-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài thu hoạch môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Đồng Tháp
Bài thu hoạch môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 11 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học (DT01) 11 tài liệu
Đại học Đồng Tháp 205 tài liệu
Bài thu hoạch môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Đồng Tháp
Bài thu hoạch môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 11 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (DT01) 11 tài liệu
Trường: Đại học Đồng Tháp 205 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Đồng Tháp
Preview text:
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI, NGHỆ THUẬT VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ BÀI THU HOẠCH
(Thay thế cho Bài thi kết thúc học phần)
HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC MÃ HỌC PHẦN: GE4093 Điểm Giám khảo 1 Giám khảo 2 Câu 1:……………….. Câu 2:……………….. Câu 3:……………….. Tổng điểm:………….. Sinh viên kí tên
Họ và tên: TRƯƠNG THỊ KIM NGÂN
Ngày/ tháng /năm sinh: 01/03/2004 Lớp học phần : CR02
Mã số sinh viên: 0022412039 Lớp sinh viên: ĐHGDTH22G BÀI LÀM
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của Anh/Chị về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. Liên hệ trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần xây dựng nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay?
Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
a. Quá trình ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, chế độ dân chủ đầu tiên trong
lịch sử dân tộc ta được hình thành. Từ đó chế độ dân chủ trở thành mục tiêu
và là động lực giúp phát triển đất nước.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn quá trình hình thành và phát triển của nền
dân chủ trong lịch sử và trực tiếp nhất là nền dân chủ tư sản, các nhà sáng lập
chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, đấu tranh do dân chủ là một quá trình lâu dài,
phức tạp và giá trị của nền dân chủ tư sản chưa phải là hoàn thiện nhất, do đó
tất yếu xuất hiện một nền dân chủ mới, cao hơn nền dân chủ tư sản và đó
chính là nền dân chủ vô sản hay còn gọi là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, giai cấp vô sản không thể hoàn thành cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa nếu họ không được chuẩn bị để tiến tới cuộc cách
mạng đó thông qua cuộc đấu tranh cho dân chủ. Rằng, chủ nghĩa ra hỏi không
thể duy trì và thắng lợi, nếu không thực hiện đầy đủ dân chủ.
Chủ nghĩa Mác – Lênin lưu ý, đây là quá trình lâu dài, khi xã hội đã đạt
trình độ phát triển cao, xã hội không còn sự phân chia giai cấp, đó là xã hội
cộng sản chủ nghĩa đạt tới mức độ hoàn thiện, khi đó dân chủ xã hội chủ
nghĩa với tư cách là một chế độ nhà nước cũng tiêu vong, không còn nữa.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân
chủ có trong lịch sử nhân loại, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc
về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ, dân chủ và pháp luật nằm trong sự
thống nhất biện chứng, được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân trong chế độ dân chủ xã hội chủ
nghĩa, ngoài yếu tố giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng cộng sản, đòi
hỏi cần nhiều yếu tố như trình độ dân trí, vì tạo dựng cơ chế pháp luật đảm
bảo quyền tự do cá nhân, quyền làm chủ nhà nước và quyền tham gia vào các
quyết sách của nhà nước, điều kiện vật chất để thực thi dân chủ.
Hơn 30 năm đổi mới, nhận thức về dân chủ xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai
trò, của dân chủ ở nước ta đã có nhiều điểm mới. Qua mỗi thời kỳ đại hội của
Đảng thời kỳ đổi mới, dân chủ ngày càng được nhận thức, phát triển và hoàn
thiện đúng đắn, phù hợp hơn với điều kiện cụ thể của nước ta.
b. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Ở Việt Nam, bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa là dựa vào nhà nước xã
hội chủ nghĩa và sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân. Đây là nền dân chủ mà con
người là thành viên trong xã hội với tư cách là công dân, tư cách của người
làm chủ. Quyền làm chủ của nhân dân là tất cả quyền lực đều thuộc về nhân
dân, dân là gốc, là chủ, dân làm chủ.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta đã xác định: “Dân chủ xã hội
chủ nghĩa là bản chất chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát
triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống mỗi cấp”.
