Bài thu hoạch sinh hoạt công dân | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Vì sao cần học tập và làm theo tư tưởng phong cách đạo đức HCM. Những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh. Những nội dung chủ yếu của đạo đức Hồ Chí Minh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
7 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài thu hoạch sinh hoạt công dân | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Vì sao cần học tập và làm theo tư tưởng phong cách đạo đức HCM. Những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh. Những nội dung chủ yếu của đạo đức Hồ Chí Minh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

31 16 lượt tải Tải xuống
Câu 1:
I, Vì sao cần học tập và làm theo tư tưởng phong cách đạo đức HCM
Trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đổi mới đất nước theo
hướng tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc học tập rèn luyện tư tưởng đạo đức cách mạng,
lối sống và làm theo tấm gương đạo đức của Người là một việc làm hết sức quan trọng. Việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức của Người là một biện pháp quan trọng hàng đầu để mỗi cán bộ Đảng viên và
Tổ chức cơ sở Đảng khắc phục sửa chữa tình trạng suy thoái có “tính chất nghiêm trọng” về đạo đức và lối
sống, suy thoái về tư tưởng chính trị, giữ vững niềm tin trong nhân dân về lãnh đạo Đảng.
Con người toàn diện là con người phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, tri thức và
năng lực nghề nghiệp chuyên sâu và thể chất lành mạnh. Đó là con người đủ đức và tài để lập thân, lập
nghiệp, để phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Học tập và rèn luyện tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ của toàn
Đảng, toàn dân.
Thực trạng đạo đức sinh viên hiện nay nổi cộm nhiều vấn đề đáng lo ngại: Một bộ phận chạy theo lối
sống cá nhân thực dụng, đua đòi, sa vào tệ nạn xã hội, tiếp thu thiếu chọn lọc lối sống từ bên ngoài... Trong
bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
việc giáo dục đạo đức cho sinh viên cần đổi mới và toàn diện.
Điều quan trọng nhất là cần xác định một số nguyên tắc chủ yếu, làm cơ sở đề xuất các biện pháp
giáo dục đạo đức cụ thể. Nói khái quát, đó là những nguyên tắc của đạo đức cách mạng dựa trên nền tảng
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có bốn nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng: Rèn luyện đạo đức
là công việc phải tiến hành lâu dài, bền bỉ suốt đời; giáo dục đạo đức bằng nêu gương sáng; xây dựng đạo
đức cách mạng, đồng thời đấu tranh chống lại những hiện tượng phi đạo đức; khắc phục những biểu hiện
của tư tưởng, đạo đức cũ không còn phù hợp và xây dựng tư tưởng đạo đức cách mạng trong cán bộ,
đảng viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Chúng ta cần phải có giáo dục đạo đức công dân để mọi người
hiểu rõ: Lợi ích chung của nước nhà và lợi ích riêng của người dân là nhất trí". Người viết về nguyên tắc kế
thừa và đổi mới khi xây dựng một nền đạo đức mới: "Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ… Cái gì cũ mà tốt, thì
phải phát triển thêm… Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm". Người nói về tác dụng của việc nêu gương sáng
đạo đức: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền".
Bác nhắc nhở mọi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng, rèn luyện. Nếu không chịu khó học
tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thì có ngày ""cái đuôi dốt nát"" sẽ lòi ra. Mặt
khác, nếu không chịu khó tu dưỡng đạo đức, thì ""cái đuôi cá nhân chủ nghĩa" cũng sẽ được mọc dần lên,
vì trong mỗi người đều tồn tại cả cái tốt và cái xấu.
Học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta thấm nhuần những nguyên tắc xây
dựng đạo đức mới mà Người nêu lên và đã suốt đời không mệt mỏi tự rèn mình; giáo dục, động viên, cán
bộ, đảng viên và nhân dân cùng thực hiện. Đó là: Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; Xây
đi đôi với chống; Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu
tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng
càng luyện càng trong”. Phương thuốc đặc hiệu nhất để phòng và chống kẻ thù vô hình này là phải thường
xuyên tu dưỡng đạo đức.
II, Những nội dung chính
1. Những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh
Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét qua những nội dung chủ yếu sau:
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển của dân tộc
Thứ nhất, tưởng Hồ Chí Minh nền tảngtưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt
Nam; sản phẩm của dân tộc thời đại, tài sản giá của dân tộc ta. tưởng của Người kế thừa
những giá trị, tinh hoa văn hóa của loài người, trong đó chủ yếu là chủ nghĩa Mác - Lênin, và giải đáp nhiều
vấn đề của thời đại, của sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới.
Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí
Minh chỗ trung thành với những nguyên phổ biến của chủ nghĩa Mác Lênin vận dụng những
nguyên lý đó vào điều kiện cụ thể của nước ta, đề xuất những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra và giải quyết
một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả. tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi sống với chúng ta, đã thấm sâu
vào quần chúng nhân dân, được kiểm nghiệm qua thực tiễn cách mạng và ngày càng tỏa sáng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của thế giới
Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng thời đại. C. Mác đã khái quát: "Mỗi thời đại xã hội đều
cần có những con người vĩ đại" .
(2)
Trong quá trình hình thành về bản tưởng của mình, Hồ Chí Minh đãnhững cống hiến xuất sắc về
lý luận cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đó là: giành độc
lập dân tộc để tiến lên xây dựng chủ nghĩa hội tính tự thân vận động trong quá trình đấu tranh của
các nước thuộc địa. Điều này giá trị to lớn về mặt luận đang trở thành hiện thực trong giải quyết
nhiều vấn đề quốc tế ngày nay
Thứ hai, tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người. Đóng góp lớn nhất của Hồ Chí Minh đối với
thời đại là từ việc xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc mình, đã chỉ ra một con đường cách
mạng, một hướng đi tiếp theo đó phương pháp "đại đoàn kết", "đại hòa hợp" để thức tỉnh hàng trăm
triệu người bị áp bức trong các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Thứ ba, tư tưởng Hồ Chí Minh cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả. Tư tưởng và cuộc đời
hoạt động cách mạng phong phú của Người đã là một tấm gương sáng cổ vũ các dân tộc trên thế giới tham
gia cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, hòa bình và tiến bộ xã hội.
Những tư tưởng trên đây của Hồ Chí Minh đã, đang sẽ mãi mãi chân sáng ngời, góp phần vào sự
kiến tạo và phát triển của nhân loại.
