Bài thu hoạch môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Bài thu hoạch môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu gồm 8 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

BÀI THU HOẠCH MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
( về chuyến đi Bảo tang Hồ Chí Minh)
I - BÀI CẢM NHẬN CHUYẾN ĐI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
Vào ngày thứ sáu vừa qua, trong chuyến đi thực
tế của môn tư tưởng hồ chí minh tập thể lớp
4TMB của em đã có dịp đến tham quan bảo tàng
Hồ Chí Minh và chuyến đi này đã để lại trong em
rất nhiều suy nghĩ và xúc động về vị chủ tịch –
người cha già của dân tộc Việt Nam.
Đi một đoạn đường khá dài vào một buổi trưa
nắng, ai cũng cảm thấy mệt nhọc trên đường đi,ấy
vậy mà vừa đến bảo tàng Hồ Chí Minh, không khí
yên tĩnh, bầu không khí mát rượi bởi gió từ sông
Sài Gòn thổi vào đã làm mọi người cảm thấy thật
dễ chịu. Rảo bước vào tòa nhà màu cam nằm sâu
bên trong khu đất, ai cũng cảm thấy rất háo hức
khi lần đầu tiên được đến tham quan một trong
những bảo tàng lớn ở miền Nam về Bác Hồ
Bước chân vào trong, ấn tượng đầu tiên đối với
em là căn phòng tràn ngập hình của Bác Hồ, những bức hình được chụp trắng đen từ
xưa, rất chân thật và ở rất nhiều góc độ và hoàn cảnh khác nhau.Trước tới giờ, em
cũng ít có dịp nhìn nhiều hình của bác,chỉ là một số tấm
ảnh thoáng qua trên vài bộ phim tư liệu, tấm ảnh chân
dung Bác trong phòng học kế bên là “ Năm điều Bác
Hồ dạy” Do đó. cảm giác trước tiên nhất là em cảm
thấy Bác thật gần gũi bên mình. Rảo bước đi qua từng
tấm hình, đọc từng lời chú thích trên hình, càng hiểu
thêm về Bác, càng tri ân thêm và cảm động thêm về
những hành động cao cả cũng như tấm lòng bao la của
Bác đối với đất nước, đối với nhân dân Việt Nam. Những tấm hình, những hiện vật đã
Trường: Đại Học Sư Phạm TP.HCM
Lớp: 4TMB
Họ tên sinh viên: Mai Đặng Huyền Trang
MSSV: K32-751-071
truyền tải lại thật nhiều cảm xúc những điều mà thế hệ trẻ hôm nay chưa được biết về
Bác ngày xưa. Ở tại bảo tàng, em đã có cơ hội được nhìn chiếc áo nâu sờn, đôi dép
khi xưa bác mang, cũng được nhìn thấy chiếc áo mà mọi người đã dùng để tang Người
khi Người ra đi. Xúc động và ấn tượng sâu sắc nhất có lẽ là tấm hình bác khóc tại kỳ
họp Quốc hội KI ( 12/1956) khi nói đến đồng bào miền Nam đang chịu sự đày đọa của
bọn đế quốc Mỹ. Tấm hình đó thật sự khiến chúng ta phải rưng rưng. Nhìn tấm ảnh
chân thật như vậy mới hiểu thấu được tấm lòng của Bác thương nhân dân xiết bao,
Bác đã hy sinh cả một cuộc đời để cống hiến cho đất nước, cho nhân dân, tâm tình của
Bác lúc nào cũng dành trọn vẹn cho dân cho nước. Đứng trước tấm hình ấy, em cảm
thấy mình thật nhỏ bé trước tấm lòng của Bác. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con
người ta có rất nhiều tham vọng, họ nỗ lực để đem lại sự thành công, giàu sang và
danh vọng cho cá nhân. Trên con đường đi đó, có khi họ đã trở nên lạnh lùng với nhau,
cạnh tranh ganh tị lẫn nhau, tức tối với những việc cản đường tiến thân của mình. Họ
dễ cảm thấy đau khổ tuyệt vọng khi không đạt được những vọng ước đó. Có lẽ lúc đó
họ cũng khóc. Có thể không hoàn toàn đúng khi so sánh hai thế hệ ở hai giai đoạn lịch
sử hoàn toàn khác nhau, nhưng khi nhìn tấm hình của Bác, em thiết nghĩ những giọt
nước mắt mà chúng ta khóc với những vọng ước cá nhân không thành thật chẳng là gì
đối với những giọt nước mắt Bác đã khóc cho nhân dân khi đó. Bác đã làm tất cả, Bác
đã hy sinh tất cả những hạnh phúc riêng để tập trung cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
của đất nước, mong ước duy nhất của Bác chẳng phải là vọng ước cho cá nhân mà là
cho cả dân tộc, cho đất nước. Bác đã làm rất nhiều và hy sinh rất nhiều, đã sống hết
mình cho dân cho nước nhưng Người lúc nào cũng day dứt đau đớn khi nghĩ đến đồng
bào miền Nam đang chịu đau đớn dưới ách thống trị của kẻ thù. Những trăn trở, những
đau đớn, những giọt nước mắt của Bác thật vĩ đại biết bao.
