Bài thu hoạch: Phật giá và những tư tưởng của phật giáo đến với đời sống tinh thần
Bài thu hoạch: Phật giá và những tư tưởng của phật giáo đến với đời sống tinh thần và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(CN01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN BÀI THU HOẠCH
Chủ đề: PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO
ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT
Môn: Chủ nghĩa khoa học xã hội Lớp: 1780
Giảng viên hướng dẫn: GV. ThS Phạm Thị Ngọc Anh
Nhóm thực hiện: Nhóm 8 Năm học: 2022-2023
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2023
Danh sách thành viên nhóm 8 - Bùi Tuấn Khanh - 22206034 - Nguyễn Gia Bảo - 2205612 - Nguyễn Minh Duy - 22205565 - Phan Khánh Duy - 22266452
- Phạm Nguyễn Hoài Anh - 22206349 - Trần Bội Huê - 22207315
- Phan Thanh Phương Khanh - 22200532
- Phạm Nguyễn Gia Hân - 22207215 - Phạm Tâm Giao - 22207218 - Phạm Duy – 22205650 Mục lục
Lời mở đầu.........................................................................................3
1. Sơ lược về Phật Giáo......................................................................3 1.1
Nguồn gốc ra đời.......................................................................................4 1.2
Một số nội dung chủ yếu của phật giáo.....................................................4 1.2.1
Giáo lý................................................................................................. 4 1.2.2
Tứ Thánh Đế........................................................................................ 4 1.2.3
Bát cánh đạo.......................................................................................4 1.2.4
Nhân quả và luân hồi...........................................................................4
2. Giá trị của phật giáo......................................................................4 2.1
Giá trị về mặt kinh tế.................................................................................4 2.2
Giá trị về mặt xã hội..................................................................................4 2.3
Giá trị về mặt chính trị...............................................................................4
3. Hạn chế của Phật giáo...................................................................4 3.1
Hạn chế đối với quan điểm con người trong xã hội....................................4 3.2
Hạn chế đối với quan điểm duy tâm thần bí..............................................4
4. Ảnh hưởng của phật giáo đối với ngưởi Việt Nam ............................4 4.1
Ảnh hưởng về phong tục tập quán.............................................................4 4.2
Ảnh hưởng đến phương thức ứng xử, triết lý sống của người Việt Nam.....4 4.3
Một số khuyến nghị nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của Phật giáo đến lối sống của ngừời Việt Nam hiện nay...........4
Lời kết................................................................................................4
Tài liệu tham khảo..............................................................................4 Lời mở đầu.
Đầu tiên nhóm chúng em xin phép gửi lời chào tới cô Phạm Thị Ngọc
Anh , giảng viên môn Triết học Mác-Lênin, đồng thời gửi lời cám ơn
tới cô và trường đại học Hoa Sen đã tạo cơ hội cho chúng em có buổi
tham quan và tìm hiểu thêm nhiều dấu ấn lịch sử tại Bảo tàng Lịch
sử Thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ chuyến tham quan hôm đó nhóm
chúng em đã tiếp thu được thêm nhiều kiến thức về lịch sử của nước
nhà, từ đó niềm tự hào trong chúng em về con người và tổ quốc Việt
Nam lại càng một lớn bên cạnh đó chúng em còn biết thêm về dòng
lịch sử của những phong tục, tập quán và tôn giáo rất thú vị . Trong
số đó, Phật giáo đã để lại cho nhóm chúng em một ấn tượng tốt và
kích thích sự tò mò của chúng em về tập tục này. Do đó trong bài
luận này chúng em sẽ trình bày về “Phật giáo và những tư tưởng của
Phật giáo đến đời sông và tinh thần của người Việt Nam”.
1.Sơ lược về Phật Giáo. 1.1 Nguồn gốc ra đời
Phật giáo hay Đạo Phật là một tôn giáo hay nói đúng hơn là hệ thống
triết học gồm các giáo lý, tư tưởng triết học đầy đủ về nhân sinh
quan, thế giới quan cùng phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của Hình 1 : Ngài
nhân vật lịch sử có tên là Siddhartha Gautama dịch thuần Việt là Tất đạt đa Cồ-đàm.
