-
Thông tin
-
Quiz
Bài thu hoạch thực tế chính trị tại tỉnh Quảng Ninh | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lịch sử hành chính tỉnh Quảng Ninh có thể bắt đầu từ cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng năm 1831 - 1832. Theo đó, từ năm 1831, trấn Quảng Yên được đặt thành tỉnh Quảng Yên, tên riêng là tỉnh Quảng Đông, lãnh 1 phủ, 3 huyện và 3 châu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thực tế Chính trị Xã hội 84 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Bài thu hoạch thực tế chính trị tại tỉnh Quảng Ninh | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lịch sử hành chính tỉnh Quảng Ninh có thể bắt đầu từ cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng năm 1831 - 1832. Theo đó, từ năm 1831, trấn Quảng Yên được đặt thành tỉnh Quảng Yên, tên riêng là tỉnh Quảng Đông, lãnh 1 phủ, 3 huyện và 3 châu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thực tế Chính trị Xã hội 84 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC ----------------------------
BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
TẠI TỈNH QUẢNG NINH Họ và tên: Phạm Thành Đạt Mã sinh viên: 2254030007 Lớp hành chính: Quản Lý Công K42
Hà Nội, năm 2024 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Khái quát về cơ sở đến nghiên cứu thực tế chính trị - xã hội ........................ 1
1.1. Lịch sử hình thành................................................................................... .1
1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...................................... 2
2. Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và hoạt động của hệ thống
chính trị tại địa phương, nghiên cứu về việc thực hiện chuyên môn của cơ sở
thực tế chính trị - xã hội ..................................................................................... 8
2.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ ..................................................................... .8
2.2 Thành tựu .................................................................................................. 8
2.3 Hạn chế ................................................................................................... 10
2.4 Khó khăn, thách thức .............................................................................. 11
3. Công tác quản lý các địa điểm du lịch tại tỉnh Quảng Ninh (đền Cửa Ông,
chùa Cái Bầu, bảo tàng Quảng Ninh) .............................................................. 12
3.1.Đền Cửa Ông .......................................................................................... 12
3.2. Chùa Cái Bầu ......................................................................................... 13
3.3. Bảo tàng Quảng Ninh............................................................................ .14
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 17 MỞ ĐẦU
1. Khái quát về cơ sở đến nghiên cứu thực tế chính trị - xã hội
Trong những ngày đầu năm 2024, tập thể thầy và trò lớp Quản lý Công K42
đã có dịp đến với tỉnh Quảng Ninh. Với sự hướng dẫn chính từ cô Dương Thị
Thục Anh là trưởng đoàn cùng hai thầy cô phụ trách là thầy Lưu Văn Thắng cùng
cô Nguyễn Thùy Chi đã hỗ trợ các sinh viên trong quá trình xuyên suốt 2 ngày
diễn ra Thực tế Chính Trị - Xã Hội. Tạo điều kiện cho sinh viên được tham quan,
học tập trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh. Với quỹ thời gian
tuy có hạn nhưng chuyến đi đã kết thúc thành công rực rỡ. Thông qua chuyến đi,
sinh viên lớp Quản Lý Công K42 đã có thêm những nhìn nhận, nhận định mới về
nghành học của chính mình. Bên cạnh đó còn là những chuyến tham quan đáng
nhớ và ý nghĩa tại các địa điểm du lịch nổi tiếng nơi đây.
1.1. Lịch sử hình thành
Lịch sử hành chính tỉnh Quảng Ninh có thể được xem bắt đầu từ cuộc cải
cách hành chính của Minh Mạn
g năm 1831-1832. Theo đó, từ năm 1831, trấn
Quảng Yên được đặt thành tỉnh Quảng Yên, tên riêng là tỉnh Hải Đông, lãnh 1
phủ (Hải Đông), 3 huyện (Hoành Bồ, Yên Quảng, Hoa Phong) và 3 châu (Vạn
Ninh, Tiên Yên, Vân Đồn).
