực quan hệ xã hội, xây dựng được một xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh, tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm
cho nó được thoả mãn để mỗi người có điều kiện cải thiện đời sống riêng của mình, phát
huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình trong sự hài hoà với đời sống chung,
với lợi ích chung của tập thể.
Hình 4 Đại hội lần thứ 6 năm 1986. 9
2.3 Nguyên tắc xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ Thứ n ấ
h t, mọi tư tưởng, hành động phải được thực hiện trên nền tảng chủ
nghĩa Mác - Lênin
Hồ Chí Minh quan niệm, chủ nghĩa Mác - Lênin là khoa học về cách mạng của
quần chúng bị áp bức và bóc lột; là khoa học về sự t ắ
h ng lợi của chủ nghĩa xã
hội ở tất cả các nước; khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản nên theo
Người, cuộc cách mạng mà giai cấp công nhân thực hiện chỉ có thể đạt được
thành tựu trên cơ sở trung thành sắt đá với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Thứ hai, phải giữ vững độc lập dân tộc
Đối với một dân tộc thì “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do “. Độc lập dân tộc
là mục tiêu trước hết của mỗi dân tộc; còn đặt trong mối quan hệ với chủ nghĩa
xã hội thì độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội
và đây là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc trường tồn với đầy đủ ý nghĩa chân chính của nó.
Thứ ba, phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em Hồ Chí Minh quan niệm “
sự đoàn kết giữa lực lượng các nước xã hội chủ nghĩa
và sự đoàn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và công nhân tất cả các nước có
ý nghĩa quan trọng bậc nhất”. Trong sự đoàn kết này, cách mạng Việt Nam phải
học tập kinh nghiệm của các nước anh em song không được áp đặt những kinh
nghiệm ấy một cách máy móc mà phải vận dụng nó một cách sáng tạo.
Thứ tư, xây dựng phải đi đôi với chống
Theo Hồ Chí Minh, muốn đạt được và giữ được thành quả của cách mạng thì
cùng với việc xây dựng các lĩnh vực của đời sống phải chống lại mọi hình thức
của các thế lực cản trở, phá hoại sự phát triển của cách mạng. Đối với kẻ địch
người căn dặn phải luôn tỉnh táo và giữ vững lập trường, quyết không được vì
hoàn cảnh hòa bình mà mất cảnh giác. Phải luôn sẵn sàng đập tan mọi âm mưu
độc ác của kẻ địch, bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ lao động hòa 10
bình của nhân dân. Đối với tàn dư của chế độ cũ phải thay đổi triệt để những nếp
sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu sa.
Phần 3: Sự ảnh hưởng và tác động của tư tưởng HCM
3.1 Các biện pháp và chiến lược Nông nghiệp:
Nông nghiệp lấy nông làm chính: Nước ta là nước nông nghiệp muốn phát triển
kinh tế thì phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc. Nông nghiệp nước ta
còn lạc hậu nên phải cải tiến trong công cụ Liên minh công nông giúp đỡ nhau,
công nhân - nông dân hỗ t ợ
r lẫn nhau. Hồ Chí Minh lúc sinh thời có nói: nông
dân ta giàu thì nước ta giàu
Tư tưởng phát triển nông nghiệp toàn diện: đảm bảo được sự phát triển ngành
nông- lâm nghiệp. Lấy lương thực làm trọng tâm giải quyết cái ăn của nhân dân.
Đảm bảo được công cuộc chăn nuôi cân đối với trồng trọt
Hình 5 Tranh vẽ minh họa.
Lợi ích nông dân: nông dân là vị trí mật thiết trong công cuộc cải cách và phát
triển kinh tế. Theo Hồ Chí Minh, tổ chức Đảng - chính quyền đoàn thể phải vận
động nông dân để họ tham gia vào các hợp tác xã, tích cực tham gia sản xuất,
ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật. 11