2. Những nội dung chủ yếu của đạo đức Hồ Chí Minh
Về vị trí của đạo đức trong đời sống xã hội và của mỗi người
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng, muốn làm cách mạng phải lấy đạo
đức làm gốc. đạo đức cách mạng Người viết: " Người cách mạng phải làm nền tảng, mới hoàn thành
được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang" .
(3)
Hồ Chí Minh coi đạo đức con người, như gốc của cây, như ngọn nguồnnguồn nuôi dưỡng và phát triển
của sông, suối. Người quan niệm, giúp cho con người vững vàng trong mọiđạo đức cách mạng là chỗ dựa
thử thách.
Đối với Đảng, đội tiên phong của giai cấp công nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta
thật trong sạch, Đảng phải " ", "Đảng ta một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên đạo đức, văn minh
cán bộ phải thật sự thấm nhuần . đạo đức cách mạng
Về những phẩm chất đạo đức bản của con người Việt Nam, quan điểm đạo đức Hồ Chí Minh đã bao
quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội, bao gồm:
Một là, Trung với nước, hiếu với dânvới đất nước, dân tộc phải " ".
Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam phương Đông, được Chủ tịch Hồ
Chí Minh kế thừa phát triển trong điều kiện mới. Trong tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với
dân là điều chủ chốt của đạo đức cách mạng, phải gắn bó với dân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc.
Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu
rõ trách nhiệm và quyền lợi của người làm chủ đất nước.
Hai là, Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tìnhvới mọi người phải " ".
Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, yêu thương con người xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa của dân
tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Yêu thương con người
thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã hội, là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.
Ba là, Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tưvới mình phải thực sự " ".
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công trong tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh mối quan hệ "với tự
mình". Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cần có của con người, mang một lẽ tự
nhiên, như trời bốn mùa, đất bốn phương . Cần, kiệm, liêm, chính quan hệ chặt chẽ với nhau
với chí công vô tư.
Bốn là, tinh thầnmở rộng quan hệ yêu thương con người đối với toàn nhân loại, người cách mạng phải có "
quốc tế trong sáng".
Đoàn kết quốc tế trong sáng là tình đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản toàn thế giới vì một mục tiêu
chung, "bốn phương sản đều anh em"; đoàn kết với các dân tộc hòa bình, công tiến bộ
hội. Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chân chính sẽ dẫn đến chủ
nghĩa quốc tế trong sáng.
Về những nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đức, theo Hồ Chí Minh, thể hiện ở ba điểm sau:
Một là, nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm. Nói đi đôi với làm trước hết là sự nêu gương tốt. Sự nêu
gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, lãnh đạo với nhân viên, đảng viên phải nêu gương trước quần
chúng.
Hai là, xây đi đôi với chống.
Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những
biểu hiện đạo đức sai trái, xấu xa, không phù hợp với những chuẩn mực của đạo đức mới. Xây đi đôi với
chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây. Người đã phát động cuộc thi đua "ba xây, ba
chống", viết sách "người tốt, việc tốt" để tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống.
Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành. Trong rèn luyện
đạo đức, Hồ Chí Minh coi vai trò rất quan trọng. Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiệntự rèn luyện
trong mọi hoạt động thực tiễn, trong mọi mối quan hệ của mình, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng
đồng.
3. Những nội dung chủ yếu của phong cách Hồ Chí Minh
Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống hoạt động của Người, đó là một phong
cách vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học vừa cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực, tạo thành một
chỉnh thể nhất quán, giá trị khoa học, đạo đức thẩm mỹ, bao gồm một số nội dung chính là: phong
cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong
cách sinh hoạt.
Về phong cách tư duy
Một là, phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại.
Trong quá trình hoạt động của mình Hồ Chí Minh đã hình thành trong mình một phong cách duy khoa
học, cách mạng và hiện đại. Nhờ đó, Nguyễn Ái Quốc đã bắt kịp nhịp sống và sự phát triển của thời đại, đã
hình thành được một duy đúng đắn, để thể lựa chọn đúng đường đi cho dân tộc dự kiến được
những bước phát triển mới của lịch sử.
Hai , phong cách duy độc lập, tự chủ, sáng tạo. Đó phong cách duy không giáo điều, rập khuôn,
không vay mượn nguyên xi của người khác, hết sức tránh lối cũ, đường mòn, tự mình tìm tòi, suy nghĩ, truy
đến tận cùng bản chất của sự vật, hiện tượng để tìm ra chân lý, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn.
Ba là, phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình. Thể hiện rõ nhất của phong cách tư duy này ở
Hồ Chí Minh luôn biết xuất phát từ cái chung, cái nhân loại, từ những chân phổ biến, những “lẽ phải
không ai chối cãi được” . Để đàm phán, thuyết phục đối phương đi tới đồng thuận, Người thường lập luận
trên cơ sở nguyên tắc về tính đồng nhất của nguyên lý.
Về phong cách làm việc
Người luôn nêu gương cho chúng ta về phong cách công tác mới: lấy lợi ích hiệu quả thiết thực làm
chuẩn mực cao nhất để đánh giá tác phong cán bộ chất lượng công việc. Phong cách làm việc Hồ Chí
Minh thể hiện trong những điểm chính sau:
Một là, phong cách làm việc khoa học. Hồ Chí Minh yêu cầu làm việccũng phải điều tra, nghiên cứu, thu
thập thông tin, số liệu, để nắm chắc thực chất tình hình, “Đảng hiểu tình hình, thì đặt chính sách mới
đúng”.
Hai là, phong cách làm việc kế hoạch. Hồ Chí Minh đòi hỏi làm việc cũng phải chương trình, kế
hoạch, từ lớn đến nhỏ, từ dài hạn, trung hạn đến ngắn hạn, từ tháng, tuần đến ngày, giờ nào việc nấy.
Người dạy, trong việc đặt kế hoạch “không nên tham lam, phải thiết thực, vừa sức, từ thấp đến cao”, “chớ
làm kế hoạch đẹp mắt, to tát, kể hàng triệu, nhưng không thực hiện được”.
