Bài thu hoạch môn khoa học xã hội chủ nghĩa - Cảm nhận sau khi tham quan bảo tàng lịch sử TPHCM
Bài thu hoạch môn khoa học xã hội chủ nghĩa - Cảm nhận sau khi tham quan bảo tàng lịch sử TPHCM và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(CN01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỀ TÀI:
CẢM NHẬN SÂU SẮC NHẤT SAU KHI THAM QUAN
NHỮNG HIỆN VẬT ĐƯỢC TRƯNG BÀY TẠI
BẢO TÀNG LỊCH SỬ TPHCM Tên môn học:
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Lương Văn Tám
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hồng Trinh MSSV: 22000052 Lớp: 2600 Học kỳ: 1802 _ 2231 Tháng 10 năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN ĐỀ TÀI:
CẢM NHẬN SÂU SẮC NHẤT SAU KHI THAM QUAN
NHỮNG HIỆN VẬT ĐƯỢC TRƯNG BÀY TẠI
BẢO TÀNG LỊCH SỬ TPHCM Tên môn học:
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Lương Văn Tám
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hồng Trinh MSSV: 22000052 Lớp: 2600 Học kỳ: 1802 _ 2231 Tháng 10 năm 2022 2 DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Bảo tàng Lịch sử TPHCM nhìn từ trên cao....................................................2
Hình 2: Tòa nhà đằng trước của Bảo tàng Lịch sử TPHCM........................................2
Hình 3: Tòa nhà đằng sau của Bảo tàng Lịch sử TPHCM............................................2
Hình 4: Tượng Phật A Di Đà...........................................................................................2
Hình 5: Một số tượng Phật Trung Quốc.........................................................................2
Hình 6: Khám thờ - một trong những hiện vật phục vụ thờ cúng nổi bật tại Nhật Bản
........................................................................................................................................... 2
Hình 7: Tượng Phật Thái Lan.........................................................................................2
Hình 8: Tượng Phật Campuchia.....................................................................................2
Hình 9: Tượng nữ thần Devi...........................................................................................2
Hình 10: Tượng đầu sư tử...............................................................................................2
Hình 11: Tượng người nhảy múa....................................................................................2
Hình 12: Hủ, ống nhổ, bầu rượu, đĩa, bát,bình vôi, đầu ngói, kiến trúc hình ngọn lửa
........................................................................................................................................... 2
Hình 13: Đồ vật làm từ đá gốm.......................................................................................2 3
1. TỔNG QUAN CHUNG về Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh 1.1.
Lịch sử hình thành và phát triển của bảo tàng
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh
Khiêm, phường Bến Nghé, Quận 1. Đây là địa điểm lưu giữ, bảo tồn và trưng bày hàng
chục ngàn hiện vật quý được sưu tầm trong và ngoài nước. Bảo tàng ban đầu có tên là
Bảo tàng Blanchard de la Brosse (tên của viên thống đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ), được xây
dựng và thành lập năm 1929. Đây là bảo tàng đầu tiên phía Nam với bề dày lịch sử lâu
đời, đã chứng kiến sự thăng trầm tại đất Sài Gòn này. Năm 1956, bảo tàng đổi tên là
“Viện Bảo tàng Quốc Gia Việt Nam” được trưng bày mỹ thuật cổ của một số nước châu
Á. Cho đến ngày 23/8/1979, bảo tàng chính thức được đổi tên là “Bảo tàng Lịch sử
Thành phố Hồ Chí Minh”. Và tới năm 2012, bảo tàng được công nhận là Di tích kiến trúc
nghệ thuật cấp Quốc gia. Hình
1 : Bảo tàng Lịch sử TPHCM nhìn từ trên cao 4 1.2.
Kiến trúc của bảo tàng
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh có khuôn viên rộng 6.057 m2 và
được chia làm hai tòa nhà: Tòa nhà trước được xây dựng vào năm 1927 và tòa nhà đằng
sau xây vào năm 1970. Các hoa văn của bảo tàng đều làm từ chất liệu khác nhau gồm gỗ,
sắt, xi măng,… mang nét đẹp phổ biến và hình thù tương đồng với nhiều công trình khác.
Đó cũng chính là phần di sản văn hóa phi vật thể được ẩn chứa trong tòa nhà mà cụ thể là
ở các họa tiết trang trí kiến trúc. Các hoa văn ấy cũng đã cho thấy sự giao lưu văn hóa
Việt – Pháp, góp phần làm cho công trình kiến trúc của bảo tàng mang nét Á Đông nhưng cũng rất Tây phương.
Tòa nhà đằng trước được kiến trúc sư người Pháp Auguste Delaval thiết kế mang nét
cổ kính chính là Bảo tàng Blanchard de la Brosse ban đầu, với diện tích là 2.100 m2. Toà
nhà có lối kiến trúc tổng thể mang phong cách Đông Dương xưa là khối tháp bát giác ở
giữa làm điểm nhấn, đồng thời là trục đối xứng quan trọng cho hai dãy nhà hai bên của
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.