Tỉnh Quảng Ninh ngày nay thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Phía bắc giáp
tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, phía nam giáp thành phố Hải Phòng, phía đông
giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương. Đơn
vị hành chính trực thuộc có 4 thành phố, 2 thị xã và 7 huyện trực thuộc, trong đó
có 186 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 72 phường, 8 thị trấn và 98 xã. Quảng
Ninh là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất của Việt Nam. Tỷ lệ đô thị hóa
của tỉnh đến nay đạt trên 64% và là một trong 3 địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao
nhất cả nước (sau TP Hồ Chí Minh và Bình Dương). 1
1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội *Vị trí:
Quảng Ninh có vị trí ở địa đầu đông bắc Việt Nam, lãnh thổ trải theo hướng
đông bắc - tây nam. Quảng Ninh nằm cách thủ đô Hà Nội 125 km về phía Đông Bắc.
Thành phố Quảng Ninh (nguồn: Internet) Quảng Ninh tiếp giáp:
Phía bắc giáp khu tự trị Quảng Tây của Trung Quốc
Phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ
Phía nam giáp thành phố Hải Phòng v à Vịnh Bắc Bộ Phía tây giáp tỉn
h Hải Dương, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn
Các điểm cực của tỉnh Quảng Ninh:
Điểm cực đông phần đất liền và hải đảo tại: mũi Sa Vĩ, phường Trà
Cổ, thành phố Móng Cái.
Điểm cực tây tại: thôn 1, xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều.
Điểm cực nam tại: đảo Hạ Mai, xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn.
Điểm cực bắc tại: thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu.
Quảng Ninh là 1 trong số 7 tỉnh thành tại Việt Nam có đường biên giới với
Trung Quốc, nhưng lại là tỉnh duy nhất có cả đường biên giới trên bộ và trên biển với nước này. 2
Quảng Ninh được ví như một “Việt Nam thu nhỏ”, có đa dạng các loại địa
hình từ đồng bằng, vùng núi, ven biển... Là tỉnh miền núi, trung du nằm ở
vùng duyên hải, với hơn 80% đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn 2000 hòn
đảo núi đá vôi nổi trên mặt biển, phần lớn chưa được đặt tên. Địa hình của tỉnh đa
dạng có thể chia thành 3 vùng gồm có Vùng núi, Vùng trung du và đồng bằng ven
biển, và Vùng biển và hải đảo.
Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình
Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập
Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam. Có hai dãy
núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.472 m) chiếm phần
lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166
m) ở phía bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, phía
bắc các thành phố Hạ Long, Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc thị xã Đông
Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi
là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh
Am Váp (1.094 m) trên đất Hạ Long. Cánh cung Đông Triều chạy theo hướng tây
- đông ở phía nam và hướng đông bắc - tây nam ở phía bắc, được coi là xương
sống của lãnh thổ Quảng Ninh, có vai trò quan trọng trong việc hình thành các
yếu tố tự nhiên ở hai sườn bắc - nam.
Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong
hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các
triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Quảng Yên, nam
Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. ở các cửa sông, các vùng bồi
lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng nam Uông Bí,
nam Quảng Yên (đảo Hà Nam), đông Quảng Yên, Đồng Rui (Tiên Yên), nam
Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt
nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao
thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh. 3
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn
hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/2779), đảo trải dài theo
đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp và diện tích các đảo chiếm 11,5%
diện tích đất tự nhiên. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo
chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và
huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi
nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng
bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú. Vùng ven biển và hải đảo
Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên từ sóng
biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thủy tinh (Vân
Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như T à
r Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...).
Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m.
Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi
sinh trưởng các rặng san hô rất đa dạng[9]. Các dòng chảy hiện nay nối với các
lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển
khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng
cảng biển và giao thông đường thủy rất lớn. Tài nguyên đất:
Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào (611.081,3 ha). Trong đó: 10% là đất nông
nghiệp, đất có rừng chiếm 38%, 43,8% là diện tích chưa sử dụng tập trung ở vùng
miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Với ưu thế của tỉnh
miền núi, ven biển, khí hậu ẩm rất thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển
các loài cây lấy gỗ, lấy nhựa như thông nhựa, thông mã vĩ, keo, bạch đàn... Đặc
biệt, với đặc thù điều kiện lập địa trên diện tích đất đồi núi của tỉnh rất thích hợp
với các loài cây gỗ quý, đặc sản, cây dược liệu, các loài cây mang tính bản
địa.Quảng Ninh có nhiều loại đất. Chiếm diện tích lớn nhất là đất feralit vàng đỏ
và đất feralit đồng cỏ thứ sinh phát triển ở địa hình đồi núi thấp. 4
Đất feralit vàng đỏ có mùn trên núi: loại đất này thường phân bố ở vùng
núi có độ cao trên 700m thuộc cánh cung Đông Triều, chiếm 7,8% diện tích tự
nhiên. Trên các vùng núi cao độ ẩm khá lớn, nhiệt độ thấp, đá mẹ nghèo base, quá
trình phân giải hữu cơ yếu nên lớp lá rụng mục dày, tạo thành tầng mùn cao. Loại
đất này khá tốt, đất có màu vàng đỏ.
Đất feralit vàng đỏ trên vùng đồi núi thấp (dưới 700m): loại đất này chiếm
phần lớn diện tích đất tự nhiên của Quảng Ninh, phân bố ở hai sườn cánh cung
Đông Triều với diện tích 0,44 triệu ha (chiếm 60,3% diện tích đất tự nhiên). Đất
có khả năng giữ nước tốt do vậy đất có màu vàng khá điển hình. Tuy nghèo base,
chua nhưng không bị đá ong hoá, ở n ữ
h ng nơi thực vật bị tàn phá chỉ còn là đồng
cỏ, hình thành đất feralit đồng cỏ thứ sinh. Loại này phổ biến ở vùng đồi phía bắc
Hạ Long, phía tây Tiên Yên, huyện Bình Liêu, Hải Hà. Đất bị xói mòn, cần hạn
chế khai thác bừa bãi, tăng cường chất hữu cơ và vôi cho đất.
Đất phù sa: bao gồm cả vùng phù sa cổ và phù sa mới, phân bố theo dọc
quốc lộ 18 từ Đông Triều đến Móng Cái, là đoạn tiếp nối giữa vùng đất mặn ven
biển với vùng đất đồi núi thấp, diện tích khoảng 40.105 ha (chiếm 6,6% diện tích
đất tự nhiên) phân bố ở Tiên Yên, Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà. Đặc tính của loại
đất này là thường chua, độ phì thấp. Vùng đất phù sa để trồng lúa tập trung ở
Đông Triều, Quảng Yên, Hải Hà, Đầm Hà và lưu vực các sông suối, thung lũng
thuộc Tiên Yên, Ba Chẽ. Tuy nhiên, với các loại đất này muốn sản xuất lương
thực cần phải giải quyết vấn đề thủy lợi. Một số vùng đất thấp thường bị ngập úng, đất chua. Đất mặn ven biển
: phân bố dọc bờ biển và ven sông Đá Bạc, Bạch Đằng,...
có diện tích khoảng 50.900 ha (chiếm 8,4% diện tích đất tự nhiên), đất thường
mặn, chua, ngập úng do thủy triều. Một số vùng được khai thác để trồng cói, làm
ruộng muối, nuôi thủy sản và trồng sú vẹt.
Đất cát và cồn cát ven biển
: có diện tích 6.087 ha (chiếm 0,9% diện tích đất
tự nhiên), phân bố ở ven biển, ven các đảo. Vùng quần đảo Vân Hải (Vân Đồn),
đảo Vĩnh Thực (Móng Cái) có những bãi cát trắng dài hàng km hoặc dồn lại thành 5
những cồn nhấp nhô liên tiếp. Giá trị chủ yếu là nguyên liệu cho ngành thủy tinh
cao cấp. Loại đất này chỉ trồng phi lao chắn gió.