Kể từ lúc Ngài Tất Đạt Đa khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện
nghi vật chất để cầu đạo giải thoát. Ngài đã dâng hiến toàn bộ thời
gian của mình cho công cuộc hoằng hóa độ sanh. Ngài chu du khắp
đất nước Ấn Độ xưa, từ cực Bắc dưới chân núi Himalaya, đến cực
Nam bên ven sông Ganges (sông Hằng). Trong quá trình lang thang
tìm giá trị đích thực của hạnh phúc, của sự giải thoát, ngài đã suy
nghĩ đến giáo lý giải thoát sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh cao
thượng, siêu lý luận, ly dục, vô ngã mà Ngài đã chứng đắc.
Khi ngài cảm rõ những điều mà chúng sanh thì luôn chìm sâu vào ái
dục, định kiến, chấp ngã,… Ngài trăn trở làm sao để con người dễ
dàng chấp nhận và cảm thấu được giáo lý ấy? Bằng trí tuệ giác ngộ
sâu sắc của mình, Đức Thế Tôn thực hiện ba lần thỉnh cầu và phát
khởi thiện nguyện hộ trì giáo pháp của Phạm Thiên và gióng lên
tiếng trống Pháp – bắt đầu thực hiện sứ mạng của mình. Đây cũng là
lúc ngài tuyên bố với bốn phương ba cõi rằng con đường cứu khổ,
con đường dẫn đến cõi bất sanh bất diệt, cõi Niết Bàn đã được khai
mở “Cửa bất tử rộng mở, cho những ai chịu nghe…” và bánh xe
Pháp bắt đầu chuyển vận. Phật Giáo ra đời từ đây và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay.
1.2 Một số nội dung chủ yếu của phật giáo 1.2.1 Giáo lý
Những nguyên lý cơ bản của Phật giáo được thể hiện trong giáo lý.
Hệ thống giáo lý của Phật giáo là một hệ thống rất đồ sộ nằm chủ
yếu trong Tam tạng kinh điển, gồm Kinh tạng (ghi lời Phật dạy), Luật
tạng (các giới luật), và Luận tạng (các bài kinh, tác phẩm luận giải,
bình chú về giáo pháp của các cao tăng và học giả sau này).
Toàn bộ nội dung của Phật giáo được chứa đựng trong tam tạng (Tam
tạng kinh điển) bao gồm:
- Kinh tạng: bao gồm các bài giảng của chính Đức Phật hoặc các đại
đệ tử. Kinh điển Phật giáo (Tipitaka) được phiên dịch từ tiếng Pali và
được xem là gần gũi với lời Phật dạy nhất; gồm năm bộ: 1. Trường bộ
kinh, 2. Trung bộ kinh, 3. Tương Ưng bộ kinh, 4. Tăng chi bộ kinh và
5. Tiểu bộ kinh. Ngoài ra còn có chú giải và phụ chú giải.
- Luật tạng: chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng già cũng như các
giới luật của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời
chỉ vài mươi năm sau khi Phật nhập niết bàn.
- Luận tạng: Phật giáo nguyên thủy gọi là A tì đạt ma hoặc Vi diệu
pháp — chứa đựng các kiến thức về tâm.
Phật giáo đưa ra tư tưởng “vô ngã”, “vô thường”
- Vô ngã: Tất cả sự vật, hiện tượng cũng như chính bản thân ta là
không có thực. Thế giới (nhất là thế giới hữu hình - con người) là do
sự hợp lại của các yếu tố vật chất (Sắc) và tinh thần (Danh ). Đó là 5
yếu tố (ngũ uẩn): Sắc (vật chất), Thụ (cảm giác), Tưởng (ấn tượng),
Hành (Tư duy nói chung), Thức (ý thức)
- Vô thường: Bản chất sự tồn tại của thế giới là một dòng biến chuyển
không ngừng (vô thường). Không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên,
do vậy không có ai tạo ra thế giới và cũng không có gì vĩnh hằng. Sự
biến hiện của thế giới theo chu trình: sinh - trụ - dị - diệt theo luật nhân quả. 1.2.2 Tứ Thánh Đế
Thực chất của đạo Phật là một học thuyết về khổ và diệt khổ. Đạo
Phật ra đời cũng từ việc đức Phật nhìn thấy sự khổ của thế gian này
và mong muốn tìm sự giải thoát khỏi nỗi khổ đó cho chúng sinh. Nói
đến Phật giáo trước hết là nói đến tư tưởng vị tha, vị nhân sinh. Phật
cho rằng đời là khổ và đã tìm lấy sự giải thoát khỏi cái khổ. Bởi vậy
Đức Phật dạy ở đời thực có khổ đau (Khổ đế), khổ đau cũng có
nguyên nhân (Tập đế), khổ đau có thể dập tắt (Diệt đế), và Bát
chánh đạo - Trung đạo là con đường đưa đến khổ diệt (Đạo đế). Tứ
thánh đế hay còn gọi là Tứ diệu đế là sự nhận thức đúng đắn các loại
khổ đau, nguyên nhân dẫn đến khổ đau, trạng thái không có khổ đau
và con đường để thoát đau khổ. Con người chỉ thoát khỏi đau khổ
nhờ nhận thức đúng về đau khổ. Thoát khỏi vô minh thì hết đau khổ.