Với tư cách là đỉnh cao trong toàn bộ lịch sử tiến hóa của dân chủ, dân
chủ xã hội chủ nghĩa có bản chất cơ bản sau:
- Bản chất chính trị: Là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân, thực
hiện quyền lực của nhân dân, nhất nguyên chính trị do Đảng cộng sản lãnh
đạo, nhân dân lao động có quyền thới thiệu đại biểu tham gia bộ máy chính
quyền, đóng góp ý kiến, tham gia công việc quản lí nhà nước.
- Bản chất kinh tế: Dựa trên chế độ sở hữu xã hội về những tư liệu sản xuất
chủ yếu của toàn xã hội, thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao
động là chủ yếu, kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên phát triển lực lượng sản
xuất, nâng cao đời sống toàn xã hội, coi trọng lợi ích kinh tế của người lao động.
- Bản chất tư tưởng – văn hóa – xã hội: Lấy hệ tư tưởng giai cấp công nhân
làm chủ đạo trong đời sống tinh thần, thừa kế, tiếp thu tinh hoa văn hóa dân
tộc và nhân loại, nhân dân được làm chủ những giá trị văn hóa tinh thần, được
nâng cao trình độ văn hóa, có điều kiện phát triển cá nhân, kết hợp hài hòa lợi
ích cá nhân, tập thể và lợi ích toàn xã hội.
Liên hệ, trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
a. Trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Bản thân em cần phải rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa, ứng
xử văn minh, có tinh thần trách nhiệm công nhân, ý thức tuân thủ pháp luật,
phòng chống tiêu cực, tệ nạn xã hội, hành vi trái pháp luật và trái đạo đức xã
hội. Tích cực học tập nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ nâng, tiếp cận nghiên
cứu, ứng dụng công nghệ, khoa học vào thực tiễn.
- Cần phải tích cực giáo dục, nâng cao dân trí, hiểu biết pháp luật để người
dân thực hiện tốt quyền của mình.
- Dân chủ ở nước ta được thực hiện thông qua hình thức dân chủ trực tiếp và
dân chủ gián tiếp: bản thân cần phải nghiên cứu, chọn lựa, bầu được các đại
biểu quốc hội, hội đồng nhân dân,…phải tích cực tham gia đóng góp công
việc của Nhà nước (khi nhà nước trưng cầu ý dân, xin ý kiến về các luật,…),
giám sát hoạt động cơ quan nhà nước, phát hiện và dũng cảm lên án những
biểu hiện vi phạm pháp luật, tham ô, tham nhũng lãng phí,…
- Chủ động tìm hiểu thị trường lao động, lựa chọn nghề, việc làm phù hợp,
trau dồi tinh thần trách nhiệm, kỹ luật lao động và đạo đức nghề nghiệp, sáng
tạo, cải tiến công nghệ để tăng năng suất lao động.
b. Trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Cần phải gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân
- Tích cực tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia
- Thực hiện đúng quy định, nội quy của nhà trường, chính sách, pháp luật của nhà nước,…
- Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách,
pháp luật, tham gia quản lý nhà nước và xã hội
- Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật
- Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Câu 2
: Anh/chị hãy làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước Việt Nam về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa? Bản thân Anh/chị cần làm gì để góp phần thực hiện tốt quan điểm của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề tôn giáo.
Làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước Việt Nam về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
a. Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tôn giáo
Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài,
đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ,
giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.
Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh- quốc
phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi, gắn tăng trưởng kinh tế với giải
quyết các vấn đề xã hội, thực hiện chính sách dân tộc quan tâm đến phát triển,
bồi dưỡng nguồn nhân lực, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số,
giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc
thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.
Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi,
trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm
nghèo, không khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi
với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái, phát huy nội lực, tinh thần tự lực,
tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ
của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước.
Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp các ngành của toàn bộ hệ thống chính trị.
b. Giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng,
tôn giáo của quần chúng nhân dân.
- Phải phát huy mặt tích cực, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của
tôn giáo gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
- Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo.
- Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo
Bản thân cần làm gì để góp phần thực hiện tốt quan điểm của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về vấn đề tôn giáo.