Ba là, phong cách làm việc đúng giờ. Hồ Chí Minh quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian
của người khác bấy nhiêu. Năm 1953, tại Việt Bắc, Người vượt qua mưa gió để đến thăm lớp chỉnh huấn
của anh chị em trí thức theo lịch hẹn. …
Bốn là, phong cách đổi mới, sáng tạo, không chấp nhận lối cũ, đường mòn. Đó là một phong cách không cố
chấp, bảo thủ, luôn đổi mới. Cuộc đời Người một tấm gương tuyệt vời về đổi mới, sức động viên,
khích lệ, gợi mở sự đổi mới, sáng tạo cho mỗi chúng ta.
Về phong cách lãnh đạo
Một là, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, nhân phụ trách. Phong
cách dân chủ Hồ Chí Minh được biểu hiện từ việc lớn cho đến việc nhỏ. Từ soạn thảo “Tuyên ngôn độc
lập” đến viết một bài báo,…Người đều tham khảo ý kiến của Bộ Chính trị, hay những người xung quanh.
Người tuân thủ chặt chẽ quy trình ra quyết định.
Hai là, đi đúng đường lối quần chúng,“lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người
“không quan trọng”. Người yêu cầu và luôn thực hiện người lãnh đạo phải tôn trọng nguyên tắc dân chủ, từ
dân chủ trong Đảng đến dân chủ trong các quan đại biểu của dân. Theo Người, phải biết động viên,
khuyến khích “khiến cho cán bộ ”, tức là phải làm cho cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến cấp dưới không sợ nói
sự thật và cấp trên không sợ nghe sự thật.
Ba là, phải tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát cho tốt. Theo Hồ Chí Minh, sau khi nghị quyết đã được ban
hành, phải tổ chức tốt để nghị quyết đi vào cuộc sống; điều đó gắn liền với công việc kiểm tra, kiểm soát.
Sở sự thật còn bị bưng bít sự kiểm tra, kiểm soát của các ngành, các cấp, không nghiêm túc, chưa
chặt chẽ, tệ quan liêu còn “nồng”.
Bốn là, về phong cách nêu gương. Người đòi hỏi, mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác
và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm để quần chúng noi theo. Kế thừa truyền thống đạo
đức của dân tộc, Hồ Chí Minh đã nêu thành một nội dung của tư cách người cách mạng. Nói đi đôi với làm
đối lập với nói mà không làm của những người hứa suông, hoặc “nói một đàng làm một nẻo” của những kẻ
cơ hội.
Về phong cách diễn đạt
Một là, cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, thiết thực. Mục đích của nói viết Hồ Chí Minh cốt làm cho
luận trở nên gần gũi, dễ hiểu với tất cả mọi người. Hồ Chí Minh hay dùng cách nói, cách viết giản dị, cụ thể,
thiết thực.
Hai là, . diễn đạt ngắn gọn, đọng, hàm súc, trong sáng sinh động, lượng thông tin cao Bác Hồ
thường viết ngắn, khi rất ngắn: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, chỉ 9 chữ khái quát
được cả ba giai đoạn đầy biến động của đất nước. Chính vì vậy, những tư tưởng lớn của Người trở nên dễ
thuộc, dễ nhớ, nhanh chóng đi vào quần chúng, hướng dẫn họ hành động.
Ba là, .sinh động, gần gũi với cách nghĩ của quần chúng, gắn với những hình ảnh, von, so sánh cụ thể
Khi nói, khi viết Bác Hồ thường kết hợp với kể chuyện, đan xen những câu thơ, câu ca dao có vần điệu, làm
cho bài nói hay bài viết trở nên sinh động, gần gũi với lối cảm, lối nghĩ của quần chúng. Người dùng hình
ảnh “con đỉa hai vòi” để nói về bản chất của chủ nghĩa đế quốc; “lý luận như cái tên, thực hành như cái
đích” để bắn,…
Bốn là, phong cách diễn đạt luôn luôn biến hóa, nhất quán mà đa dạng. Trên cơ sở thống nhất về mục đích
nói và viết, phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh thể hiện rất phong phú, phù hợp với nội dung được trình bày.
Đó là bài học quý giá đối với tất cả mọi người, nhất những người trực tiếp làm công tác thông tin, tuyên
truyền, giáo dục lý luận cho đại chúng.
Về phong cách ứng xử
Một , khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp. Trong các cuộc tiếp xúc, Người thường khiêm tốn, không bao giờ
đặt mình cao hơn người khác, mà trái lại, luôn hòa nhã, quan tâm chu đáo đến những người chung quanh.
Hai là, chân tình, nồng hậu, tự nhiên. Khi gặp gỡ mọi người, với những cử chỉ thân mật, lời hỏi thăm chân
tình, hay một câu nói đùa, Người đã tạo ra một bầu không khí thân mật, thoải mái, thân thiết như trong một
gia đình. Đó là nét nổi bật trong phong cách ứng xử của những nhà văn hóa lớn của mọi thời đại.
Ba là, linh hoạt, chủ động, biến hóa. Ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh đạt tới sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm
nồng hậu với lý trí sáng suốt, linh hoạt, uyển chuyển, sẵn sàng vì cái lớn mà châm chước cái nhỏ.
Bốn là, vui vẻ, hòa nhã, xóa nhòa mọi khoảng cách. Trong văn hóa giao tiếp, ứng xử với mọi người, Hồ Chí
Minh, luôn xuất hiện với thái độ vui vẻ, đã xóa đi mọi khoảng cách, những nghi thức trịnh trọng không cần
thiết, tạo không khí chan hòa, gần gũi giữa lãnh tụ với quần chúng, giữa những người bạn...
Về phong cách sinh hoạt
Một là, phong cách sống cần kiệm, liêm chính. Cả trong lời nói việc làm Hồ Chí Minh luôn luôn tự mình
thực hiện cần kiệm, liêm chính. Trong suốt cuộc đời, Hồ Chí Minh đã sớm hình thành cho mình một lối
sống, đó là rất mực .cần cù, giản dị, tiết kiệm
Hai là, phong cách sống hài hòa, nhuần nhuyễn giữa văn hóa Đông Tây. Đó phong cách sống vừa
thấm nhuần văn hóa Nho-Phật-Lão, vừa chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Âu-Mỹ nhưng luôn giữ
vững, yêu quý và tự hào về văn hóa Việt Nam.
Ba là, tôn trọng quy luật tự nhiên, gắn với thiên nhiên. Trong sinh hoạt đời thường, Hồ Chí Minh theo
triết lý “tôn tự nhiên” của Lão tử.
Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một nhiệm vụ rất quan
trọng, cần thiết, góp phần làm cho tưởng, đạo đức, phong cách của Người thực sự trở thành nền tảng
tinh thần vững chắc của đời sống hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững bảo vệ vững chắc Tổ quốc mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh.
CÂU 2:
- Nền tảng tư tưởng của Đảng là hệ thống lý luận, là cơ sở khoa học và thực tiễn về xây dựng
Đảng, về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, về định hướng phát triển của Đảng, về mục tiêu đấu
tranh cách mạng của Đảng. Một đảng chính trị (chính đảng) nhất thiết phải có một nền tảng tư tưởng riêng
và không được tách rời nền tảng tư tưởng đó, trừ khi muốn biến nó thành một đảng hay một tổ chức khác.
Nền tảng tư tưởng của Đảng là bộ phận quan trọng, là nhân tố căn bản, cốt lõi, tạo cơ sở, tiền đề quyết
định mọi hoạt động xây dựng, sinh hoạt và lãnh đạo của một Đảng.
- Đánh giá về kênh Youtube “Mạch nguồn”
Kênh youtube “Mạch nguồn” là thành tựu quan trọng trong việc chuyển hóa hoạt động bảo vệ nền
tảng tư tưởng Đảng của sinh viên. Xuất phát từ sự sáng tạo trong tư duy về cách sản xuất các tư liệu
truyền thông mới mẻ và một platform thời thượng, gần gũi với giới trẻ; tựu chung lại, nó giống như một nền
móng vững chắc đảm bảo dấu ấn mới mẻ của kênh Mạch Nguồn. Nó phá bỏ đi định kiến về những kiến
thức khô khan, dập khuôn sáo rỗng và thay vào đó là sản phẩm tinh thần được nhào nặn khéo léo, không
chỉ hoàn thiện về mặt hình ảnh mà còn là sự cô đọng, hàm súc của nội dung. Kênh là sự hòa trộn hoàn mỹ
giữa lý thuyết và thực tiễn, đập tan những khuôn mẫu thông thường để bắt kịp với sự phát triển của thời đại
kỹ thuật số đưa nó đến gần hơn với những bạn trẻ- những gánh vác trọng trách lớn trong việc đấu tranh với
những tư tưởng thù địch, chống phá Đảng.
CÂU 3:
Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất
nước. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam đều nhằm phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, tất cả vì con người và cho con người.
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG
Thứ nhất, trước hết Đảng ta khẳng định rõ, quyền con người là giá trị chung của nhân loại. Đó là
thành quả đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động và các dân tộc trên thế giới chống lại mọi áp bức, bóc
lột và khẳng định quyền con người làm chủ thiên nhiên. Quan điểm này chỉ rõ nguồn gốc của quyền con
người, giúp chúng ta có cơ sở bác bỏ các học thuyết tư sản về nhân quyền tự nhiên và coi nhân quyền là
phát kiến, là giá trị của phương Tây.
Thứ hai, trong xã hội có phân chia giai cấp đối kháng, khái niệm quyền con người có tính giai cấp
sâu sắc. Ở nước ta, các giá trị phổ quát của quyền con người đã được thể chế hóa trong Hiến pháp. Việc
bảo đảm quyền con người theo phương châm trên giúp mỗi cá nhân được bảo đảm các quyền dân chủ, tự
do cơ bản.
Thứ ba, giải phóng con người gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội;
chỉ có dưới tiền đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì quyền con người mới có điều kiện được bảo
đảm rộng rãi, đầy đủ, trọn vẹn nhất. Quan điểm này nhằm khẳng định lại mục tiêu là xoá bỏ nguồn gốc sâu
xa nhất của mọi vi phạm nhân quyền - đó là ách áp bức dân tộc, giai cấp
Thứ tư, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội kết hợp
chặt chẽ với nhau: lợi ích cá nhân được coi trọng vì đó là mục tiêu, là động lực của sự phát triển xã hội,
song cần chú trọng bảo đảm lợi ích của tập thể và của cả cộng đồng dân tộc.
Thứ năm, quyền dân chủ, tự do của mỗi cá nhân không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm công dân.
Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, pháp luật. Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, đồng thời thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc, của
nhân dân.
Thứ sáu, quyền con người gắn với quyền dân tộc cơ bản và thuộc phạm vi chủ quyền quốc gia. Bảo
đảm quyền con người trước hết và chủ yếu thuộc trách nhiệm của mỗi quốc gia. Trách nhiệm pháp lý này
đã được Liên Hợp quốc quy định.
Thứ bảy, quyền con người luôn luôn gắn với lịch sử, truyền thống và phụ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế, văn hoá của đất nước. Do vậy không thể áp đặt hoặc sao chép máy móc các tiêu chuẩn, mô
thức của nước này cho nước khác.
Thứ tám, quyền con người gắn với các điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Do đó, không
thể thúc đẩy nhân quyền bằng mọi giá, mà phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và
con người.
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Ngay sau khi giành được độc lập năm 1945, quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận
trong Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó tiếp tục được khẳng định, mở
rộng trong các Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992. Cùng với đó, Nhà nước đã thực thi nhiều chính sách
bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và tham gia hầu hết các điều ước quốc
tế về quyền con người.
Tiếp tục kế thừa và phát triển những quy định của các bản Hiến pháp trước đây về quyền con
người, Hiến pháp năm 2013 đã có những đổi mới căn bản, quan trọng. Cụ thể, lần đầu tiên trong lịch sử lập
hiến, “quyền con người” đã trở thành tên gọi của Chương. Chương quy định về quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân được đưa lên và đặt trang trọng tại Chương II. Đặc biệt, Hiến pháp 2013
nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện
các quyền con người, quyền công dân.
Nhằm cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, công tác cải cách pháp
luật, hoàn thiện thể chế, chính sách đã được đẩy mạnh với hơn 100 luật, bộ luật có liên quan đến quyền
con người được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung. Tiêu biểu, năm 2019, Quốc hội đã thông qua Bộ luật
Lao động (sửa đổi) với nhiều quy định mới bảo đảm tốt hơn quyền của người lao động. Điều đó khẳng định,
Việt Nam đã, đang hoàn thiện các chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người trong thực
tế.
