Bài thu hoạch giữa kì | Tư Tưởng Chính Trị Hồ Chí Minh | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bịa tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.

lOMoARcPSD| 42619430
Họ và tên: Ngô Thị Thu Hiền
Lớp: CLC 2
Mã số sinh viên: 2257041013
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
I. Giới thiệu đôi nét về bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện tọa lạc tại số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12,
Quận 4, với khuôn viên rộng trên 12.000 ha nằm ở vị trí ngã ba sông Sài Gòn,
không gian rộng rãi, thoáng mát. Bảo tàng đặt trong ngôi nhà trước đây là trụ
sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Messageries Impériales) - một trong
những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài
Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 và hoàn thành vào năm 1863
với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào
mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" - một kiểu trang trí quen thuộc
của đình chùa Việt Nam. Với kiểu kiến trúc độc đáo đó nên trụ sở của Tổng
Công ty Vận tải Hoàng đế (Hotel des Messageries Impériales) còn được gọi là
Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên là Bến cảng Nhà Rồng.
Năm 1870, Công ty Vận tải Hoàng đế (Hotel des Messageries Impériales) đổi
thành công ty Vận tải Hàng hải (Messageries Maritimes) nhưng nhiệm vụ và
phạm vi hoạt động không thay đổi. Công ty đã thay thế mặt trăng trên nóc nhà
bằng biểu tượng của công ty, đó là: vương miện, mỏ neo và đầu ngựa; chính vì
vậy công ty còn được gọi là hãng Đầu Ngựa.
Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn -
trong đó có Nhà Rồng được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam
quản lý. Họ đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai
con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Năm 1965, ngôi Nhà Rồng do quân đội
Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ. Năm 1975,
sau ngày đất nước thống nhất, Nhà Rồng - biểu tượng của cảng Sài Gòn - thuộc
Cục đường biển Việt Nam quản lý.
Một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt liên quan đến cảng Sài Gòn và thành phố H
Chí Minh đó là vào ngày 5/6/1911, Bác Hồ (lúc bấy giờ lấy tên là Văn Ba)
đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville từ bến cảng Sài Gòn, để đi ra nước
ngoài tìm đường cứu nước. Người đã đi qua Pháp và nhiều nước với nhiều
châu lục khác nhau, để sau 30 năm trở lại đất nước, trực tiếp lãnh đạo nhân
dân Việt Nam đứng lên giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của chủ
nghĩa thực dân, đế quốc giành độc lập thống nhất Tổ quốc.
lOMoARcPSD| 42619430
Để ghi nhớ sự kiện trên, sau ngày đất nước thống nhất, ngôi Nhà Rồng được giữ
lại làm Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1995, Ủy ban Nhân
dân TP.Hồ Chí Minh quyết định đổi tên Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
thành "Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh".
Hiện nay, Bảo tàng có 07 phòng trưng bày trong đó có 4 phòng trưng bày về
cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 03 phòng
trưng bày chuyên đề đặc biệt, nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường
cứu nước; tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính
yêu của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ và Hệ thống đền thờ Bác Hồ ở
Nam Bộ.
Giữa sân Bảo tàng Hồ Chí Minh – CN.TPHCM, hướng ra sông Sài Gòn là
tượng “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước” do điêu khắc gia Phạm
Mười thực hiện, khánh thành vào ngày 5/6/2003 nhân kỷ niệm 92 năm ngày
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Với chất liệu bằng kim loại cao 330 cm,
nặng 1000 kg. Đây là nơi khách tham quan dừng chân để lưu giữ những khoảnh
khắc đẹp khi đến với bảo tàng.
Bảo tàng Hồ Chí Minh – Bến Nhà Rồng
lOMoARcPSD| 42619430
II. Khái quát đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969)
Giai đoạn từ năm 1890 đến năm 1911
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học
Nguyễn Tất Thành, khi hoạt động cách mạng trước đây lấy tên
Nguyễn Ái Quốc). Người sinh ngày 19/05/1890, tại quê mẹ làng
Hoàng Trù (thường gọi là làng Trùa) huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
(nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Thân phụ là
lOMoARcPSD| 42619430
Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan. Người sinh ra trong một
gia đình nhà Nho yêu nước, ngay từ thuở nhỏ đã tiếp thu được truyền
thống yêu nước, lòng nhân ái từ gia đình quê hương đất nước. Trong
thời gian 10 năm sống ở Huế - trung tâm văn hóa, chính trị của đất nước,
Người tiếp xúc với nhiều sách báo Pháp, với nền n hóa mới và những
bàn luận về các phong trào chống Pháp của các sĩ phu yêu nước.
Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hcủa thực dân Pháp,
Người đã chứng kiến sự đối lập giữa cuộc sống lao động nghèo khổ của
nhân dân với cảnh sống xa hoa, phè phỡn của bọn thực dân Pháp. Người
đã thấy được những cuộc biểu tình chống sưu thuế của nông dân bị đàn
áp man sự thất bại của các phong trào yêu nước. Theo Người,
muốn cứu nước phải tìm ra một con đường cách mạng mới. thnói,
tình yêu quê hương, đất nước và gia đình đã hình thành nên người thanh
niên Nguyễn Tất Thành một nhân ch giàu lòng yêu nước, hoài o
cứu nước cứu dân thấu hiểu được sức mạnh của ý chí độc lập tự
cường của dân tộc. Với một ý chí nghị lực phi thường, Người đã quyết
tâm tìm cách sang Pháp các nước phương Tây, Người khẳng định:
"Tôi muốn ra nước ngoài xem, xem nước Pháp và các nước khác. Sau
khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta".
Người cho rằng dân tộc Việt Nam đang một dân tộc mất quyền độc
lập nhiệm vụ của những người Việt Nam u nước phải đấu tranh
giành lại quyền độc lập.
Trên đường vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã dừng chân
Trường Dục Thanh, Phan Thiết từ tháng 9/1910 đến tháng 2/1911
lOMoARcPSD| 42619430
Giai đoạn từ năm 1911 đến năm 1920
Để thực hiện hoài bão của mình, ngày 05/06/1911, Người lên con tàu Đô
đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay
thành phố Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc đi sang Pháp. Người vừa lao động
để kiếm sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Khi
trả lời phỏng vấn một nhà báo Nga, Người nói: "Khi tôi độ mười ba tuổi,
lần đầu tiên tôi được nghe ba chPháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái…Tôi
rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những ẩn
giấu đằng sau những chữ ấy" . Khi được chứng kiến Pháp cũng
những người nghèo như Việt Nam, Người nhận ra rằng những người
Pháp trên đất Pháp tốt lịch sự hơn những bọn thực dân Pháp Đông
Dương. Từ năm 1911 đến năm 1917, Người đã đến nhiều nước châu
Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ đã tận mắt thấy cuộc sống khổ cực của
nhân dân những tội ác, thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân. Người cho
rằng nhân dân lao động các nước, trong đó có giai cấp công nhân, đều bị
bóc lột thể bạn của nhau, còn chủ nghĩa đế quốc, bọn thực dân
đâu cũng k bóc lột, kẻ thù của nhân dân lao động. Năm 1917,
Người tham gia phong trào công nhân Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa
thực dân.
Năm 1919, Người tham gia "Hội những người Việt Nam yêu nước" vào
Đảng hội Pháp- đảng của giai cấp công nhân Pháp, theo Người đây
tổ chức theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại Cách mạng Pháp: Tự do,
Bình đẳng, Bác ái. Người đã cùng với một số nhà yêu nước Việt Nam
thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam lấy tên Nguyễn Ái Quốc gửi
Hội nghị Vécxây đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Đây
tiếng nói chính nghĩa đầu tiên của đại biểu phong trào giải phóng n
tộc. Người khẳng định các dân tộc muốn được giải phóng chỉ có thể dựa
vào sức của bản thân mình, Người viết: "Muốn được giải phóng, các dân
tộc chỉ có thể trông cậy vào nh, trông cậy vào lực lượng của bản thân
mình" .
lOMoARcPSD| 42619430
Danh thiếp thợ ảnh của Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ hoạt động ở
Pari, Pháp (1919-1923)
Tháng 7/1920, Người đọc bản thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin trên báo
L'Humanité (Nhân Đạo). Khi đọc Luận cương của Lênin, Người hiểu
hơn về chủ nghĩa Lênin, Quốc tế Cộng sản, về cách mạng sản, về
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, Người viết: "Luận cương
của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết
bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng
tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị
đọa đày đau khổ! Đây cái cần thiết cho chúng ta, đây con đường
giải phóng chúng ta". Từ bản Luận cương của Lênin, Người đã tìm thấy
phương hướng đường lối bản của phong trào cách mạng giải
phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, trong đó có cách mạng
Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Lênin, từ một người Việt
Nam yêu nước trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là bước
ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, một
sự chuyển biến về chất, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước
với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1930
Cùng với những nhà hoạt động cách mạng của các thuộc địa Pháp,
Người thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa xuất bản báo
Người cùng khổ (Le Paria) bằng tiếng Pháp vào năm 1922. Trong bài
Lời kêu gọi đăng số báo đầu tiên, Người cũng chỉ ra mục đích của tờ
báo đấu tranh để giải phóng con người. Trong thời gian hoạt động
Quốc tế Cộng sản, Người chỉ ra tình cảnh của giai cấp công nhân, nông
dân nghèo ở các nước thuộc địa đang chết dần vì đói rét, bệnh tật và kêu
gọi Quốc tế Cộng sản giúp đỡ họ.
lOMoARcPSD| 42619430
Báo Người cùng khổ (Le Paria), Cơ quan Ngôn luận của Hội Liên
hiệp thuộc địa do Nguyễn Ái Quốc và một số nhà cách mạng sáng
lập, phát hành trong những năm 1922-1926 (Số 24, tháng 4/1924)
Năm 1925, Người đã viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, nhằm
tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp, nêu nỗi thống khổ sức
mạnh của nhân dân các nước thuộc địa. Tại Quảng Châu, Nguời thành
lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội mở lớp huấn luyện,
đào tạo trực tiếp cán bộ cho cách mạng Việt Nam, ra báo Thanh niên
bằng tiếng Việt. Đây tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm
truyền chủ nghĩa Mác- Lênin luận cách mạng cho những người
yêu nước. Các bài giảng của Người tại lớp huấn luyện được tập hợp in
thành cuốn Đường Cách mệnh (1927) đề cập nhiều nội dung, nhiều vấn
đề trong đường lối phương pháp cách mạng Việt Nam. Đây một
trong những văn kiện luận đầu tiên của Đảng, đặt sở tưởng cho
đường lối cách mạng Việt Nam sau này. Ngoài ra, Người còn viết rất
nhiều tác phẩm nhiều bài trên báo Việt Nam độc lập, với nội dung ca
ngợi truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, quật cường của dân tộc,
kêu gọi các tầng lớp nhân dân tham gia vào các hội, đoàn thể cứu quốc,
kêu gọi các đảng cộng sản chính quốc phải giúp đỡ phong trào giải
phóng ở thuộc địa. Thông qua báo chí và các hoạt động thực tiễn, Người
tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào
lOMoARcPSD| 42619430
công nhân phong trào yêu nước Việt Nam; Người đẩy mạnh việc
tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy tinh thần dân tộc, hướng dẫn xây dựng
lực lượng chính trị lực lượng trang góp phần tạo ra một cao trào
cứu nước mạnh mẽ để đón thời cơ, tiến tới tổng khởi nghĩa giành độc
lập, tự do cho dân tộc.
Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết
được lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị, Người khẳng định: "Lực
lượng của giai cấp công nhân nhân dân lao động rất to lớn, là
cùng tận. Nhưng lực lượng ấy cần Đảng lãnh đạo mới chắc chắn
thắng lợi". Người chỉ cách mạng Việt Nam phải có đảng lãnh đạo, có
chủ nghĩa Mác-Lênin làm nòng cốt. Năm 1930, Người chủ trì Hội nghị
hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập ra một Đảng Cộng sản thống
nhất lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua Chính cương vắn
tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc dthảo, các
văn kiện này trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Bản
Cương lĩnh chính trị thể hiện sự vận dụng sáng tạo phát triển chủ
nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết mối quan hệ giai cấp-dân tộc-
quốc tế về đường lối cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời mở đầu một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc, đưa nhân dân Việt
Nam bước vào cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do cùng các dân tộc bị áp
bức, đấu tranh giải phóng dân tộc, xóa bỏ hthống thuộc địa của chủ
nghĩa đế quốc, góp phần giải phóng loài người khỏi bóc lột và bất công.
Người đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, trở thành Người sáng lập Đảng
Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị đúng đắn đã chấm dứt cuộc
khủng hoảng về đường lối, phương pháp tổ chức lãnh đạo cách mạng
Việt Nam.
Giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945
lOMoARcPSD| 42619430
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở đầu cho một thời kỳ
mới trong lịch sử của dân tộc. Tuy Đảng vừa mới ra đời nhưng đã trực
tiếp lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao Viết Nghệ
Tĩnh. Người kêu gọi một số tổ chức quốc tế, các đảng anh em những
hình thức phối hợp đấu tranh nhằm động viên, giúp đỡ phong trào về vật
chất tinh thần. Bên cạnh đó, Người còn thẳng thắn góp ý phê bình
Đảng còn kém đường bí mật công tác, nhắc nhở Đảng phải tìm cách bảo
vệ cán bộ, không đkẻ thù tìm cách bắt giữ hết cán bộ của ta. Người
không chỉ kêu gọi sự giúp đỡ phong trào còn ngăn chặn sự đàn áp
đẫm máu của bọn đế quốc, nhờ đó mà Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản
đã ca ngợi cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng, đồng thời đánh giá cao công lao to lớn của Người.
Tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương Đảng đã họp ra nghị quyết:
Hội nghị hiệp nhất Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì là phạm sai lầm,
chỉ lo đến việc phản đế quên lợi ích giai cấp đấu tranh, việc phân
chia thành trung, tiểu, đại địa chủ trong sách lược của Đảng không
đúng nên Hội nghị đã bỏ tên "Đảng Cộng sản Việt Nam" lấy tên
"Đảng Cộng sản Đông Dương" hoạt động theo như chỉ thị của Quốc tế
Cộng sản. n cạnh đó, Đại hội I của Đảng Cộng sản Đông Dương
Ma Cao vẫn cử đồng chí Nguyễn Ái Quốc đại biểu chính thức của
Đảng đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản. Điều đó chứng tỏ quan điểm
và uy tín của Người trong Đảng vẫn rất lớn.
Tháng 10/1934, Người được vào học Trường Quốc tế Lênin, Người học
đầy đủ các môn lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và những
lOMoARcPSD| 42619430
phương pháp học tự nghiên cứu kết hợp với thực tế. Cuối năm 1936,
Người trúng tuyển vào lớp nghiên cứu sinh, ngành lịch s của Viện
Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Năm 1937, Người dự kỳ thi
học kỳ I của lớp nghiên cứu sinh đạt kết quả tất cả các môn học. Do
chiến tranh ngày một ác liệt, Người không thể yên tâm ngồi học
nóng lòng muốn trở về nước hoạt động. Năm 1938, Người đã gửi thư
cho Quốc tế Cộng sản bày tỏ nguyện vọng được về nước.
Trước khi về nước, trong thời gian khi còn hoạt động nước ngoài,
đã từng bị đầy trong lao đế quốc vượt qua bao khó khăn gian khổ
nhưng Người vẫn kiên định thực hiện con đường đã chọn giải phóng
dân tộc. Người vẫn luôn theo dõi tình hình trong nước, kịp thời chđạo
cách mạng Việt Nam. Được Quốc tế Cộng sản chấp thuận, vào ngày 28-
01-1941, Người trở về Việt Nam sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài.
Báo Việt Nam Độc lập, Cơ quan tuyên truyền của Ban Việt Minh
tỉnh Cao Bằng, do Nguyễn Ái Quốc sáng lập năm 1941
Tháng 05/1941, Hội nghị Trung ương lần thứ tám họp tại Pác (Cao
Bằng) dưới sự chủ trì của Người. Hội nghị đã đặt nhiệm vụ giải phóng
dân tộc lên hàng đầu, Người khẳng định: "Trong lúc này quyền lợi dân
tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn
đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng".
Để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, tranh thủ mọi lực lượng yêu
lOMoARcPSD| 42619430
nước chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc, chĩa mũi nhọn vào kẻ
thù. Hội nghị quyết định thành lập "Việt Nam độc lập đồng minh", gọi
tắt là Mặt trận Việt Minh vào ngày 19/05/1941. Ngày 22/12/1944, Đội
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, tiền thân của
Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 18/08/1945, Người viết tkêu gọi
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, Người viết: "Giờ quyết định cho
vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức
ta tự giải phóng cho ta". Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành
công, lật đổ chế độ phong kiến, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và
giành lại độc lập dân tộc từ tay phát xít Nhật. Đây là thắng lợi to lớn của
dân tộc vừa skế thừa truyền thống của cha ông ta trong lịch sử, vừa
sự tiếp thu, vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin sự lãnh
đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 02/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập
lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: "Tất cả mọi
người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai
thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, quyền được sống, quyền
tự doquyền mưu cầu hạnh phúc" . Bản tuyên ngôn khẳng định quyền
tự do, độc lập của các dân tộc nói lên ý chí của toàn dân quyết đem
tinh thần và lực lượng, tính mạng của cải để giữ vững quyền tự do
độc lập ấy "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực
đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem
tất cả tinh thần lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự
do độc lập ấy". Bản Tuyên ngôn độc lập một văn kiện lịch s
giá trị to lớn, trong đó độc lập, tự do gắn với phương hướng phát triển
lên chủ nghĩa hội tưởng chính trị cốt lõi vốn đã được Người
phác thảo lần đầu trong Cương lĩnh của Đảng năm 1930, nay đã trở
thành hiện thực cách mạng đồng thời trở thành chân của sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng hội mới của dân tộc Việt
Nam.
Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1969
Mới giành được chính quyền chưa được bao lâu thì thực dân Pháp đã
quay lại xâm lược Việt Nam. Quân Pháp núp sau quân đội Anh, đã nổ
súng Nam Bộ. miền Bắc thì hơn 20 vạn quân Tưởng o vào hòng
thực hiện âm u tiêu diệt Đảng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Vận mệnh dân tộc lúc đó như "ngàn cân treo sợi tóc" trước tình thế đó,
Người đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh
hiểm trở. Người cùng Trung ương Đảng một mặt lãnh đạo đồng bào
lOMoARcPSD| 42619430
Nam Bộ kháng chiến, mặt khác chăm lo xây dựng Đảng, củng cố chính
quyền non trẻ, đầy lùi giặc đói, giặc dốt, khắc phục nạn tài chính thiếu
hụt. Về đối ngoại, Người vận dụng sách lược mềm dẻo, khôn khéo, thêm
bạn, bớt thù, "dĩ bất biến, ứng vạn biến", với những nhân nhượng cần
thiết để tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng đi vào cuộc kháng chiến
lâu dài. Nhờ vậy tháng 12-1946, chính quyền cách mạng trong cả
nước được giữ vững với thế sẵn sàng lòng tin sắt đá vào cuộc
kháng chiến trường kỳ, gian khổ nhưng nhất định thắng lợi. Người ra
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: "Dù phải gian lao kháng chiến,
nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc
ta!". Người đề ra đường lối kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện, tự
lực cánh sinh đồng thời Người lãnh đạo, tổ chức, chỉ đạo kháng chiến
chống thực dân Pháp kiên quyết chiến đấu bảo vệ tổ quốc với ý c
"Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ".
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ Việt kiều tại Pháp, năm 1946.
Năm 1951, Người cùng Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội
toàn quốc lần thứ II của Đảng, đưa Đảng ra công khai với tên Đảng
Lao động Việt Nam bầu Người làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung
ương Đảng. Trong Thư gửi Đại hội trù bị, Người viết: "Nhiệm vụ chính
của Đại hội ta là đẩy kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn xây dựng
Đảng Lao động Việt Nam"
.
Đại hội đã thông qua Cương lĩnh mới, Điều
lệ mới của Đảng đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, giải quyết mối
quan hệ giữa dân tộc và giai cấp nhằm động viên toàn Đảng, toàn quân,
lOMoARcPSD| 42619430
toàn dân ta đẩy mạnh kháng chiến đưa đến thắng lợi Điện Biên Phủ
lịch sử (năm 1954) lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Người chỉ
đạo, động viên cán bộ chiến trên mặt trận truyền thêm sức mạnh, ý
chí quyết chiến quyết thắng, một niềm tin sắt đá để quân dân ta vượt
qua mọi khó khăn, gian khổ giành thắng lợi. Trong Thư gửi Mặt trận
Điện Biên Phủ, Người viết: "Thu Đông năm nay, các chú lại nhiệm
vụ tiến quân vào Điện Biên Phủ để tiêu diệt thêm sinh lực địch, mở rộng
thêm căn cứ kháng chiến, giải phóng thêm đồng bào còn bị giặc đè nén".
