Bài thu hoạch cuối kỳ - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ khẳng định bản chất vậtchất, tính thống nhất vật chất của thế giới mà bên cạnh đó chúng còn khẳng địnhcác sự vật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Tên – MSSV CÂU 1:
a) Quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ khẳng định bản chất vật
chất, tính thống nhất vật chất của thế giới mà bên cạnh đó chúng còn khẳng định
các sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn luôn tồn tại trong sự liên hệ - ràng
buộc, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau như những quy luật tất yếu của nó.
“Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương
hỗ, tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối
tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. Trong đó, “Liên hệ” lại là quan hệ
giữa hai đối tượng (bao gồm tất cả các mối liên hệ trong tự nhiên, xã hội và
trong tư duy) – nếu sự thay đổi của một trong số chúng làm đối tượng kia thay đổi.
“Mối liên hệ phổ biến” dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ, khẳng
định rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế
giới và không loại trừ bất kỳ sự vật, hiện tượng nào.
Mối liên hệ phổ biến được thể hiện trong tự nhiên, xã hội và cả trong tư duy:
- Để tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và hiện đại hơn thì nhà
trường Đại học Tài Chính - Marketing sẽ có những quyết định thay đổi như nâng
cao chất lượng giảng viên, cố vấn học tập, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, tạo
nhiều cơ hội trao học bổng khuyến khích sinh viên phấn đấu học tập,...
- Trong bộ môn kinh tế học: cung và cầu trên thị trường luôn luôn diễn ra quá
trình tác động qua lại. Cung và cầu quy định lẫn nhau tác động, ảnh hưởng,
chuyển hoá lẫn nhau, từ đó tạo nên “điểm cân bằng cung cầu” cho cả người bán và người mua.
+ Trong đó, cầu lại bị ràng buộc với các nhân tố ảnh hưởng như thu nhập của
người tiêu dùng, giá hàng hóa thay thế - bổ sung, quy định của chính phủ,..
+ Đồng thời, cung cũng bị tác động bởi các yếu tố sản xuất đầu vào, trình độ
công nghệ, điều kiện thời tiết,… 1 Tên – MSSV
Mối liên hệ phổ biến mang tính chất khách quan nó tồn tại thông qua những
mối liên hệ phổ biến của sự vật hiện tượng và đồng thời phản ánh tính đa dạng,
phong phú của thế giới. -Tính khách quan: + Mối liên hệ là cái
của mọi sự vật, hiện tượng vốn có
+ Mối liên hệ tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào ý thức của con người tức
là con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng chúng trong hoạt động thực tiễn.
Ví dụ : Con người nghiên cứu và phát hiện ra quá trình quang hợp của thực vật
hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí O2 và từ đó vận dụng vào quá trình phục hồi môi
trường – bầu khí quyển trên toàn Thế giới với hàng ngàn chiến dịch trồng cây mỗi năm.
-Tính phổ biến: Bất kỳ nơi đâu – trong tự nhiên, xã hội, trong tư duy đều có vô
vàn các mối liên hệ - chúng giữ những vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận
động, chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật hiện tượng.
+ Không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại tuyệt đối biệt lập.
+ Sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng đó là một hệ thống mở có mối liên hệ với các hệ thống khác.
Ví dụ : Khi kiểm tra môn Toán thì ta phải vận dụng tư duy logic, các công thức
toán học để giải quyết những yêu cầu của đề bài nhưng bên cạnh đó vẫn phải sử
dụng những kiến thức xã hội như Ngữ Văn để đọc và đánh giá dạng đề thi.
-Tính đa dạng, phong phú:
+ Các sự vật, hiện tượng khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau,
chúng đều giữ những vai trò, vị trí khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó.