CÂU 6:
1, Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên là đánh giá ý thức, thái độ của sinh viên theo các mức
điểm đạt được trên các mặt
- ý thức tham gia học tập (tối đa 20 điểm)
- về ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định của Học viện (tối đa 25 điểm)
- về ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội
phạm và các tệ nạn xã hội (tối đa 20 điểm)
- ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng (tối đa 20 điểm)
- ý thức và kết quả khi tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức trong Học viện hoặc
người học đạt được thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện (tối đa 10 điểm)
- điểm thưởng cho sinh viên có thành tích đặc biệt (tối đa 05 điểm)
2, Điểm rèn luyện được cho đánh giá bằng thang điểm 100 , khi đánh giá không vượt quá điểm tối đa cho
mỗi tiêu chí
CÂU 5:
| 1/7

Preview text:

Câu 1:
I, Vì sao cần học tập và làm theo tư tưởng phong cách đạo đức HCM
Trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đổi mới đất nước theo
hướng tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc học tập rèn luyện tư tưởng đạo đức cách mạng,
lối sống và làm theo tấm gương đạo đức của Người là một việc làm hết sức quan trọng. Việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức của Người là một biện pháp quan trọng hàng đầu để mỗi cán bộ Đảng viên và
Tổ chức cơ sở Đảng khắc phục sửa chữa tình trạng suy thoái có “tính chất nghiêm trọng” về đạo đức và lối
sống, suy thoái về tư tưởng chính trị, giữ vững niềm tin trong nhân dân về lãnh đạo Đảng.
Con người toàn diện là con người phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, tri thức và
năng lực nghề nghiệp chuyên sâu và thể chất lành mạnh. Đó là con người đủ đức và tài để lập thân, lập
nghiệp, để phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Học tập và rèn luyện tư tưởng Hồ Chí Minh là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân.
Thực trạng đạo đức sinh viên hiện nay nổi cộm nhiều vấn đề đáng lo ngại: Một bộ phận chạy theo lối
sống cá nhân thực dụng, đua đòi, sa vào tệ nạn xã hội, tiếp thu thiếu chọn lọc lối sống từ bên ngoài... Trong
bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
việc giáo dục đạo đức cho sinh viên cần đổi mới và toàn diện.
Điều quan trọng nhất là cần xác định một số nguyên tắc chủ yếu, làm cơ sở đề xuất các biện pháp
giáo dục đạo đức cụ thể. Nói khái quát, đó là những nguyên tắc của đạo đức cách mạng dựa trên nền tảng
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có bốn nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng: Rèn luyện đạo đức
là công việc phải tiến hành lâu dài, bền bỉ suốt đời; giáo dục đạo đức bằng nêu gương sáng; xây dựng đạo
đức cách mạng, đồng thời đấu tranh chống lại những hiện tượng phi đạo đức; khắc phục những biểu hiện
của tư tưởng, đạo đức cũ không còn phù hợp và xây dựng tư tưởng đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Chúng ta cần phải có giáo dục đạo đức công dân để mọi người
hiểu rõ: Lợi ích chung của nước nhà và lợi ích riêng của người dân là nhất trí". Người viết về nguyên tắc kế
thừa và đổi mới khi xây dựng một nền đạo đức mới: "Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ… Cái gì cũ mà tốt, thì
phải phát triển thêm… Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm". Người nói về tác dụng của việc nêu gương sáng
đạo đức: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền".
Bác nhắc nhở mọi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng, rèn luyện. Nếu không chịu khó học
tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thì có ngày ""cái đuôi dốt nát"" sẽ lòi ra. Mặt
khác, nếu không chịu khó tu dưỡng đạo đức, thì ""cái đuôi cá nhân chủ nghĩa" cũng sẽ được mọc dần lên,
vì trong mỗi người đều tồn tại cả cái tốt và cái xấu.
Học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta thấm nhuần những nguyên tắc xây
dựng đạo đức mới mà Người nêu lên và đã suốt đời không mệt mỏi tự rèn mình; giáo dục, động viên, cán
bộ, đảng viên và nhân dân cùng thực hiện. Đó là: Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; Xây
đi đôi với chống; Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu
tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng
càng luyện càng trong”. Phương thuốc đặc hiệu nhất để phòng và chống kẻ thù vô hình này là phải thường
xuyên tu dưỡng đạo đức.
II, Những nội dung chính
1. Những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh
Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện rõ nét qua những nội dung chủ yếu sau:
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển của dân tộc
Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt
Nam; là sản phẩm của dân tộc và thời đại, là tài sản vô giá của dân tộc ta. Tư tưởng của Người kế thừa
những giá trị, tinh hoa văn hóa của loài người, trong đó chủ yếu là chủ nghĩa Mác - Lênin, và giải đáp nhiều
vấn đề của thời đại, của sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới.
Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí
Minh là ở chỗ trung thành với những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng những
nguyên lý đó vào điều kiện cụ thể của nước ta, đề xuất những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra và giải quyết
một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả. Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi sống với chúng ta, vì đã thấm sâu
vào quần chúng nhân dân, được kiểm nghiệm qua thực tiễn cách mạng và ngày càng tỏa sáng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của thế giới
Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng thời đại. C. Mác đã khái quát: "Mỗi thời đại xã hội đều
cần có những con người vĩ đại"(2).
Trong quá trình hình thành về cơ bản tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã có những cống hiến xuất sắc về
lý luận cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đó là: giành độc
lập dân tộc để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và tính tự thân vận động trong quá trình đấu tranh của
các nước thuộc địa. Điều này có giá trị to lớn về mặt lý luận và đang trở thành hiện thực trong giải quyết
nhiều vấn đề quốc tế ngày nay
Thứ hai, tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người. Đóng góp lớn nhất của Hồ Chí Minh đối với
thời đại là từ việc xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc mình, đã chỉ ra một con đường cách
mạng, một hướng đi và tiếp theo đó là phương pháp "đại đoàn kết", "đại hòa hợp" để thức tỉnh hàng trăm
triệu người bị áp bức trong các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Thứ ba, tư tưởng Hồ Chí Minh cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả. Tư tưởng và cuộc đời
hoạt động cách mạng phong phú của Người đã là một tấm gương sáng cổ vũ các dân tộc trên thế giới tham
gia cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, hòa bình và tiến bộ xã hội.