Có thể nói, chuyến đi bảo tàng Hồ Chí Minh hôm ấy đã đem lại cho em một trải nghiệm
vô giá. Những chuyến đi tìm về lịch sử như vậy thật sư khiến người ta phải trầm ngâm
về hiện tại. Được nhìn những hình ảnh của Bác, thấu hiểu được nỗi lòng của Bác, mình
thật sự phải tự nhủ là phải biết sống nhân ái hơn, bao dung và đùm bọc với cộng đồng
hơn, để không phải cảm thấy hổ thẹn với sự hy sinh to lớn của Bác. Những cái vọng
ước của mình trong hiện tại có thể đối với bản thân là rất lớn, nhưng đó chỉ là vọng ước
của cá nhân tầm thường, dẫu có thất bại cũng có thể vượt qua, có thể làm lại, có thể
trăn trở một thời gian ngắn để giải quyết, nó không là gì đối với tấm lòng của Bác, sẵn
sàng quên mình để lo cho mong ước chung của nước của dân. Thiết nghĩ xã hội phát
triển hiện nay, khi người ta có chút tài năng, người ta có thể sẵn sàng dứt áo ra đi tìm
một miền đất hứa ở bên kia đại dương, tạo dựng sự nghiệp và quay lưng lại với việc
đóng góp cho sự phát triển của quê hương. Ngày ấy, nếu Bác với tài năng và mối quan
hệ tốt của mình, Bác có thể dễ dàng sống trên một miền đất trù phú nào ở Tây phương,
để tạo dựng cho mình một sự nghiệp hoàn toàn xa rời với cách mạng, với sự giải
phóng dân tộc. Ấy vậy mà Bác với một tấm lòng yêu nước và nhân ái vô bờ, Người đã
nỗ lực hết mình học hỏi những điều hay, những bài học quý giá ở xứ người để đem về
lại cho đất nước Việt Nam, để cùng huấn luyện toàn dân đứng lên chiến đấu giành
cách mạng theo đường lối đúng đắn nhất. Nếu không có Bác, lịch sử đấu tranh chống
Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta không thể viết nên những chiến công hào hùng và
quả cảm đến thế. Một dân tộc quả cảm đã được hấp thụ tinh chất của nhà lãnh đạo quả
cảm và nhân từ. Là con cháu của dân tộc ấy, ngày nay phải tự nhủ mình sống sao cho
xứng đáng với sự hy sinh của cha ông ngày xưa, sống sao cho xứng đáng với tấm lòng
của Bác.
II – TƯ LIỆU ẢNH VÀ NHỮNG BÀI HỌC MÀ BÁC DẠY
Ông Lê Bá Cải – Ủy viên Ban Liên lạc những người trực tiếp phục vụ Bác Hồ hiện ở
khu tập thể Văn phòng Chính phủ phường Phương Mai (Hà Nội) còn giữ được tấm ảnh
quý giá và nhớ mãi những câu chuyện như bài học Bác dạy .
Câu chuyện I : “ Cưa cây phải để hở mạch”
Đầu năm 1953, ông Cải cùng nhiều thanh niên quê Thanh Hóa được tuyển chọn điều
lên chiến khu Việt Bắc, bổ sung vào Đội Xây dựng thuộc Ban kiểm tra 12 – bí danh của
Chủ tịch Phủ – Thủ tướng phủ tại An toàn khu (ATK) Sơn Dương, Tuyên Quang.
Cuối năm đó, một đêm cả vùng bị cơn lốc mạnh làm đổ nhiều cây chắn ngang đường.
Đội được lệnh phân làm nhiều tổ đi giải tỏa các con đường mòn khi trời sáng.
Tổ ông Cải có 6 người: Nguyễn Văn Chừng, Nguyễn Văn Quang, Lê Văn Tước, Phạm
Văn Chi và Nguyễn Văn Sách. Anh em chia từng cặp, đang chăm chú cưa từng đoạn
cây thì bỗng thấy Bác đi ngựa cùng bốn người nữa đi tới.
Anh em vội đứng lên chào Bác, luống cuống quên cả việc đang làm. Bác xuống ngựa,
rồi tiến tới chỗ mọi người đang bối rối. Bác bảo: "Các chú chào Bác xong lại tiếp tục
công việc, khẩn trương lên chứ, sao còn đứng đấy".
Bấy giờ ai nấy mới vội chạy về vị trí đang làm, cầm cưa. Nhưng luống cuống cưa mắc
kẹt, kéo đẩy đều không được. Bác bảo cặp cưa Cải – Quang: "Các chú phải một chân
giữ cây, một chân đè lên thân cây hai bên cho nó hở mạch thì cưa mới nhanh được:.
Bác nhìn sang cặp Tước – Chi, lưỡi cưa cũng đang mắc kẹt giữa thân cây dài vắt qua
đường. Người nói vui, thân mật: "Mấy chú này chắc chưa quen cầm cưa. Cây này dài,
đè chân lên mạch càng ngậm chặt, các chú phải kê đỡ dưới mạch hoặc một người
nâng mạch cưa lên".
Một người đi cùng Bác cũng đứng hướng dẫn thêm. Anh vừa nói, vừa chỉ tay ra hiệu.
Bác đến bên vỗ vai: "Chú nói đúng. Nhưng miệng nói tay làm giúp các chú cho nhanh,
càng đúng hơn".
Mọi người cùng cười vui vẻ và Bác cũng giúp một tay dọn dẹp rất nhanh một lối đi nhỏ.
Câu chuyện II: May mà Bác ra sớm
Tác phong làm việc của Bác Hồ rất sâu sát và đặc biệt, giao việc cho ai, dù tin vẫn phải
kiểm tra.
Lần ấy, hè năm 1957, Bác tiếp Đoàn văn công Trung Quốc sang biểu diễn. Ông Trần
Quý Kiên – Phó Văn phòng được Chánh văn phòng Phan Mỹ giao nhiệm vụ trực tiếp
bày bàn ghế để Chủ tịch nước tiếp khách.
Ông Cải cùng anh em được phân công xếp bàn ghế hình chữ T phủ khăn trắng và sắp
ghế hai bên. Trước 8 giờ 15 phút, Bác ra xem liền hỏi: - Chú Mỹ, chú Kiên đâu? Anh
em nhớn nhác nhìn nhau, vội tìm hai ông. Bác chỉ dãy bàn vội hỏi:
- Các chú quên rồi sao? Hôm nay Bác tiếp khách hoa quả. Bày chữ T thế này khách
đến họ lại tưởng ăn tiệc mặn…
Nói rồi, Bác tự tay ra hiệu mọi người xúm vào kê lại bàn ghế hình chữ U để khách ngồi
quanh. Vừa bày lại xong, nhìn ra cổng Phủ Chủ tịch, đoàn xe khách từ từ tiến vào sân.
Câu chuyện III: “ Tinh thần thế là tốt”
Năm 1962, trên khắp miền Bắc, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp phát triển mạnh.
Đâu đâu cũng nêu cao khẩu hiệu tất cả để phục vụ nông nghiệp.
Chi đoàn Thanh niên cơ quan đề xuất, được Chánh Văn phòng Phan Mỹ ủng hộ, anh
em xây một lò đúc lưỡi cày 51 ở phía sau đình Hội đồng (nay là phòng họp lớn của
Chính phủ).
Hôm khai lò, anh em không ngờ Bác và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến xem. Bác hỏi
đoàn viên đứng lò Nguyễn Văn Nuôi: "Các chú đúc được bao nhiều lưỡi cày rồi?"
- Dạ thưa Bác, chúng cháu mới đúc thử 10 chiếc ạ!
Bác lại hỏi: Thế các chú đúc ra định đem bán hay làm gì?
Cả Bác cháu cùng cười ồ lên. Anh em chưa ai nghĩ ra nên trả lời Bác như thế nào thì
Chánh Văn phòng Phan Mỹ đỡ lời: "Thưa Bác, chi đoàn báo cáo là lưỡi cày đúc được
sẽ đem tặng các hợp tác xã làm ăn giỏi ạ".
Bác khen: Làm được cày 51 là “Tất cả cho nông nghiệp". Tinh thần của việc làm như
thế là tốt…
Câu chuyện 4: “Chỗ tắt điện ở đâu?”
Sáng ngày 24/7/1957, lúc đó Bác đang ở thăm Ba Lan, tại phòng lễ tân vào khoảng 9
giờ sáng, khi mặt trời đã lên cao mà ba chùm đèn với hàng trăm ngọn sáng trưng, Bác
Hồ đã yêu cầu gặp Vụ trưởng lễ tân. Bộ trưởng Bộ ngoại giao nước bạn liền có mặt.
Bác hỏi: “Chỗ tắt điện ở đâu?”. Lập tức mấy chiến sĩ bảo vệ đi tắt điện. Chủ tịch Ba Lan
Zawasdzki nói giọng nghiêm trang: “Xin cảm ơn đồng chí Hồ Chí Minh. Tôi thành thật
nhận khuyết điểm chưa nghiêm túc thực hiện chỉ thị tiết kiệm của Lênin”.
Trích di chúc của Bác
Các chú lo cho anh em ăn có tốt
không- Ảnh tư liệu
Bác Hồ hỏi chuyện anh Nguyễn Văn Nuôi - đang
chống que chọc lò rèn lưỡi cày - Ảnh: Đinh Đăng
Định
Một tác phẩm xúc động về phút lâm
chung của chủ tịch Hồ Chí Minh - ảnh
Duy Thái
| 1/6

Preview text:


Trường: Đại Học Sư Phạm TP.HCM Lớp: 4TMB
Họ tên sinh viên: Mai Đặng Huyền Trang MSSV: K32-751-071
BÀI THU HOẠCH MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
( về chuyến đi Bảo tang Hồ Chí Minh)
I - BÀI CẢM NHẬN CHUYẾN ĐI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
Vào ngày thứ sáu vừa qua, trong chuyến đi thực
tế của môn tư tưởng hồ chí minh tập thể lớp
4TMB của em đã có dịp đến tham quan bảo tàng
Hồ Chí Minh và chuyến đi này đã để lại trong em
rất nhiều suy nghĩ và xúc động về vị chủ tịch –
người cha già của dân tộc Việt Nam.
Đi một đoạn đường khá dài vào một buổi trưa
nắng, ai cũng cảm thấy mệt nhọc trên đường đi,ấy
vậy mà vừa đến bảo tàng Hồ Chí Minh, không khí
yên tĩnh, bầu không khí mát rượi bởi gió từ sông
Sài Gòn thổi vào đã làm mọi người cảm thấy thật
dễ chịu. Rảo bước vào tòa nhà màu cam nằm sâu
bên trong khu đất, ai cũng cảm thấy rất háo hức
khi lần đầu tiên được đến tham quan một trong
những bảo tàng lớn ở miền Nam về Bác Hồ
Bước chân vào trong, ấn tượng đầu tiên đối với
em là căn phòng tràn ngập hình của Bác Hồ, những bức hình được chụp trắng đen từ
xưa, rất chân thật và ở rất nhiều góc độ và hoàn cảnh khác nhau.Trước tới giờ, em
cũng ít có dịp nhìn nhiều hình của bác,chỉ là một số tấm
ảnh thoáng qua trên vài bộ phim tư liệu, tấm ảnh chân
dung Bác trong phòng học kế bên là “ Năm điều Bác
Hồ dạy” Do đó. cảm giác trước tiên nhất là em cảm
thấy Bác thật gần gũi bên mình. Rảo bước đi qua từng
tấm hình, đọc từng lời chú thích trên hình, càng hiểu
thêm về Bác, càng tri ân thêm và cảm động thêm về
những hành động cao cả cũng như tấm lòng bao la của
Bác đối với đất nước, đối với nhân dân Việt Nam. Những tấm hình, những hiện vật đã
truyền tải lại thật nhiều cảm xúc những điều mà thế hệ trẻ hôm nay chưa được biết về
Bác ngày xưa. Ở tại bảo tàng, em đã có cơ hội được nhìn chiếc áo nâu sờn, đôi dép
khi xưa bác mang, cũng được nhìn thấy chiếc áo mà mọi người đã dùng để tang Người
khi Người ra đi. Xúc động và ấn tượng sâu sắc nhất có lẽ là tấm hình bác khóc tại kỳ
họp Quốc hội KI ( 12/1956) khi nói đến đồng bào miền Nam đang chịu sự đày đọa của
bọn đế quốc Mỹ. Tấm hình đó thật sự khiến chúng ta phải rưng rưng. Nhìn tấm ảnh
chân thật như vậy mới hiểu thấu được tấm lòng của Bác thương nhân dân xiết bao,
Bác đã hy sinh cả một cuộc đời để cống hiến cho đất nước, cho nhân dân, tâm tình của
Bác lúc nào cũng dành trọn vẹn cho dân cho nước. Đứng trước tấm hình ấy, em cảm
thấy mình thật nhỏ bé trước tấm lòng của Bác. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con
người ta có rất nhiều tham vọng, họ nỗ lực để đem lại sự thành công, giàu sang và
danh vọng cho cá nhân. Trên con đường đi đó, có khi họ đã trở nên lạnh lùng với nhau,
cạnh tranh ganh tị lẫn nhau, tức tối với những việc cản đường tiến thân của mình. Họ
dễ cảm thấy đau khổ tuyệt vọng khi không đạt được những vọng ước đó. Có lẽ lúc đó
họ cũng khóc. Có thể không hoàn toàn đúng khi so sánh hai thế hệ ở hai giai đoạn lịch
sử hoàn toàn khác nhau, nhưng khi nhìn tấm hình của Bác, em thiết nghĩ những giọt
nước mắt mà chúng ta khóc với những vọng ước cá nhân không thành thật chẳng là gì
đối với những giọt nước mắt Bác đã khóc cho nhân dân khi đó. Bác đã làm tất cả, Bác
đã hy sinh tất cả những hạnh phúc riêng để tập trung cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
của đất nước, mong ước duy nhất của Bác chẳng phải là vọng ước cho cá nhân mà là
cho cả dân tộc, cho đất nước. Bác đã làm rất nhiều và hy sinh rất nhiều, đã sống hết
mình cho dân cho nước nhưng Người lúc nào cũng day dứt đau đớn khi nghĩ đến đồng
bào miền Nam đang chịu đau đớn dưới ách thống trị của kẻ thù. Những trăn trở, những
đau đớn, những giọt nước mắt của Bác thật vĩ đại biết bao.
Có thể nói, chuyến đi bảo tàng Hồ Chí Minh hôm ấy đã đem lại cho em một trải nghiệm
vô giá. Những chuyến đi tìm về lịch sử như vậy thật sư khiến người ta phải trầm ngâm
về hiện tại. Được nhìn những hình ảnh của Bác, thấu hiểu được nỗi lòng của Bác, mình
thật sự phải tự nhủ là phải biết sống nhân ái hơn, bao dung và đùm bọc với cộng đồng
hơn, để không phải cảm thấy hổ thẹn với sự hy sinh to lớn của Bác. Những cái vọng
ước của mình trong hiện tại có thể đối với bản thân là rất lớn, nhưng đó chỉ là vọng ước
của cá nhân tầm thường, dẫu có thất bại cũng có thể vượt qua, có thể làm lại, có thể
trăn trở một thời gian ngắn để giải quyết, nó không là gì đối với tấm lòng của Bác, sẵn
sàng quên mình để lo cho mong ước chung của nước của dân. Thiết nghĩ xã hội phát
triển hiện nay, khi người ta có chút tài năng, người ta có thể sẵn sàng dứt áo ra đi tìm
một miền đất hứa ở bên kia đại dương, tạo dựng sự nghiệp và quay lưng lại với việc
đóng góp cho sự phát triển của quê hương. Ngày ấy, nếu Bác với tài năng và mối quan
hệ tốt của mình, Bác có thể dễ dàng sống trên một miền đất trù phú nào ở Tây phương,
để tạo dựng cho mình một sự nghiệp hoàn toàn xa rời với cách mạng, với sự giải
phóng dân tộc. Ấy vậy mà Bác với một tấm lòng yêu nước và nhân ái vô bờ, Người đã
nỗ lực hết mình học hỏi những điều hay, những bài học quý giá ở xứ người để đem về
lại cho đất nước Việt Nam, để cùng huấn luyện toàn dân đứng lên chiến đấu giành
cách mạng theo đường lối đúng đắn nhất. Nếu không có Bác, lịch sử đấu tranh chống
Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta không thể viết nên những chiến công hào hùng và
quả cảm đến thế. Một dân tộc quả cảm đã được hấp thụ tinh chất của nhà lãnh đạo quả
cảm và nhân từ. Là con cháu của dân tộc ấy, ngày nay phải tự nhủ mình sống sao cho
xứng đáng với sự hy sinh của cha ông ngày xưa, sống sao cho xứng đáng với tấm lòng của Bác.
II – TƯ LIỆU ẢNH VÀ NHỮNG BÀI HỌC MÀ BÁC DẠY
Ông Lê Bá Cải – Ủy viên Ban Liên lạc những người trực tiếp phục vụ Bác Hồ hiện ở
khu tập thể Văn phòng Chính phủ phường Phương Mai (Hà Nội) còn giữ được tấm ảnh
quý giá và nhớ mãi những câu chuyện như bài học Bác dạy .
C
âu chuyện I : “ C
ưa cây phải để hở mạch”
Đầu năm 1953, ông Cải cùng nhiều thanh niên quê Thanh Hóa được tuyển chọn điều
lên chiến khu Việt Bắc, bổ sung vào Đội Xây dựng thuộc Ban kiểm tra 12 – bí danh của
Chủ tịch Phủ – Thủ tướng phủ tại An toàn khu (ATK) Sơn Dương, Tuyên Quang.
Cuối năm đó, một đêm cả vùng bị cơn lốc mạnh làm đổ nhiều cây chắn ngang đường.
Đội được lệnh phân làm nhiều tổ đi giải tỏa các con đường mòn khi trời sáng.
Tổ ông Cải có 6 người: Nguyễn Văn Chừng, Nguyễn Văn Quang, Lê Văn Tước, Phạm
Văn Chi và Nguyễn Văn Sách. Anh em chia từng cặp, đang chăm chú cưa từng đoạn
cây thì bỗng thấy Bác đi ngựa cùng bốn người nữa đi tới.
Anh em vội đứng lên chào Bác, luống cuống quên cả việc đang làm. Bác xuống ngựa,
rồi tiến tới chỗ mọi người đang bối rối. Bác bảo: "Các chú chào Bác xong lại tiếp tục
công việc, khẩn trương lên chứ, sao còn đứng đấy".
Bấy giờ ai nấy mới vội chạy về vị trí đang làm, cầm cưa. Nhưng luống cuống cưa mắc
kẹt, kéo đẩy đều không được. Bác bảo cặp cưa Cải – Quang: "Các chú phải một chân
giữ cây, một chân đè lên thân cây hai bên cho nó hở mạch thì cưa mới nhanh được:.
Bác nhìn sang cặp Tước – Chi, lưỡi cưa cũng đang mắc kẹt giữa thân cây dài vắt qua
đường. Người nói vui, thân mật: "Mấy chú này chắc chưa quen cầm cưa. Cây này dài,
đè chân lên mạch càng ngậm chặt, các chú phải kê đỡ dưới mạch hoặc một người nâng mạch cưa lên".
Một người đi cùng Bác cũng đứng hướng dẫn thêm. Anh vừa nói, vừa chỉ tay ra hiệu.
Bác đến bên vỗ vai: "Chú nói đúng. Nhưng miệng nói tay làm giúp các chú cho nhanh, càng đúng hơn".
Mọi người cùng cười vui vẻ và Bác cũng giúp một tay dọn dẹp rất nhanh một lối đi nhỏ. C
âu chuyện II: Ma
y mà Bác ra sớm
Tác phong làm việc của Bác Hồ rất sâu sát và đặc biệt, giao việc cho ai, dù tin vẫn phải kiểm tra.
Lần ấy, hè năm 1957, Bác tiếp Đoàn văn công Trung Quốc sang biểu diễn. Ông Trần
Quý Kiên – Phó Văn phòng được Chánh văn phòng Phan Mỹ giao nhiệm vụ trực tiếp
bày bàn ghế để Chủ tịch nước tiếp khách.
Ông Cải cùng anh em được phân công xếp bàn ghế hình chữ T phủ khăn trắng và sắp
ghế hai bên. Trước 8 giờ 15 phút, Bác ra xem liền hỏi: - Chú Mỹ, chú Kiên đâu? Anh
em nhớn nhác nhìn nhau, vội tìm hai ông. Bác chỉ dãy bàn vội hỏi:
- Các chú quên rồi sao? Hôm nay Bác tiếp khách hoa quả. Bày chữ T thế này khách
đến họ lại tưởng ăn tiệc mặn…
Nói rồi, Bác tự tay ra hiệu mọi người xúm vào kê lại bàn ghế hình chữ U để khách ngồi
quanh. Vừa bày lại xong, nhìn ra cổng Phủ Chủ tịch, đoàn xe khách từ từ tiến vào sân.
Câu chuyện III: “ Tinh thần thế là tốt”
Năm 1962, trên khắp miền Bắc, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp phát triển mạnh.
Đâu đâu cũng nêu cao khẩu hiệu tất cả để phục vụ nông nghiệp.
Chi đoàn Thanh niên cơ quan đề xuất, được Chánh Văn phòng Phan Mỹ ủng hộ, anh
em xây một lò đúc lưỡi cày 51 ở phía sau đình Hội đồng (nay là phòng họp lớn của Chính phủ).
Hôm khai lò, anh em không ngờ Bác và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến xem. Bác hỏi
đoàn viên đứng lò Nguyễn Văn Nuôi: "Các chú đúc được bao nhiều lưỡi cày rồi?"
- Dạ thưa Bác, chúng cháu mới đúc thử 10 chiếc ạ!
Bác lại hỏi: Thế các chú đúc ra định đem bán hay làm gì?
Cả Bác cháu cùng cười ồ lên. Anh em chưa ai nghĩ ra nên trả lời Bác như thế nào thì
Chánh Văn phòng Phan Mỹ đỡ lời: "Thưa Bác, chi đoàn báo cáo là lưỡi cày đúc được
sẽ đem tặng các hợp tác xã làm ăn giỏi ạ".
Bác khen: Làm được cày 51 là “Tất cả cho nông nghiệp". Tinh thần của việc làm như thế là tốt…
Câu chuyện 4: “Chỗ tắt điện ở đâu?”
Sáng ngày 24/7/1957, lúc đó Bác đang ở thăm Ba Lan, tại phòng lễ tân vào khoảng 9
giờ sáng, khi mặt trời đã lên cao mà ba chùm đèn với hàng trăm ngọn sáng trưng, Bác
Hồ đã yêu cầu gặp Vụ trưởng lễ tân. Bộ trưởng Bộ ngoại giao nước bạn liền có mặt.
Bác hỏi: “Chỗ tắt điện ở đâu?”. Lập tức mấy chiến sĩ bảo vệ đi tắt điện. Chủ tịch Ba Lan
Zawasdzki nói giọng nghiêm trang: “Xin cảm ơn đồng chí Hồ Chí Minh. Tôi thành thật
nhận khuyết điểm chưa nghiêm túc thực hiện chỉ thị tiết kiệm của Lênin”.
Các chú lo cho anh em ăn có tốt
Bác Hồ hỏi chuyện anh Nguyễn Văn Nuôi - đang không- Ảnh tư liệu
chống que chọc lò rèn lưỡi cày - Ảnh: Đinh Đăng Định
Trích di chúc của Bác
Một tác phẩm xúc động về phút lâm
chung của chủ tịch Hồ Chí Minh - ảnh Duy Thái