- Bản thân cần nắm rõ đầy đủ những quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà
nước ta về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội của địa phương, thực hiện các
phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào các tôn giáo để xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc vững mạnh
- Vận động mọi người có đạo hay không có đạo đoàn kết đồng hành cùng dân
tộc. Bản thân cần nâng cao tinh thần, trách nhiệm, gương mẫu “nói đi đôi với
làm”, xóa bỏ định kiến, khác biệt, đối xử, phân biệt giữa đồng bào có đạo hay không có đạo
- Nâng cao năng lực tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục mọi người
về quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nước về vấn đề tôn giáo
- Bản thân tuyệt đối không tham gia các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo, mê tín dị đoan trục lợi gây bức xúc trong xã hội, chia rẽ Nhân dân, phá
hoại khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo
- Cần phải nêu cao tinh thần cảnh giác, không để các thế lực thù địch lợi dụng
chống phá. Nếu phát hiện các đối tượng có hành vi chống đối, cản trở trong
quá trình thực thi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, lợi dụng lôi
kéo đồng bào tôn giáo biểu tình,...thì báo với cơ quan Nhà nước, pháp luật đề giải quyết.
Câu 3: Theo Anh/Chị vì sao hiện nay ở Việt Nam xu hướng li hôn xảy ra
nhiều. Xu hướng đó ảnh hưởng như thế nào đến con cái và xã hội. Trình bày
những phương hướng cơ bản để xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam
hiện nay ? Liên hệ bản thân.
Hiện nay ở Việt Nam xu hướng li hôn xảy ra nhiều VÌ:
- Phần lớn và sâu xa dẫn tới tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng, đặc biệt với
các cặp vợ chồng trẻ là do thiếu kỹ năng sống. Họ bước vào cuộc sống hôn
nhân khi tuổi đời còn quá trẻ, chưa có chuẩn bị tinh thần về tâm lý, kinh tế,
sức khỏe và những hiểu biết cần thiết cho cuộc sống gia đình, quá đề cao cái
tôi của bản thân, ít quan tâm đến chồng hoặc vợ, khiến thường nảy sinh ra những mâu thuẫn.
- Kết hôn khi còn quá trẻ: Chưa trang bị đầy đủ về mặt tinh thần lẫn thể chất
khi bước vào hôn nhân, chưa phân biệt đâu là cuộc sống khi yêu và đâu là
cuộc sống sau kết hôn. Chính vì chưa có cái nhìn chính chắn nên các cặp đôi
trẻ thường phát sinh những mâu thuẫn từng ngày, tháng đầu chung sống.
- Trái ngược về tính cách và quan điểm sống: Có những vấn đề chỉ phát sinh
khi hai người bắt đầu sống chung, lúc này đây họ mới nhận ra rằng sự khác
biệt về tính cách, cách nhìn nhận giải quyết vấn đề, quan điểm sống hay mục
tiêu sống,…tính cách khác biệt khiến cho hai vợ chồng không còn tiếng nói
chung, không thể dung hòa và tiếp tục hôn nhân này nữa.
- Bạo lực gia đình: Đây là vấn đề cần hết sức được quan tâm hiện nay. Khi
bước vào đời sống hôn nhân, thì không thể tránh khỏi chuyện vợ chồng cãi
vã, xung khắc. Tuy nhiên, cách giải quyết những xung đột đó không phải là
dùng bạo lực, hạn chế tối đa hoặc nghiêm cấm bạo lực dưới mọi hình thức,
đặc biệt là đối với thành viên trong gia đình. Nếu trong gia đình có tình trạng
bạo lực, cứ lặp đi lặp lại thì không thể nào tránh khỏi tình trạng rạn nứt đổ vỡ trong hôn nhân.
- Mâu thuẫn về kinh tế: Khi bước vào cuộc sống hôn nhân, các cặp vợ chồng
phát sinh nhiều vấn đề kinh tế cơm áo gạo tiền. Một trong hai người chưa ổn
định công việc, cuộc sống khó khăn về tài chính, những mâu thuẫn dễ phát
sinh dẫn đến cuộc hôn nhân đi vào bế tắc và kết thúc khi cả hai không có sự
san sẻ, bàn bạc, cùng nhau kế hoạch cho tương lai.
- Tác động từ người thân: Có nhiều mối quan hệ đi kèm khác như: mẹ chồng
nàng dâu, họ hàng, em chồng,…Không phải ai cũng khuyên những vấn đề
mâu thuẫn theo hướng tích cực, cũng có những người chỉ cố gắng tác động
xấu nhằm phá vỡ hạnh phúc gia đình.
