Bài thu hoạch tham quan bến Nọc – Tiểu đội 6 | Báo cáo môn giáo dục quốc phòng và an ninh học phần I Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng bào, chiến sĩ Nam bộ nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã chịu nhiều nỗi đau mất mát lớn. Trong đó có sự kiện trên 700
chiến sĩ, đồng bào cách mạng đã bị giặc Pháp sát hại vào năm 1946 – 1947 rồi ném xác xuống cầu Bến Nọc ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2009, Nhà nước đã cho xây dựng đền tưởng niệm Bến Nọc ở đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Giới thiệu chung:
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng bào, chiến
sĩ Nam bộ nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã
chịu nhiều nỗi đau mất mát lớn. Trong đó có sự kiện trên 700
chiến sĩ, đồng bào cách mạng đã bị giặc Pháp sát hại vào năm
1946 – 1947 rồi ném xác xuống cầu Bến Nọc ở thành phố Hồ
Chí Minh. Năm 2009, Nhà nước đã cho xây dựng đền tưởng
niệm Bến Nọc ở đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A,
quận 9, thành phố Hồ Chí Minh để ghi nhớ nỗi đau này và cũng
để vinh danh sự hy sinh cao cả của những người nằm xuống.Q Q
-Cổng chính của đền Bến Nọc được
xây dựng theo phong cách cổng làng
truyền thống của Việt Nam, trên lợp
ngói âm dương. Đền có bia căm thù,
ghi lại tội ác của thực dân Pháp cũng
như chiến công của Đội dân quân du
kích địa phương đã phục kích đánh
chìm 2 ghe Pháp, tiêu diệt 15 tên
thực dân xâm lược để trả thù cho
đồng bào, chiến sĩ đã bị chúng thảm sát.Q
-Đền chính tôn nghiêm và tĩnh mịch, có kiến trúc giống với các
ngôi đền truyền thống. Trung tâm đền là bàn thờ Tổ quốc, phía
trên có dòng chữ vàng ghép “Tổ quốc ghi công”. Chính giữa có
tượng chủ tịch Hồ Chí Minh, hai bên là bàn thờ tri ân các vị tiền
bối, các anh hùng liệt sĩ, treo trước bàn thờ là câu đối:
“Muối mặn sát lòng dân bè lũ ngoại xâm tính thôn đất nước
Sương giá lạnh hồn oan bảy trăm thi thể vùi chung mộ phần”.
- Ấn tượng hơn thế nữa chính là bức tượng người mẹ bồng con ở
trung tâm Đền tưởng niệm. Hình ảnh đầy tang thương này đã
làm cho chúng em gợi nhớ đến một lịch sử đầy đớn đau của dân
tộc ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Bọn chúng cướp đi
hơn 700 sinh mạng của những đồng bào vô tội, chúng chặt đầu
băm xác cácQ văn – sĩ phu yêu nước mà ném xuống suối Cái –
bên dưới chân cầu Bến Nọc. Điều mà khiến ai nấy cũng đều
phải xót xa chính là máu của các chiến sĩ nhuộm đỏ cả một con
sông, dần dần màu đỏ ấy nhiều đến mức lấn át đi màu sắc ban
đầu của dòng sông. Những thi thể, những chiếc đầu bơ vơ trôi
dạt trên sông lâu dần bốc lên mùi hôi thối. Và khi màn đêm
buông xuống cũng là lúc đồng bào ta ra sông vớt xác để chôn
cất, họ vớt được phần nào hay phần ấy. Vì không thể xác định
được danh tính, nên họ chỉ có thể ghép lộn xộn đầu và thi thể
miễn có được một hình hài toàn vẹn cũng đã may mắn lắm rồi.
