Bài thu hoạch môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Đồng Tháp
Bài thu hoạch môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 20 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (DT01)
Trường: Đại học Đồng Tháp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO D C Ụ VÀ ĐÀO T O Ạ TR N ƯỜ G ĐẠI H C Ọ Đ N Ồ G THÁP -- - - - -- - - - BÀI THU HO C Ạ H HỌC PH N Ầ CH Ủ NGHĨA XÃ H I Ộ KHOA H C Ọ H
ọ và tên: NGUYỄN DANH THÁI MSSV: 0022410486 Lớp: ĐHSSU22A Lớp học ph n
ầ : GE4093 - CR25
1. Làm rõ quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và giải quyết vấn đề
tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa? MỞ ĐẦU
Trong đời sống tinh thần của con người, tôn giáo luôn đóng một vai trò nhất định.
Tôn giáo là sự tự do tín ngưỡng của mỗi công dân. Vấn đề tôn giáo từ lâu đã là một trong
những vấn đề nhạy cảm đối với Việt Nam cũng như các nước trên toàn thế giới. Trong
lịch sử Việt Nam, vấn đề tôn giáo đã từng bị lợi dụng cho mục đích chính trị, chống phá
cách mạng Việt Nam và ngày nay vẫn còn một số thành phần tìm cách lợi dụng tôn
giáo để chống lại Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa nước ta. Tất cả các nhà triết học trước
chủ nghĩa Mác, kể cả những nhà duy vật, đều là những người theo chủ nghĩa duy tâm
trong quan niệm về đời sống xã hội, vì họ mới dừng lại ở chỗ xác nhận một sự thật là:
khác với tự nhiên - nơi mà những lực lượng vô tri vô giác đang hoạt động, thì trong xã
hội, con người lại là một trong những thực thể có ý thức, có khả năng tự kiểm soát các
hoạt động của riêng mình. Từ đó mà họ đều cho rằng: xã hội vận hành theo một cách
riêng của nó, hoặc theo ý chí của một thế lực siêu tự nhiên có nhân tính ( như Đức Chúa )
hay không có nhân tính ( như Ý niệm tuyệt đối ), hoặc theo ý chí chủ quan của chính loài
người. Xuất phát từ cái nhìn duy tâm đó, tôn giáo - một hình thái ý thức xã hội, đã ra đời
và vẫn có cơ sở để phát triển trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, từ cuối thời kỳ công
xã nguyên thuỷ cho đến tận bây giờ.
Chính vì thế mà mỗi người dân chúng ta cần phải có những sự hiểu biết thấu đáo
và chính xác về tôn giáo để không bị kẻ gian lợi dụng sự tín ngưỡng tôn giáo vào những
mục đích xấu. Để làm rõ vấn đề, nội dung chính của bài thu hoạch là “Làm rõ quan
điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách
mạng xã hội chủ nghĩa?”. Do còn hạn chế về trình độ, bài viết sẽ khó tránh khỏi những
sai sót trong quá trình trình bày, vì vậy, em rất mong nhận được sự đánh giá và hướng
dẫn của thầy/cô. Em xin trân trọng cảm ơn! NỘI DUNG
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo
1. Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo
1.1. Bản chất của tôn giáo
- Tôn giáo là gì? Tác phẩm Chống Đuyrinh chính là nơi Ăngghen đã đưa ra những nhận
định quan trọng vào loại bậc nhất của những người cộng sản về vấn đề tôn giáo. Trong
tác phẩm này, Người đã đưa ra định nghĩa về tôn giáo, là " sự phản ánh hư ảo - vào trong
đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày
của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức
những lực lượng siêu trần thế "
- Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hoá do con người sáng tạo ra. Tôn giáo
hay thánh thần không sáng tạo ra con người mà chính con người đã sáng tạo ra tôn giáo
vì mục đích, lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy nghĩ của họ.
Nhưng, sau khi sáng tạo ra tôn giáo, con người lại bị lệ thuộc vào tôn giáo, tuyệt đối hoá
và phục tùng tôn giáo vô điều kiện. C.Mác: “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác
của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa.”
- Về phương diện thế giới quan, nói chung, các tôn giáo mang thế giới quan duy
tâm, có sự khác biệt với thế giới quan duy vật biện chứng, khoa học của chủ nghĩa Mác-
Lênin. Chủ nghĩa Mac-Lênin và tôn giáo khác nhau về thế giới quan, về cách nhìn nhận
thế giới và con người. Trong thực tiễn, hững người cộng sản có lập trường mác xít luôn
tôn trọng quyền tự do tí ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của nhân dân, không bao
giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
1.2. Nguồn gốc của tôn giáo
* Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội
Trong xã hội công xã nguyên thuỷ, do lực lượng sản xuất chưa phát triển, trước
thiên nhiên hùng vĩ tác động và chi phối khiến cho con người cảm thấy yếu đuối và
bất lực, không giải thích được, nên con người đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực thần bí.
Khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng, có áp bức bất công, do không giải
thích được nguồn gốc của sự phân hoá giai cấp và áp bức bóc lột bất công,
tội ác v.v…, cộng với lo sợ trước sự thống trị của các lực lượng xã hội, con người
trông chờ vào sự giải phóng của một lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế.
* Nguồn gốc nhận thức
Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội
và chính bản thân mình là có giới hạn. Khi mà khoảng cách giữa “biết” và “chưa biết”
vẫn tồn tại, khi những điều mà khoa học chưa giải thích được, thì điều đó thường được
giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo. Ngay cả những vấn đề đã được khoa học
chứng minh, nhưng do trình độ dân trí thấp, chưa thể nhận thức đầy đủ, thì đây vẫn là
điều kiện, là mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển. Thực chất nguồn gốc
nhận thức của tôn giáo chính là sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu mặt chủ thể của nhân
thức con người, biên cái nội dung khách quan thành cải siêu nhiên, thần thái.
* Nguồn gốc tâm lý
Sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội, hay trong những lúc ốm đau,
bệnh tật, ngay cả những may, rủi bất ngờ xảy ra, hoặc tâm lý muốn được bình yên khi
làm một việc lớn, con người cũng dễ tìm đến với tôn giáo. Thậm chí, cả những tình
cảm tích cực như tình yêu, lòng biết ơn, lòng kính trọng đối với những người có công
với nước, với dân cũng dễ dẫn con người đến với tôn giáo.
1.3. Tính chất của tôn giáo
* Tính lịch sử của tôn giáo
Tôn giáo có sự hình thành, tồn tại và phát triển và có khả năng biến đổi
trong những giai đoạn lịch sử nhất định để thích nghi với nhiều chế độ chính trị - xã
hội. Khi các điều kiện kinh tế – xã hội, lịch sử thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi
theo. Trong quá trình vận động của các tôn giáo, chính các điều kiện kinh tế - xã hội,
lịch sử cụ thể đã làm cho các tôn giáo bị phân liệt, chia tách thành nhiều tôn giáo, hệ phái khác nhau.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đến một giai đoạn lịch sử nào đó, khi
khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức được bản chất
các hiện tượng tự nhiên và xã hội thì tôn giáo sẽ dần dần mất đi vị trí của nó trong đời
sống xã hội và cả trong nhận thức, niềm tin của mỗi người.
* Tính quần chúng của tôn giáo
Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ rất đông đảo
(gần 3/4 dân số thế giới), mà còn thể hiện ở chỗ, các tôn giáo là nơi sinh hoạt văn
hoá, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. Dù tôn giáo hướng con người
vào niềm tin hạnh phúc hư ảo của thế giới bên kia, song nó luôn luôn phản ánh khát
vọng của những người lao động về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái. Mặt khác,
nhiều tôn giáo có tính nhân văn, nhân đạo và hướng thiện, vì vậy, được nhiều người ở
các tầng lớp khác nhau trong xã hội, đặc biệt là quần chúng lao động, tin theo.
* Tính chính trị của tôn giáo
Tính chất chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có
sự khác biệt, sự đối kháng về lợi ích giai cấp. Trước hết, do tôn giáo là sản phẩm của
những điều kiện kinh tế - xã hội, phản ánh lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp khác
nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, nên tôn giáo mang tính chính
trị. Mặt khác, khi các giai cấp bóc lột, thống trị sử dụng tôn giáo để phục vụ cho
lợi ích giai cấp mình, chống lại các giai cấp lao động và tiến bộ xã hội, tôn giáo mang
tính chính trị tiêu cực, phản tiến bộ.
2. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Thứ nhất, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín
ngưỡng, tôn giáo của quần chúng nhân dân.
Tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao, đấng
thiêng liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng. Do đó,
tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng của nhân dân.
Tôn trọng tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thể hiện bản
chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không can thiệp
và không cho bất cứ ai can thiệp, xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, quyền lựa
chọn theo hay không theo tôn giáo của nhân dân. Các tôn giáo và hoạt động tôn giáo
bình thường, các cơ sở thờ tự, các phương tiện phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu tín
ngưỡng của người dân được Nhà nước xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo hộ.
Thứ hai, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền
với quả trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Nguyên tắc này để khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ hướng vào giải quyết
những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà không chủ
trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra
rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã
hội; muốn xoá bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xoá bỏ nguồn gốc
sinh ra ảo tưởng ấy. Đó là một quá trình lâu dài, và không thể thực hiện được nếu
tách rời việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Thứ ba, phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng
tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo
Trong xã hội công xã nguyên thuỷ, tín ngưỡng, tôn giáo chỉ biểu hiện thuần tuý về
tư tưởng. Nhưng khi xã hội đã xuất hiện giai cấp thi dấu ấn giai cấp chính trị ít nhiều
đều in rõ trong các tôn giáo. Từ đó, hai mặt chính trị và tư tưởng thường thể hiện và có
mối quan hệ với nhau trong vấn đề tôn giáo và bản thân mỗi tôn giáo.