Đất vùng đồi núi đá vôi ở các đảo, quần đảo: có diện tích 46.627 ha (chiếm
7% diện tích đất tự nhiên). Trong lịch sử phát triển hình thành vịnh đảo, cấu tạo
nham thạch của các đảo không đồng nhất, có nơi là các đảo đá vôi, có nơi là đảo
đất nên ở đây cũng hình thành các loại đất khác nhau. Nhìn chung, đất có đặc
điểm giống đất feralit vàng đỏ trên vùng đồi núi thấp. Trên các đảo đá vôi có độ
dốc lớn, xói mòn mạnh, tầng đất mỏng, nhiều nơi chỉ có chỗ trũng hoặc khe nứt.
Trên các đảo đất: Tuần Châu, đảo Rều, Ngọc Vừng,... được cấu tạo bởi các đá
phiến thạch, sa thạch silic có đất feralit màu vàng đỏ. Tài nguyên rừn g
Tổng diện tích rừng và đất rừng là 243.833,2 ha, chiếm 38% diện tích đất tự
nhiên toàn tỉnh, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%, còn lại là rừng trồng,
rừng đặc sản khoảng 100.000 ha, đất thành rừng khoảng 230.000 ha, là điều kiện
để phát triển thành các vùng nông nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn. Tài nguyên biển
Quảng Ninh có thế mạnh và tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế
biển, có chiều dài đường ven biển lớn thứ hai 250 km với 2.077 hòn đảo, chiếm
2/3 số đảo của cả nước, trong đó trên 1.000 đảo đã có tên; có ngư trường rộng lớn
trên 6.100 km², là nơi sinh sống của vô vàn các loài sinh vật biển quý hiếm. Hầu
hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các
đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác. Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực
nước sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát
triển hệ thống cảng biển đặc biệt là cảng nước sâu tiếp nhận được tàu có trọng tải
lớn và cảng thủy nội địa, nhất là ở thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, huyện
Tiên Yên, thành phố Móng Cái và huyện Hải Hà đáp ứng cho việc giao lưu hàng
hóa với các tỉnh trong vùng. 6 Hành chính: Tỉn
h Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc,
bao gồm 4 thành phố, 2 thị x
ã và 7 huyện với 177 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 72 phườn ,
g 7 thị trấn và 98 xã. Quảng Ninh là tỉnh có 4 thành phố trực thuộc
đứng thứ 2 về số thành phố trực thuộc tỉnh ở Việt Nam (sau Bình Dương) . Tỷ lệ
đô thị hóa của tỉnh đến năm 2022 đạt 68,5% và là một trong 5 địa phương có tỷ lệ
đô thị hóa cao nhất cả nước. *Kinh tế
Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng
điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với
di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về
giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi
cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế. Trung tâm thương mại Móng
Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước
trong khu vực. Từ năm 2017 tới 2022, Quảng Ninh là tỉnh liên tục 6 lần có chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đứng thứ 1 ở Việt Nam.