Những tư tưởng trên đây của Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ mãi mãi là chân lý sáng ngời, góp phần vào sự
kiến tạo và phát triển của nhân loại.
2. Những nội dung chủ yếu của đạo đức Hồ Chí Minh
Về vị trí của đạo đức trong đời sống xã hội và của mỗi người
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng, muốn làm cách mạng phải lấy đạo
đức làm gốc.
Người viết: " Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành
được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang"(3).
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn
của sông, suối. Người quan niệm, đạo đức cách mạng là chỗ dựa giúp cho con người vững vàng trong mọi thử thách.
Đối với Đảng, đội tiên phong của giai cấp công nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta
thật trong sạch, Đảng phải "là đạo đức, là văn minh", "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và
cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng.
Về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam, quan điểm đạo đức Hồ Chí Minh đã bao
quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội, bao gồm:
Một là, với đất nước, dân tộc phải "Trung với nước, hiếu với dân".
Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và phương Đông, được Chủ tịch Hồ
Chí Minh kế thừa và phát triển trong điều kiện mới. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với
dân là điều chủ chốt của đạo đức cách mạng, phải gắn bó với dân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc.
Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu
rõ trách nhiệm và quyền lợi của người làm chủ đất nước.
Hai là, với mọi người phải "Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình".
Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, yêu thương con người xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa của dân
tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Yêu thương con người
thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã hội, là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.
Ba là, với mình phải thực sự "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư".
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là mối quan hệ "với tự
mình". Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cần có của con người, mang một lẽ tự
nhiên, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương . Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công vô tư.
Bốn là, mở rộng quan hệ yêu thương con người đối với toàn nhân loại, người cách mạng phải có "tinh thần
quốc tế trong sáng".
Đoàn kết quốc tế trong sáng là tình đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản toàn thế giới vì một mục tiêu
chung, "bốn phương vô sản đều là anh em"; là đoàn kết với các dân tộc vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã
hội. Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chân chính sẽ dẫn đến chủ
nghĩa quốc tế trong sáng.
Về những nguyên tắc xây dựng và thực hành đạo đức, theo Hồ Chí Minh, thể hiện ở ba điểm sau:
Một là, nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm. Nói đi đôi với làm trước hết là sự nêu gương tốt. Sự nêu
gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, lãnh đạo với nhân viên, đảng viên phải nêu gương trước quần chúng.
Hai là, xây đi đôi với chống.
Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những
biểu hiện đạo đức sai trái, xấu xa, không phù hợp với những chuẩn mực của đạo đức mới. Xây đi đôi với
chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây. Người đã phát động cuộc thi đua "ba xây, ba
chống", viết sách "người tốt, việc tốt" để tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống.
Ba là, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành. Trong rèn luyện
đạo đức, Hồ Chí Minh coi tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng. Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện
trong mọi hoạt động thực tiễn, trong mọi mối quan hệ của mình, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng.
3. Những nội dung chủ yếu của phong cách Hồ Chí Minh
Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, đó là một phong
cách vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa khoa học vừa cách mạng, vừa cao cả vừa thiết thực, tạo thành một
chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức và thẩm mỹ, bao gồm một số nội dung chính là: phong
cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt.
Về phong cách tư duy
Một là, phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại.
Trong quá trình hoạt động của mình Hồ Chí Minh đã hình thành trong mình một phong cách tư duy khoa
học, cách mạng và hiện đại
. Nhờ đó, Nguyễn Ái Quốc đã bắt kịp nhịp sống và sự phát triển của thời đại, đã
hình thành được một tư duy đúng đắn, để có thể lựa chọn đúng đường đi cho dân tộc và dự kiến được
những bước phát triển mới của lịch sử.
Hai là, phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo. Đó là phong cách tư duy không giáo điều, rập khuôn,
không vay mượn nguyên xi của người khác, hết sức tránh lối cũ, đường mòn, tự mình tìm tòi, suy nghĩ, truy
đến tận cùng bản chất của sự vật, hiện tượng để tìm ra chân lý, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn.
Ba là, phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình. Thể hiện rõ nhất của phong cách tư duy này ở
Hồ Chí Minh là luôn biết xuất phát từ cái chung, cái nhân loại, từ những chân lý phổ biến, những “lẽ phải
không ai chối cãi được”
. Để đàm phán, thuyết phục đối phương đi tới đồng thuận, Người thường lập luận
trên cơ sở nguyên tắc về tính đồng nhất của nguyên lý.
Về phong cách làm việc
Người luôn nêu gương cho chúng ta về phong cách công tác mới: lấy lợi ích và hiệu quả thiết thực làm
chuẩn mực cao nhất để đánh giá tác phong cán bộ và chất lượng công việc. Phong cách làm việc Hồ Chí
Minh thể hiện trong những điểm chính sau:
Một là, phong cách làm việc khoa học. Hồ Chí Minh yêu cầu làm việc gì cũng phải điều tra, nghiên cứu, thu
thập thông tin, số liệu, để nắm chắc thực chất tình hình, “Đảng có hiểu rõ tình hình, thì đặt chính sách mới đúng”.
Hai là, phong cách làm việc có kế hoạch. Hồ Chí Minh đòi hỏi làm việc gì cũng phải có chương trình, kế
hoạch, từ lớn đến nhỏ, từ dài hạn, trung hạn đến ngắn hạn, từ tháng, tuần đến ngày, giờ nào việc nấy.
Người dạy, trong việc đặt kế hoạch “không nên tham lam, phải thiết thực, vừa sức, từ thấp đến cao”, “chớ
làm kế hoạch đẹp mắt, to tát, kể hàng triệu, nhưng không thực hiện được”.
Ba là, phong cách làm việc đúng giờ. Hồ Chí Minh quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian
của người khác bấy nhiêu. Năm 1953, tại Việt Bắc, Người vượt qua mưa gió để đến thăm lớp chỉnh huấn
của anh chị em trí thức theo lịch hẹn. …
Bốn là, phong cách đổi mới, sáng tạo, không chấp nhận lối cũ, đường mòn. Đó là một phong cách không cố
chấp, bảo thủ, luôn đổi mới. Cuộc đời Người là một tấm gương tuyệt vời về đổi mới, có sức động viên,
khích lệ, gợi mở sự đổi mới, sáng tạo cho mỗi chúng ta.