Mặt chính trị phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ với phản tiến bộ, phản ánh mâu
thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp, mâu thuẫn
giữa những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng với lợi ích của nhân
dân lao động. Mặt tư tưởng biểu hiện sự khác nhau về niềm tin, mức độ tin giữa những
người có tín ngưỡng tôn giáo và những người không theo tôn giáo, cũng như những người
có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, phản ánh mâu thuẫn không mang tính đối kháng.
Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo thực chất là
phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo
và trong vấn đề tôn giáo. Việc phân biệt hai mặt này là cần thiết, nhằm tránh khuynh
hướng cực đoan trong quá trình quản lý, ứng xử những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Tôn giáo không
phải là một hiện tượng xã hội bất biến, ngược lại, nó luôn luôn vận động và biến đổi không
ngừng tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội - lịch sử cụ thể. Cần phải có quan
điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan
đến tôn giáo và đối với từng tôn giáo cụ thể. 3.
Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội
Tôn giáo là một hệ tư tưởng mang tính chất duy tâm, do đó về bản chất nó có thế giới quan,
nhân sinh quan trái ngược hoàn toàn so với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin - quan
điểm duy vật biện chứng khoa học. Bởi vậy, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
không thể nào không xoá bỏ tôn giáo, như là xoá bỏ một thành luỹ của sự trì trệ, bảo thủ, lỗi
thời, lạc hậu, của nguồn gốc cho những sai lầm trong nhận thức và tư duy của con người.
Nhưng công cuộc xoá bỏ tôn giáo ấy phải diễn ra như thế nào ? Trong Chống Đuy-rinh,
Ăngghen đã cực lực phê phán thái độ bài tôn giáo cực đoan của Đuy-rinh: "Trong xã hội tự
do, không thể có sự thờ cúng; bởi vì mỗi thành viên của xã hội đều khắc phục được cái
quan niệm ấu trĩ nguyên thuỷ cho rằng ở đằng sau thiên nhiên hay bên trên thiên nhiên, có
những đấng mà người ta có thể dùng những vật hy sinh hay những lời cầu nguyện để tác
động đến". "Vì thế,
hệ thống xã hội xã hội chủ nghĩa, được hiểu một cách đúng đắn, phải ...
phế bỏ mọi trang bị của sự mê hoặc tinh thần, và do đó, phế bỏ tất cả những yếu tố cơ bản
của sự thờ cúng". Người cho rằng tôn giáo chỉ thực sự mất đi khi xã hội đã được cải tạo
hoàn toàn: việc nắm giữ cũng như việc sử dụng các tư liệu sản xuất đã được lên kế hoạch,
giúp xã hội tự giải phóng mình và giải phóng mọi thành viên trong xã hội khỏi tình trạng nô
dịch và áp bức bất công; khi không còn mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên nữa, mà cả mưu
sự và thành sự đều từ con người mà ra cả... khi đó tôn giáo - sự phản ánh thế giới tự nhiên
một cách sai lạc trong bộ não con người, sẽ tự mất đi, bởi nó sẽ chẳng còn gì để phản ánh
nữa. Người đã nhận định rất đúng về hậu quả của chính sách đàn áp tôn giáo theo chủ
trương của Đuy-rinh: " giúp cho tôn giáo đạt tới chỗ thực hiện tinh thần tử vì đạo và kéo
dài thêm sự tồn tại của nó " .Bởi vậy, giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội, cần
phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:
- Một là, những mặt tiêu cực của tôn giáo phải bị khắc phục và đẩy lùi, dần đến chỗ
xoá bỏ hoàn toàn chúng. Đây là một nguyên tắc nhưng cũng là yêu cầu quan trọng nhất cần
phải quán triệt trong công tác giải quyết vấn đề tôn giáo của những người cộng sản. Chỉ có
thế tư tưởng của chủ nghĩa Mác -Lênin - tư tưởng khoa học chân chính, chủ đạo trong chủ
nghĩa xã hội mới có thể đi sâu vào quần chúng nhân dân, mới tạo được nền tảng cơ sở vững
chắc cho công cuộc xây dựng xã hội mới.
- Hai là, phải tuyệt đối không được sử dụng các biện pháp bạo lực để xoá bỏ tôn
giáo. Vi phạm nguyên tắc này là cố tình đẩy xã hội tới chỗ phân chia, đẩy những người theo
đạo vào chỗ buộc phải chống lại chính quyền nhân dân. Vi phạm nguyên tắc này cũng là đi
ngược lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, vi phạm nghiêm trọng tới quyền thiết yếu nhất của
con người: quyền được tự do; và trong đó có quyền được tự do theo hay không theo một tôn
giáo. Chính quyền nhân dân nào vi phạm nguyên tắc này thì không còn là chính quyền của
nhân dân nữa, tổ chức đảng nào vi phạm nguyên tắc này thì không còn là đảng cộng sản
nữa. Bên cạnh đó, cần phải không ngừng phát huy những giá trị tốt đẹp, tích cực của tín
ngưỡng tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa; cần phải nghiêm cấm mọi hành vi xâm
phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân.
