Bài thu hoạch sau chuyến viếng thăm đền tưởng niệm bến Nọc – Tiểu đội 7 | Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Lịch sử gắn liền với máu thịt của một dân tộc, việc hiểu biết những gì đã qua sẽ giúp thế hệ mai sau dung dưỡng tình yêu đối với Tổ quốc, trân trọng xương máu của cha ông bỏ ra để gầy dựng đất nước. Từ đó, con cháu chúng ta biết mình cần bảo vệ và tiếp nối các giá trị tốt đẹp được truyền lại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
TP.HCM
BÀI THU HOẠCH SAU CHUYẾN VIẾNG THĂM
ĐỀN TƯỞNG NIỆM BẾN NỌC
Năm học : 2023-2024
Tiểu đội thực hiện: tiểu đội 7
Môn học: GDQP 1
GV: Nguyễn Ngọc Thanh
TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 3 năm 2024
PHỤ LỤC
1. Lời mở đầu.........................................................2
2. Tổng quan đền Bến Nọc....................................2
3. Kiến trúc và cảnh quan.....................................3
4. Những câu chuyện lịch sử.................................5
5. Hoạt động trải nghiệm và cảm nhận................7
6. Tài liệu tham khảo.............................................8
1
1. Lời mở đầu
Lịch sử gắn liền với máu thịt của một dân tộc, việc hiểu biết những gì đã
qua sẽ giúp thế hệ mai sau dung dưỡng tình yêu đối với Tổ quốc, trân
trọng xương máu của cha ông bỏ ra để gầy dựng đất nước. Từ đó, con
cháu chúng ta biết mình cần bảo vệ và tiếp nối các giá trị tốt đẹp được
truyền lại.
Chuyến tham quan tại đền tưởng niệm Bến Nọc chiều thứ 4 ngày
6/3/2024 khiến chúng em không thể không tự hào rằng trong huyết mạch
mình đang chảy dòng máu của những con người bất khuất, kiên cường,
sẵn sàng ngã xuống cho nghĩa cử cao đẹp.
Mong muốn tôn vinh lịch sử dân tộc và những con người ấy, chúng em
đã tìm hiểu và tổng hợp kiến thức mà mình có được cùng trải nghiệm từ
buổi tham quan nhằm ôn lại và nhận thức sâu sắc hơn.
2. Tổng quan về đền Bến Nọc
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng bào, chiến sĩ Nam
bộ nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã chịu nhiều nỗi đau
mất mát lớn. Trong đó có sự kiện trên 700 chiến sĩ, đồng bào cách mạng
đã bị giặc Pháp sát hại vào năm 1946 – 1947 rồi ném xác xuống cầu Bến
Nọc ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2009, Nhà nước đã cho xây dựng
đền tưởng niệm Bến Nọc ở đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú
A, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh để ghi nhớ nỗi đau này và cũng để
vinh danh sự hy sinh cao cả của những người nằm xuống.
2
3. Kiến trúc và cảnh quan
Án ngữ tại lối vào, cổng chính của đền Bến Nọc được xây dựng theo
phong cách cổng làng truyền thống của Việt Nam gợi nhắc chúng ta về
bối cảnh quê hương ngày còn bom đạn, trên lợp ngói âm dương điển
hình của những công trình tưởng niệm. Bước chân vào cổng, cảm giác
thân thuộc, mộc mạc nơi miền quê Việt Nam là điều chắc chắn trong
lòng mỗi người tham quan.
Bên trong “làng quê” ấy, hồ sen ngát hương được đặt ở hai bên di tích.
Con người Việt Nam mình đó, cái phẩm chất thuần khiết vẫn được hát
mãi bằng câu ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hồi tanh mùi bùn”
3
Trước đền, bức tượng mẹ bồng con xác con làm ta không thể rời mắt
như kể ta câu chuyện bi thương, dặn dò ta không được quên tội ác tày
trời thực dân Pháp làm với dân mình.
Đền chính tôn nghiêm và tĩnh mịch, có kiến trúc giống với các ngôi đền
truyền thống. Trung tâm đền là bàn thờ Tổ quốc, phía trên có dòng chữ
vàng ghép “Tổ quốc ghi công”, Chính giữa có tượng chủ tịch Hồ Chí
Minh, hai bên là bàn thờ tri ân các vị tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, treo
trước bàn thờ là câu đối “Muối mặn sát lòng dân bè lũ ngoại xâm tính
thôn đất nước/ Sương giá lạnh hồn oan bảy trăm thi thể vùi chung mộ
phần”.
Phía bên ngoài, bên bức tường của ngôi đền chính có bức phù điêu khắc
họa những hình ảnh đầy đau thương và xúc động của trận thảm sát ở cầu
4
bến nọc. Ở đây cũng luôn giữ nhiều hiện vật vốn là những dụng cụ thực
dân Pháp dùng để tra tấn, giết hại đồng bào và chiến sĩ năm xưa.
4. Những câu chuyện lịch sử
Theo lời kể của ông Thi và tư liệu lịch sử được lưu giữ trong đền, bót
Dây Thép do thực dân Pháp xây dựng với mục đích ban đầu là trạm thu
phát thông tin. Do phong trào yêu nước ở Nam Bộ bùng nổ mạnh mẽ,
nhất là vùng Tăng Nhơn Phú (thuộc huyện Thủ Đức lúc bấy giờ) nên
quân Pháp lo sợ, tăng cường lực lượng, biến bót Dây Thép thành nơi
kiểm soát vùng bưng 6 xã ở Thủ Đức; giam cầm, tra tấn các chiến sĩ
cách mạng và người dân bị nghi ngờ che giấu cán bộ. Tháng 4-1946,
thực dân Pháp đưa tên quan hai ác ôn Pirolet về bót Dây Thép chỉ huy
đại đội lính lê dương đàn áp phong trào cách mạng. Kể từ đây, người
dân vùng Tăng Nhơn Phú chìm trong chuỗi ngày đau thương, tang tóc.
Mỗi buổi sáng, lính lê dương chia thành từng nhóm vào làng lùng sục,
cướp bóc, hãm hiếp. Nhiều người trốn sau cánh cửa hoặc bồ lúa cũng bị
chúng lôi ra, cột dính chùm đưa về bót, dùng mọi cực hình tra trấn.
Chúng chiêu dụ, dọa nạt và sau cùng gán cho họ là “chính trị phạm”.
Theo lệnh của Pirolet, bọn lính mang các nạn nhân đến cầu Bến Nọc gần
đó bắn chết rồi ném xác xuống suối Cái.
5
Khi hầm nhốt người quá đông, chúng dùng thòng lọng tròng vào cổ lôi
bớt một số người lên. Nạn nhân lập tức bị trói lại, xếp thành hàng để một
kẻ trùm mặt nhận diện. Nếu tên này gật đầu thì nạn nhân lập tức bị đẩy
ngã sấp xuống tấm ván gỗ và bị chặt đầu bêu trước bót Dây Thép...
Dù bị quân Pháp khủng bố, đàn áp, kìm kẹp gắt gao, nhân dân và lực
lượng cách mạng ở Thủ Đức nói chung và vùng Tăng Nhơn Phú nói
riêng vẫn bí mật thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”. Các điểm đình, chùa,
nhà cửa kiên cố đã được nhân dân cùng du kích tổ chức tháo dỡ, san
bằng. Hằng đêm, từng đoàn dân công đi phá đường, cầu cống, đắp ụ đất
trên đường giao thông để cản trở bước tiến của quân Pháp. Phát hiện ý
đồ kháng chiến của ta, bọn lính bót Dây Thép tăng cường truy lùng, bắt
cán bộ và những người yêu nước bất kể ngày đêm. Mỗi ngày, chúng
đem một vài cán bộ cách mạng bị bắt đi chặt đầu. Chúng tuyên bố, cứ
một sĩ quan Pháp bị giết, chúng sẽ sát hại 20 người dân; một lính Pháp
bị giết thì 10 người dân phải đền mạng; một tấm ván trên cầu Bến Nọc
bị phá thì sẽ có 3 người dân vô tội bị giết... Nếu du kích tấn công vào bót
thì chúng sẽ đưa tất cả nạn nhân bị giam cầm ra xử tử. Điển hình như
cuộc mít tinh của Thanh niên Tiền phong tại Tăng Nhơn Phú hồi tháng
9-1946, tên Pirolet đã ra lệnh đưa tất cả tù nhân từ dưới hầm lên, rồi
chọn 24 thanh niên khỏe mạnh, cột cổ người này nối với người kia, dùng
kẽm gai xuyên lòng bàn tay 24 nạn nhân, lôi đến cổng đình trong xã rồi
xả súng sát hại trước sự chứng kiến của đông đảo người dân...
Cuối năm 1947, trước khi tên quan hai Pirolet và một số lính lê dương
chuyển đi khu vực khác, chúng tập trung tất cả những người còn bị giam
trong hầm đưa đi bắn từng đợt 7, 8 người tại cầu Bến Nọc, không để ai
sống sót. Với những thủ đoạn tàn khốc, trong vòng chưa đầy hai năm
đóng tại bót Dây Thép, Pirolet đã ra lệnh thảm sát tổng cộng hơn 700
người, trong đó phần lớn là nông dân hiền lành, vô tội. Máu của chiến sĩ,
đồng bào nhuộm đỏ dòng suối Cái, hun đúc tinh thần cách mạng càng
thêm sôi sục.
6
5. Hoạt động trải nghiệm và cảm nhận
May mắn được ghé thăm khu di tích đền Bến Nọc, chúng em có cơ hội
bước vào đền thể hiện sự biết ơn, tôn trọng của mình thông qua hoạt
động tưởng niệm cho hồn chiến sĩ đã hi sinh oanh liệt, chứng kiến gián
tiếp phần lịch sử đau lòng khắc trên bức phù điêu cũng như hiện vật còn
sót lại.
Hòa bình chúng ta đang hưởng ngày nay đã phải đổi bằng rất nhiều sự
hy sinh, chúng em cần phải ghi nhớ công ơn của những người đi trước vì
cái tự do, hạnh phúc của hậu thế mà không ngại trả những cái giá đắt
nhất. Hiểu được trách nhiệm của bản thân là gìn giữ và phát huy, cố
gắng dựng xây đất nước giàu đẹp hơn nữa để không phụ lòng cha ông,
đưa đất nước sánh vai cạnh cường quốc năm châu như lời Bác. Chúng
em cảm thấy tự hào được là người con đất Việt, khoe với bạn bè thế giới
rằng bản thân có diễm phúc là hậu duệ của những con người máu đỏ da
vàng.
Chuyến đi dù ngắn ngủi nhưng thực sự rất ý nghĩa và bổ ích. Không chỉ
đơn thuần là hoạt động mang tính giáo dục, nó để lại những kỉ niệm khó
quên trong quãng đời sinh viên cùng nhau học tập, cùng nhau vui chơi.
Tiểu đội 7 chân thành cảm ơn nhà trường và thầy cô đã tổ chức chuyến
tham quan đến đền Bến Nọc.
7
6. Tài liệu tham khảo
https://sknc.qdnd.vn/dia-chi-do/tu-ky-uc-dau-thuong-502156
https://doanphuongtnpathuduc.com/di-tich-lich-su-den-ben-noc/
8
| 1/9

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
BÀI THU HOẠCH SAU CHUYẾN VIẾNG THĂM
ĐỀN TƯỞNG NIỆM BẾN NỌC Năm học : 2023-2024
Tiểu đội thực hiện: tiểu đội 7 Môn học: GDQP 1 GV: Nguyễn Ngọc Thanh
TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 3 năm 2024 PHỤ LỤC
1. Lời mở đầu.........................................................2
2. Tổng quan đền Bến Nọc....................................2
3. Kiến trúc và cảnh quan.....................................3
4. Những câu chuyện lịch sử.................................5
5. Hoạt động trải nghiệm và cảm nhận................7
6. Tài liệu tham khảo.............................................8 1 1. Lời mở đầu
Lịch sử gắn liền với máu thịt của một dân tộc, việc hiểu biết những gì đã
qua sẽ giúp thế hệ mai sau dung dưỡng tình yêu đối với Tổ quốc, trân
trọng xương máu của cha ông bỏ ra để gầy dựng đất nước. Từ đó, con
cháu chúng ta biết mình cần bảo vệ và tiếp nối các giá trị tốt đẹp được truyền lại.
Chuyến tham quan tại đền tưởng niệm Bến Nọc chiều thứ 4 ngày
6/3/2024 khiến chúng em không thể không tự hào rằng trong huyết mạch
mình đang chảy dòng máu của những con người bất khuất, kiên cường,
sẵn sàng ngã xuống cho nghĩa cử cao đẹp.
Mong muốn tôn vinh lịch sử dân tộc và những con người ấy, chúng em
đã tìm hiểu và tổng hợp kiến thức mà mình có được cùng trải nghiệm từ
buổi tham quan nhằm ôn lại và nhận thức sâu sắc hơn.
2. Tổng quan về đền Bến Nọc
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng bào, chiến sĩ Nam
bộ nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã chịu nhiều nỗi đau
mất mát lớn. Trong đó có sự kiện trên 700 chiến sĩ, đồng bào cách mạng
đã bị giặc Pháp sát hại vào năm 1946 – 1947 rồi ném xác xuống cầu Bến
Nọc ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2009, Nhà nước đã cho xây dựng
đền tưởng niệm Bến Nọc ở đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú
A, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh để ghi nhớ nỗi đau này và cũng để
vinh danh sự hy sinh cao cả của những người nằm xuống. 2
3. Kiến trúc và cảnh quan
Án ngữ tại lối vào, cổng chính của đền Bến Nọc được xây dựng theo
phong cách cổng làng truyền thống của Việt Nam gợi nhắc chúng ta về
bối cảnh quê hương ngày còn bom đạn, trên lợp ngói âm dương điển
hình của những công trình tưởng niệm. Bước chân vào cổng, cảm giác
thân thuộc, mộc mạc nơi miền quê Việt Nam là điều chắc chắn trong
lòng mỗi người tham quan.
Bên trong “làng quê” ấy, hồ sen ngát hương được đặt ở hai bên di tích.
Con người Việt Nam mình đó, cái phẩm chất thuần khiết vẫn được hát mãi bằng câu ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hồi tanh mùi bùn” 3
Trước đền, bức tượng mẹ bồng con xác con làm ta không thể rời mắt
như kể ta câu chuyện bi thương, dặn dò ta không được quên tội ác tày
trời thực dân Pháp làm với dân mình.
Đền chính tôn nghiêm và tĩnh mịch, có kiến trúc giống với các ngôi đền
truyền thống. Trung tâm đền là bàn thờ Tổ quốc, phía trên có dòng chữ
vàng ghép “Tổ quốc ghi công”, Chính giữa có tượng chủ tịch Hồ Chí
Minh, hai bên là bàn thờ tri ân các vị tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, treo
trước bàn thờ là câu đối “Muối mặn sát lòng dân bè lũ ngoại xâm tính
thôn đất nước/ Sương giá lạnh hồn oan bảy trăm thi thể vùi chung mộ phần”.
Phía bên ngoài, bên bức tường của ngôi đền chính có bức phù điêu khắc
họa những hình ảnh đầy đau thương và xúc động của trận thảm sát ở cầu 4
bến nọc. Ở đây cũng luôn giữ nhiều hiện vật vốn là những dụng cụ thực
dân Pháp dùng để tra tấn, giết hại đồng bào và chiến sĩ năm xưa.
4. Những câu chuyện lịch sử
Theo lời kể của ông Thi và tư liệu lịch sử được lưu giữ trong đền, bót
Dây Thép do thực dân Pháp xây dựng với mục đích ban đầu là trạm thu
phát thông tin. Do phong trào yêu nước ở Nam Bộ bùng nổ mạnh mẽ,
nhất là vùng Tăng Nhơn Phú (thuộc huyện Thủ Đức lúc bấy giờ) nên
quân Pháp lo sợ, tăng cường lực lượng, biến bót Dây Thép thành nơi
kiểm soát vùng bưng 6 xã ở Thủ Đức; giam cầm, tra tấn các chiến sĩ
cách mạng và người dân bị nghi ngờ che giấu cán bộ. Tháng 4-1946,
thực dân Pháp đưa tên quan hai ác ôn Pirolet về bót Dây Thép chỉ huy
đại đội lính lê dương đàn áp phong trào cách mạng. Kể từ đây, người
dân vùng Tăng Nhơn Phú chìm trong chuỗi ngày đau thương, tang tóc.
Mỗi buổi sáng, lính lê dương chia thành từng nhóm vào làng lùng sục,
cướp bóc, hãm hiếp. Nhiều người trốn sau cánh cửa hoặc bồ lúa cũng bị
chúng lôi ra, cột dính chùm đưa về bót, dùng mọi cực hình tra trấn.
Chúng chiêu dụ, dọa nạt và sau cùng gán cho họ là “chính trị phạm”.
Theo lệnh của Pirolet, bọn lính mang các nạn nhân đến cầu Bến Nọc gần
đó bắn chết rồi ném xác xuống suối Cái. 5
Khi hầm nhốt người quá đông, chúng dùng thòng lọng tròng vào cổ lôi
bớt một số người lên. Nạn nhân lập tức bị trói lại, xếp thành hàng để một
kẻ trùm mặt nhận diện. Nếu tên này gật đầu thì nạn nhân lập tức bị đẩy
ngã sấp xuống tấm ván gỗ và bị chặt đầu bêu trước bót Dây Thép...
Dù bị quân Pháp khủng bố, đàn áp, kìm kẹp gắt gao, nhân dân và lực
lượng cách mạng ở Thủ Đức nói chung và vùng Tăng Nhơn Phú nói
riêng vẫn bí mật thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”. Các điểm đình, chùa,
nhà cửa kiên cố đã được nhân dân cùng du kích tổ chức tháo dỡ, san
bằng. Hằng đêm, từng đoàn dân công đi phá đường, cầu cống, đắp ụ đất
trên đường giao thông để cản trở bước tiến của quân Pháp. Phát hiện ý
đồ kháng chiến của ta, bọn lính bót Dây Thép tăng cường truy lùng, bắt
cán bộ và những người yêu nước bất kể ngày đêm. Mỗi ngày, chúng
đem một vài cán bộ cách mạng bị bắt đi chặt đầu. Chúng tuyên bố, cứ
một sĩ quan Pháp bị giết, chúng sẽ sát hại 20 người dân; một lính Pháp
bị giết thì 10 người dân phải đền mạng; một tấm ván trên cầu Bến Nọc
bị phá thì sẽ có 3 người dân vô tội bị giết... Nếu du kích tấn công vào bót
thì chúng sẽ đưa tất cả nạn nhân bị giam cầm ra xử tử. Điển hình như
cuộc mít tinh của Thanh niên Tiền phong tại Tăng Nhơn Phú hồi tháng
9-1946, tên Pirolet đã ra lệnh đưa tất cả tù nhân từ dưới hầm lên, rồi
chọn 24 thanh niên khỏe mạnh, cột cổ người này nối với người kia, dùng
kẽm gai xuyên lòng bàn tay 24 nạn nhân, lôi đến cổng đình trong xã rồi
xả súng sát hại trước sự chứng kiến của đông đảo người dân...
Cuối năm 1947, trước khi tên quan hai Pirolet và một số lính lê dương
chuyển đi khu vực khác, chúng tập trung tất cả những người còn bị giam
trong hầm đưa đi bắn từng đợt 7, 8 người tại cầu Bến Nọc, không để ai
sống sót. Với những thủ đoạn tàn khốc, trong vòng chưa đầy hai năm
đóng tại bót Dây Thép, Pirolet đã ra lệnh thảm sát tổng cộng hơn 700
người, trong đó phần lớn là nông dân hiền lành, vô tội. Máu của chiến sĩ,
đồng bào nhuộm đỏ dòng suối Cái, hun đúc tinh thần cách mạng càng thêm sôi sục. 6
5. Hoạt động trải nghiệm và cảm nhận
May mắn được ghé thăm khu di tích đền Bến Nọc, chúng em có cơ hội
bước vào đền thể hiện sự biết ơn, tôn trọng của mình thông qua hoạt
động tưởng niệm cho hồn chiến sĩ đã hi sinh oanh liệt, chứng kiến gián
tiếp phần lịch sử đau lòng khắc trên bức phù điêu cũng như hiện vật còn sót lại.
Hòa bình chúng ta đang hưởng ngày nay đã phải đổi bằng rất nhiều sự
hy sinh, chúng em cần phải ghi nhớ công ơn của những người đi trước vì
cái tự do, hạnh phúc của hậu thế mà không ngại trả những cái giá đắt
nhất. Hiểu được trách nhiệm của bản thân là gìn giữ và phát huy, cố
gắng dựng xây đất nước giàu đẹp hơn nữa để không phụ lòng cha ông,
đưa đất nước sánh vai cạnh cường quốc năm châu như lời Bác. Chúng
em cảm thấy tự hào được là người con đất Việt, khoe với bạn bè thế giới
rằng bản thân có diễm phúc là hậu duệ của những con người máu đỏ da vàng.
Chuyến đi dù ngắn ngủi nhưng thực sự rất ý nghĩa và bổ ích. Không chỉ
đơn thuần là hoạt động mang tính giáo dục, nó để lại những kỉ niệm khó
quên trong quãng đời sinh viên cùng nhau học tập, cùng nhau vui chơi.
Tiểu đội 7 chân thành cảm ơn nhà trường và thầy cô đã tổ chức chuyến
tham quan đến đền Bến Nọc. 7
6. Tài liệu tham khảo
https://sknc.qdnd.vn/dia-chi-do/tu-ky-uc-dau-thuong-502156
https://doanphuongtnpathuduc.com/di-tich-lich-su-den-ben-noc/ 8