Năm 2018, tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 11,1%; thu nhập bình quân đầu
người đạt 5110 USD (gấp hơn gần 2 lần bình quân chung cả nước); tiếp tục đứng
trong nhóm 7 địa phương dẫn đầu cả nước về thu ngân sách với tổng thu ước đạt
trên 40.500 tỷ đồng trong đó thu nội địa đạt 30.500 tỷ đồng đứng thứ 4 toàn quốc;
thực hiện tiết kiệm triệt để nguồn chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển
với tỷ trọng trên 64% tổng chi ngân sách; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên
67.600 tỷ đồng.Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như
than, điện, cảng biển, cửa khẩu và du lịch đều ở mức cao *Xã hội
Dân cư: Năm 2019, dân số tỉnh Quảng Ninh đạt 1.324.800 người, với diện
tích 6178,2 km² thì mật độ dân số là 214 người/km². Trong đó dân số sống tại
thành thị là 853.700 người, chiếm 64,4% dân số toàn tỉnh. Quảng Ninh hiện là
một trong số các địa phương có mức độ đô thị hóa cao nhất Việt Nam, vượt xa cả 7
thủ đô Hà Nội. Tại Quảng Ninh, dân số nam đông hơn dân số nữ. Tỉnh này cũng
là tỉnh có tỷ số giới tính giữa nam trên nữ cao nhất khi xét chung với vùng đồng
bằng sông Hồng, với 103,5 nam trên mỗi 100 nữ.
2. Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và hoạt động của
hệ thống chính trị tại địa phương, nghiên cứu về việc thực hiện chuyên
môn của cơ sở thực tế chính trị - xã hội
2.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh thành lập từ năm
2013, nằm trên số 277 Nguyễn Văn Cừ, thành phố Hạ Long. Sự thành lập của cơ
qua này được đánh giá là bước tiến quan trọng trong hoạt động cải cách thủ tục
hành chính (TTHC), tạo nên sự đổi mới về nội dung và phương thức làm việc của
cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp, bên cạnh đó Trung
tâm sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc tìm
hiểu, tra cứu thông tin về thủ tục hành chính (TTHC), là cầu nối giữa nhân dân và
chính quyền, từ đó việc giải quyết TTHC thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Trung tâm còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực của
quản lý nhà nước, xây dựng nền hành chính phục vụ, tạo sự chuyển biến cơ bản,
tăng hiệu quả làm việc, tăng tính minh bạch, công khai hóa thông tin về TTHC,
tăng cường thực hiện liên thông trong giải quyết TTHC, nhất là những thủ tục liên
quan đến nhiều cơ quan, đơn vị; tiết kiệm chi phí, bảo đảm tiến độ và thời hạn trả
kết quả cho tổ chức, cá nhân theo đúng quy định.
2.2 Thành tựu
Đến nay, Quảng Ninh đã xây dựng và hoàn thiện quy trình hoạt động của
Trung tâm HCC cấp tỉnh, 13 địa phương và bộ phận tiếp nhận, trả kết quả hiện đại
tại các xã, phường, thị trấn để giải quyết thủ tục TTHC. Từ đây, tạo sự đồng bộ, liên
kết đến cấp xã gắn với việc xây dựng mô hình một cửa liên thông hiện đại.
Năm 2012, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án xây
dựng chính quyền điện tử, trong đó có mô hình Trung tâm HCC; tỉnh đã tổ chức
các đoàn đi khảo sát, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu có chọn lọc về mô hình trung 8
tâm dịch vụ hành chính thành công của các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản,
Singapore… Đến tháng 3/2014, Quảng Ninh triển khai thí điểm thành lập Trung
tâm HCC tỉnh (trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh) và 5 trung tâm HCC cấp huyện
(trực thuộc Văn phòng UBND cấp huyện). Đến cuối năm 2014, mô hình trung
tâm HCC của các địa phương còn lại lần lượt được thành lập.
Sau một thời gian ngắn triển khai thực hiện, vừa làm vừa rút kinh nghiệm,
mô hình Trung tâm HCC cho thấy thực sự là bước đột phá, đi đầu trong cả nước
về cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính được Chính phủ và các bộ,
ngành Trung ương đánh giá cao, được nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp ghi
nhận, đồng tình ủng hộ.