- Ba là, cần không ngừng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó có cả mối
liên hệ giữa người theo đạo và những người không theo đạo. Đó là yêu cầu hàng đầu để xây
dựng đất nước và xã hội, nhưng cũng là một cách thức quan trọng để những người theo đạo
hoà nhập vào với cuộc sống tích cực của xã hội, để họ dần nhận ra rằng cuộc sống hiện tại
là quan trọng nhất, để giúp họ chủ động tham gia vào các hoạt động xây dựng cuộc sống ấm
no, hạnh phúc; chứ không phải luôn trong trạng thái thụ động, tiêu cực vì chỉ quan tâm tới
việc sống sao bây giờ cho mai sau đến được với "nước Thiên Đường " hay " cõi Niết bàn ".
- Bốn là, không ngừng thực hiện công tác giáo dục tuyên truyền, giúp quần chúng
nhân dân hiểu nắm được những lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đó mà nhận
ra được rằng những tư tưởng duy tâm là hoàn toàn không có căn cứ. Việc giáo dục chủ
nghĩa vô thần khoa học cũng như thế giới quan duy vật không chỉ đẩy lui những sai lầm
trong nhận thức của tư duy tôn giáo, mà chủ yếu là góp phần nâng cao trình độ kiến thức cho toàn dân.
- Năm là, phải kết hợp nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân
theo đạo với nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống những thế lực phản động lợi dụng tôn giáo
để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, để tuyên truyền chống phá cách mạng. Cuộc đấu
tranh này vừa phải khẩn trương, kiên quyết vừa phải thận trọng và có sách lược đúng, nếu
không sẽ dễ dàng bị nhìn nhận là chính sách đàn áp tôn giáo.
- Sáu là, phải giải quyết vấn đề tôn giáo trên lập trường quan điểm lịch sử, tức là phải
nhìn nhận vai trò, tác động của tôn giáo tới đời sống xã hội trong từng thời kỳ lịch sử khác
nhau là có thể rất khác nhau. Bởi vậy mối quan hệ với tôn giáo cũng cần phải rất linh hoạt
và mềm dẻo: có những thời điểm phải biết sử dụng tôn giáo như một thứ vũ khí lợi hại để
chống lại những kẻ thù chung của cả dân tộc, như cuộc đấu tranh của Phật tử chống lại
chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền Nguỵ quyền Sài Gòn; nhưng trong thời điểm
khác phải đẩy mạnh công cuộc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa vô thần khoa học, đưa tôn
giáo tới " cái chết tự nhiên của nó " . Nói tóm lại, " với thắng lợi của cách mạng xã hội chủ
nghĩa, tôn giáo dần dần mất đi ảnh hưởng của nó đối với ý thức xã hội. Góp phần vào đó là
việc truyền bá thế giới quan cộng sản khoa học trong đông đảo quần chúng nhân dân. Chỉ
trong xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển thì tôn giáo mới có thể hoàn toàn biến mất và bị
xoá bỏ khỏi đời sống con người. Nhưng việc tôn giáo mất đi không phải là một quá trình tự
động; nó đòi hỏi phải kiên trì hoạt động giáo dục quần chúng, tuyên truyền rộng rãi những
hiểu biết khoa học tự nhiên, xã hội và thế giới quan mác-xít "; bên cạnh đó phải vận dụng
những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin một cách phù hợp với thực tiễn cách mạng ở
Việt Nam. Đó là con đường đúng đắn nhất và cũng là duy nhất để giải quyết vấn đề tôn giáo trong xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, tình trạng lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng gây mê tín dị đoan và làm những
điều bất chính, thiếu văn hóa đang làm vẩn đục đời sống tinh thần của nhân dân. Bản thân
chúng ta cần nằm rõ các vấn đề cơ bản về tôn giáo để không bị lôi kéo, lợi dụng, phải luôn
tỉnh táo trước những lời dụ dỗ của một số bộ phận tôn giáo không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu
tà đạo…Tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ hơn về tôn giáo cũng như quyền tự do tín
ngưỡng của mỗi người nhằm nâng cao nhận thức bản thân và gia đình, công đồng, giúp cho
nơi mình đang sinh sống trở nên lành mạnh và không có các hành động phân biệt tôn giáo,
tín ngưỡng dân tộc, từ đó góp phần xây dựng khối đoàn kết dân tộc ngày một lớn mạnh.