Đây là quan điểm triết học mang tính duy lý.
- Khổ đế: Đức Phật chỉ ra rằng, con người ta sống ở trên đời ai cũng
phải gặp những điều đau khổ. Ngài đã khái quát cái khổ của con
người thành 8 loại khổ (bát khổ): Sinh (sinh ra đời và tồn tại cũng
phải trải qua những đau khổ), Bệnh (đau ốm là khổ); Lão (tuổi già
sức yếu là khổ); Tử (chết là khổ), Ái biệt ly khổ (những người thân
yêu phải xa nhau là khổ), Oán tăng hội khổ (những người có oán thù
mà phải gặp gỡ cũng khổ), Cầu bất đắc khổ (điều mong cầu không
toại nguyện là khổ), "Ngũ ấm xí thịnh khổ" (thân ngũ đại của con
người được gọi là thân ngũ ấm, đó là: sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm,
hành ấm và thức ấm. Thân ngũ đại của con người luôn bị chi phối,
khổ sở bởi luật vô thường, bởi thất tình, lục dục lôi cuốn… làm cho khổ sở).
- Tập đế: Nguyên nhân tạo thành những nỗi khổ hiện hữu ở đời, Đức
Phật gọi là Tập đế. Đức Phật khái quát nguyên nhân nỗi khổ thành
“Thập kết sử” (mười điều cốt lõi làm cho con người bị khổ đau), đó là:
tham (tham lam), sân (giận dữ), si (si mê), mạn (kiêu ngạo), nghi
(nghi ngờ), thân kiến (chấp ngã), biên kiến (hiểu biết không đầy đủ,
cực đoan), tà kiến (hiểu không đúng, mê tín dị đoan…), kiến thủ (bảo
thủ về ý kiến của mình), giới cấm thủ (làm theo lời răn cấm của tà
giáo). 10 điều này đều có thể ở chính ngay trong con người và gây
nên đau khổ, tuy nhiên Đức Phật nhấn mạnh đến 3 điều: Tham - Sân
- Si, Phật giáo gọi là “Tam độc” là nguyên nhân chính của sự khổ đau.
- Diệt đế: Đức Phật chỉ ra kết quả an vui, hạnh phúc đạt được khi con
người diệt trừ hết những nỗi khổ, muốn diệt khổ phải diệt tận gốc, đó
là diệt cái nguyên nhân gây ra đau khổ
.- Đạo đế: là những phương pháp Đức Phật hướng dẫn để chúng sinh
thực hành diệt khổ, được vui. Đây là phần quan trọng nhất trong Tứ
diệu đế, vì khi biết rõ đau khổ, nguyên nhân của đau khổ, mong
muốn được thoát khổ để đạt đến cảnh giới an vui nhưng nếu không
có phương pháp hiệu nghiệm để thực hiện ý muốn ấy thì không giải
quyết được vấn đề và càng thêm đau khổ. Do đó, Đạo đế đã được
Đức Phật rất chú trọng, quan tâm để tuỳ căn cơ của chúng sinh mà
phân tích cụ thể để hướng dẫn mọi người thực hiện cho phù hợp với bản thân mình. 1.2.3 Bát cánh đạo
Bát chánh là một bản tóm tắt ở thời kì ban đầu về con đường của các
phương pháp thực hành trong Phật giáo để dẫn đến sự giải thoát
khỏi vòng luân hồi - vòng lặp tái sinh đầy đau khổ bằng việc đạt đến
niết bàn. Bát chánh đạo bao gồm tám pháp thực hành:
- Chánh kiến (nhận thức chân chính): Hành giả bằng học tập, bằng
kinh nghiệm thực hành có được kiến thức về đạo đức, đạo lý. Cơ
sở kiến thức căn cứ theo lời Phật dạy, là những giáo lý Luật Nhân
Quả, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Mười Hai Nhân Duyên, Tứ vô
Lượng Tâm, Tứ Chánh Cần, Ngũ Căn Ngũ Lực, Thiền Định, Không chấp công,....