+ Ngoài ra, đều là cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng
tồn tại trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau thì
lại có những bản chất và vai trò khác nhau. 2 Tên – MSSV
Ví dụ: Mỗi một chế độ chính trị sẽ sinh ra những tầng lớp giai cấp khác nhau
trong xã hội (Chế độ Dân Chủ, Quân Chủ, Cộng Hòa,…)
+ Có thể được phân thành nhiều loại mang tính chất tương đối bao gồm các mối
liên hệ phổ biến :(trực tiếp- gián tiếp); (bản chất- hiện tượng); (chủ yếu- thứ
yếu); (tất nhiên- ngẫu nhiên).
Đại dịch toàn cầu COVID-19 đang dần bước qua giai đoạn đỉnh điểm. Nhưng
cũng không thể phủ nhận rằng đại dịch này đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đối
với Việt Nam cũng như Thế Giới. Song song với số ca nhiễm tăng lên theo từng
ngày cũng là minh chứng cho nền kinh tế của Việt nam đang ngày càng đối mặt
với nhiều khó khăn, thử thách:
Quá trình phục hồi vốn của các doanh nghiệp nay lại đang gặp phải một trở ngại
lớn. Các thách thức mà họ đang phải đối mặt bao gồm : Tổ chức hoạt động kinh
doanh trong thời kỳ dịch bệnh, khách hàng hủy hợp đồng, thay đổi biến động về
nhân sự, lao động - COVID-19 gây giảm việc làm và làm gia tăng tình trạng
nghỉ việc, đình công vì tiền lương, trợ cấp,…
Thế nhưng không thể không nói rằng: Bên cạnh những khó khăn thách thức thì
dịch bệnh đã thúc đẩy hình thành những cơ hội để cải thiện, phát triển năng lực
của nền kinh tế Việt Nam.
Hiện nay, tại Hà Nội và TP. HCM cùng một số thành phố, tỉnh thành đã và đang
thích ứng với những điều kiện của dịch bệnh: 3 Tên – MSSV
Trong quá trình khôi phục nền kinh tế thị trường, nhà nước đã xây dựng kế
hoạch cụ thể để giúp các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, hoạt động, tạo điều
kiện thu hút các nguồn lực, đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong quá trình
này, Nhà nước có nhiều giải pháp giám sát chặt chẽ các khâu, bộ phận trì trệ,
tiêu cực, điều chỉnh nhiều hoạt
động của đời sống xã hội, kể cả hoạt động của bộ
máy chính trị, góp phần khắc phục những hạn chế, tiêu cực.
Nhanh chóng thay đổi chiến lược kinh doanh mùa dịch để tìm ra được giải pháp
thích nghi với tình hình này cũng là thách thức hàng đầu của các doanh nghiệp.
Nghiên cứu đối với marketing dịch vụ của các doanh nghiệp của Việt Nam thời
kì hậu Covid-19 là một đề tài mới mẻ và chưa có nhiều bài viết đề cập, định
hướng tiến bộ. Cũng chính vì lẽ đó mà nền kinh tế Việt Nam hậu đại dịch cũng
là một cơ hội đặc biệt để các doanh nghiệp xác định những bước chuyển mình.
Trong khoảng thời gian dài giãn cách xã hội, Người tiêu dùng đã làm quen với
các sàn thương mại mua bán như : Shoppe, Lazada, Tiki,…Đây là một điều kiện
thuận lợi biến xu hướng kinh doanh thương mại điện tử dần chiếm ưu thế không
chỉ trong cuộc đua tranh giành thị trường của những tập đoàn lớn mà còn đối với
các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. 4 Tên – MSSV
Theo các chuyên gia, du lịch được xem là ngành chịu ảnh hưởng từ đại dịch
COVID một cách rõ ràng nhất. Vậy nên để phục hồi lại những tổn thất nặng nề
ấy, ngành du lịch Việt Nam đã có những màn “ lột xác” mới mẻ như xây dựng
nhiều chương trình “Kích cầu du lịch nội địa” với sự liên kết tạo ra nhiều gói sản
phẩm du lịch khuyến mãi hấp dẫn : cung
cấp dịch vụ ( đặc sản địa phương vùng
miền hay hợp tác cùng các hãng hàng không với các chuyến bay nội địa giá rẻ...)