Về phong cách lãnh đạo
Một là, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Phong
cách dân chủ Hồ Chí Minh được biểu hiện từ việc lớn cho đến việc nhỏ. Từ soạn thảo “Tuyên ngôn độc
lập”
đến viết một bài báo,…Người đều tham khảo ý kiến của Bộ Chính trị, hay những người xung quanh.
Người tuân thủ chặt chẽ quy trình ra quyết định.
Hai là, đi đúng đường lối quần chúng,“lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người
“không quan trọng”. Người yêu cầu và luôn thực hiện người lãnh đạo phải tôn trọng nguyên tắc dân chủ, từ
dân chủ trong Đảng đến dân chủ trong các cơ quan đại biểu của dân. Theo Người, phải biết động viên,
khuyến khích “khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”, tức là phải làm cho cấp dưới không sợ nói
sự thật và cấp trên không sợ nghe sự thật.

Ba là, phải tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát cho tốt. Theo Hồ Chí Minh, sau khi nghị quyết đã được ban
hành, phải tổ chức tốt để nghị quyết đi vào cuộc sống; điều đó gắn liền với công việc kiểm tra, kiểm soát.
Sở dĩ sự thật còn bị bưng bít vì sự kiểm tra, kiểm soát của các ngành, các cấp, không nghiêm túc, chưa
chặt chẽ, tệ quan liêu còn “nồng”.
Bốn là, về phong cách nêu gương. Người đòi hỏi, mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác
và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm để quần chúng noi theo. Kế thừa truyền thống đạo
đức của dân tộc, Hồ Chí Minh đã nêu thành một nội dung của tư cách người cách mạng. Nói đi đôi với làm
đối lập với nói mà không làm của những người hứa suông, hoặc “nói một đàng làm một nẻo” của những kẻ cơ hội.
Về phong cách diễn đạt
Một là, cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, thiết thực. Mục đích của nói và viết Hồ Chí Minh cốt làm cho lý
luận trở nên gần gũi, dễ hiểu với tất cả mọi người. Hồ Chí Minh hay dùng cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, thiết thực.
Hai là, diễn đạt ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, trong sáng và sinh động, có lượng thông tin cao. Bác Hồ
thường viết ngắn, có khi rất ngắn: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, chỉ 9 chữ mà khái quát
được cả ba giai đoạn đầy biến động của đất nước. Chính vì vậy, những tư tưởng lớn của Người trở nên dễ
thuộc, dễ nhớ, nhanh chóng đi vào quần chúng, hướng dẫn họ hành động.
Ba là, sinh động, gần gũi với cách nghĩ của quần chúng, gắn với những hình ảnh, ví von, so sánh cụ thể.
Khi nói, khi viết Bác Hồ thường kết hợp với kể chuyện, đan xen những câu thơ, câu ca dao có vần điệu, làm
cho bài nói hay bài viết trở nên sinh động, gần gũi với lối cảm, lối nghĩ của quần chúng. Người dùng hình
ảnh “con đỉa hai vòi” để nói về bản chất của chủ nghĩa đế quốc; ví “lý luận như cái tên, thực hành như cái đích” để bắn,…
Bốn là, phong cách diễn đạt luôn luôn biến hóa, nhất quán mà đa dạng. Trên cơ sở thống nhất về mục đích
nói và viết, phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh thể hiện rất phong phú, phù hợp với nội dung được trình bày.
Đó là bài học quý giá đối với tất cả mọi người, nhất là những người trực tiếp làm công tác thông tin, tuyên
truyền, giáo dục lý luận cho đại chúng.
Về phong cách ứng xử
Một là, khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp. Trong các cuộc tiếp xúc, Người thường khiêm tốn, không bao giờ
đặt mình cao hơn người khác, mà trái lại, luôn hòa nhã, quan tâm chu đáo đến những người chung quanh.
Hai là, chân tình, nồng hậu, tự nhiên. Khi gặp gỡ mọi người, với những cử chỉ thân mật, lời hỏi thăm chân
tình, hay một câu nói đùa, Người đã tạo ra một bầu không khí thân mật, thoải mái, thân thiết như trong một
gia đình. Đó là nét nổi bật trong phong cách ứng xử của những nhà văn hóa lớn của mọi thời đại.
Ba là, linh hoạt, chủ động, biến hóa. Ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh đạt tới sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm
nồng hậu với lý trí sáng suốt, linh hoạt, uyển chuyển, sẵn sàng vì cái lớn mà châm chước cái nhỏ.
Bốn là, vui vẻ, hòa nhã, xóa nhòa mọi khoảng cách. Trong văn hóa giao tiếp, ứng xử với mọi người, Hồ Chí
Minh, luôn xuất hiện với thái độ vui vẻ, đã xóa đi mọi khoảng cách, những nghi thức trịnh trọng không cần
thiết, tạo không khí chan hòa, gần gũi giữa lãnh tụ với quần chúng, giữa những người bạn...
Về phong cách sinh hoạt
Một là, phong cách sống cần kiệm, liêm chính. Cả trong lời nói và việc làm Hồ Chí Minh luôn luôn tự mình
thực hiện cần kiệm, liêm chính. Trong suốt cuộc đời, Hồ Chí Minh đã sớm hình thành cho mình một lối
sống, đó là rất mực cần cù, giản dị, tiết kiệm.
Hai là, phong cách sống hài hòa, nhuần nhuyễn giữa văn hóa Đông – Tây. Đó là phong cách sống vừa
thấm nhuần văn hóa Nho-Phật-Lão, vừa chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Âu-Mỹ nhưng luôn giữ
vững, yêu quý và tự hào về văn hóa Việt Nam.
Ba là, tôn trọng quy luật tự nhiên, gắn bó với thiên nhiên. Trong sinh hoạt đời thường, Hồ Chí Minh theo
triết lý “tôn tự nhiên” của Lão tử.
Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ rất quan
trọng, cần thiết, góp phần làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thực sự trở thành nền tảng
tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. CÂU 2:
- Nền tảng tư tưởng của Đảng là hệ thống lý luận, là cơ sở khoa học và thực tiễn về xây dựng
Đảng, về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, về định hướng phát triển của Đảng, về mục tiêu đấu
tranh cách mạng của Đảng. Một đảng chính trị (chính đảng) nhất thiết phải có một nền tảng tư tưởng riêng
và không được tách rời nền tảng tư tưởng đó, trừ khi muốn biến nó thành một đảng hay một tổ chức khác.