Một trong những yếu tố tạo nên hiệu quả của Trung tâm HCC đó là các thủ
tục hành chính (TTHC) trước khi đưa vào Trung tâm đều được rà soát, cắt giảm,
đơn giản về thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục và cắt giảm về thời gian giải quyết
so với thời gian quy định của pháp luật. Đến nay, trung bình các TTHC đưa vào
Trung tâm HCC tỉnh đã được cắt giảm tới 45-60% thời gian giải quyết so với quy
định của Trung ương. Đặc biệt, một số t ủ
h tục đã cắt giảm trên 70% thời gian so
với quy định như lĩnh vực chấp thuận chủ trương, địa điểm đầu tư. Thời gian giải
quyết các TTHC được rút ngắn, tạo sự thuận lợi, tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi
phí cho doanh nghiệp, người dân.
Để phục vụ tốt hơn nhu cầu giải quyết thủ tục hành chính của người dân
và doanh nghiệp, năm 2019 tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư xây dựng trụ sở mới
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh với tổng vốn đầu tư gần 150 tỷ đồng
trên tổng diện tích mặt bằng 7.650m2 tại phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long.
Trung tâm được đầu tư trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, đảm bảo phục vụ tốt
nhất người dân và doanh nghiệp đến giao dịch hành chính.
Từ năm 2019, tỉnh chỉ đạo các sở, ngành triển khai con dấu thứ 2 tại Trung
tâm, quy trình 4 bước tại chỗ được nâng lên thành 5 bước tại chỗ: “Tiếp nhận,
thẩm định, phê duyệt, đóng dấu và trả kết quả ngay tại Trung tâm”, tạo sự thuận
lợi, nhanh chóng cho doanh nghiệp và người dân đến giao dịch. 9
Với cách làm như vậy, mô hình Trung tâm HCC đã thể h ệ i n được tính hiệu
quả trong việc nâng cao chất lượng giải quyết TTHC. Theo thống kê, kể từ khi
thành lập đến nay, tỷ lệ hồ sơ trả kết quả đúng hạn và trước hạn của Trung tâm
Phục vụ HCC tỉnh và 13 trung tâm HCC cấp huyện luôn đạt trên 99%. Mức độ
hài lòng của cá nhân, tổ chức về TTHC luôn ở mức cao từ 9 - 5 99%. Ở thời điểm
hiện tại, mô hình Trung tâm HCC Quảng Ninh đang ở mức độ hoàn thiện cao nhất
toàn quốc, quy trình 5 bước tại chỗ đã được nâng cấp thành 5 bước trên môi trường điện tử.
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự vào cuộc của sở, ban, ngành,
địa phương, Trung tâm HCC các cấp sẽ tiếp tục là một địa chỉ tin cậy trực tiếp
cung cấp dịch vụ và hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức, doanh nghiệp, người dân nhằm
giải quyết TTHC thực chất, hiệu quả, bắt kịp xu hướng mới trong tiến trình chuyển đổi số.
Với sự đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, trọng tâm là cải cách
TTHC ở các cấp đã khẳng định hướng đi đúng của Quảng Ninh, thể hiện ý chí
quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh trong việc
hướng tới một nền hành chính hiệu quả, thống nhất, tập trung, hiện đại. Đây còn
là động lực thúc đẩy nhanh sự phát triển của Quảng Ninh không chỉ trước mắt,
mà còn về lâu dài trong xu thế hội nhập và phát triển. Xây dựng chính quyền các
cấp từ tỉnh đến cơ sở theo hướng chính quyền điện tử, phục vụ, chuyên nghiệp,
hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, đặc biệt nhất là lấy sự hài lòng của người dân, doanh
nghiệp làm thước đo chất lượng hoạt động, đã, đang và sẽ là một trong những mục
tiêu xuyên suốt, được tỉnh quyết tâm, dồn lực thực hiện trong những năm tiếp theo.