- Chánh tư duy (suy nghĩ chân chính): Hành giả nhờ những kiến
thức từ Chánh Kiến để suy nghĩ đúng đắn, nhằm đem lại lợi ích, an vui cho cộng đồng.
- Chánh ngữ (lời nói chân chính): Hành giả thực hành nói những lời
mang lại an vui hạnh phúc cho cộng đồng.
- Chánh nghiệp (hành vi chân chính): Hành giả thực hiện những
việc làm cụ thể và đem lại niềm vui cho cộng đồng.
- Chánh mạng (sinh kế chân chính): Hành giả làm nghề nghiệp
giúp nuôi sống bản thân mình.
- Chánh tinh tấn (chuyên cần chân chính): Hành giả thực hành nỗ
lực, quyết tâm loại bỏ khát vọng và sân hận.
- Chánh niệm (ý thức chân chính): Chánh niệm tỉnh giác. Trải qua
thời gian tu hành chân chính, hành giả dần đạt được trạng thái chánh niệm tỉnh giác.
- Chánh định (tập trung chân chính): Hành giả kiên trì thực hành
tu tập để vượt qua 4 tầng thiền định.
Cơ sở 4 tầng thiền: sơ thiền (ly dục ly ác pháp sinh hỷ lạc, có tầm,
có tứ), nhị thiền (diệt tầm, diệt tứ, định sinh hỷ lạc, nội tĩnh, nhất
tâm), tam thiền (ly hỷ, trú xả), tứ thiền (xả lạc, xả khổ, xả niệm
thanh tịnh) cùng với những phương pháp hỗ trợ như Tứ Niệm Xứ,
quán niệm hơi thở, quán thân vô thường... được đề cập trong kinh tạng Pali.
1.2.4 Nhân quả và luân hồi
Nhân quả: nhân quả là định luật có trong hầu hết giáo lý của các tôn giáo.
Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. Luật Nhân Quả dạy rằng
nhân luôn sinh quả và nhân nào sẽ tạo quả đó, đây là chân lý của
vũ trụ mà tôn giáo nào cũng nói đến.
“Nhân” đã tạo ra trong quá khứ thì không thể thay đổi được. Cái
có thể thay đổi chính là “duyên”, điều kiện để tạo ra kết quả. Nói
cách khác, kiếp trước ít nhiều đều làm điều xấu nhưng kiếp này từ
bỏ điều xấu làm việc thiện thì ác duyên sẽ đứt. Nhà Phật khuyên
người ta cách thay đổi vận mệnh một cách tích cực và sẽ nhận được phước báo.
Quả báo chia làm 2 kiểu: là “báo ứng chính” và “báo ứng phụ
thuộc”. Một người có tượng mạo đẹp xấu, thọ trường hay đoản
mệnh, vận mệnh giàu hay nghèo là thuộc báo ứng chính. Môi
trường xã hội tốt hay xấu, hoàn cảnh gia đình tốt hay xấu, con cái
người thân tốt hay xấu là báo ứng phụ thuộc.
Luân hồi: Luân hồi dịch ở tiếng Phạn là Samsara (lưu chuyển).
Theo chữ Hán thì luân là bánh xe, hồi là xoay tròn. Hình ảnh bánh
xe quay tròn là một hình ảnh rất rõ ràng mà Phật đã dùng để hình
dung sự xoay chuyển lên xuống của chúng sinh trong sáu cõi (lục
đạo). Thuật ngữ này chỉ những lần đầu thai tiếp nối nhau, quá
trình này thể hiện trên hình ảnh bánh xe luân hồi, bánh xe không Hình 3: Ảnh minh
có điểm đầu và cuối, nó sẽ xoay mãi và ngừng lại đến khi nào
chúng sinh giải thoát khỏi Tam giới.