Tòa nhà đằng sau được xây nối tiếp tòa trước theo phong cách hài hòa nối tiếp vào tòa
nhà đằng trước, do kiến trúc sư người Việt Nam là Nguyễn Bá Lăng thiết kế. Tòa nhà này
có hình chữ U có diện tích 1.000 m , được thiết kế cân đối v 2
à xử lý cảnh quan cho phù
hợp với kiến trúc cổ của tòa nhà trước. Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh là công
trình kiến trúc đặc sắc, là công trình được sử dụng đúng với công năng thiết kế ban đầu cho đến ngày hôm nay. 5 Hình
2 : Tòa nhà đằng trước của Bảo tàng Lịch sử TPHCM Hình
3 : Tòa nhà đằng sau của Bảo tàng Lịch sử TPHCM 6
2. CẢM NHẬN CỦA BẢN THÂN SAU KHI THAM QUAN NHỮNG HIỆN VẬT
Vừa qua ngày 16/10/2022 lớp Chủ nghĩa xã hội khoa học, tôi cùng với các bạn đã
được tham gia vào một chuyến tham quan Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh do
trường Đại học Hoa Sen tổ chức. Bảo tàng mang trong mình giá trị lịch sử của nước Việt
Nam ta qua các thời đại, vì vậy bản thân tôi được trải nghiệm cảm giác du hành thời gian
về các giai đoạn khác nhau trong quá trình xây dựng, tồn tại và phát triển của đất nước
này thông qua các hiện vật lịch sử được trưng bày.
Đến khu vực Thảo Cầm Viên Sài Gòn, tôi khá bất ngờ khi có một tòa nhà đồ sộ, uy nghi
nằm bên trái, kiến trúc theo lối Á Đông, đó chính là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Thành
Phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những bảo tàng lâu đời nhất ở Việt Nam, là nơi bảo
tồn và trưng bày hàng chục ngàn hiện vật quý được sưu tầm trong và ngoài nước Việt Nam
đã thu hút nhiều tầng lớp nhân dân cũng như hàng vạn khách tham quan Quốc tế.
Cái nhìn đầu tiên của tôi khi bước vào nơi này chính là sự đặc biệt của thiết kế nơi đây.
Ngoài ra, công trình này mang nghệ thuật rất cao vì vậy rất nhiều bạn trẻ đã chọn nơi này,
không chỉ để tham quan tìm hiểu về lịch sử mà còn chụp hình nghệ thuật tại đây. Nhưng để
nói về giá trị của bảo tàng, nó không chỉ nằm ở vẻ đẹp bên ngoài mà còn nằm trong tính
giáo dục của toà nhà này. Bảo tàng được chia ra rất nhiều phòng, mỗi gian phòng đều mang
một dáng vẻ, màu sắc riêng về mảnh đất Sài Gòn thân thương.
Khi đến Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, bản thân tôi đã được trải nghiệm
cảm giác đi dọc theo chiều dài lịch sử của nước ta từ thời kỳ tiền sử đến thời nhà Nguyễn
qua từng gian phòng riêng biệt. Ngoài ra, bản thân tôi còn được biết thêm về kiến thức
lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam ta, từ những dấu tích đầu tiên về công
cụ đá cổ của người Việt xưa tới vũ khí của vua Hùng,... Và bên cạnh các hiện vật quý giá
là những chú thích vô cùng chi tiết giúp người đến tham quan hiểu rõ hơn những hiện vật
này. Hơn thế nữa, bảo tàng còn trưng bày những bộ xiêm y và nhạc cụ truyền thống của
các dân tộc xưa, điều này thể hiện không chỉ quá trình lịch sử mà còn tô đậm văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam. 7
Không chỉ dừng lại tại Việt Nam, điều để lại cho bản thân tôi ấn tượng sâu sắc nhất là
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh còn có các khu vực trưng bày tượng
Phật của những nền văn hóa khác nhau ở các nước Đông Nam Á. Khi du nhập vào các
nước, Phật giáo đã hòa nhập với tín ngưỡng và tôn giáo riêng của mỗi nước, để hình
thành sắc thái văn hóa Phật giáo đặc trưng mỗi khu vực, thể hiện qua các công trình kiến
trúc tôn giáo, hình thức thờ cúng và nghệ thuật tạo tượng. Sự truyền bá của Phật giáo đã
ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự ra đời và phát triển sáng tạo của nhiều nền nghệ thuật Phật
giáo trên khắp lục địa châu Á. Hình
4 : Tượng Phật A Di Đà 8
Nói đến Phật giáo không thể không nhắc đến Trung Quốc - một trong những trung
tâm Phật giáo lớn. Đạo Phật du nhập vào Trung Quốc vào khoảng thế kỷ I-II trước Công
nguyên theo con đường tơ lụa. Các tác phẩm điêu khắc Phật giáo của Trung Quốc là sự
kết hợp của quá trình giao thoa với các trung tâm Phật giáo khác. Trong các điện thờ Phật
giáo Trung Quốc, hình tượng Bồ Tát, đặc biệt là Quán Thế Âm chiếm vị trí quan trọng. Hình
5 : Một số tượng Phật Trung Quốc 9
Trong các tượng Phật của Nhật Bản, nổi bật có khám thờ (Butsudan) - hiện vật phục
vụ cho việc thờ cúng trong các ngôi chùa, xuất hiện đầu tiên cùng với sự truyền bá của
Phật giáo vào Nhật Bản vào khoảng thế kỷ thứ VI. Khám được làm như một ngôi chùa
thu nhỏ, có thể dễ dàng mang đi. Bên trong khám thờ là hình tượng Chuẩn Đề ngồi trên
tòa sen, còn phía dưới có hai người hầu trong trang phục cổ của người Nhật. Hình
6 : Khám thờ - một trong những hiện vật phục vụ thờ cúng nổi bật tại Nhật Bản 10