- Ngoại tình: Một khi phát hiện vợ hoặc chồng của mình có mối quan hệ mờ
ám bên ngoài thì thường không thể hàn gắn lại được nên dẫn đến việc ly hôn là tất yếu.
- Chuyện chăn gối không hòa hợp
- Bình đẳng trong đời sống vợ chồng: Nhiều phụ nữ trong gia đình cảm thấy
mệt mỏi, áp lực đối với cuộc sống hôn nhân, không được tôn trọng,...có thể
khiến cho cuộc hôn nhân rạn nứt.
- Phụ nữ độc lập về tài chính: Khi xã hội tiến bộ, bình đẵng giới ngày càng
được nâng cao, phụ nữ thời nay không còn quanh quẩn ở nhà lo bếp mọi
chuyện như bếp núc, chăm con, chăm chồng,…Một người phụ nữ có tính độc
lập cao, nhận ra bình đẳng giới rất quan trọng, mọi thứ đều bình đẳng, yêu
bản thân mình hơn và sẵn sàng từ bỏ nếu nhận thấy cuộc hôn nhân của mình
không đạt được mục đích hôn nhân, không được tôn trọng thì họ sẳn sàng
chấm dứt không bị bất kỳ lí do nào ràng buộc.
Xu hướng đó ảnh hưởng như thế nào đến con cái và xã hội
Tình trạng ly hôn, ly thân ngày càng gia tăng kéo theo những hệ lụy
không nhỏ đối với từng gia đình và toàn xã hội: trẻ em hư hỏng, tiếp thu văn
hóa phẩm tiêu cực, bỏ học lang thang kiếm sống, vi phạm pháp luật,...
- Xu hướng ảnh hưởng đến tâm trạng, tâm lý của trẻ buồn bã kéo dài
Khi bố mẹ ly hôn, việc đầu tiên mà trẻ phải đối mặt là tâm trạng buồn bã
kéo dài. Vì trước đây được chung sống với cả bố và mẹ thì giờ đây, trẻ chỉ có
thể ở cùng với bố hoặc mẹ và việc bị chia cách với anh chị em ruột sau khi bố
mẹ ly hôn cũng là điều khó khăn đối với trẻ. Làm cho trẻ bi quan và chán nản
kéo dài, mất nhiều thời gian để có thể bình ổn lại tâm lý, tâm trạng và trở lại
với cuộc sống như bình thường.
Đối với trẻ đã khôn lớn, việc bố mẹ ly hôn thường không ảnh hưởng quá
nhiều vì bản thân trẻ đã có hiểu biết sâu sắc về cuộc sống và phần nào nhận
thức được lý do dẫn đến quyết định ly hôn.
- Ảnh hưởng đến tính cách làm cho trẻ tự ti và nhút nhát
Cụ thể, trẻ có cha mẹ ly hôn thường có tính cách nhút nhát, tự ti và thiếu
tự tin vào bản thân – đặc biệt là khi bố mẹ ly dị trong giai đoạn trẻ mới bắt
đầu đến trường, mặc cảm với bạn bè việc cha mẹ mình ly hôn, trẻ bị bạn bè
trêu chọc về việc bố mẹ ly hôn, gia đình không hạnh phúc và trọn vẹn. Những
lời trêu chọc từ bạn bè khiến trẻ bị tổn thương và có xu hướng sống thu mình, cô lập.
- Ảnh hưởng đến việc học tập trẻ khó tập trung khi học tập
Ngoài ảnh hưởng đến tâm lý, cha mẹ ly hôn còn ảnh hưởng đến việc học
tập của con cái. Trong thời gian đầu, tâm lý của trẻ thường bất ổn nên khó có
thể tập trung và học tập tốt. Trẻ thường có biểu hiện lơ đễnh, hay suy nghĩ
trong giờ học, tiếp thu chậm, quên làm bài tập,…
- Ảnh hưởng có quan niệm, suy nghĩ lệch lạc về tình yêu
Bố mẹ không hạnh phúc, trẻ sẽ dễ hình thành những quan niệm, suy nghĩ
lệch lạc về tình yêu. Nếu trẻ sống trong một gia đình không trọn vẹn bố mẹ
thường xuyên cãi vã và có hành vi bạo lực,...Những đứa trẻ đó thường có
những suy nghĩ cực đoan về tình yêu (tình yêu gia đình, đôi lứa,..). Chẳng hạn
như tình yêu là điều không cần thiết và chỉ mang lại sự đau khổ, yếu đuối và tổn thương.