để thu hút khách du lịch. Đồng thời, ngành đã và đang định hướng các chiến
dịch Marketing phù hợp để giúp thu hút nhiều du khách hơn, tăng doanh thu
cũng như phát triển ngành du lịch nước nhà. Có thể kể đến như: Digital
Marketing: một trong trong những phương hướng tiếp cận thị trường thành công
nhất với hình thức ứng dụng công nghệ số trong quảng bá, giới thiệu các địa
điểm du lịch bằng công nghệ thực tế ảo sống động, chân thật thông qua phát
hành mã QR trên các kênh truyền thông, mạng xã hội phổ biến.
Mở rộng hơn ở tầm vĩ mô, ngày 29/12/2020 (một trong những đợt dịch đầu),
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh chính thức được
ký kết. Việc triển khai hiệp định này ngay từ đầu năm 2021 sẽ bảo đảm cho giao
thương hàng hóa của hai nước được thuận lợi, nhất là đối với những hàng hóa
thiết yếu trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
(Trung tâm thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội).
Như vậy, một lần nữa ta có thể khẳng định Đại dịch COVID -19 vừa là thách
thức song cũng là cơ hội trong nền kinh tế Việt Nam thời kỳ mới. Mặt tích cực
với mặt tiêu cực của đại dịch đã tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Cơ hội
sinh ra từ trong thách thức. COVID không hẳn chỉ là một “kẻ thù” cần loại bỏ
triệt để mà nó còn là cơ hội, là “thời điểm vàng” mà các doanh nghiệp có thể
nhìn lại quá trình, giai đoạn đã qua, khắc phục những hạn chế trong kinh doanh,
mở rộng tầm nhìn để phát triển năng lực, góp phần cải thiện nền kinh tế nước
nhà ngày một tiến bộ, phát triển, vươn tầm thế giới. b) 5 Tên – MSSV
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến bao quát toàn cảnh thế giới trong những mối
quan hệ ràng buộc giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Mối liên hệ phổ biến này
là cơ sở lý luận của nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong nhiều mối liên hệ, tác động ảnh hưởng lẫn
nhau. Vì thế khi nghiên cứu đối tượng cụ thể cần tuân thủ nguyên tắc toàn diện.
Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”.
* Trong nhận thức: Quan
điểm toàn diện đòi hỏi xem xét tất cả các mối liên hệ
và phải biết phân loại nhằm tìm ra bản chất của sự vật. Nó yêu cầu trong nhận
thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần xem xét sự vật trong mối liên hệ biện
chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của sự vật và
trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác.
- Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu để đặt sự vật trong không gian và thời gian
cụ thể - yêu cầu nhận thức và xử lý tình huống trong hoạt động thực tế cần xem
xét đối tượng mang đặc tính gì, nhận thức và bối cảnh tình huống khác nhau; xét
trong từng vị trí, chức năng của mỗi mối liên hệ trong những điều kiện cụ thể để
có giải pháp đúng đắn, hiệu quả khi giải quyết các vấn đề thực tế.
* Trong thực tiễn: Hai quan điểm trên đòi hỏi biết kết hợp hài hòa giữa giải pháp
đồng bộ và giải pháp then chốt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
*Trong nhận thức và thực tiễn, chúng ta không chỉ cần phải tránh và khắc phục
quan điểm phiến diện siêu hình mà còn phải chống quan điểm phiến diện, chiết trung. 6 Tên – MSSV
Vận dụng ý nghĩa của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vào quá trình học
tập, nghiên cứu và làm việc:
+ Một là: Bản thân mỗi người cần tự trang bị tri thức đầy đủ, tập trung nghe
giảng tiếp thu kiến thức, nắm vững phương pháp học tập hiệu quả được rút ra từ
ý nghĩa nguyên lý mối liên hệ phổ biến như quan điểm toàn diện hay trong quan
điểm lịch sử – cụ thể. Trong quá trình học tập cần so sánh, phân tích lý luận, giải
quyết và nhìn nhận vấn đề trên nhiều phương diện, nhiều góc độ. Quán triệt
quan điểm lịch sử – cụ thể, bởi vì đôi lúc cái mà chúng ta coi là chân lý sẽ trở
nên sai lầm, phiến diện.
+ Hai là: Vận dụng các mối liên hệ giữa các môn khoa học tự nhiên – khoa học
xã hội để giải thích vấn đề một cách có logic, rõ ràng, dễ tiếp thu.
+ Ba là: Áp dụng triệt để phương pháp luận biện chứng duy vật về mối liên hệ
phổ biến trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Ví dụ:
+ Vận dụng quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể để phân tích một hiện tượng
khoa học, thiên văn từ những cơ sở lý luận đúng đắn, phù hợp và quan sát ở
nhiều mặt (mặt tích cực và tiêu cực).
+ Dựa vào quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử – cụ thể để phân tích nguyên
nhân thắng lợi ở cuộc Kháng chiến Chống Mỹ. ( thời điểm diễn ra, bối cảnh đất
nước, bối cảnh thế giới,…) 7 Tên – MSSV
Vận dụng ý nghĩa nguyên lý của mối liên hệ phổ biến trong một tình huống cụ thể:
Khi làm bài kiểm tra môn Toán, ta phải phân tích đề bài trên nhiều góc độ từ cơ
sở, phương pháp cho từng dạng bài đến phân chia cấp độ của các câu hỏi để sắp
xếp thời gian làm bài một cách hiệu quả, hợp lý. Không những thế, ta còn phải
xét xem cách làm nhanh, ít tốn thời gian (khi làm dạng câu hỏi trắc nghiệm) và
trình bày đầy đủ, rõ ràng (đối với dạng tự luận). Chúng ta không thể áp dụng
cách làm bài “mẹo” đối với dạng tự luận và ngược lại. Mỗi sự vật, vấn đề đều
nằm trong những mối liên hệ buộc ta phải tôn trọng quan điểm toàn diện, phải
xác định rõ vị trí, vai trò và phương pháp phù hợp cho mỗi một yêu cầu cụ thể.
Điều này cũng sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng năng lực nhận thức tư
duy và giải quyết tốt nhất các vấn đề trong quá trình học tập, làm việc một cách khoa học và thông minh. CÂU 2:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định: “Để có thể giải thích các hiện tượng ý
thức, tinh thần của xã hội thì cần căn cứ vào điều kiện hiện thực xã hội - căn cứ
vào các yếu tố thuộc về tồn tại xã hội”.
Tồn tại xã hội là một phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ những sinh hoạt vật
chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Tồn tại xã hội được cấu thành từ phương thức sản xuất, điều kiện tự nhiên –
hoàn cảnh địa lý, dân số, mật độ dân số…và phương thức sản xuất vật chất được
coi là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất.
Cùng với phạm trù tồn tại xã hội, Ý thức xã hội là các mặt, các bộ phận khác
nhau của lĩnh vực tinh thần như quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, truyền
thống,...của cộng đồng xã hội; mà những yếu tố này nảy sinh từ tồn tại xã hội và
phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển xác định. Hay nói cách
khác, ý thức xã hội chính là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là bộ phận hợp
thành văn hóa tinh thần cho xã hội – mà văn hóa tinh thần ấy mang đậm nét đặc
trưng của hình thái kinh tế- xã hội, của các giai cấp đã tạo ra nó.