2.3 Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu nổi bật đã và đang đạt được, công tác cải cách
hành chính vẫn còn có những hạn chế như: Công tác chỉ đạo, điều hành ở một số
cơ quan, đơn vị, địa phương có việc, có thời điểm chưa quyết liệt; thủ tục hành
chính mới cắt giảm thời gian giải quyết, chưa đơn giản hóa nhiều quy trình, nhất 10
là quy trình nội bộ. Chất lượng cung cấp dịch vụ công, xử lý hồ sơ trên môi trường
điện tử ở một số sở, ngành, địa phương chưa cao; tỷ lệ sử dụng dịch vụ công,
thanh toán trực tuyến còn hạn chế; sự phối hợp giữa một số cơ quan, đơn vị, địa
phương trong giải quyết, xử lý một số thủ tục hành chính còn chưa kịp thời; việc
triển khai một số dự án liên quan đến nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, nhất
là nâng cấp cổng dịch vụ công của tỉnh còn chậm so với yêu cầu.
Để khắc phục những hạn chế này, Quảng Ninh đang tiếp tục tăng cường kỷ
cương, kỷ luật hành chính trong thực thi công vụ. Đồng thời, rà soát, đơn giản hóa
thủ tục hành chính, cắt giảm tối đa thời gian, nhất là quy trình, thủ tục hành chính
nội bộ của cơ quan, đơn vị, địa phương; kịp thời tham mưu, đề xuất sửa đổi những
quy định chưa phù hợp, chưa sát thực tế, gây phiền hà cho người dân, doanh
nghiệp. Tỉnh cũng quán triệt không ban hành quy định mới làm phát sinh chi phí,
thủ tục, thời gian trái quy định hoặc không cần thiết cho công tác quản lý nhà
nước, ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp, người dân. Đồng thời, thực
hiện quyết liệt các giải pháp CCHC gắn cải cách TTHC với chuyển đổi số toàn
diện, trong đó cải cách TTHC đóng vai trò dẫn dắt, ứng dụng CNTT là công cụ
hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đề ra, thực hiện hiện đại hóa nền hành chính.…
2.4 Khó khăn, thách thức
Quản lý hành chính công ở tỉnh Quảng Ninh có thể đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như:
- Phức tạp hóa thủ tục hành chính: Sự phức tạp và rườm rà trong các thủ
tục hành chính có thể làm chậm trễ quá trình xử lý và gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
- Thách thức về công nghệ thông tin: Việc áp dụng công nghệ thông tin vào
quản lý hành chính công đòi hỏi sự đầu tư và hiểu biết sâu rộng về công nghệ từ
phía cán bộ và nhân viên. 11
- Thực hiện đảm bảo minh bạch và trách nhiệm: Đảm bảo sự minh bạch và
trách nhiệm trong quản lý và sử dụng nguồn lực công cộng là một thách thức quan trọng.
- Quản lý tài nguyên và môi trường: Quảng Ninh là một trong những tỉnh
có diện tích đất hẹp và dân số đông, do đó việc quản lý tài nguyên và môi trường
trở thành một vấn đề quan trọng cần giải quyết.
- Đào tạo và phát triển cán bộ: Việc đào tạo và phát triển cán bộ với kiến
thức và kỹ năng phù hợp để thích ứng với yêu cầu của quản lý hành chính công
cũng là một thách thức.
3. Công tác quản lý các địa điểm du lịch tại tỉnh Quảng Ninh (đền Cửa
Ông, chùa Cái Bầu, bảo tàng Quảng Ninh)
3.1.Đền Cửa Ông
Đền Cửa Ông nằm trên một ngọn đồi cao khoảng 100m, thuộc khu 9A,
phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền cách trung tâm thành phố Hạ Long 4
0 km về phía Đông Bắc. Tổng diện tích quy hoạch đền Cửa Ông là 12,125 ha.
Đền Cửa Ông (Nguồn: Internet)
Đền Cửa Ông có thế "Tọa sơn hướng hải”, hội tụ được các lợi thế về phong
thủy: tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, trước mặt có Minh Đường (vịnh Bái Tử Long), 12
sau lưng có Huyền Vũ (là thung lũng trù phú nơi tụ cư của dân cư đông đúc, xa
hơn là dãy núi chạy dài đến Mông Dương làm thế dựa vững chắc).