Tháng 7-1954, Hiệp định Giơnevơ được kết, miền Bắc Việt Nam
được giải phóng, nhưng miền Nam vẫn bị đế quốc Mxâm lược. Người
cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện
hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng hội chủ nghĩa miền Bắc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Trước khi về tiếp quản Thủ đô, cán bộ Đại đoàn Quân tiên phong
được nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Đền Hùng, tỉnh
Phú Thọ. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác
cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” (19/9/1954)
lOMoARcPSD| 42619430
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung
ương Đảng họp quyết định mở Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và
Chiến dịch Điện Biên Phủ (xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên cuối năm 1953)
Năm 1960, Đại hội lần thứ III của Đảng, Người được bầu làm Chủ tịch
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Người nêu ra hai nhiệm vụ chiến
lược: "Xây dựng chủ nghĩa hội miền Bắc và đấu tranh hòa bình
thống nhất nước nhà". Cả hai nhiệm vụ đều nhằm mục tiêu chung
củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên sở độc lập
dân chủ. Người còn nêu rõ miền Bắc là hậu phương lớn, có vai trò quyết
định đối với cách mạng cả nước, miền Nam vai tquyết định trực
tiếp đối với hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Để đưa
miền Bắc tiến lên chủ nghĩa hội, hậu phương lớn cho cuộc đấu
tranh giải phóng miền Nam, Người nhấn mạnh trong Bài nói tại Hội
nghị cán bộ công đoàn: "muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có người
hội chủ nghĩa". Con người mới hội chủ nghĩa những người
đạo đức tri thức, những người vừa "hồng" vừa "chuyên" ý
thức làm chủ, xây dựng nước nhà. Người lãnh đạo nhân dân miền Bắc
vừa sản xuất, vừa chiến đấu, đánh thắng chiến tranh phá hoại của giặc
Mỹ, đồng thời ra sức hoàn thành nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền
Nam. Người cũng luôn tin tưởng khẳng định sự tất thắng của cách
mạng miền Nam. Sau Hiệp định Giơnevơ, Người nêu rõ: "Để giành lấy
thắng lợi, toàn thể nhân dân, quân đội cán bộ ta từ Bắc đến Nam cần
phải đoàn kết chặt chẽ, tư tưởng phải thống nhất, hành động phải nhất
lOMoARcPSD| 42619430
trí". Người còn viết Thư gửi đồng bào cả nước vạch trần những âm mưu
trong nước thế giới về những hành động sai trái của đế quốc Mỹ,
Người khẳng định: "Nước Việt Nam ta nhất định phải thống nhất. Đồng
bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà". Đây là một cuộc đấu
tranh lâu dài gian khổ, đòi hỏi toàn thể đồng bào phải quyết m
kháng chiến.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quàng khăn đỏ cho đại biểu thiếu nhi Thủ đô đến
chúc mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng (1960)
Năm 1965, trước thất bại của chiến lược "chiến tranh đặc biệt", đế quốc
Mỹ đã chuyển sang chiến lược "chiến tranh cục bộ". Chúng dùng mọi
thủ đoạn, mọi phương tiện hiện đại đẩy mạnh chiến tranh phoại bằng
hải quân, không quân kể cả máy bay chiến lược B.52. Trước những hành
động leo thang xâm lược tàn bạo của đế quốc Mỹ, Người khẳng định:
"dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta
cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn" Người đã ra Lời kêu
gọi đồng bào chiến cả nước, Người nói: "Chiến tranh thể kéo
dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một
số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết
không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân
dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!". Người
khẳng định nhân dân Việt Nam chẳng những không sợ mà còn còn quyết
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chí
Minh, đồng bào chiến từ hậu phương đến tuyền tuyến đã phát huy
cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với tinh thần dũng cảm đã đoàn
lOMoARcPSD| 42619430
kết chiến đấu lần lượt đánh thắng mọi chiến lược của kẻ tgiành
được thắng lợi vẻ vang nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
Ngày 02/09/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời, Người để lại cho
nhân dân Việt Nam bản Di chúc thiêng liêng. Di chúc những lời căn
dặn cuối cùng đầy tâm huyết, nói lên tình sâu nghĩa nặng của Người với
nước, với dân; nói lên niềm tin tất thắng sự nghiệp chống Mỹ cứu
nước. Đề ra những phương sách lớn để xây dựng lại đất nước sau chiến
tranh nhằm thực hiện mục tiêu: "Xây dựng một nước Việt Nam hoà
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng
vào sự nghiệp cách mạng thế giới". Di chúc một văn kiện lịch sử
giá, kết tinh trong đó cả tinh hoa tư tưởng, đạo đức m hồn cao đẹp
của Người đã suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại.
Di chúc của Hồ Chủ tịch
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc
Việt Nam – Thời đại độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Trong suốt chặng đường hoạt động cách mạng, Người đã vạch đường
lOMoARcPSD| 42619430
chỉ lối cho ch mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Cuộc đời sự nghiệp cách mạng đại của Người luôn tấm gương
sáng ngời cho chúng ta học tập noi theo. Mỗi chúng ta cần cố gắng,
nỗ lực hết mình đchăm lo hạnh phúc của nhân dân, ra sức phấn đấu,
rèn luyện, noi gương tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để thực sự
những người cán bộ, đảng viên chân chính hết lòng phụng sự tổ quốc,
phụng sự nhân dân xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII khẳng định:
"Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức
chính trị - hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về
tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa" trong nội bộ". Việc nghiên cứu, tuyên truyền, học tập tấm
gương Hồ Chí Minh góp phần thiết thực vào việc làm cho tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành một bộ phận cấu thành nền tảng
tinh thần vững chắc của xã hội Việt Nam hiện đại.
Chủ tịch Hồ C Minh một nhà ái quốc chân chính, nhà cách
mạng sáng suốt, vị nh tụ thiên tài. Cuộc đời sự nghiệp cách
mạng của Người gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của
các dân tộc hòa bình, độc lập, dân chủ tiến bộ hội. Năm
1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học Văn a Liên hợp quốc
(UNESCO) đã tôn vinh Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân
tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam".
III. Đúc kết từ chuyến tham quan thực tế tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Chủ
tịch Hồ Chí Minh là người có vốn trí tuệ siêu việt, thông minh t
nhỏ trong học tập, ứng đối thơ văn. Người hoài bão lớn, đi khắp thế
giới tìm đường cứu dân, cứu nước bằng 2 bàn tay trắng tự kiếm sống,
học hỏi và hoạt động cách mạng cùng với vốn học thức văn hoá sâu rộng
Đông Tây kim cổ. Người có thể đọc, giao tiếp thông thạo bằng nhiều thứ
tiếng. Hồ Chí Minh là người có tư duy độc lập tự chủ, sáng tạo, giàu tính
phê phán, đổi mới cách mạng. người tầm nhìn chiến lược, bao
quát thời đại. Có năng lực tổng kết thực tiễn, năng lực tiên tri, dự báo
lOMoARcPSD| 42619430
tương lai chính xác và kỳ diệu. Suốt đời vì nước, vì dân, vì Đảng, vì
cách mạng,...
a) Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng
và phát triển dân tộc đối với sự phát triển tư tưởng của nhân loại
Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam
tưởng Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa những tinh hoa văn hóa tưởng
của nhân loại, vận dụng sáng tạo phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, còn kế
thừa phát triển tinh hoa văn hóa, tưởng của dân tộc Việt Nam, đáp ứng các vấn
đề bản của thời đại, chỉ ra phương hướng giải phóng, phát triển của dân tộc
Việt Nam.
Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam
tưởng HChí Minh soi đường cho Đảng Cộng sản Việt Nam nhân dân
Việt Nam trên con đường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, n minh.Trong suốt những chặng đường cách mạng, tư tưởng Hồ Chí
Minh là ngọn cờ tư tưởng dẫn dắt nhân dân, khi nào làm đúng với tư tưởng Hồ Chí
Minh thì cách mạng thắng lợi. Khi nào xa rời hoặc làm sai với tưởng Hồ Chí
Minh thì thất bại.
Giá trị nhân lọai của tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử đại, không chỉ sản phẩm của dân tộc
Việt Nam, của giai cấp công nhân Việt Nam còn sản phẩm của thời đại, của
nhân loại tiến bộ.Từ nghiên cứu luận, áp dụng vào những điều kiện cụ thể, Hồ
Chí Minh đã hình thành một hệ thống các luận điểm chính xác đúng đắn về vấn
đề dân tộc thuộc địa, góp phần làm phong phú thêm kho tàng luận chủ nghĩa
Mác-Lênin.
Phản ánh khát vọng của thời đại, thức tỉnh hàng trăm triệu người bị áp bức
Đóng góp lớn nhất của Hồ Chí Minh đối với thời đại trên sở chủ nghĩa
Mác-Lênin, xác định đường lối, phương pháp cách mạng và thức tỉnh hàng trăm
triệu con người bị áp bức trong các dân tộc thuộc địa lạc hậu vươn lên giành độc
lOMoARcPSD| 42619430
lập, tự do. Người đã góp phần làm phong phú thêm các giải pháp đấu tranh giải
phóng dân tộc, giai cấp và loài người.
Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả
Hồ CMinh vị anh hùng giải phóng dân tộc đại, nhà văn hóa kiệt xuất,
một nhà mác xít-lênin nít lỗi lạc của phong trào cộng sản công nhân quốc tế.
Nhân dân tiến bộ trên thế giới coi Hồ Chí Minh biểu tượng cao đẹp của những
giá trị về tư tưởng, lương tri và phẩm giá làm người.
b) Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
- Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm
- Độc lập dân tộc phải gắn liền với cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân
- Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc
Muốn có độc lập dân tộc phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. Cách
mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi:
+Phải là cách mạng vô sản
+ Phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo
+ Phải dựa trên lực lượng đoàn kết toàn dân, lấy liên minh công – nông làm
nền tảng
+ Phải tiến hành chủ động , sáng tạo, không thụ động chờ đợi và có khả
năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
+ Phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực, kết hợp lực
lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang nhân dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
hiện nay: chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội không còn áp bức, bóc lột, trong đó “sự
phát triển tdo của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi
người”.
lOMoARcPSD| 42619430
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan. Đặc trưng của chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam:
+ Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân làm chủ
+ Chủ nghĩa hội nền kinh tế phát triển cao, dựa trên sở lực lượng
sản xuất hiện đại chế độ công hữu về liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
+ Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hoá và đạo đức
+ Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp
+ Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng.
Mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
+ Về chế độ chính trị: Do nhân dân làm chủ
+ Về kinh tế : Công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên
tiến
+ Về văn hoá: Mang tính dân tộc, khoa học và đại chúng
+ Về xã hội: Công bằng, dân chủ, đạo đức, lối sống lành
mạnh Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
+ Nội lực: Con người, giá trị tư tưởng, truyền thống dân tộc.
+ Ngoại lực: Kinh nghiệm của các nước, tinh hoa văn hoá nhân loại, đoàn
kết hợp tác quốc tế.
+ Đề phòng và khắc phục những phản lực như chủ nghĩa cá nhân, tham ô,
lãng phí, quan liêu, chia rẻ, bè phái, chủ quan, bảo thủ, giáo điều.
c) Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam
lOMoARcPSD| 42619430
Cách mạng Việt Nam cần sự lãnh đạo của Đảng: Hồ Chí Minh tìm thấy mục
tiêu con đường cứu nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, đánh dấu
chính thức bằng việc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920. Đảng
Cộng sản, vì vậy, là một tổ chức tiên quyết cho sự phát triển của cách mạng Việt
Nam với mục tiêu chủ nghĩa cộng sản. Quan điểm nhất quán cả cuộc đời của Hồ
Chí Minh là: Cách mạng trước hết phải Đảng để “trong thì tổ chức dân chúng,
ngoài thì liên lạc với sản giai cấp mọi nơi. Đảng vững, cách mạng mới
thành công, cũng như người cầm lái có vứng, thuyền mới chạy”.
Thực hiện tốt các nguyên tắc xây dựng Đảng
- Dân chủ tập trung
- Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
- Tự phê bình và phê bình
- Đoàn kết thống nhất
Thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng và dân
+ Luôn luôn học hỏi dân
+ Lắng nghe nguyện vọng của dân
+ Vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng
+ Làm tốt công tác dân vận
+ Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là người đày tớ/công bộc/trâu ngựa thật
trung thành của nhân dân.
d) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc
Vai trò của đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng
Đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của
cách mạng.
+Đại đoàn kết là vấn đề thực hiện lâu dài, xuyên suốt trong quá trình cách
mạng
lOMoARcPSD| 42619430
+Chiến lược đại đoàn kết có thể thay được thay đổi cho phù hợp với đặc điểm
từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng
Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc
+ Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng
+ Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của dân tộc
Lực lượng đoàn kết dân tộc
- Đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
+ Đoàn kết trong đảng
+ Đoàn kết giai cấp
+ Đoàn kết tôn giáo
+ Đoàn kết các dân tộc
+ Đoàn kết các giai cấp, tầng lớp, người Việt Nam ở nước ngoài
Điều kiện thực hiện đoàn kết dân tộc
- Phải kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc
- Phải có lòng khoan dung độ lượng với con người
- Phải có niềm tin vào dân
Hình thức tổ chức của khối đoàn kết dân tộc
- Hình thức tổ chức của khối đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất
- Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc
thống nhất
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải lấy liên minh công nông trí thức làm nền
tảng, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối
cao của dân tộc, uyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
lOMoARcPSD| 42619430
- Việc củng cố sự đoàn kết trong mặt trận dân tộc thống nhất phải đi đôi với
việc chống khuynh hướng đoàn kết một chiều, đoàn kết vô nguyên tắc.