Với trách nhiệm của mình, sinh viên chúng em cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục
tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp
bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu truyền thống
văn hóa của đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong
tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của
văn hóa hiện đại; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc để không bị biến chất tiêu
cực thành các loại mê tín dị đoan. KẾT LUẬN
Tôn giáo là hệ thống các tư tưởng, quan điểm giải thích về thế giới mang màu sắc
huyền bí, thần thoại. Xét trên phương diện khoa học và nhận thức, nó kìm hãm sự phát triển
của nhân loại, kìm hãm sự phát triển của tư duy con người trong những bức tường chật hẹp
của những sách kinh, giáo điều. Nhưng cũng không thể không nhắc đến ý nghĩa của tôn
giáo như là một phương thuốc giảm đau cho những con người đang bất lực trước tự nhiên
kinh khủng và bí ẩn, đang rên siết trong gông cùm của nô dịch và đàn áp, bất công. Bởi vậy,
khi nghiên cứu về tôn giáo phải nắm vững quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin,
không thể chỉ xem xét nó một cách phiến diện trong những mặt tiêu cực và hạn chế.
Trong công cuộc đổi mới, hơn một thập kỷ qua, nhân dân ta đã đạt được những thắng
lợi với những thành tựu cơ bản trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó, đời sống
vật chất, tinh thần không ngừng được đáp ứng và cải thiện cho đồng bào có đạo nói riêng và
nhân dân cả nước nói chung, luôn an tâm phấn khởi tin tưởng vào sự đổi mới của Đảng và
Nhà nước, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt nam Xã hội Chủ nghĩa.
Những thành tựu đạt được kể trên, chính là nhờ vào chủ trương đường lối chính sách
đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã tạo những điều kiện cơ bản cho đồng bào có đạo tham
gia vào công cuộc xây dựng đất nước vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng,
dân chủ văn minh”. Ngày nay, đồng bào tín ngưỡng tôn giáo luôn phát huy tinh thần yêu
nước tính cộng đồng và luôn gắn bó với phong trào cách mạng tiếp tục tham gia tích cực
vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc với phương châm: “tốt đời đẹp đạo”. Bên cạnh
đó, bộ phận sinh viên nói riêng, cần nhận thức rõ trách nhiệm và thực hiên tốt đới với các
chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước hiện nay.
1. Dựa trên cơ sở nào xác định chế độ hôn nhân tiến bộ để xây dựng gia đình trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? MỞ ĐẦU
Gia đình là một môi trường quen thuộc với hầu hết mọi người. Đó là lĩnh vực mà ai
cũng có thể tham gia với tư cách là người trong cuộc. Mặt khác, đó cũng là lĩnh vực kinh tế,
phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động. Trong gia đình có mối liên kết với nhau
từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Là nơi mà những con người gắn kết sinh sống với
nhau, tạo nên mối quan hệ mật thiết. Gia đình là hình ảnh phản ánh của một xã hội thu nhỏ.
Trải qua nhiều thời kỳ phát triển của xã hội, gia đình Việt Nam được hình thành và phát
triển với nhiều thế hệ con người và những chuẩn mực đạo đức có giá trị cao quý. Những giá
trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp được gìn giữ vun đắp và phát triển trong suốt quá
trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Qua các thời kỳ, cấu trúc và quan hệ trong
gia đình có thay đổi, nhưng những chức năng cơ bản của gia đình vẫn luôn tồn tại.
Để có một gia đình hạnh phúc và một cuộc sống tươi đẹp thì trước hết ta phải có một
cuộc hôn nhân tiến bộ, trên tinh thần tự nguyện và một vợ một chồng. Người xưa có câu
“Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn”, quả thật vậy nếu có một cuộc hôn nhân
hạnh phúc sẽ có một cuộc đời hạnh phúc viên mãn. Nhưng thực tế tình trạng hôn nhân hiện
nay ở nước ta đang bị khủng hoảng do vần còn ở một số nơi chưa hiểu rõ về hôn nhân, ở đó
vẫn còn tình trạng tảo hôn, đa thê, ép hôn,… Vì vậy, để thông tin và làm rõ vấn đề vê hôn
nhân tiến bộ ta cần biết nó là gì. Nên đề tài “Dựa trên cơ sở nào xác định chế độ hôn nhân
tiến bộ để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?” là đề tài em chọn để viết bài thu hoạch. NỘI DUNG
1. Chế độ hôn nhân tiến bộ. A. Hôn nhân là gì?
- Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn, kết hôn là việc nam và nữ xác
lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết
hôn và đăng ký kết hôn.
- Khi nam, nữ có mục đích chung sống lâu dài và cùng nhau xây dựng gia đình hạnh
phúc họ tiến hành đăng ký kết hôn khi đáp ứng các điều kiện theo quy định thì được xác lập quan hệ hôn nhân.
- Hôn nhân là mối quan hệ gắn liền với nhân thân của hai bên nam nữ với tư cách là vợ
chồng và quan hệ vợ chồng sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên.