Bọn địch vẫn luôn canh gác ngày đêm, chúng từ trong Bót mà
dóng súng ra bên sông chỉ để bắt chết những kẻ lang thang
trong bóng đêm. Vì thế mà đồng bào ta vừa vớt xác vừa lo sợ,
lo sợ một ngày nào đó mình cũng sẽ trở thành một các xác chết
nằm trơ trọi tại nơi đây, nổi lềnh bềnh trên dòng sông thấm đẫm máu này.Q
- Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, một phần nhỏ nhoi trong hàng ngàn
tội ác của bọn quân cường bạo, ác độc kia cũng đã đủ khiến
đồng bào ta căm ghét chúng đến tận xương tủy. Nhân dân ta
luôn mong muốn có thể quét sạch bọn chúng ra khỏi bờ cõi
nước Nam để giữ lại một vùng lãnh thổ cho mảnh đất Việt Nam
thân yêu này. Vậy nên, dẫu cho hiện tại, chúng ta được sống
dưới một mái nhà xanh mát, không tranh chấp đạn dược, không
còn tiếng kêu khóc quyết tâm báo thù nhưng chúng ta vẫn phải
trên tinh thần sẵn sàng chiến đấu dưới mọi tình huống. Chúng
ta phải luôn sống trong sự biết ơn, tưởng nhớ những vị anh
hùng, đồng bào đã hi sinh vì nền độc lập dân tộc. Nhớ đến cái
chết đầy oan ức cho hàng vạn con người vô tội, đền tưởng niệm
Bến Nọc chính là một minh chứng sống cho lịch sử nước nhà,
nhắc nhở chúng ta không bảo giờ được quên đi sự hi sinh cao
cả ấy, hãy luôn nhớ lấy và giữ gìn cột mốc lịch sử đầy quý giá này.Q
1. Cảm nghĩ về di tích, hoạt động:
Đền tưởng niện Bến Nọc là một đi tích lịch sử quan trọng, đánh
dấu một phần của quá trình chiến tranh. Cảm nhận về nơi ấy
rất đa dạng, đối với riêng tiểu đội của em thì thông qua năm cảm nhận dưới đây:Q
-Tính tính quan trọng lịch sử Đền tưởng niệm Bến Nọc không chỉ
là một địa danh mà còn là biểu tượng của sự hy sinh và sự kiên
định trong cuộc chiến tranh. Đó là nơi để kỷ niệm và tưởng nhớ
những người lính hy sinh trong cuộc chiến.Q
-QSự cảm kích nhiều người có thể cảm thấy biết ơn và cảm kích
trước sự hy sinh của những người lính đã đánh giá cao tình quốc
gia và nguyện vọng của cộng đồng.Q
- Phần của kỷ niệm Đền tưởng niệm Bến Nọc thường là nơi tôn
vinh và kỷ niệm các sự kiện và người hùng trong lịch sử quốc
gia. Điều này có thể góp phần vào việc duy trì và phát triển tinh
thần yêu nước và sự đoàn kết trong cộng đồng.
Q- Sự tiếc thương và nhớ nhung được một số người có thể cảm
thấy xúc động và tiếc nuối khi đến thăm đền tưởng niệm nhất
là khi họ nhớ về những người thân và bạn bè đã mất trong chiến tranh.
-Tính linh thiêng và tôn nghiêm như Đền tưởng niệm Bến Nọc
thường mang lại cảm giác của sự linh thiêng và tôn nghiêm đó
là một nơi để người dân có thể dừng lại và suy tư về ý nghĩa
sâu sắc của sự hy sinh và hòa bình.Q
QTóm lại Đền tưởng niệm Bến Nọc
không chỉ là một di tích lịch sử mà
còn là một biểu tượng của sự hy
sinh và lòng trung thành với đất
nước. Cảm nhận về nó có thể rất đa
dạng, nhưng thường mang trong
mình sự tín chọn và sự nhớ nhung
về những đồng bàoQ đã hy sinh trong chiến tranh.Q
-Sau chuyến đi, chúng em về lại nơi
mình “đóng quân”. Tại đây, toàn
thể mọi người được ngồi lại cùng
nhau để được nghe kể về lịch sử
huy hoàng của Đền tưởng niệm Bến
Nọc. Hình ảnh chúng em cùng nhau
ca hát, vui chơi dưới ánh hoàng hôn ban chiều đã khép lại một
buổi hành quân vô cùng ý nghĩa trong học phần này. 2. Sau chuyến đi:
-Chuyến đi thăm Đền tưởng niệm Bến Nọc đã để lại trong em
nhiều suy nghĩ sâu sắc. Đền Bến Nọc là nơi minh chứng cho lịch
sử, tồn tại để nhắc nhở chúng em phải luôn nhớ đến sự hi sinh
của các đồng bào, chiến sĩ. Và cũng là một bức tượng đài cho
một dân tộc đầy kiên cường, bất khuất.
- Ngày nay, có những người bạn trẻ vì sống trong đất nước hòa
bình từ khi chào đời nên dường như họ đã dần quên đi một thời
đất nước rơi vào thế nguy nan, dần quên đi sự hi sinh của các
anh chiến sĩ, đồng bào một thời. Chuyến hành quân này như
muốn cảnh tỉnh chúng em, để gợi nhớ cho chúng em về một
thời đại uy hùng của một đất nước huy hoàng.
- Dưới cái nhìn của một sinh viên đại học đang dần bị lãng quên
trong một trang sử huy hoàng, vì cuộc sống đầy rẫy những khó
khăn, những thú vui mà Lịch Sử dường như bị đẩy vào một hồi
ức của thời xa xưa, thậm chí là bị lãng quên. Chuyến đi này đã
thức tỉnh bản thân mỗi người phải luôn luôn nhớ về công lao
dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng, của những đồng bào
cùng có chung dòng máu, cùng chui ra từ bọc trăm trứng của
mẹ Âu Cơ. Và câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã tồn tại
trong suy nghĩ của mỗi người chúng ta từ khi còn bé, nhắc nhở
chính mình phải luôn nhớ về cội nguồn, nhớ về công lao của các
chiến sĩ - một sự hi sinh không có thứ gì có thể đong đếm được.
Chuyến hành quân này đã nhắc nhở chúng em về trách nhiệm
của mình trong việc giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử.
3. Hình ảnh và các hoạt động của sinh viên trường Đại
học Sư phạm Kĩ thuật TPHCM trong chuyến tham quan: Q QQ Q