- Theo trình độ phản ánh có thể phân biệt ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận:
+ Ý thức xã hội thông thường là tất thảy các tri thức cũng như quan niệm của
những người trong một cộng đồng người nhất định, được hình thành trực tiếp từ
các hoạt động thực tiễn thường ngày. 8 Tên – MSSV
+ Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hóa, khái quát
hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm,
phạm trù, quy luật. Nó phản ánh hiện thực khách quan một cách sâu sắc, chính
xác, bao quát và vạch ra các mối liên hệ khách quan, bản chất tất yếu mang tính
quy luật của các sự vật và hiện tượng. Ngoài ra, ý thức lý luận cũng có khả năng
phản ánh vượt trước hiện thực. – Tâm
lý xã hội là ý thức xã hội thể hiện trong ý thức cá nhân, bao gồm toàn bộ
đời sống tình cảm, tư tưởng, tâm trạng, thói quen, ý chí, ước muốn,…của một
người, một cộng đồng người hay của toàn thể xã hội hình thành dưới tác động
trực tiếp bởi cuộc sống thường nhật của họ và phản ánh trực tiếp, tự phát những
điều kiện sinh hoạt hằng ngày của con người. – Hệ tư
tưởng có khả năng đi sâu vào bản chất – khái quát hóa, đúc kết các kinh
nghiệm xã hội để hình thành nên các hệ thống quan điểm, tư tưởng về chính trị,
triết học, pháp luật, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo,…là sự phản ánh gián tiếp và
tự giác đối với tồn tại xã hội.
Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội là hai phương thức phản ánh khác nhau của
ý thức xã hội đối với cùng một tồn tại xã hội, chúng có mối quan hệ biện chứng
với nhau. Bất kỳ tư tưởng nào khi phản ánh các mối quan hệ đương thời thì
đồng thời cũng kế thừa những quan điểm, học thuyết và những tư tưởng đã tồn tại từ trước đó.
Ví dụ: Tư tưởng HCM không trực tiếp ra đời từ tâm lý xã hội (đòi hỏi bức thiết
của dân tộc và thời đại dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, bị cướp
mất đi độc lập tự do) mà đó còn là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước, kế thừa và phát triển
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc cùng với tinh hoa văn hoá nhân loại.
Tính giai cấp của ý thức xã hội:
Bản chất xã hội có giai cấp thì ý thức xã hội cũng mang tính giai cấp. Các giai
cấp khác nhau thì có điều kiện sinh hoạt vật chất và lợi ích khác nhau (đối lập
nhau giữa các giai cấp). Tính giai cấp biểu hiện ở cả tâm lý xã hội lẫn hệ tư tưởng.
Theo Mác và Ăngghen: “giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất vật chất thì
cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh thần, thành thử nói chung tư
tưởng của những người không có tư liệu sản xuất tinh thần cũng đồng thời bị
giai cấp thống trị đó chi phối”.
Các hình thái ý thức xã hội: Ý thức xã hội tồn tại dưới nhiều hình thái khác
nhau bao gồm (ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức lý 9 Tên – MSSV
luận, ý thức nghệ thuật, ý thức tôn giáo) => phản ánh sự phong phú của đời sống xã hội.
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội đã được chỉ rõ
rằng: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và đồng thời ý thức xã hội có tính
độc lập tương đối.
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội thực chất là mối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Bởi vì “Vật chất” biểu hiện trong
xã hội chính là “Tồn tại xã hội” và đồng thời “Ý thức” biểu hiện trong xã hội lại
là “Ý thức xã hội”. Mà trong mối quan hệ biện chứng đó vật chất có trước, ý
thức có sau, vật chất là nguồn gốc và quyết định ý thức nhưng ý thức không hề
thụ động mà còn có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
-Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
+ Tồn tại xã hội có trước, ý thức xã hội có sau =>Tức vật chất quyết định ý thức.
Vậy nên, ý thức xã hội phụ thuộc và phản ánh tồn tại xã hội.
+ Khi tồn tại xã hội biến đổi thì sớm muộn ý thức xã cũng sẽ biến đổi theo.
Ví dụ: Một đứa trẻ được sinh ra và nuôi dưỡng trong môi trường hoang dã thì sẽ
mang những tập tính, tính cách, lối sống, khuôn hàm giống với người cổ đại và
chúng sẽ có nhận thức khác biệt so với một đứa bé được nuôi dưỡng ở thành thị
từ ngôn ngữ, chữ viết, suy nghĩ hay tư duy. Từ điều này ta có thể khẳng định:
Vật chất quyết định ý thức của mỗi người. Nếu vật chất môi trường biến đổi thì
ý thức tư duy con người cũng sẽ biến đổi theo.
“Do đó, muốn tìm nguồn gốc tư tưởng, lý luận thì không thể tìm trong đầu óc
con người, mà – xét tới cùng phải tìm trong hiện thực vật chất.”
-Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối:
+ Ý thức xã hội thường
so với tồn tại xã hội: lạc hậu
Ví dụ: các hủ tục: sinh đôi- giết một, tảo hôn,…vẫn còn tồn tại đến ngày nay
Trên nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội thì khi tồn tại xã hội biến
đổi tất yếu dẫn tới những sự biến đổi của ý thức xã hội. Tuy nhiên không thể
tuyệt đối trong mọi trường hợp. Trong lịch sử xã hội loài người, tuy xã hội cũ đã
biến mất, song ý thức xã hội do xã hội đó sinh ra vẫn tiếp tục tồn tại. Sở dĩ có mặt điều này là do: 10 Tên – MSSV
Thứ nhất: do tác động mạnh mẽ và nhiều mặt trong hoạt động thực tiễn của con
người nên tồn tại xã hội diễn ra nhanh hơn so với khả năng phản ánh của ý thức xã hội.
Thứ hai: do sức mạnh của thói quen, phong tục-tập quán, truyền thống và cả
tính bảo thủ của hình thái ý thức xã hội. Hoặc do những điều kiện của xã hội
mới chưa đủ để loại bỏ, triệt tiêu đi những quan niệm tinh thần trong xã hội cũ.
Thứ ba: do ý thức xã hội gắn bó chặt chẽ với lợi ích của một số giai cấp, lực
lượng phản tiến bộ tồn tại trong xã hội cũ. Do đó họ thường bảo thủ - bám chặt
vào những tư tưởng đó để duy trì quyền lợi của mình và chống lại các lực lượng tiến bộ trong xã hội.
+ Ý thức xã hội có thể “vượt trước” tồn tại xã hội:
Trong những điều kiện nhất định, tư duy của con người, đặc biệt là những tư
tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự
báo được quy luật tương lai và có vai trò tổ chức, hướng hoạt động thực tiễn của
con người vào mục đích nhất định. Thế nhưng, khả năng vượt trước ý thức xã
hội cơ bản vẫn phải phụ thuộc vào tồn tại xã hội.
Ví dụ: Với sự phát triển một cách nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, con người
dần khám phá ra thêm nhiều điều mới mẻ trong đại dương hay trên vũ trụ và từ
đó có thể đưa ra những giả thuyết, dự báo trong tương lai ( Băng tan ở 2 cực làm
cho mực nước dâng cao khiến một số vùng nằm trên bản đồ sẽ có thể biến mất hoàn toàn).
+ Ý thức xã hội có tính kế thừa:
Tư tưởng, quan điểm của mỗi thời đại mới được tạo ra trên cơ sở kế thừa những
thành tựu lý luận của các thời đại trước. Kế thừa vừa mang tính tất yếu khách
quan vừa mang tính chọn lọc và sáng tạo. Kế thừa theo quan điểm lợi ích, theo
truyền thống và đổi mới, khai thác tư tưởng trên những góc độ toàn diện, sâu sắc hơn.
Ngay cả C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã phải thừa nhận rằng: “ ngay cả chủ
nghĩa cộng sản phát triển cũng trực tiếp bắt nguồn từ chủ nghĩa duy vật Pháp”
và “ nếu trước đó không có triết học Đức, đặc biệt là triết học Hêghen, thì sẽ
không bao giờ có chủ nghĩa xã hội khoa học Đức, chủ nghĩa xã hội duy nhất
khoa học tồn tại từ trước đến nay”.
Giai cấp tiến bộ đi lên sẽ chọn kế thừa những tư tưởng tiến bộ của thời đại trước
và ngược lại giai cấp lỗi thời đi xuống bao giờ cũng chọn tiếp thu những tư
tưởng và lý luận bảo thủ, phản tiến bộ. 11 Tên – MSSV
+ Giữa các hình thái ý thức xã hội có sự tác động qua lại: các hình thái ý thức
xã hội phản ánh tồn tại xã hội theo những cách khác nhau, có vai trò khác nhau
trong xã hội. Tuy vậy, ở mỗi thời đại lịch sử nhất định, dù vai trò của các hình
thái không giống nhau nhưng chúng vẫn tác động, ảnh hưởng lẫn nhau.
+ Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội:
Ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội sản sinh ra và
do tồn tại xã hội quyết định, nhưng ý thức xã hội không thụ động mà còn tác
động tích cực trở lại tồn tại xã hội.
Sự tác động ngược ấy mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử
cụ thể, vào các quan hệ kinh tế vốn là sơ sở hình thành các hình thái ý thức xã
hội, trình độ phản ánh của ý thức đối với các nhu cầu khác nhau của sự phát triển xã hội.
Nếu ý thức xã hội là khoa học, tiến bộ phù hợp với tồn tại xã hội thì nó sẽ thúc
đẩy tồn tại xã hội phát triển. Trái lại, nếu ý thức xã hội lạc hậu, sai lầm tất yếu sẽ
kìm hãm, cản trở sự tiến bộ của xã hội.
“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” – Lê-nin.
Cùng với khẳng định của chủ nghĩa duy vật lịch sử về mối quan hệ biện chứng
giữa Tồn tại xã hội vối Ý thức xã hội: “Để có thể giải thích các hiện tượng ý
thức, tinh thần của xã hội thì cần căn cứ vào điều kiện hiện thực xã hội - căn cứ
vào các yếu tố thuộc về tồn tại xã hội”. Thế nên, một lần nữa ta có thể khẳng
định rằng: vật chất có trước và ý thức có sau. (Tồn tại xã hội là nguồn gốc của ý
thức xã hội và quyết định ý thức xã hội). Đồng thời, ý thức là sự phản ánh của
thực tại khách quan. Khi đó, con người có khả năng nhận thức được thế giới.
b) TÌNH HUỐNG: SỰ ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI HỦ TỤC
Trước đó, trong Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đi đến một kết luận
rằng: toàn bộ gốc rễ của sự phát triển xã hội loài người, kể cả ý thức của con
người, đều nằm trong và bị quy định bởi sự phát triển của các điều kiện kinh tế-
xã hội. Tức “không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết
định ý thức”. Từ xa xưa khi con người bắt đầu nhận thức được thế giới, họ đã
xây dựng niềm tin của mình với những vị thần linh nhằm hướng tới sự tốt đẹp,
chân – thiện – mỹ trong tâm hồn. Cho đến ngày nay nhiều tôn giáo đã ra đời và
dường như trở thành “cái nôi” nuôi dưỡng tâm hồn con người thuần khiết, bao
bọc, mang đến sự bình an về tinh thần cho mỗi cá nhân và cộng đồng- gắn liền
với những phong tục, tập quán truyền thống hay những nét đặc trưng của từng 12 Tên – MSSV
vùng miền. Và khi xã hội biến đối tất yếu ý thức con người cũng sẽ biến đổi
theo – họ được quyền giữ lại những truyền thống tốt đẹp, còn phù hợp, sáng tạo
để tiến bộ song song với sự thay đổi của xã hội. Thế nhưng, dường như vẫn còn
rất nhiều hủ tục xưa cũ, sai lầm tồn tại cho đến ngày nay. Có thể nói đến nạn
“tảo hôn” ở nhiều đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa: Hủ tục ấy đã đè
nặng lên những kiếp người nhỏ bé mà nguyên nhân chủ yếu là do những tư
tưởng, quan niệm sai lầm cổ hủ của người lớn về con cái của họ được truyền bá
từ nhiều thế hệ trước “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”: thường là phụ nữ, vì lý do
trinh tiết hoặc được coi là không có khả năng kiếm tiền. Cũng bởi vì thời gian
tồn tại lâu dài, ăn sâu trong tiềm thức của người dân và gắn liền với lợi ích của
một vài cộng đồng người nhất định mà họ thường bảo thủ, bám chặt lấy những
tư tưởng lạc hậu để bảo vệ quyền lợi của mình. Và cứ như thế ý thức ấy đã tác
động ngược trở lại tồn tại xã hội thông qua các hoạt động thực tiễn của con
người tất yếu sẽ kìm hãm, cản trở xã hội phát triển tiến bộ.
Nhận thấy được những hủ tục không còn phù hợp với nếp sống văn hóa mới của
đất nước. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể đại phương cần đưa ra
nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ tập tục cổ hủ, chăm lo
phát triển kinh tế, nâng cao năng lực nhận thức, trình độ học vấn để bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của con người. Một điều đáng mừng là “Nữ quyền”
và “quyền trẻ em” ngày càng được coi trọng, bảo vệ, tập tục tảo hôn đang dần
biến mất ở nhiều khu vực trên Việt Nam cũng như trên Thế Giới. Sự tiến bộ phát
triển của xã hội sẽ đạt được khi mà con người không còn bám chặt lấy sự kính
phục mù quáng đối với những hủ tục lạc hậu, phản tiến bộ.
“Chúng ta đau khổ không những vì những người đang sống mà còn vì những
người đã chết nữa. Người chết nắm lấy người sống” như Ph.Ăngghen từng viết
có lẽ cũng mang ý nghĩa như vậy….. -HẾT-
Tài liệu, tác giả tham khảo: ( google scholar- wedsite) 1.
Hà, V. H. (2021). Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang Anh sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Vương quốc Anh
được ký kết= Opportunities and Challenges for Vietnam’s Merchandise
Exporting to the UK Following Vietnam-UK Free Trade Agreement. VNU
Journal of Economics and Business.
Tiến, N. H. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI MARKETING DỊCH VỤ THỜI HẬU COVID 19 TẠI VIỆT NAM. 13 Tên – MSSV
鬼谷子. TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID–19 ĐẾN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM.
Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến - Triết Học Mác-Lê Nin |Người Ngoài Hành Lang
http://www.triethoc.info/2015/03/nguyen-ly-ve-moi-lien-he-pho-bien.html
https://luathoangphi.vn/vi-du-ve-moi-lien-he-pho-bien/
https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tan-dung-co-hoi-trong-thach-thuc-cua-dich- benh-1491886232
https://8910x.com/nguyen-ly-moi-lien-he-pho-bien-nguyen/ 2.
https://luathoangphi.vn/moi-quan-he-giua-vat-chat-va-y-thuc/
https://toploigiai.vn/y-thuc-xa-hoi-la-gi-ket-cau-va-tinh-giai-cap-cua-y-thuc-xa- hoi
https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/nguon-goc-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-
trien-tu-tuong-ho-chi-minh*.htm
https://luatthienminh.com.vn/913-giua-ton-tai-xa-hoi-va-y-thuc-xa-hoi-co-moi- quan-he-gi.html
https://lytuong.net/y-thuc-xa-hoi-la-gi/
https://luathoangphi.vn/dinh-nghia-vat-chat-cua-lenin/
https://dangcongsan.vn/xa-hoi/nhieu-kho-khan-trong-bai-tru-nan-tao-hon-va- hon-nhan-can-huyet-590914.html
https://www.bienphong.com.vn/bai-tru-hu-tuc-de-xay-dung-doi-song-van-hoa- moi-post435074.html 14 Tên – MSSV 15