Hôn nhân cũng là sự kết hợp của vợ chồng về tình cảm, xã hội, tôn giáo hợp pháp…
B. Hôn nhân tiến bộ là gì?
- Chế độ hôn nhân tiến bộ là một trong những nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất được
ghi nhận tại Luật hôn nhân và gia đình cũng như Hiến pháp của nước ta.
-Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn.
Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng tôn trọng lẫn nhau.”
- Với mỗi văn bản luật hôn nhân và gia đình ra đời sau đều được ghi nhận là phát triển
hơn, hoàn thiện hơn, phù hợp hơn so với luật trước đó. Những sự thay đổi này phù hợp với
hoàn cảnh thực tế cũng như xu hướng phát triển hiện đại, đẩy lùi cái lạc hậu và tiếp thu cái
tiến bộ, đây chính là biểu hiện của sự tiến bộ.
- Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn trong đó có quy
định: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”. Hôn nhân tự nguyện tiến bộ bao
hàm cả hai khía cạnh đảm bảo quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn.
- Việc ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ là rất quan trọng, phù hợp với
nguyện vọng của người dân. Đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để Tòa án xử lý những trường
hợp vi phạm xảy ra trên thực tế.
- Ghi nhận nguyên tắc này là nhằm đảm bảo được mục đích cuối cùng của hôn nhân là
xây dựng một gia đình hạnh phúc, bền vững.
- Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để
nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của
mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận
động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền
thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.
C. Hôn nhân tự nguyện
- Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ. Tình yêu là khát
vọng của con người trong mọi thời đại. Chừng nào, hôn nhân không được xây dựng trên cơ
sở tình yêu thì chừng đó, trong hôn nhân, tình yêu, hạnh phúc gia đình sẽ bị hạn chế. Hôn
nhân xuất phát từ tình yêu tất yếu dẫn đến hôn nhân tự nguyện. Đây là bước phát triển tất yếu
của tình yêu nam nữ, như Ph.Ăngghen nhấn mạnh: “…nếu nghĩa vụ của vợ và chồng là phải
thương yêu nhau thì nghĩa vụ của những kẻ yêu nhau há chẳng phải là kết hôn
với nhau và không được kết hôn với người khác”. Hôn nhân tự nguyện là đảm bảo cho nam
nữ có quyền tự do trong việc lựa chọn người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ.
Tất nhiên, hôn nhân tự nguyện không bác bỏ việc cha mẹ quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ con
cái có nhận thức đúng, có trách nhiệm trong việc kết hôn.
- Hôn nhân tiến bô ƒ còn bao hàm cả quyền tự do ly hôn khi tình yêu giữa nam và nữ
không còn nữa. Ph.Ăngghen viết: “Nếu chỉ riêng hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu mới hợp
đạo đức thì cũng chỉ riêng hôn nhân trong đó tình yêu được duy trì, mới là hợp đạo đức mà
thôi… và nếu tình yêu đã hoàn toàn phai nhạt hoặc bị mô ƒt tình yêu say đắm mới át đi, thì ly
hôn sẽ là điều hay cho cả đôi bên cũng như cho xã hô ƒi”. Tuy nhiên, hôn nhân tiến bô ƒ không
khuyến khích viê ƒc ly hôn, vì ly hôn để lại hâ ƒu quả nhất định cho xã hô ƒi, cho cả vợ, chông và
đặc biê ƒt là con cái. Vì vâ ƒy, cần ngăn chặn những trường hợp nông nổi khi ly hôn, ngăn chặn
hiê ƒn tượng lợi dụng quyền ly hôn và những lý do ích kỷ hoặc vì mục đích vụ lợi.
D. Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được, nên hôn nhân mô ƒt vợ mô ƒt chồng là
kết quả tất yếu của hôn nhân xuất phát từ tình yêu. Thực hiê ƒn hôn nhân mô ƒt vợ mô ƒt chồng là
điều kiê ƒn đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng phù hợp với quy luâ ƒt tự nhiên, phù
hợp với tâm lý, tình cảm, đạo đức con người.
- Hôn nhân một vợ một chồng đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử xã hội loài người, khi
có sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế độ công hữu nguyên thủy. Tuy nhiên, trong các
xã hội trước, hôn nhân một vợ một chồng thực chất chỉ đối với người phụ nữ. “Chế độ một
vợ một chồng sinh ra từ sự tập trung nhiều của cải vào tay một người - vào tay người đàn
ông, và từ nguyện vọng chuyển của cải ấy lại cho con cái của người đàn ông ấy, chứ không
phải của người nào khác. Vì thế, cần phải có chế độ một vợ một chồng về phía người vợ, chứ
không phải về phía người chồng” . Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chế
độ hôn nhân một vợ một chồng là thực hiện sự giải phóng đối với phụ nữ, thực hiện sự bình
đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng. Trong đó vợ và chồng đều có quyền lợi và nghĩa
vụ ngang nhau về mọi vấn đề của cuộc sống gia đình. Vợ và chồng được tự do lựa chọn
những vấn đề riêng, chính đáng như nghề nghiệp, công tác xã hội, học tập và một số nhu cầu
khác v.v..Đồng thời cũng có sự thống nhất trong việc giải quyết những vấn đề chung của gia
đình như ăn, ở, nuôi dạy con cái. nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Quan hê ƒ vợ chồng bình đẳng là cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hê ƒ giữa cha xu thế
mẹ với con cái và quan hê ƒ giữa anh chị em với nhau. Nếu như cha mẹ có nghĩa vụ yêu
thương con cái, ngược lại, con cái cũng có nghĩa vụ biết ơn, kính trọng, nghe lời dạy bảo của
cha mẹ. Tuy nhiên, quan hê ƒ giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em sẽ có những mâu thuẫn
không thể tránh khỏi do sự chênh lê ƒch tuổi tác, nhu cầu, sở thích riêng của mỗi người. Do
vâ ƒy, giải quyết mâu thuẫn trong gia đình là vấn đề cần được mọi người quan tâm, chia sẻ.
E. Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý.
- Quan hệ hôn nhân, gia đình thực chất không phải là vấn đề riêng tư của mỗi gia đình
mà là quan hệ xã hội. Tình yêu giữa nam và nữ là vấn đề riêng của mỗi người, xã hội không
can thiệp,nhưng khi hai người đã thỏa thuận để đi đến kết hôn, tức là đã đưa quan hệ riêng
bước vào quan hệ xã hội, thì phải có sự thừa nhận của xã hội, điều đó được biểu hiện bằng
thủ tục pháp lý trong hôn nhân. Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân, là thể hiện sự tôn
trọng trong tình tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm của cá nhân với gia đình
và xã hội và ngược lại. Đây cũng là biện pháp ngăn chặn những cá nhânlợi dụng quyền tự do
kết hôn, tự do ly hôn để thảo mãn những nhu cầu không chính đáng, để bảo vệ hạnh phúc của
cá nhân và gia đình. Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân không ngăn cản quyền tự do
kết hôn và tự do ly hôn chính đáng, mà ngược lại, là cơ sở để thực hiện những quyền đó một cách đầy đủ nhất.
2. Thực hiện chế độ hôn nhân tiến bộ.
- Ngày nay, khi xã hội đã có những bước tiến mới - một xã hội tự do, dân chủ và bình
đẳng, mỗi cá nhân có quyền tự do hợp pháp trong việc lựa chọn vợ hay chồng cho mình. Cha
mẹ chỉ có thể can thiệp ở các mức độ nhất định tùy thuộc vào môi trường xã hội và các mối
quan hệ trong gia đình. Đây là một sự tiến bộ tích cực trong hôn nhân tạo cơ sở, nền tảng cho
một gia đình bền vững và hạnh phúc. Các vấn đề về quyền và bình đẳng giới cũng được nâng
cao hơn trên cơ sở hôn nhân tự nguyện dựa trên tình yêu chân chính. Trong hôn nhân, sự tự
nguyện thể hiện ở hai vấn đề: kết hôn và li hôn. Những người yêu nhau tự nguyện và được tự
do kết hôn theo đúng luật pháp quy định; quyền ly hôn chính đáng của các cặp vợ chồng cũng
được đảm bảo bằng pháp luật, điều này thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao của cá nhân đối
với người mình yêu và đối với việc chăm lo xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no và cả trách
nhiệm đối với xã hội. Đây là yêu cầu cần thiết để đảm bảo cho việc xây dựng gia đình trong
sáng, bền vững, hạnh phúc. Thực hiện theo chế độ hôn nhân một vợ một chồng tức là hôn
nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính là không có sự chia sẻ với người thứ ba. Sự chung
thủy trong hôn nhân là điều kiện cần thiết để duy trì sự ổn định, bền vững và tin tưởng lẫn
nhau trong gia đình cũng như trong quan hệ vợ - chồng. Điều này còn thiết lập cho đôi vợ
chồng một sự bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ với mọi mặt đời sống gia đình, là tiêu chí để
xây dựng gia đình mới hiện nay với niềm thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Ngoài ra,
bình đẳng vợ chồng là điều kiện để xây dựng những mối quan hệ bình đẳng khác trong gia
đình (bình đẳng giữa cha mẹ và con cái, bình đẳng giữa các thành viên và không phân biệt giới tính…).
-Ngoài những yếu tố trực tiếp và cơ bản trên, việc xây dựng gia đình trong thời kì mới
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay còn phải dựa trên cơ sở pháp luật Nhà nước,
chuẩn mực của xã hội hiện tại … Thực tế hiện nay cho thấy việc xây dựng gia đình ở nước ta
hiện nay đã có nhiều biến chuyển rất tích cực và phù hợp với xu thế chung của thời đại mới.
3. Cơ sở xác định chế độ hôn nhân tiến bộ để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chế độ hôn nhân tiến bộ và quan hệ gia
đình được xác định và thúc đẩy bởi chính quyền và các cơ quan chủ nghĩa xã hội. Các cơ sở
chính để xác định chế độ hôn nhân tiến bộ và xây dựng gia đình trong thời kỳ này bao gồm:
+ Luật hôn nhân và gia đình: Chính quyền xây dựng và áp dụng các luật hôn nhân và
gia đình mới, nhằm thể hiện tinh thần tiến bộ và phù hợp với nguyên tắc chủ nghĩa xã hội.
Các luật này quy định về quyền và trách nhiệm của các bên trong hôn nhân, quyền và nghĩa
vụ của cha mẹ đối với con cái, quản lý và phân chia tài sản sau khi ly hôn, và các vấn đề khác
liên quan đến hôn nhân và gia đình.
+ Tổ chức xã hội: Các tổ chức xã hội như các liên đoàn phụ nữ, tổ chức thanh niên và
các cơ quan đại diện cho các tầng lớp công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác
đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và thúc đẩy chế độ hôn nhân tiến bộ và xây dựng
gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chúng thường tổ chức các hoạt động, đào
tạo và tư vấn để nâng cao nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong hôn nhân,
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và ổn định của gia đình.
+ Giáo dục và truyền thông: Hệ thống giáo dục và truyền thông cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ và quan hệ gia đình trong thời kỳ
này. Chương trình giáo dục và các hoạt động truyền thông được thiết kế để truyền tải các giá
trị gia đình, quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong hôn nhân, và tầm quan trọng của việc
tạo dựng một gia đình hạnh phúc và ổn định cho sự phát triển của xã hội.
- Còn riêng ở Việt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cơ sở chính
để xác định chế độ hôn nhân tiến bộ và xây dựng gia đình bao gồm:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN): Đảng Cộng sản Việt Nam đã đóng vai trò quan
trọng trong việc xác định chế độ hôn nhân tiến bộ và xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ.
Đảng đã đưa ra các chính sách và chương trình nhằm thúc đẩy sự tiến bộ trong hôn nhân và
gia đình, bao gồm việc tăng cường quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong hôn nhân, bình
đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình.
+ Chính phủ và cơ quan quản lý quốc gia: Chính phủ và các cơ quan quản lý quốc gia
có trách nhiệm xây dựng và áp dụng các luật hôn nhân và gia đình, cũng như đưa ra các chính
sách và biện pháp thúc đẩy chế độ hôn nhân tiến bộ. Các cơ quan này bao gồm Bộ Tư pháp,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và các cơ quan khác.
+ Tổ chức xã hội và các tổ chức chính trị: Các tổ chức xã hội và các tổ chức chính trị
như Liên đoàn Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội LHPN Việt
Nam cũng có tầm ảnh hưởng lớn trong việc xác định chế độ hôn nhân tiến bộ và xây dựng gia
đình trong thời kỳ này. Chúng đã tham gia vào việc tư vấn, tạo điều kiện thuận lợi và tổ chức
các hoạt động để nâng cao nhận thức và phổ biến các giá trị gia đình tiến bộ. KẾT LUẬN
Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh gia đình luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
to lớn đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia - dân tộc. Bởi chúng ta biết rằng gia đình
là “hạt nhân” của xã hội. Tuy nhiên, trên thế giới không phải quốc gia nào, giai cấp cầm
quyền nào cũng nhận thức đúng như vậy. Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30
năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với
bối cảnh “Quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục mở rộng và đi vào chiều sâu, tạo
khung khổ quan hệ ổn định và bền vững với các đối tác”10 và toàn cầu hóa hiện nay, Đảng ta
càng nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của gia đình với tư cách là “tế bào” vững chắc của xã
hội, là môi trường lành mạnh để xây dựng nguồn lực con người; coi xây dựng gia đình mới
xã hội chủ nghĩa là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trong Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030. Với tinh thần đó, mỗi chúng ta luôn tin tưởng rằng
vị trí, vai trò của gia đình ở nước ta ngày càng được khẳng định và các gia đình Việt Nam
ngày càng “ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh” hơn để giữ vững là hạt nhân xã hội, nâng
cao chất lượng và cung cấp nguồn nhân lực, góp phần “phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước
ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Với những suy nghĩ còn đơn giản và vốn sống thực của chính mình từ việc nhìn nhận
lại trước hết là gia đình mình và những người xung quanh, xa hơn là có một cách đánh giá
tổng quát hơn về hôn nhân tiến bộ trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
.Qua tiểu luận này chúng em đã thể hiện những suy nghĩ của mình về những cơ sở để xác
định được hôn nhân tiến bộ để xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam. Hy vọng bài thu hoạch sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cần được nghiên cứu sắp tới.