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương,
dân chủ
e)Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng góp phần cùng nhân dân thế
giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại.
Đại đoàn kết luôn được Đảng coi vấn đề ý nghĩa quan trọng hàng đầu
trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Những tưởng chỉ đạo về thực
hiện đại đoàn kết được thể hiện qua các kỳ Đại hội Đảng, các Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng.
- Các lực lượng cần đoàn kết
+ Với phong trào cộng sản và nhân dân thế giới
+ Với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
+ Với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hoà bình, dân
chủ, tự do và công lý
Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
- Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình.
- Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường.
Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh công nhân,
nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh công nhân,
nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng vừa nội dung, vừa nguyên tắc
đảm bảo cho việc mở rộng và tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
lOMoARcPSD| 42619430
- Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất – một trong những lực lượng to lớn
của cách mạng Việt Nam.
Đoàn kết dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế
- Đoàn kết dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế đthực hiện mục tiêu cách mạng
trong giai đoạn hiện nay là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, xã hội công bằng và văn
minh.
- Mở cửa, hội nhập quốc tế, là bạn của tất cả các nước, phấn đấu vì hòa bình,
độc lập và phát triển, đồng thời phải tham gia những vấn đề toàn cầu hiện nay.
- Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế để công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần và sự nghiệp cách mạng thế giới.
f) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Hồ Chí Minh không đưa ra định nghĩa đạo đức. Song, trong sử dụng những
thuật ngữ đạo đức được Người sử dụng, thực hành trở thành hệ thống các luận
điểm về đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới. Theo nghĩa rộng, đạo
đức là một hình thái ý thức xã hội, nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi cho phù
hợp với lợi ích, hạnh phúc làm giàu tính người trong các quan hệ hội. Theo
nghĩa hẹp, đạo đức luân lý, những quy định, những chuẩn mực ứng xử trong
quan hệ giữa con người với con người, với công việc, với bản thân.
Hồ Chí Minh có nhiều cách diễn đạt về đạo đức, khá phong phú, như: đạo đức
mới, đạo đức tập thể, đạo đức xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng, đạo đức
đại…, trong đó, đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh diễn đạt nhiều hơn, phổ
biến, rộng rãi và ý nghĩa sâu sắc hơn.
Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
- Đạo đức là cái gốc, nền tảng của người cách mạng.
- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.
lOMoARcPSD| 42619430
Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
- Trung với nước, hiếu với dân.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.
- tinh thần quốc tế trong sáng.
Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
- Xây phải đi đôi với chống.
- Phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời.
* Mối liên hệ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường giải phóng độc lập
dân tộc
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc không chỉ đơn thuần là một
khát vọng giành lại độc lập chính trị, mà còn bao gồm các khía cạnh về kinh tế,
văn hóa, xã hội và chủ quyền quốc gia. Người đề cao tư tưởng tự do, công bằng và
bình đẳng, và xem độc lập dân tộc là mục tiêu quan trọng để đảm bảo sự phát triển
và tiến bộ của quốc gia. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc liên quan
đến việc giành lại chủ quyền và tự do chính trị cho dân tộc Việt Nam. Người tin
rằng mọi quốc gia và dân tộc đều có quyền tự quyết và quyền tồn tại mà không bị
áp bức hay chiếm đoạt bởi các thực thể ngoại quốc. Người lãnh đạo cuộc kháng
chiến chống lại sự thực dân Pháp và sau đó chống lại sự can thiệp của Mỹ, với mục
tiêu giành độc lập chính trị cho dân tộc Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh có một
liên hệ sâu sắc với con đường giành độc lập dân tộc của ông. Dưới đây là một số
điểm nổi bật về mối liên hệ này:
1. Tự do và độc lập: Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn coi độc lập dân tộc là mục
tiêu hàng đầu và tôn vinh quyền tự do cho dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt
Nam cần phải giành lại quyền tự quyết và tạo ra một quốc gia độc lập, không
phụ thuộc vào bất kỳ thực thể ngoại quốc nào. Tư tưởng này đã truyền cảm
hứng và thúc đẩy Bác cùng với những người đồng đội trong cuộc đấu tranh
chống lại thực dân Pháp và sau đó là chống lại sự can thiệp của các cường
quốc khác, để đạt được độc lập dân tộc cho Việt Nam.
2. Đấu tranh dân tộc không bạo lực: Tư tưởng Hồ Chí Minh đặt một sự nhấn
mạnh đặc biệt vào việc sử dụng các phương pháp đấu tranh không bạo lực
lOMoARcPSD| 42619430
để giành độc lập dân tộc. Bác coi việc xây dựng đồng minh, tạo liên minh và
giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế là cách hiệu quả để đối phó với
thực dân và các thế lực áp bức. Bác đã thành lập Việt Minh, một tổ chức đấu
tranh độc lập dân tộc, và đạt được lòng tin và sự ủng hộ của người dân Việt
Nam và cộng đồng quốc tế thông qua các hoạt động không bạo lực, n
biểu tình, công khai thư tín và đàm phán.
3. Đoàn kết dân tộc và quốc tế: Tư tưởng Hồ Chí Minh đề cao tầm quan
trọng của đoàn kết dân tộc và quốc tế trong cuộc đấu tranh giành độc lập
dân tộc. Bác thấy được sức mạnh của sự đoàn kết của người Việt Nam
sự hỗ trợ của các quốc gia và dân tộc khác trong việc chống lại áp bức
xâm lược. Bác Hồ đã nỗ lực xây dựng mối quan hệ hợp tác và ủng hộ với
các nước bạn, như Liên Xô và Trung Quốc, để tạo ra một sự liên minh
quốc tế mạnh mẽ và giúp đỡ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
4. Tư tưởng địa phương và toàn cầu: Tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp sự nhìn
nhận địa phương và toàn cầu trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Cuộc đấu tranh của Việt Nam không chỉ là một vấn đề nội bộ, mà còn
đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh toàn cầu của cuộc chiến tranh lạnh
và phong trào giành độc lập của các quốc gia đang bị áp bức. Tư tưởng này
đã thúc đẩy ông tìm kiếm sự hỗ trợ và ủng hộ từ cộng đồng quốc tế, đồng
thời ông cũng đã đặt mục tiêu xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa công
bằng và phát triển cho dân tộc Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh liên hệ mật thiết với con đường giành độc lập dân
tộc của ông thông qua việc đặt lợi ích của dân tộc Việt Nam lên hàng đầu, sử
dụng các phương pháp đấu tranh không bạo lực, xây dựng đoàn kết dân tộc và
quốc tế, và kết hợp quan điểm địa phương và toàn cầu và đã trở thành nền tảng
cho cuộc đấu tranh của Bác, hơn thế nữa nó có tầm ảnh hưởng lớn đến ngày nay.
Tuy nhiên, tư tưởng về độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở mặt
chính trị. Bác cũng coi độc lập kinh tế là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự
phát triển và tự chủ cho quốc gia. Bác khuyến khích việc phát triển nền kinh tế độc
lập, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nước ngoại quốc và xây dựng một nền kinh tế
công bằng, bền vững và phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Ngoài ra, tư tưởng của
Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc còn liên quan đến việc gìn giữ và phát triển văn
hóa dân tộc. Văn hóa là một phần quan trọng trong bản sắc dân tộc và sự tồn tại
của quốc gia, khuyến khích việc khai thác và phát triển các giá trị văn hóa truyền
thống của Việt Nam, đồng thời đề cao sự tôn trọng và đa dạng hóa văn hóa trong
quan hệ quốc tế.
tưởng về độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh cũng đi kèm với tưởng v
công bằng bình đẳng. Mọi quốc gia con người đều quyền được sống trong
một hội công bằng tự do, không bị áp bức hay kìm hãm. Sự phát triển hội
dựa trên nguyên tắc công bằng, với sự phân chia công việc và tài nguyên một cách
lOMoARcPSD| 42619430
công bằng nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho tất cả các thành viên trong xã
hội. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc xoay quanh việc khát vọng
giành lại chủ quyền và tự do chính trị cho dân tộc Việt Nam, xây dựng một nền
kinh tế độc lập và công bằng, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, và đấu tranh
cho sự bình đẳng và công bằng xã hội. Tư tưởng này đã tạo nên sự thống nhất và
đoàn kết trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam và cũng có tầm
ảnh hưởng to lớn đối với các phong trào giành độc lập dân tộc trên thế giới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đổi mới và phát
triển của Việt Nam hiện nay:
1. Tiếp tục tinh thần độc lập và tự chủ: nhấn mạnh tầm quan trọng của độc lập
quốc gia và tự chủ trong quyết định chính sách và phát triển. Trong quá trình
đổi mới, Việt Nam đã tiếp tục theo đuổi con đường phát triển độc lập, không
phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào, và tự chủ trong việc xây dựng mô hình
phát triển phù hợp với điều kiện nội địa. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã truyền
cảm hứng cho Việt Nam duy trì tinh thần này và đảm bảo quyền lựa chọn
độc lập trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội.
2. Tư duy sáng tạo và phát triển bền vững: Tư tưởng Hồ Chí Minh khuyến
khích sự sáng tạo và đổi mới như một yếu tố quan trọng trong phát triển.
Tầm quan trọng của việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và
quản lý, đồng thời bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên lá rất lớn.
Trên cơ sở này, Việt Nam đã thúc đẩy sự sáng tạo, ứng dụng công nghệ,
tăng cường năng suất lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng
thời, Việt Nam cũng đặt mục tiêu phát triển bền vững, cân nhắc giữa phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường, để đảm bảo sự phát triển kéo dài
trong tương lai.
3. Xây dựng mô hình phát triển xã hội công bằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh đề
cao công bằng xã hội và quyền lợi của giai cấp lao động. Trong quá trình đổi
mới, Việt Nam đã tập trung vào việc giảm đói nghèo và chia sẻ lợi ích phát
triển cho toàn bộ xã hội. Chính sách xã hội như chăm lo sức khỏe, giáo dục,
an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội đã được thiết lập để đảm bảo rằng mọi
công dân đều được hưởng lợi từ quá trình phát triển. Tư tưởng đã góp phần
quan trọng trong việc xây dựng một xã hội công bằng và tạo ra sự cân bằng
giữa sự phát triển kinh tế và sự phát triển xã hội.
4. Đoàn kết và hợp tác quốc tế: Tư tưởng Hồ Chí Minh nhấn mạnh tầm quan
trọng của đoàn kết và hợp tác quốc tế trong quá trình phát triển. Khuyến
khích sự hợp tác với các quốc gia khác, đặc biệt là các nước trong khu vực
và các tổ chức quốc tế, nhằm học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ công nghệ và tạo
ra cơ hội phát triển. Việt Nam đã áp dụng tư tưởng này vào quan hệ đối
ngoại và tham gia tích cực vào các tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, APEC,
ASEAN và ký kết các hiệp định thương mại tự do. Điều này đã mở ra cơ hội
lOMoARcPSD| 42619430
để tiếp cận thị trường quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy
xuất khẩu, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
5. Giữ vững tinh thần đấu tranh và đổi mới: Tư tưởng Hồ Chí Minh truyền cảm
hứng về tinh thần đấu tranh và đổi mới, không ngừng vươn lên để đạt được
mục tiêu phát triển. Việt Nam đã tiếp tục thực hiện các cải cách cần thiết,
loại bỏ các rào cản và khó khăn trong quá trình phát triển, và tạo ra môi
trường thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã truyền
động lực cho người dân Việt Nam vượt qua khó khăn và đạt được những
thành tựu đáng kể trong việc phát triển kinh tế và xã hội.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa sâu sắc trong quá trình đổi mới
và phát triển của Việt Nam hiện nay. Ý tưởng về độc lập và tự chủ, sáng tạo và
phát triển bền vững, xã hội công bằng, đoàn kết và hợp tác quốc tế, cùng với tinh
thần đấu tranh và đổi mới, đã tạo nên nền tảng cho sự phát triển toàn diện và bền
vững của Việt Nam trong thời kỳ hiện nay.
| 1/28

Preview text:

lOMoAR cPSD| 42619430
Họ và tên: Ngô Thị Thu Hiền Lớp: CLC 2
Mã số sinh viên: 2257041013
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn I.
Giới thiệu đôi nét về bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện tọa lạc tại số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12,
Quận 4, với khuôn viên rộng trên 12.000 ha nằm ở vị trí ngã ba sông Sài Gòn,
không gian rộng rãi, thoáng mát. Bảo tàng đặt trong ngôi nhà trước đây là trụ
sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Messageries Impériales) - một trong
những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài
Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 và hoàn thành vào năm 1863
với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào
mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" - một kiểu trang trí quen thuộc
của đình chùa Việt Nam. Với kiểu kiến trúc độc đáo đó nên trụ sở của Tổng
Công ty Vận tải Hoàng đế (Hotel des Messageries Impériales) còn được gọi là
Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên là Bến cảng Nhà Rồng.
Năm 1870, Công ty Vận tải Hoàng đế (Hotel des Messageries Impériales) đổi
thành công ty Vận tải Hàng hải (Messageries Maritimes) nhưng nhiệm vụ và
phạm vi hoạt động không thay đổi. Công ty đã thay thế mặt trăng trên nóc nhà
bằng biểu tượng của công ty, đó là: vương miện, mỏ neo và đầu ngựa; chính vì
vậy công ty còn được gọi là hãng Đầu Ngựa.
Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn -
trong đó có Nhà Rồng được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam
quản lý. Họ đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai
con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Năm 1965, ngôi Nhà Rồng do quân đội
Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ. Năm 1975,
sau ngày đất nước thống nhất, Nhà Rồng - biểu tượng của cảng Sài Gòn - thuộc
Cục đường biển Việt Nam quản lý.
Một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt liên quan đến cảng Sài Gòn và thành phố Hồ
Chí Minh đó là vào ngày 5/6/1911, Bác Hồ (lúc bấy giờ lấy tên là Văn Ba)
đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville từ bến cảng Sài Gòn, để đi ra nước
ngoài tìm đường cứu nước. Người đã đi qua Pháp và nhiều nước với nhiều
châu lục khác nhau, để sau 30 năm trở lại đất nước, trực tiếp lãnh đạo nhân
dân Việt Nam đứng lên giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của chủ
nghĩa thực dân, đế quốc giành độc lập thống nhất Tổ quốc. lOMoAR cPSD| 42619430
Để ghi nhớ sự kiện trên, sau ngày đất nước thống nhất, ngôi Nhà Rồng được giữ
lại làm Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1995, Ủy ban Nhân
dân TP.Hồ Chí Minh quyết định đổi tên Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
thành "Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh".
Hiện nay, Bảo tàng có 07 phòng trưng bày trong đó có 4 phòng trưng bày về
cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 03 phòng
trưng bày chuyên đề đặc biệt, nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường
cứu nước; tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính
yêu của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ và Hệ thống đền thờ Bác Hồ ở Nam Bộ.
Giữa sân Bảo tàng Hồ Chí Minh – CN.TPHCM, hướng ra sông Sài Gòn là
tượng “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước” do điêu khắc gia Phạm
Mười thực hiện, khánh thành vào ngày 5/6/2003 nhân kỷ niệm 92 năm ngày
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Với chất liệu bằng kim loại cao 330 cm,
nặng 1000 kg. Đây là nơi khách tham quan dừng chân để lưu giữ những khoảnh
khắc đẹp khi đến với bảo tàng.
Bảo tàng Hồ Chí Minh – Bến Nhà Rồng lOMoAR cPSD| 42619430 II.
Khái quát đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969)
Giai đoạn từ năm 1890 đến năm 1911
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học
là Nguyễn Tất Thành, khi hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là
Nguyễn Ái Quốc). Người sinh ngày 19/05/1890, tại quê mẹ là làng
Hoàng Trù (thường gọi là làng Trùa) huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
(nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Thân phụ là lOMoAR cPSD| 42619430
Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan. Người sinh ra trong một
gia đình nhà Nho yêu nước, ngay từ thuở nhỏ đã tiếp thu được truyền
thống yêu nước, lòng nhân ái từ gia đình và quê hương đất nước. Trong
thời gian 10 năm sống ở Huế - trung tâm văn hóa, chính trị của đất nước,
Người tiếp xúc với nhiều sách báo Pháp, với nền văn hóa mới và những
bàn luận về các phong trào chống Pháp của các sĩ phu yêu nước.
Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp,
Người đã chứng kiến sự đối lập giữa cuộc sống lao động nghèo khổ của
nhân dân với cảnh sống xa hoa, phè phỡn của bọn thực dân Pháp. Người
đã thấy được những cuộc biểu tình chống sưu thuế của nông dân bị đàn
áp dã man và sự thất bại của các phong trào yêu nước. Theo Người,
muốn cứu nước phải tìm ra một con đường cách mạng mới. Có thể nói,
tình yêu quê hương, đất nước và gia đình đã hình thành nên người thanh
niên Nguyễn Tất Thành một nhân cách giàu lòng yêu nước, có hoài bão
cứu nước cứu dân và thấu hiểu được sức mạnh của ý chí độc lập tự
cường của dân tộc. Với một ý chí nghị lực phi thường, Người đã quyết
tâm tìm cách sang Pháp và các nước phương Tây, Người khẳng định:
"Tôi muốn ra nước ngoài xem, xem nước Pháp và các nước khác. Sau
khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta".
Người cho rằng dân tộc Việt Nam đang là một dân tộc mất quyền độc
lập và nhiệm vụ của những người Việt Nam yêu nước là phải đấu tranh
giành lại quyền độc lập.
Trên đường vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã dừng chân ở
Trường Dục Thanh, Phan Thiết từ tháng 9/1910 đến tháng 2/1911 lOMoAR cPSD| 42619430
Giai đoạn từ năm 1911 đến năm 1920
Để thực hiện hoài bão của mình, ngày 05/06/1911, Người lên con tàu Đô
đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là
thành phố Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc đi sang Pháp. Người vừa lao động
để kiếm sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Khi
trả lời phỏng vấn một nhà báo Nga, Người nói: "Khi tôi độ mười ba tuổi,
lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái…Tôi
rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn
giấu đằng sau những chữ ấy" . Khi được chứng kiến ở Pháp cũng có
những người nghèo như ở Việt Nam, Người nhận ra rằng những người
Pháp trên đất Pháp tốt và lịch sự hơn những bọn thực dân Pháp ở Đông
Dương. Từ năm 1911 đến năm 1917, Người đã đến nhiều nước ở châu
Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ đã tận mắt thấy cuộc sống khổ cực của
nhân dân và những tội ác, thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân. Người cho
rằng nhân dân lao động các nước, trong đó có giai cấp công nhân, đều bị
bóc lột có thể là bạn của nhau, còn chủ nghĩa đế quốc, bọn thực dân ở
đâu cũng là kẻ bóc lột, là kẻ thù của nhân dân lao động. Năm 1917,
Người tham gia phong trào công nhân Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
Năm 1919, Người tham gia "Hội những người Việt Nam yêu nước" vào
Đảng Xã hội Pháp- đảng của giai cấp công nhân Pháp, theo Người đây
là tổ chức theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại Cách mạng Pháp: Tự do,
Bình đẳng, Bác ái. Người đã cùng với một số nhà yêu nước Việt Nam
thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam lấy tên Nguyễn Ái Quốc gửi
Hội nghị Vécxây đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Đây
là tiếng nói chính nghĩa đầu tiên của đại biểu phong trào giải phóng dân
tộc. Người khẳng định các dân tộc muốn được giải phóng chỉ có thể dựa
vào sức của bản thân mình, Người viết: "Muốn được giải phóng, các dân
tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình" . lOMoAR cPSD| 42619430
Danh thiếp thợ ảnh của Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ hoạt động ở
Pari, Pháp (1919-1923)
Tháng 7/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin
trên báo
L'Humanité (Nhân Đạo). Khi đọc Luận cương của Lênin, Người hiểu
hơn về chủ nghĩa Lênin, Quốc tế Cộng sản, về cách mạng vô sản, về
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, Người viết: "Luận cương
của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết
bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà
tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị
đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường
giải phóng chúng ta". Từ bản Luận cương của Lênin, Người đã tìm thấy
phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải
phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, trong đó có cách mạng
Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Lênin, từ một người Việt
Nam yêu nước trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là bước
ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, một
sự chuyển biến về chất, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước
với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1930
Cùng với những nhà hoạt động cách mạng của các thuộc địa Pháp,
Người thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và xuất bản báo
Người cùng khổ (Le Paria) bằng tiếng Pháp vào năm 1922. Trong bài
Lời kêu gọi đăng ở số báo đầu tiên, Người cũng chỉ ra mục đích của tờ
báo là đấu tranh để giải phóng con người. Trong thời gian hoạt động ở
Quốc tế Cộng sản, Người chỉ ra tình cảnh của giai cấp công nhân, nông
dân nghèo ở các nước thuộc địa đang chết dần vì đói rét, bệnh tật và kêu
gọi Quốc tế Cộng sản giúp đỡ họ. lOMoAR cPSD| 42619430
Báo Người cùng khổ (Le Paria), Cơ quan Ngôn luận của Hội Liên
hiệp thuộc địa do Nguyễn Ái Quốc và một số nhà cách mạng sáng
lập, phát hành trong những năm 1922-1926 (Số 24, tháng 4/1924)

Năm 1925, Người đã viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, nhằm
tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp, nêu rõ nỗi thống khổ và sức
mạnh của nhân dân các nước thuộc địa. Tại Quảng Châu, Nguời thành
lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội mở lớp huấn luyện,
đào tạo trực tiếp cán bộ cho cách mạng Việt Nam, ra báo Thanh niên
bằng tiếng Việt. Đây là tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm
truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin và lý luận cách mạng cho những người
yêu nước. Các bài giảng của Người tại lớp huấn luyện được tập hợp in
thành cuốn Đường Cách mệnh (1927) đề cập nhiều nội dung, nhiều vấn
đề trong đường lối và phương pháp cách mạng Việt Nam. Đây là một
trong những văn kiện lý luận đầu tiên của Đảng, đặt cơ sở tư tưởng cho
đường lối cách mạng Việt Nam sau này. Ngoài ra, Người còn viết rất
nhiều tác phẩm và nhiều bài trên báo Việt Nam độc lập, với nội dung ca
ngợi truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, quật cường của dân tộc,
kêu gọi các tầng lớp nhân dân tham gia vào các hội, đoàn thể cứu quốc,
kêu gọi các đảng cộng sản ở chính quốc phải giúp đỡ phong trào giải
phóng ở thuộc địa. Thông qua báo chí và các hoạt động thực tiễn, Người
tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào lOMoAR cPSD| 42619430
công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; Người đẩy mạnh việc
tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy tinh thần dân tộc, hướng dẫn xây dựng
lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang góp phần tạo ra một cao trào
cứu nước mạnh mẽ để đón thời cơ, tiến tới tổng khởi nghĩa giành độc
lập, tự do cho dân tộc.
Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết
và được lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị, Người khẳng định: "Lực
lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô
cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn
thắng lợi". Người chỉ rõ cách mạng Việt Nam phải có đảng lãnh đạo, có
chủ nghĩa Mác-Lênin làm nòng cốt. Năm 1930, Người chủ trì Hội nghị
hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập ra một Đảng Cộng sản thống
nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua Chính cương vắn
tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc dự thảo, các
văn kiện này trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Bản
Cương lĩnh chính trị thể hiện rõ sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ
nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết mối quan hệ giai cấp-dân tộc-
quốc tế về đường lối cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời mở đầu một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc, đưa nhân dân Việt
Nam bước vào cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do cùng các dân tộc bị áp
bức, đấu tranh giải phóng dân tộc, xóa bỏ hệ thống thuộc địa của chủ
nghĩa đế quốc, góp phần giải phóng loài người khỏi bóc lột và bất công.
Người đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, trở thành Người sáng lập Đảng
Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh chính trị đúng đắn đã chấm dứt cuộc
khủng hoảng về đường lối, phương pháp và tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945 lOMoAR cPSD| 42619430
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở đầu cho một thời kỳ
mới trong lịch sử của dân tộc. Tuy Đảng vừa mới ra đời nhưng đã trực
tiếp lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ
Tĩnh. Người kêu gọi một số tổ chức quốc tế, các đảng anh em có những
hình thức phối hợp đấu tranh nhằm động viên, giúp đỡ phong trào về vật
chất và tinh thần. Bên cạnh đó, Người còn thẳng thắn góp ý phê bình
Đảng còn kém đường bí mật công tác, nhắc nhở Đảng phải tìm cách bảo
vệ cán bộ, không để kẻ thù tìm cách bắt giữ hết cán bộ của ta. Người
không chỉ kêu gọi sự giúp đỡ phong trào mà còn ngăn chặn sự đàn áp
đẫm máu của bọn đế quốc, nhờ đó mà Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản
đã ca ngợi cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng, đồng thời đánh giá cao công lao to lớn của Người.
Tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương Đảng đã họp và ra nghị quyết:
Hội nghị hiệp nhất Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì là phạm sai lầm,
chỉ lo đến việc phản đế mà quên lợi ích giai cấp đấu tranh, việc phân
chia thành trung, tiểu, đại địa chủ trong sách lược của Đảng là không
đúng nên Hội nghị đã bỏ tên "Đảng Cộng sản Việt Nam" mà lấy tên là
"Đảng Cộng sản Đông Dương" hoạt động theo như chỉ thị của Quốc tế
Cộng sản. Bên cạnh đó, Đại hội I của Đảng Cộng sản Đông Dương ở
Ma Cao vẫn cử đồng chí Nguyễn Ái Quốc là đại biểu chính thức của
Đảng đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản. Điều đó chứng tỏ quan điểm
và uy tín của Người trong Đảng vẫn rất lớn.
Tháng 10/1934, Người được vào học Trường Quốc tế Lênin, Người học
đầy đủ các môn lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và những lOMoAR cPSD| 42619430
phương pháp học tự nghiên cứu kết hợp với thực tế. Cuối năm 1936,
Người trúng tuyển vào lớp nghiên cứu sinh, ngành lịch sử của Viện
Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Năm 1937, Người dự kỳ thi
học kỳ I của lớp nghiên cứu sinh đạt kết quả tất cả các môn học. Do
chiến tranh ngày một ác liệt, Người không thể yên tâm ngồi học mà
nóng lòng muốn trở về nước hoạt động. Năm 1938, Người đã gửi thư
cho Quốc tế Cộng sản bày tỏ nguyện vọng được về nước.
Trước khi về nước, trong thời gian khi còn hoạt động ở nước ngoài, dù
đã từng bị tù đầy trong lao tù đế quốc vượt qua bao khó khăn gian khổ
nhưng Người vẫn kiên định thực hiện con đường đã chọn là giải phóng
dân tộc. Người vẫn luôn theo dõi tình hình trong nước, kịp thời chỉ đạo
cách mạng Việt Nam. Được Quốc tế Cộng sản chấp thuận, vào ngày 28-
01-1941, Người trở về Việt Nam sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài.
Báo Việt Nam Độc lập, Cơ quan tuyên truyền của Ban Việt Minh
tỉnh Cao Bằng, do Nguyễn Ái Quốc sáng lập năm 1941
Tháng 05/1941, Hội nghị Trung ương lần thứ tám họp tại Pác Bó (Cao
Bằng) dưới sự chủ trì của Người. Hội nghị đã đặt nhiệm vụ giải phóng
dân tộc lên hàng đầu, Người khẳng định: "Trong lúc này quyền lợi dân
tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn
đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng".
Để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, tranh thủ mọi lực lượng yêu lOMoAR cPSD| 42619430
nước chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc, chĩa mũi nhọn vào kẻ
thù. Hội nghị quyết định thành lập "Việt Nam độc lập đồng minh", gọi
tắt là Mặt trận Việt Minh vào ngày 19/05/1941. Ngày 22/12/1944, Đội
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, là tiền thân của
Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 18/08/1945, Người viết thư kêu gọi
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, Người viết: "Giờ quyết định cho
vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức
ta mà tự giải phóng cho ta". Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành
công, lật đổ chế độ phong kiến, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và
giành lại độc lập dân tộc từ tay phát xít Nhật. Đây là thắng lợi to lớn của
dân tộc vừa là sự kế thừa truyền thống của cha ông ta trong lịch sử, vừa
là sự tiếp thu, vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin và sự lãnh
đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 02/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập
lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: "Tất cả mọi
người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có
thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" . Bản tuyên ngôn khẳng định quyền
tự do, độc lập của các dân tộc và nói lên ý chí của toàn dân quyết đem
tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và
độc lập ấy "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực
đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem
tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự
do và độc lập ấy". Bản Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có
giá trị to lớn, trong đó độc lập, tự do gắn với phương hướng phát triển
lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị cốt lõi vốn đã được Người
phác thảo lần đầu trong Cương lĩnh của Đảng năm 1930, nay đã trở
thành hiện thực cách mạng đồng thời trở thành chân lý của sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới của dân tộc Việt Nam.
Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1969
Mới giành được chính quyền chưa được bao lâu thì thực dân Pháp đã
quay lại xâm lược Việt Nam. Quân Pháp núp sau quân đội Anh, đã nổ
súng ở Nam Bộ. Ở miền Bắc thì hơn 20 vạn quân Tưởng kéo vào hòng
thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Vận mệnh dân tộc lúc đó như "ngàn cân treo sợi tóc" trước tình thế đó,
Người đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh
hiểm trở. Người cùng Trung ương Đảng một mặt lãnh đạo đồng bào lOMoAR cPSD| 42619430
Nam Bộ kháng chiến, mặt khác chăm lo xây dựng Đảng, củng cố chính
quyền non trẻ, đầy lùi giặc đói, giặc dốt, khắc phục nạn tài chính thiếu
hụt. Về đối ngoại, Người vận dụng sách lược mềm dẻo, khôn khéo, thêm
bạn, bớt thù, "dĩ bất biến, ứng vạn biến", với những nhân nhượng cần
thiết để tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng đi vào cuộc kháng chiến
lâu dài. Nhờ vậy mà tháng 12-1946, chính quyền cách mạng trong cả
nước được giữ vững với tư thế sẵn sàng và lòng tin sắt đá vào cuộc
kháng chiến trường kỳ, gian khổ nhưng nhất định thắng lợi. Người ra
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: "Dù phải gian lao kháng chiến,
nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc
ta!". Người đề ra đường lối kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện, tự
lực cánh sinh đồng thời Người lãnh đạo, tổ chức, chỉ đạo kháng chiến
chống thực dân Pháp và kiên quyết chiến đấu bảo vệ tổ quốc với ý chí
"Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ".
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ Việt kiều tại Pháp, năm 1946.
Năm 1951, Người cùng Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội
toàn quốc lần thứ II của Đảng, đưa Đảng ra công khai với tên là Đảng
Lao động Việt Nam và bầu Người làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung
ương Đảng. Trong Thư gửi Đại hội trù bị, Người viết: "Nhiệm vụ chính
của Đại hội ta là đẩy kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng
Đảng Lao động Việt Nam".Đại hội đã thông qua Cương lĩnh mới, Điều
lệ mới của Đảng đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, giải quyết mối
quan hệ giữa dân tộc và giai cấp nhằm động viên toàn Đảng, toàn quân, lOMoAR cPSD| 42619430
toàn dân ta đẩy mạnh kháng chiến đưa đến thắng lợi ở Điện Biên Phủ
lịch sử (năm 1954) lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Người chỉ
đạo, động viên cán bộ chiến sĩ trên mặt trận và truyền thêm sức mạnh, ý
chí quyết chiến quyết thắng, một niềm tin sắt đá để quân và dân ta vượt
qua mọi khó khăn, gian khổ giành thắng lợi. Trong Thư gửi Mặt trận
Điện Biên Phủ, Người viết: "Thu Đông năm nay, các chú lại có nhiệm
vụ tiến quân vào Điện Biên Phủ để tiêu diệt thêm sinh lực địch, mở rộng
thêm căn cứ kháng chiến, giải phóng thêm đồng bào còn bị giặc đè nén".
Tháng 7-1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc Việt Nam
được giải phóng, nhưng miền Nam vẫn bị đế quốc Mỹ xâm lược. Người
cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện
hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Trước khi về tiếp quản Thủ đô, cán bộ Đại đoàn Quân tiên phong
được nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Đền Hùng, tỉnh
Phú Thọ. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác
cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” (19/9/1954) lOMoAR cPSD| 42619430
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung
ương Đảng họp quyết định mở Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và
Chiến dịch Điện Biên Phủ (xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên cuối năm 1953)
Năm 1960, Đại hội lần thứ III của Đảng, Người được bầu làm Chủ tịch
Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Người nêu ra hai nhiệm vụ chiến
lược: "Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình
thống nhất nước nhà". Cả hai nhiệm vụ đều nhằm mục tiêu chung là
củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và
dân chủ. Người còn nêu rõ miền Bắc là hậu phương lớn, có vai trò quyết
định đối với cách mạng cả nước, miền Nam có vai trò quyết định trực
tiếp đối với hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Để đưa
miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, là hậu phương lớn cho cuộc đấu
tranh giải phóng miền Nam, Người nhấn mạnh trong Bài nói tại Hội
nghị cán bộ công đoàn
: "muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có người
xã hội chủ nghĩa". Con người mới xã hội chủ nghĩa là những người có
đạo đức và tri thức, là những người vừa "hồng" vừa "chuyên" và có ý
thức làm chủ, xây dựng nước nhà. Người lãnh đạo nhân dân miền Bắc
vừa sản xuất, vừa chiến đấu, đánh thắng chiến tranh phá hoại của giặc
Mỹ, đồng thời ra sức hoàn thành nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền
Nam. Người cũng luôn tin tưởng và khẳng định sự tất thắng của cách
mạng miền Nam. Sau Hiệp định Giơnevơ, Người nêu rõ: "Để giành lấy
thắng lợi, toàn thể nhân dân, quân đội và cán bộ ta từ Bắc đến Nam cần
phải đoàn kết chặt chẽ, tư tưởng phải thống nhất, hành động phải nhất lOMoAR cPSD| 42619430
trí". Người còn viết Thư gửi đồng bào cả nước vạch trần những âm mưu
trong nước và thế giới về những hành động sai trái của đế quốc Mỹ,
Người khẳng định: "Nước Việt Nam ta nhất định phải thống nhất. Đồng
bào Nam và Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà". Đây là một cuộc đấu
tranh lâu dài và gian khổ, đòi hỏi toàn thể đồng bào phải quyết tâm kháng chiến.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quàng khăn đỏ cho đại biểu thiếu nhi Thủ đô đến
chúc mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng (1960)
Năm 1965, trước thất bại của chiến lược "chiến tranh đặc biệt", đế quốc
Mỹ đã chuyển sang chiến lược "chiến tranh cục bộ". Chúng dùng mọi
thủ đoạn, mọi phương tiện hiện đại đẩy mạnh chiến tranh phá hoại bằng
hải quân, không quân kể cả máy bay chiến lược B.52. Trước những hành
động leo thang xâm lược tàn bạo của đế quốc Mỹ, Người khẳng định:
"dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta
cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn" Người đã ra Lời kêu
gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước,
Người nói: "Chiến tranh có thể kéo
dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một
số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết
không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân
dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!". Người
khẳng định nhân dân Việt Nam chẳng những không sợ mà còn còn quyết
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chí
Minh, đồng bào và chiến sĩ từ hậu phương đến tuyền tuyến đã phát huy
cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với tinh thần dũng cảm đã đoàn lOMoAR cPSD| 42619430
kết chiến đấu lần lượt đánh thắng mọi chiến lược của kẻ thù và giành
được thắng lợi vẻ vang nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
Ngày 02/09/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời, Người để lại cho
nhân dân Việt Nam bản Di chúc thiêng liêng. Di chúc là những lời căn
dặn cuối cùng đầy tâm huyết, nói lên tình sâu nghĩa nặng của Người với
nước, với dân; nói lên niềm tin tất thắng ở sự nghiệp chống Mỹ cứu
nước. Đề ra những phương sách lớn để xây dựng lại đất nước sau chiến
tranh nhằm thực hiện mục tiêu: "Xây dựng một nước Việt Nam hoà
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng
vào sự nghiệp cách mạng thế giới". Di chúc là một văn kiện lịch sử vô
giá, kết tinh trong đó cả tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp
của Người đã suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại.
Di chúc của Hồ Chủ tịch
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc
Việt Nam – Thời đại độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Trong suốt chặng đường hoạt động cách mạng, Người đã vạch đường lOMoAR cPSD| 42619430
chỉ lối cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người luôn là tấm gương
sáng ngời cho chúng ta học tập và noi theo. Mỗi chúng ta cần cố gắng,
nỗ lực hết mình để chăm lo hạnh phúc của nhân dân, ra sức phấn đấu,
rèn luyện, noi gương tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để thực sự là
những người cán bộ, đảng viên chân chính hết lòng phụng sự tổ quốc,
phụng sự nhân dân xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII khẳng định:
"Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức
chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư
tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa" trong nội bộ". Việc nghiên cứu, tuyên truyền, học tập tấm
gương Hồ Chí Minh góp phần thiết thực vào việc làm cho tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành một bộ phận cấu thành nền tảng
tinh thần vững chắc của xã hội Việt Nam hiện đại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà ái quốc chân chính, nhà cách
mạng sáng suốt, vị lãnh tụ thiên tài. Cuộc đời và sự nghiệp cách
mạng của Người gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của
các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Năm
1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc
(UNESCO) đã tôn vinh Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân
tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam".

III. Đúc kết từ chuyến tham quan thực tế tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Chủ
tịch Hồ Chí Minh là người có vốn trí tuệ siêu việt, thông minh từ
nhỏ trong học tập, ứng đối thơ văn. Người có hoài bão lớn, đi khắp thế
giới tìm đường cứu dân, cứu nước bằng 2 bàn tay trắng tự kiếm sống,
học hỏi và hoạt động cách mạng cùng với vốn học thức văn hoá sâu rộng
Đông Tây kim cổ. Người có thể đọc, giao tiếp thông thạo bằng nhiều thứ
tiếng. Hồ Chí Minh là người có tư duy độc lập tự chủ, sáng tạo, giàu tính
phê phán, đổi mới và cách mạng. Là người có tầm nhìn chiến lược, bao
quát thời đại. Có năng lực tổng kết thực tiễn, năng lực tiên tri, dự báo lOMoAR cPSD| 42619430
tương lai chính xác và kỳ diệu. Suốt đời vì nước, vì dân, vì Đảng, vì cách mạng,...
a) Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng
và phát triển dân tộc đối với sự phát triển tư tưởng của nhân loại
Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa những tinh hoa văn hóa tư tưởng
của nhân loại, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn kế
thừa phát triển tinh hoa văn hóa, tư tưởng của dân tộc Việt Nam, đáp ứng các vấn
đề cơ bản của thời đại, và chỉ ra phương hướng giải phóng, phát triển của dân tộc Việt Nam.
Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân
Việt Nam trên con đường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh.Trong suốt những chặng đường cách mạng, tư tưởng Hồ Chí
Minh là ngọn cờ tư tưởng dẫn dắt nhân dân, khi nào làm đúng với tư tưởng Hồ Chí
Minh thì cách mạng thắng lợi. Khi nào xa rời hoặc làm sai với tư tưởng Hồ Chí Minh thì thất bại.
Giá trị nhân lọai của tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử vĩ đại, không chỉ là sản phẩm của dân tộc
Việt Nam, của giai cấp công nhân Việt Nam mà còn là sản phẩm của thời đại, của
nhân loại tiến bộ.Từ nghiên cứu lý luận, áp dụng vào những điều kiện cụ thể, Hồ
Chí Minh đã hình thành một hệ thống các luận điểm chính xác và đúng đắn về vấn
đề dân tộc và thuộc địa, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin.
Phản ánh khát vọng của thời đại, thức tỉnh hàng trăm triệu người bị áp bức
Đóng góp lớn nhất của Hồ Chí Minh đối với thời đại là trên cơ sở chủ nghĩa
Mác-Lênin, xác định rõ đường lối, phương pháp cách mạng và thức tỉnh hàng trăm
triệu con người bị áp bức trong các dân tộc thuộc địa lạc hậu vươn lên giành độc lOMoAR cPSD| 42619430
lập, tự do. Người đã góp phần làm phong phú thêm các giải pháp đấu tranh giải
phóng dân tộc, giai cấp và loài người.
Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả
Hồ Chí Minh là vị anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất,
một nhà mác xít-lênin nít lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Nhân dân tiến bộ trên thế giới coi Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp của những
giá trị về tư tưởng, lương tri và phẩm giá làm người.
b) Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc
- Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm
- Độc lập dân tộc phải gắn liền với cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân
- Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc
Muốn có độc lập dân tộc phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. Cách
mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi:
+Phải là cách mạng vô sản
+ Phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo
+ Phải dựa trên lực lượng đoàn kết toàn dân, lấy liên minh công – nông làm nền tảng
+ Phải tiến hành chủ động , sáng tạo, không thụ động chờ đợi và có khả
năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
+ Phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực, kết hợp lực
lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang nhân dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
hiện nay: chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội không còn áp bức, bóc lột, trong đó “sự
phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. lOMoAR cPSD| 42619430
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
+ Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân làm chủ
+ Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên cơ sở lực lượng
sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
+ Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hoá và đạo đức
+ Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý
+ Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
+ Về chế độ chính trị: Do nhân dân làm chủ
+ Về kinh tế : Công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến
+ Về văn hoá: Mang tính dân tộc, khoa học và đại chúng
+ Về xã hội: Công bằng, dân chủ, đạo đức, lối sống lành
mạnh Động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
+ Nội lực: Con người, giá trị tư tưởng, truyền thống dân tộc.
+ Ngoại lực: Kinh nghiệm của các nước, tinh hoa văn hoá nhân loại, đoàn kết hợp tác quốc tế.
+ Đề phòng và khắc phục những phản lực như chủ nghĩa cá nhân, tham ô,
lãng phí, quan liêu, chia rẻ, bè phái, chủ quan, bảo thủ, giáo điều.
c) Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam lOMoAR cPSD| 42619430
Cách mạng Việt Nam cần có sự lãnh đạo của Đảng: Hồ Chí Minh tìm thấy mục
tiêu và con đường cứu nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, đánh dấu
chính thức bằng việc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920. Đảng
Cộng sản, vì vậy, là một tổ chức tiên quyết cho sự phát triển của cách mạng Việt
Nam với mục tiêu chủ nghĩa cộng sản. Quan điểm nhất quán cả cuộc đời của Hồ
Chí Minh là: Cách mạng trước hết phải có Đảng để “trong thì tổ chức dân chúng,
ngoài thì liên lạc với vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững, cách mạng mới
thành công, cũng như người cầm lái có vứng, thuyền mới chạy”.
Thực hiện tốt các nguyên tắc xây dựng Đảng - Dân chủ tập trung
- Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
- Tự phê bình và phê bình - Đoàn kết thống nhất
Thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng và dân
+ Luôn luôn học hỏi dân
+ Lắng nghe nguyện vọng của dân
+ Vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng
+ Làm tốt công tác dân vận
+ Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là người đày tớ/công bộc/trâu ngựa thật
trung thành của nhân dân.
d) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc
Vai trò của đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng
Đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.
+Đại đoàn kết là vấn đề thực hiện lâu dài, xuyên suốt trong quá trình cách mạng lOMoAR cPSD| 42619430
+Chiến lược đại đoàn kết có thể thay được thay đổi cho phù hợp với đặc điểm
từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng
Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc
+ Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng
+ Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của dân tộc
Lực lượng đoàn kết dân tộc
- Đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân + Đoàn kết trong đảng + Đoàn kết giai cấp + Đoàn kết tôn giáo
+ Đoàn kết các dân tộc
+ Đoàn kết các giai cấp, tầng lớp, người Việt Nam ở nước ngoài
Điều kiện thực hiện đoàn kết dân tộc
- Phải kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc
- Phải có lòng khoan dung độ lượng với con người
- Phải có niềm tin vào dân
Hình thức tổ chức của khối đoàn kết dân tộc
- Hình thức tổ chức của khối đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất
- Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải lấy liên minh công – nông trí thức làm nền
tảng, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối
cao của dân tộc, uyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân. lOMoAR cPSD| 42619430
- Việc củng cố sự đoàn kết trong mặt trận dân tộc thống nhất phải đi đôi với
việc chống khuynh hướng đoàn kết một chiều, đoàn kết vô nguyên tắc.
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ
e)Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng và góp phần cùng nhân dân thế
giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại.
Đại đoàn kết luôn được Đảng coi là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu
trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Những tư tưởng chỉ đạo về thực
hiện đại đoàn kết được thể hiện qua các kỳ Đại hội Đảng, các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Các lực lượng cần đoàn kết
+ Với phong trào cộng sản và nhân dân thế giới
+ Với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
+ Với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hoà bình, dân chủ, tự do và công lý
Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
- Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình.
- Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường.
Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh công nhân,
nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh công nhân,
nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng vừa là nội dung, vừa là nguyên tắc
đảm bảo cho việc mở rộng và tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. lOMoAR cPSD| 42619430
- Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất – một trong những lực lượng to lớn
của cách mạng Việt Nam.
Đoàn kết dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế
- Đoàn kết dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế để thực hiện mục tiêu cách mạng
trong giai đoạn hiện nay là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, xã hội công bằng và văn minh.
- Mở cửa, hội nhập quốc tế, là bạn của tất cả các nước, phấn đấu vì hòa bình,
độc lập và phát triển, đồng thời phải tham gia những vấn đề toàn cầu hiện nay.
- Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế để công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần và sự nghiệp cách mạng thế giới.
f) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Hồ Chí Minh không đưa ra định nghĩa đạo đức. Song, trong sử dụng những
thuật ngữ đạo đức được Người sử dụng, thực hành và trở thành hệ thống các luận
điểm về đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới. Theo nghĩa rộng, đạo
đức là một hình thái ý thức xã hội, nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi cho phù
hợp với lợi ích, hạnh phúc và làm giàu tính người trong các quan hệ xã hội. Theo
nghĩa hẹp, đạo đức là luân lý, những quy định, những chuẩn mực ứng xử trong
quan hệ giữa con người với con người, với công việc, với bản thân.
Hồ Chí Minh có nhiều cách diễn đạt về đạo đức, khá phong phú, như: đạo đức
mới, đạo đức tập thể, đạo đức xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng, đạo đức vĩ
đại…, trong đó, đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh diễn đạt nhiều hơn, phổ
biến, rộng rãi và ý nghĩa sâu sắc hơn.
Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
- Đạo đức là cái gốc, nền tảng của người cách mạng.
- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội. lOMoAR cPSD| 42619430
Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
- Trung với nước, hiếu với dân.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.
- Có tinh thần quốc tế trong sáng.
Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
- Xây phải đi đôi với chống.
- Phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời.
* Mối liên hệ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường giải phóng độc lập dân tộc
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc không chỉ đơn thuần là một
khát vọng giành lại độc lập chính trị, mà còn bao gồm các khía cạnh về kinh tế,
văn hóa, xã hội và chủ quyền quốc gia. Người đề cao tư tưởng tự do, công bằng và
bình đẳng, và xem độc lập dân tộc là mục tiêu quan trọng để đảm bảo sự phát triển
và tiến bộ của quốc gia. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc liên quan
đến việc giành lại chủ quyền và tự do chính trị cho dân tộc Việt Nam. Người tin
rằng mọi quốc gia và dân tộc đều có quyền tự quyết và quyền tồn tại mà không bị
áp bức hay chiếm đoạt bởi các thực thể ngoại quốc. Người lãnh đạo cuộc kháng
chiến chống lại sự thực dân Pháp và sau đó chống lại sự can thiệp của Mỹ, với mục
tiêu giành độc lập chính trị cho dân tộc Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh có một
liên hệ sâu sắc với con đường giành độc lập dân tộc của ông. Dưới đây là một số
điểm nổi bật về mối liên hệ này:
1. Tự do và độc lập: Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn coi độc lập dân tộc là mục
tiêu hàng đầu và tôn vinh quyền tự do cho dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt
Nam cần phải giành lại quyền tự quyết và tạo ra một quốc gia độc lập, không
phụ thuộc vào bất kỳ thực thể ngoại quốc nào. Tư tưởng này đã truyền cảm
hứng và thúc đẩy Bác cùng với những người đồng đội trong cuộc đấu tranh
chống lại thực dân Pháp và sau đó là chống lại sự can thiệp của các cường
quốc khác, để đạt được độc lập dân tộc cho Việt Nam.
2. Đấu tranh dân tộc không bạo lực: Tư tưởng Hồ Chí Minh đặt một sự nhấn
mạnh đặc biệt vào việc sử dụng các phương pháp đấu tranh không bạo lực lOMoAR cPSD| 42619430
để giành độc lập dân tộc. Bác coi việc xây dựng đồng minh, tạo liên minh và
giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế là cách hiệu quả để đối phó với
thực dân và các thế lực áp bức. Bác đã thành lập Việt Minh, một tổ chức đấu
tranh độc lập dân tộc, và đạt được lòng tin và sự ủng hộ của người dân Việt
Nam và cộng đồng quốc tế thông qua các hoạt động không bạo lực, như
biểu tình, công khai thư tín và đàm phán.
3. Đoàn kết dân tộc và quốc tế: Tư tưởng Hồ Chí Minh đề cao tầm quan
trọng của đoàn kết dân tộc và quốc tế trong cuộc đấu tranh giành độc lập
dân tộc. Bác thấy được sức mạnh của sự đoàn kết của người Việt Nam và
sự hỗ trợ của các quốc gia và dân tộc khác trong việc chống lại áp bức và
xâm lược. Bác Hồ đã nỗ lực xây dựng mối quan hệ hợp tác và ủng hộ với
các nước bạn, như Liên Xô và Trung Quốc, để tạo ra một sự liên minh
quốc tế mạnh mẽ và giúp đỡ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
4. Tư tưởng địa phương và toàn cầu: Tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp sự nhìn
nhận địa phương và toàn cầu trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Cuộc đấu tranh của Việt Nam không chỉ là một vấn đề nội bộ, mà còn
đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh toàn cầu của cuộc chiến tranh lạnh
và phong trào giành độc lập của các quốc gia đang bị áp bức. Tư tưởng này
đã thúc đẩy ông tìm kiếm sự hỗ trợ và ủng hộ từ cộng đồng quốc tế, đồng
thời ông cũng đã đặt mục tiêu xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa công
bằng và phát triển cho dân tộc Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh liên hệ mật thiết với con đường giành độc lập dân
tộc của ông thông qua việc đặt lợi ích của dân tộc Việt Nam lên hàng đầu, sử
dụng các phương pháp đấu tranh không bạo lực, xây dựng đoàn kết dân tộc và
quốc tế, và kết hợp quan điểm địa phương và toàn cầu và đã trở thành nền tảng
cho cuộc đấu tranh của Bác, hơn thế nữa nó có tầm ảnh hưởng lớn đến ngày nay.
Tuy nhiên, tư tưởng về độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở mặt
chính trị. Bác cũng coi độc lập kinh tế là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự
phát triển và tự chủ cho quốc gia. Bác khuyến khích việc phát triển nền kinh tế độc
lập, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nước ngoại quốc và xây dựng một nền kinh tế
công bằng, bền vững và phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Ngoài ra, tư tưởng của
Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc còn liên quan đến việc gìn giữ và phát triển văn
hóa dân tộc. Văn hóa là một phần quan trọng trong bản sắc dân tộc và sự tồn tại
của quốc gia, khuyến khích việc khai thác và phát triển các giá trị văn hóa truyền
thống của Việt Nam, đồng thời đề cao sự tôn trọng và đa dạng hóa văn hóa trong quan hệ quốc tế.
Tư tưởng về độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh cũng đi kèm với tư tưởng về
công bằng và bình đẳng. Mọi quốc gia và con người đều có quyền được sống trong
một xã hội công bằng và tự do, không bị áp bức hay kìm hãm. Sự phát triển xã hội
dựa trên nguyên tắc công bằng, với sự phân chia công việc và tài nguyên một cách lOMoAR cPSD| 42619430
công bằng nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho tất cả các thành viên trong xã
hội. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc xoay quanh việc khát vọng
giành lại chủ quyền và tự do chính trị cho dân tộc Việt Nam, xây dựng một nền
kinh tế độc lập và công bằng, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, và đấu tranh
cho sự bình đẳng và công bằng xã hội. Tư tưởng này đã tạo nên sự thống nhất và
đoàn kết trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam và cũng có tầm
ảnh hưởng to lớn đối với các phong trào giành độc lập dân tộc trên thế giới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đổi mới và phát
triển của Việt Nam hiện nay:
1. Tiếp tục tinh thần độc lập và tự chủ: nhấn mạnh tầm quan trọng của độc lập
quốc gia và tự chủ trong quyết định chính sách và phát triển. Trong quá trình
đổi mới, Việt Nam đã tiếp tục theo đuổi con đường phát triển độc lập, không
phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào, và tự chủ trong việc xây dựng mô hình
phát triển phù hợp với điều kiện nội địa. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã truyền
cảm hứng cho Việt Nam duy trì tinh thần này và đảm bảo quyền lựa chọn
độc lập trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội.
2. Tư duy sáng tạo và phát triển bền vững: Tư tưởng Hồ Chí Minh khuyến
khích sự sáng tạo và đổi mới như một yếu tố quan trọng trong phát triển.
Tầm quan trọng của việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và
quản lý, đồng thời bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên lá rất lớn.
Trên cơ sở này, Việt Nam đã thúc đẩy sự sáng tạo, ứng dụng công nghệ,
tăng cường năng suất lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng
thời, Việt Nam cũng đặt mục tiêu phát triển bền vững, cân nhắc giữa phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường, để đảm bảo sự phát triển kéo dài trong tương lai.
3. Xây dựng mô hình phát triển xã hội công bằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh đề
cao công bằng xã hội và quyền lợi của giai cấp lao động. Trong quá trình đổi
mới, Việt Nam đã tập trung vào việc giảm đói nghèo và chia sẻ lợi ích phát
triển cho toàn bộ xã hội. Chính sách xã hội như chăm lo sức khỏe, giáo dục,
an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội đã được thiết lập để đảm bảo rằng mọi
công dân đều được hưởng lợi từ quá trình phát triển. Tư tưởng đã góp phần
quan trọng trong việc xây dựng một xã hội công bằng và tạo ra sự cân bằng
giữa sự phát triển kinh tế và sự phát triển xã hội.
4. Đoàn kết và hợp tác quốc tế: Tư tưởng Hồ Chí Minh nhấn mạnh tầm quan
trọng của đoàn kết và hợp tác quốc tế trong quá trình phát triển. Khuyến
khích sự hợp tác với các quốc gia khác, đặc biệt là các nước trong khu vực
và các tổ chức quốc tế, nhằm học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ công nghệ và tạo
ra cơ hội phát triển. Việt Nam đã áp dụng tư tưởng này vào quan hệ đối
ngoại và tham gia tích cực vào các tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, APEC,
ASEAN và ký kết các hiệp định thương mại tự do. Điều này đã mở ra cơ hội lOMoAR cPSD| 42619430
để tiếp cận thị trường quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy
xuất khẩu, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
5. Giữ vững tinh thần đấu tranh và đổi mới: Tư tưởng Hồ Chí Minh truyền cảm
hứng về tinh thần đấu tranh và đổi mới, không ngừng vươn lên để đạt được
mục tiêu phát triển. Việt Nam đã tiếp tục thực hiện các cải cách cần thiết,
loại bỏ các rào cản và khó khăn trong quá trình phát triển, và tạo ra môi
trường thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã truyền
động lực cho người dân Việt Nam vượt qua khó khăn và đạt được những
thành tựu đáng kể trong việc phát triển kinh tế và xã hội.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa sâu sắc trong quá trình đổi mới
và phát triển của Việt Nam hiện nay. Ý tưởng về độc lập và tự chủ, sáng tạo và
phát triển bền vững, xã hội công bằng, đoàn kết và hợp tác quốc tế, cùng với tinh
thần đấu tranh và đổi mới, đã tạo nên nền tảng cho sự phát triển toàn diện và bền
vững của Việt Nam trong thời kỳ hiện nay.