2.Giá trị của phật giáo.
2.1 Giá trị về mặt kinh tế
Từ lâu, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo lâu đời của đất nước Việt
Nam. Và từ đó, ở các địa phương đã hình thành những khu du lịch
tâm linh nổi tiếng, và hằng năm có rất nhiều du khách đến tham
quan cũng như cầu nguyện cho công việc của mình. Nhờ điều đó, các
khu du lịch ấy đã thu về được những khoản lợi nhuận nhất định và
đóng góp một phần vào ngành kinh tế du lịch của nước ta. Nổi bật
trong đó là du lịch tâm linh
Du lịch tâm linh (tiếng Anh là Spiritual tourism) là hình thức du lịch
dựa trên cơ sở khám phá văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh vừa có mục
đích đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. Du lịch tâm linh
không chỉ mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm mới lạ về
một vùng đất mới, mà còn chứa đựng những giá trị, trải nghiệm tinh
thần hết sức thiêng liêng cho người đi du lịch. Bên cạnh đó du lịch
tâm linh cũng là hình thức góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy
những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc Việt, tránh bị mai
một theo thời gian. Ngoài ra, bằng việc duy trì các tour du lịch tâm
linh, mở ra khu trưng bày, triển lãm, kết hợp hệ thống nghỉ dưỡng...
cũng là cách địa phương gia tăng việc làm, tạo thêm thu nhập cho Hình 4: Chùa Yên Tử
người dân địa phương và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Một số
các địa điểm du lịch tâm linh ở Việt Nam hiện tại như: Chùa Hương-
Hà Nội, Chùa Yên Tử - Quảng Ninh.
2.2 Giá trị về mặt xã hội
Theo như ta được biết, Việt Nam nằm trong những nước phương Đông, nơi mà tôn
giáo có ảnh hưởng lớn lao đến đời sống xã hội con người. Phật giáo đã du nhập vào
Việt Nam và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần và xã hội cho đến ngày nay
như việc góp phần giáo dục, định hướng cho sự phát triển nhân cách, tư duy, giáo dục
đạo đức và lối sống con người.
Phật giáo và các hệ thống triết lý là những bài học về đạo đức, về con đường sống
chân-thiện-mỹ đang có những đóng góp cho việc duy trì một nền đạo đức xã hội, gìn
giữ các giá trị tốt đẹp của dân tộc, đặt xã hội vào một khuôn khổ tốt đẹp, hướng thiện
và văn minh. Phật giáo mang lại giá trị cốt lõi cho con người, lấy con người làm trung
tâm để hướng tới giải phóng, phát triển và hoàn thiện. Các lĩnh vực hoạt động xã hội
đều hướng tới các giá trị vì con người như việc giải thoát con người khỏi khổ đau về
vật chất và tinh thần, theo đó cũng xây dựng một xã hội an lạc và hạnh phúc.
2.3 Giá trị về mặt chính trị
Có một vấn đề cố hữu là người ta hay đem trộn lẫn tôn giáo vào chính trị nhưng căn
bản của tôn giáo là đạo đức còn căn bản chính trị là quyền thế. Khi tôn giáo được sử
dụng để thỏa mãn ý đồ chính trị, tôn giáo phải đi trước những lý tưởng đạo đức cao cả
và trở nên mất giá trị bởi những yêu cầu chính trị trần tục. Sức đẩy của Phật giáo
không nhằm vào việc tạo lập các thể chế chính trị mới và cuộc cải tổ chính trị. Phật
giáo căn bản tìm cách giải quyết các khó khăn của xã hội bằng cách cải tạo chính con
người thành lập ra xã hội ấy để cải tiến phúc lợi cho các thành viên và chia sẻ tài nguyên công bằng hơn.
Dù một hệ thống chính trị tốt và công bằng, bảo đảm nhân quyền căn bản, bao hàm
sự hạn chế và quân bình trong việc sử dụng quyền lực là một điều kiện quan trọng
cho đời sống hạnh phúc trong xã hội, nhưng cũng không nên lãng phí thì giờ vào
sự tìm kiếm bất tận một hệ thống chính trị chủ yếu mà con người có thể hoàn