- Ảnh hưởng đến việc kết hôn sau này có nguy cơ không muốn kết hôn(sợ kết hôn)
Sợ kết hôn là một dạng ám ảnh, sợ hãi quá mức, dai dẳng về việc phải
kết hôn và gắn kết với một người nào đó do việc chứng kiến bố mẹ đã ly hôn.
Người sợ kết hôn này vẫn có thể yêu đương và có tình cảm với những người
khác. Tuy nhiên, họ sẽ từ bỏ mối quan hệ nếu đối phương đề nghị tiến xa hơn.
- Làm cho trẻ có các hành vi chống đối
Ly hôn có thể khiến con cái bị tổn thương sâu sắc. Một số trẻ có thể phản
ứng với nỗi đau bằng các hành vi chống đối, phá phách,... Các hành vi chống
đối đôi khi được thực hiện nhằm mục đích thu hút sự chú ý và quan tâm của
bố mẹ. Trẻ cho rằng bố mẹ hoàn toàn không nghĩ đến mình mà chỉ nghĩ cho
bản thân nên mới quyết định ly dị, ly thân.
Lúc này, bố mẹ cần phải thấu hiểu tâm lý của con cái để có cách xử lý
đúng đắn. Nhưng thực tế, rất nhiều gia đình không hiểu được nguyên nhân
sâu xa trong các hành vi của con và quy chụp con cái hư hỏng. Điều này
khiến cho trẻ càng thêm tổn thương và dễ hình thành ý nghĩ, quan điểm lệch lạc.
- Làm cho trẻ bất thường trong quá trình phát triển nhân cách
Ngoài những ảnh hưởng trên, cha mẹ ly hôn cũng ảnh hưởng đến quá
trình phát triển nhân cách của trẻ. Bố mẹ ly hôn, ly thân, bạo lực và xung đột
gia đình được xem là yếu tố thuận lợi gia tăng nguy cơ mắc phải các căng
bệnh rối loạn nhân cách của trẻ đang phổ biến hiện nay: rối loạn nhân cách
ranh giới, rối loạn nhân cách phụ thuộc, rối loạn ám ảnh, rối loạn tính cách tránh né.
Trình bày những phương hướng cơ bản để xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện nay
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính
quyền các cấp đối với công tác gia đình và nâng cao nhận thức của xã hội về
xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam.
Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động nhằm nâng cao
nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và các thành viên gia đình về vị
trí, vai trò của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia
đình, giúp các gia đình có kiến thức và kỹ năng sống, chủ động phòng chống
sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình, kế thừa và phát huy những
giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những
giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế hộ gia đình.
Kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu những
tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.
Quan tâm đến phát triển kinh tế gia đình, xây dựng và hoàn thiện hệ
thống dịch vụ có liên quan để góp phần củng cố, ổn định và phát triển kinh tế
gia đình, có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho các gia
đình chính sách, gia đình các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình đang
sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ gia đình và
cộng đồng, tạo điều kiện cho mọi gia đình tiếp cận được kiến thức pháp luật,
văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật và phúc lợi xã hội....Tiếp tục phát
triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Liên hệ bản thân
- Biết kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và tôn trọng các thành viên
khác trong gia đình, chăm sóc, giáo dục con em trong gia đình.
- Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tuyên truyền tích cực
phòng, chống bạo lực gia đình, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.
- Bản thân em phải có trách nhiệm rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống văn
hóa, ứng xử văn minh, có trách nhiệm công nhân, ý thức chấp hành pháp luật,
phòng, chống tiêu cực tệ nạn xã hội. Tích cực học tập học tập, nâng cao trình
độ hiểu biết, kiến thức về hôn nhân gia đình.
- Khi tham gia các trang mạng xã hội, phải biết chắt lọc thông tin, tránh rơi
vào lối sống ảo, đăng tải những hình ảnh tiêu cực làm ảnh hưởng đến nhân
phẩm đạo đức, thuần phong, mỹ tục, hạnh phúc gia đình.
- Luôn đặt mọi người trong gia đình ở vị trí quan trọng nhất, biết quan tâm,
chia sẻ với nhau và thường xuyên tâm sự, trò chuyện với mọi người trong gia đình.