Nền tảng tư tưởng của Đảng là bộ phận quan trọng, là nhân tố căn bản, cốt lõi, tạo cơ sở, tiền đề quyết
định mọi hoạt động xây dựng, sinh hoạt và lãnh đạo của một Đảng.
- Đánh giá về kênh Youtube “Mạch nguồn”
Kênh youtube “Mạch nguồn” là thành tựu quan trọng trong việc chuyển hóa hoạt động bảo vệ nền
tảng tư tưởng Đảng của sinh viên. Xuất phát từ sự sáng tạo trong tư duy về cách sản xuất các tư liệu
truyền thông mới mẻ và một platform thời thượng, gần gũi với giới trẻ; tựu chung lại, nó giống như một nền
móng vững chắc đảm bảo dấu ấn mới mẻ của kênh Mạch Nguồn. Nó phá bỏ đi định kiến về những kiến
thức khô khan, dập khuôn sáo rỗng và thay vào đó là sản phẩm tinh thần được nhào nặn khéo léo, không
chỉ hoàn thiện về mặt hình ảnh mà còn là sự cô đọng, hàm súc của nội dung. Kênh là sự hòa trộn hoàn mỹ
giữa lý thuyết và thực tiễn, đập tan những khuôn mẫu thông thường để bắt kịp với sự phát triển của thời đại
kỹ thuật số đưa nó đến gần hơn với những bạn trẻ- những gánh vác trọng trách lớn trong việc đấu tranh với
những tư tưởng thù địch, chống phá Đảng. CÂU 3:
Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất
nước. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam đều nhằm phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, tất cả vì con người và cho con người. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG
Thứ nhất, trước hết Đảng ta khẳng định rõ, quyền con người là giá trị chung của nhân loại. Đó là
thành quả đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động và các dân tộc trên thế giới chống lại mọi áp bức, bóc
lột và khẳng định quyền con người làm chủ thiên nhiên. Quan điểm này chỉ rõ nguồn gốc của quyền con
người, giúp chúng ta có cơ sở bác bỏ các học thuyết tư sản về nhân quyền tự nhiên và coi nhân quyền là
phát kiến, là giá trị của phương Tây.
Thứ hai, trong xã hội có phân chia giai cấp đối kháng, khái niệm quyền con người có tính giai cấp
sâu sắc. Ở nước ta, các giá trị phổ quát của quyền con người đã được thể chế hóa trong Hiến pháp. Việc
bảo đảm quyền con người theo phương châm trên giúp mỗi cá nhân được bảo đảm các quyền dân chủ, tự do cơ bản.
Thứ ba, giải phóng con người gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội;
chỉ có dưới tiền đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì quyền con người mới có điều kiện được bảo
đảm rộng rãi, đầy đủ, trọn vẹn nhất. Quan điểm này nhằm khẳng định lại mục tiêu là xoá bỏ nguồn gốc sâu
xa nhất của mọi vi phạm nhân quyền - đó là ách áp bức dân tộc, giai cấp
Thứ tư, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội kết hợp
chặt chẽ với nhau: lợi ích cá nhân được coi trọng vì đó là mục tiêu, là động lực của sự phát triển xã hội,
song cần chú trọng bảo đảm lợi ích của tập thể và của cả cộng đồng dân tộc.
Thứ năm, quyền dân chủ, tự do của mỗi cá nhân không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm công dân.
Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, pháp luật. Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, đồng thời thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
Thứ sáu, quyền con người gắn với quyền dân tộc cơ bản và thuộc phạm vi chủ quyền quốc gia. Bảo
đảm quyền con người trước hết và chủ yếu thuộc trách nhiệm của mỗi quốc gia. Trách nhiệm pháp lý này
đã được Liên Hợp quốc quy định.
Thứ bảy, quyền con người luôn luôn gắn với lịch sử, truyền thống và phụ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế, văn hoá của đất nước. Do vậy không thể áp đặt hoặc sao chép máy móc các tiêu chuẩn, mô
thức của nước này cho nước khác.
Thứ tám, quyền con người gắn với các điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Do đó, không
thể thúc đẩy nhân quyền bằng mọi giá, mà phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và con người. PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Ngay sau khi giành được độc lập năm 1945, quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận
trong Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó tiếp tục được khẳng định, mở
rộng trong các Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992. Cùng với đó, Nhà nước đã thực thi nhiều chính sách
bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và tham gia hầu hết các điều ước quốc
tế về quyền con người.
Tiếp tục kế thừa và phát triển những quy định của các bản Hiến pháp trước đây về quyền con
người, Hiến pháp năm 2013 đã có những đổi mới căn bản, quan trọng. Cụ thể, lần đầu tiên trong lịch sử lập
hiến, “quyền con người” đã trở thành tên gọi của Chương. Chương quy định về quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân được đưa lên và đặt trang trọng tại Chương II. Đặc biệt, Hiến pháp 2013
nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện
các quyền con người, quyền công dân.
Nhằm cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, công tác cải cách pháp
luật, hoàn thiện thể chế, chính sách đã được đẩy mạnh với hơn 100 luật, bộ luật có liên quan đến quyền
con người được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung. Tiêu biểu, năm 2019, Quốc hội đã thông qua Bộ luật
Lao động (sửa đổi) với nhiều quy định mới bảo đảm tốt hơn quyền của người lao động. Điều đó khẳng định,
Việt Nam đã, đang hoàn thiện các chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người trong thực tế. CÂU 6:
1, Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên là đánh giá ý thức, thái độ của sinh viên theo các mức
điểm đạt được trên các mặt -
ý thức tham gia học tập (tối đa 20 điểm) -
về ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định của Học viện (tối đa 25 điểm) -
về ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội
phạm và các tệ nạn xã hội (tối đa 20 điểm) -
ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng (tối đa 20 điểm) -
ý thức và kết quả khi tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức trong Học viện hoặc
người học đạt được thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện (tối đa 10 điểm) -
điểm thưởng cho sinh viên có thành tích đặc biệt (tối đa 05 điểm)
2, Điểm rèn luyện được cho đánh giá bằng thang điểm 100 , khi đánh giá không vượt quá điểm tối đa cho mỗi tiêu chí CÂU 5: