Bài thu hoạch ngoại khóa đền tưởng niệm Bến Nọc – Tiểu đội 4 | Báo cáo môn Giáo dục quốc phòng an ninh Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên tiến công vào Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Dù thua thiệt về nhiều mặt, tuy nhiên, trước sự đấu tranh kiên trì của nhân dân ta, cuối tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc tổng khởi nghĩa đã thắng lợi và giành được chính quyền về tay nhân dân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Trường ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
Bài thu hoạch ngoại khóa đền tưởng niệm Bến Nọc
Tiểu đội thực hiện: tiểu đội 4 Môn học: GDQP 1 Năm học: 2023-2024
Giảng viên: Ths. Trịnh Công Tứ
Cuộc xâm lược của thực dân Pháp:
Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên tiến công vào
Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Dù thua thiệt
về nhiều mặt, tuy nhiên, trước sự đấu tranh kiên trì của nhân dân ta,
cuối tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc tổng khởi nghĩa
đã thắng lợi và giành được chính quyền về tay nhân dân. Thế nhưng
chưa dừng lại ở đó, với tham vọng làm chủ Đông Dương, ngày
23/9/1945, một lần nữa, thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam,
đánh chiếm nhiều địa bàn quan trọng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Sau hơn 9 năm kháng chiến dài đằng đẵng, chiến dịch Điện Biên Phủ
“Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã đánh dấu sự kết thúc
thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chiến tranh đã kết
thúc nhưng để lại sau đó là vô vàn đau thương, mất mát mà bọn thực
dân gây ra cho mặt trận kháng chiến cả nước nói chung và Nam Bộ nói riêng.
Tìm hiểu về đền Bến Nọc:
1.Sơ lược về lịch sử, nguồn gốc đền Bến Nọc:
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng bào, chiến sĩ
Nam Bộ nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng đã chịu nhiều nỗi
đau mất mát lớn. Trong đó có sự kiện trên 700 chiến sĩ, đồng bào cách
mạng đã bị giặc Pháp sát hại vào năm 1946 - 1947 rồi ném xác xuống
cầu Bến Nọc ở Tp. Hồ Chí Minh. Năm 2009, Nhà nước đã cho xây
dựng đền tưởng niệm Bến Nọc ở đường Lê Văn Việt, phường Tăng
Nhơn Phú A, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh không chỉ để vinh danh
sự hi sinh cao cả của những chiến sĩ, những đồng chí, đồng bào,
những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do, vì tương lai của đất nước
mà còn để tố cáo, lên án những tội ác man rợ đến cùng cực của lũ
thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai ác độc.
Đền Bến Nọc nơi ghi dấu sự kiện đầy vinh quang về sự hi sinh cao
cả của các vị anh hùng đã hi sinh để bảo vệ đất nước cùng với sự mất
mát đau thương của cả dân tộc. Trải qua hơn một thập kỉ, đền tưởng
niệm Bến Nọc vẫn luôn là “địa chỉ đỏ” nổi tiếng ở TP Thủ Đức. Đây
không chỉ là nơi linh thiêng thu hút người dân và du khách trong các
hoạt động văn hóa tâm linh, tín ngưỡng mà còn là địa chỉ để tổ chức
các sự kiện như: Kết nạp đảng viên, giáo dục truyền thống, tổ chức
khai mạc các hội thao, hội thi…
2.Vị trí khuôn viên đền:
Đền nằm giữa một khuôn viên rộng lớn, có hồ sen thơm ngát và
tượng đài các bà mẹ ôm xác con, thể hiện tội ác của thực dân Pháp đã
đàn áp, khủng bố, chặt đầu mổ bụng giết hại cán bộ, chiến sỹ, đồng bào yêu nước.
Cổng chính của đền Bến Nọc được xây dựng theo phong cách cổng
làng truyền thống của Việt Nam, trên lợp ngói âm dương. Đền có bia
căm thù, ghi lại tội ác của thực dân Pháp cũng như chiến công của đội
dân quân du kích địa phương đã phục kích đánh chìm 2 ghe Pháp tiêu
diệt 15 tên thực dân xâm lược để trả thù cho đồng bào, chiến sỹ đã bị chúng thảm sát.
Đền chính tôn nghiêm và tĩnh mịch, có kiến trúc giống với các ngôi
đền truyền thống. Trung tâm đền là bàn thờ Tổ quốc, phía trên có
dòng chữ vàng "Tổ quốc ghi công", chính giữa có tượng Chủ tịch Hồ
Chí Minh, hai bên là bàn thờ tri ân các vị tiền bối, các anh hùng liệt
sỹ, treo trước bàn thờ là đôi câu đối "Muối mặn sát lòng dân bè lũ
ngoại xâm tính thôn đất nước/ Sương giá lạnh hồn oan bảy trăm thi
thể vùi chung mộ phần". Phía bên ngoài, bên bức tường của ngôi đền
chính có bức phù điêu khắc họa những hình ảnh đầy đau thương và
xúc động của trận thảm sát ở cầu Bến Nọc. Ở đây cũng lưu giữ nhiều
hiện vật vốn là những dụng cụ thực dân Pháp dùng để tra tấn, giết
hại đồng bào và chiến sĩ năm xưa.
3.Các sự kiện gắn liền với đền Bến Nọc:
Nhắc đến di tích đền Bến Nọc là phải nhắc đến Bót Dây Thép: với
những hình thức tra tấn giã man như đâm xuyên bàn tay bằng dây
thép gai, dùng những thay sắt đã bị nung nóng dí thẳng vào chân các
chiến sĩ ta và đặc biệt nhất là dùng dao chặt đầu. Đây là hành động vô
cùng tàn ác của bọn thực dân, bọn xâm chiếm chúng ta nhằm răn đe,
đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
Phía bên trong đền Bến Nọc có những căn phòng mà bọn thực dân
dung để giam giữ các đồng chí trước khi tra khảo:
Được biết bọn thực dân đã đối xử vô cùng tàn độc đối với các đồng
chí của ta. Chúng tra tấn họ một các tàn độc; chúng có một kiểu tra
tấn là chùm đầu các tù nhân, rồi bịt mũi họ lại chỉ để mỗi miệng, mỗi
khi mà các đồng chí thở thì chúng sẽ đổ trực tiếp xà bông vào họng
các chiến sĩ, đến khi các chiến sĩ đã căng bụng vì nước, chúng lại đạp
thật mạnh vào bụng của họ, khiến nội tạng bị tổn thương; chúng còn
đánh đập gây tổn thương các chiến sĩ, rồi chúng giam họ vào những
phòng giam như hình trên theo kiểu xếp cá mòi, các sinh hoạt cá nhân
đều bắt buộc phải thực hiện tại chỗ, lâu ngày những vết thương ấy chở
nên nhiễm trùng, nặng thì tử vong, còn nhẹ thì khi bị trục vớt lên, họ
đã trở thành những cái xác không hồn.
Đền là nơi lưu trữ nhưng bằng chứng, những dụng cụ mà bọn thực
dân đã dùng để tra tấn, giết hại đồng bào và các chiến sĩ ta. Để ta phải
luôn tưởng niệm, ghi nhớ công ơn của các chiến sĩ bộ đội và phải luôn
cố gắng giữ gìn sự tự do độc lập mà những chiến sĩ đã dành cho ta.
Bài học và trách nhiệm của sinh viên :
Qua chuyến tham quan về đền Bến Nọc chúng ta được biết thêm
nhiều tội ác man rợ của thực dân Pháp đã gây ra với người dân nơi
đây. Nhiều anh hùng dân tộc đã ngã xuống để xây dựng được nền độc
lập như ngày hôm nay vì vậy chúng ta cần trân trọng cuộc sống độc
lập-tự do ngày hôm nay qua đó càng thêm lòng tự tôn và yêu đất nước Việt Nam của chúng ta.
Chúng ta cần phải ghi nhớ những công ơn của cha ông chúng ta
Cần phải tuyên truyền nhiều về những câu chuyện lịch sử để không chị mai một sau này.
Qua câu chuyện lịch sử này chúng ta cần phải thêm lòng tự tôn của
chúng ta về đất nước Việt Nam giàu nền văn hóa đẹp đẽ.
Danh sách thành viên của tiểu đội: Nguyễn Quốc Huy 23146080
Trương Việt Hoàng 23146077 Phan Minh Huy 23146081 Lâm Gia Huy 23147031 Đinh Viết Hoàng 23147028 Trần Minh Hoàng 23147029 Trương Hoàng Huy 23147034 Lê Anh Huy 23147032
Đàm Ngô Minh Hiếu 23147025 Huỳnh Đức Huy 23146079