Đền còn được gọi là Đền Cửa Suốt do vị trí nằm cạnh cửa biển có tên là Cửa Suốt.
Năm 1989, đền Cửa Ông được Bộ Văn hoá, Thông tin (nay là Bộ Văn hoá,
Thể thao và Du lịch) xếp hạng khu di tích lịch sử quốc gia. Những năm gần đây,
đền Cửa Ông trở thành điểm sáng trong cả nước về công tác quản lý, tổ c ứ h c lễ
hội. Đặc biệt việc quản lý tiền giọt dầu, công đức tại khu di tích này đang ngày
càng khẳng định và phát huy được tính hiệu quả. Cùng với việc quản lý và sử
dụng hiệu quả tiền công đức, công tác bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường
cũng luôn được Ban Quản lý di tích quan tâm, chú trọng. Tại đây từ lâu đã không
còn cảnh hương khói đốt tràn lan, khu dịch vụ được sắp xếp theo đúng quy định,
môi trường trong sạch, an ninh được đảm bảo.
3.2. Chùa Cái Bầu
Chùa Cái Bầu nằm tại thôn 1 thuộc xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh là công trình văn hóa tâm linh mang kiến trúc độc đáo gắn liền với
những chiến công hiển hách của những vị anh hùng trong cuộc chiến giữ vững
cửa ải địa đầu của khu vực Đông Bắc và cả cuộc chiến chống đội quân xâm lược
Nguyên Mông của nhà Trần. Nơi đây được đánh giá là một trong những ngôi chùa
sở hữu vị trí đẹp bậc nhất tại Việt Nam khi lưng tựa núi và mặt hướng ra biển, tạo
nên một khung cảnh hoàng tráng và uy nghiêm. 13
Hình ảnh chùa Cái Bầu (nguồn Internet)
Chùa Cái Bầu gồm có Chính điện, lầu Chuông, lầu Trống, cổng Tam Quan.
Phần Chính điện rộng nhất đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, phía sau phù điêu
bằng đồng miêu tả lại quang cảnh gốc cây Bồ Đề nơi Phật Thích Ca Mâu Ni đã tu
thành chính quả. Hai bên là tượng của Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiển Bồ Tát tượng
trưng cho trí tuệ và từ bi.
Để giữ gìn sự tôn nghiêm nơi cửa phật, công tác an ninh trật tự trong khu
vực chùa được các tăng ni, phật tử triển khai thực hiện rất tốt. Trong khuôn viên
nhà chùa không cho phép bán hàng, không có những hoạt động chèo kéo du khách.
Du khách đến chùa muốn dùng cơm chay hay tá túc tại đây sẽ không phải trả tiền.
Nhà chùa chỉ đặt hòm công đức để cho du khách tuỳ tâm công đức.
3.3. Bảo tàng Quảng Ninh
Bảo tàng Quảng Ninh là bảo tàng công lập đầu ngành của tỉnh Quảng Ninh.
Bảo tàng Quảng Ninh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh
Quảng Ninh; thực hiện chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới
thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về lịch sử, văn hóa, thiên nhiên, con
người Quảng Ninh và Việt Nam. Năm 2018, Ban Quản lý di tích và Danh thắng
tỉnh Quảng Ninh được sát nhập vào Bảo tàng Quảng Ninh vì thế Bào tàng kiêm 14
thêm nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản
văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Tòa nhà mới của Bảo tàng Quảng Ninh khánh thành vào tháng 10 năm 2013
được nhận giải kiến trúc Ashui Awards, hạng mục Công trình của năm 2013 do
Hội Quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam trao thưởng. Bảo tàng Quảng Ninh trở
thành một điểm tham quan thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch mỗi năm
và là một trong ba bảo tàng trên cả nước tự chủ hoàn toàn nguồn tài chính chi thường xuyên.
Hình ảnh bên ngoài của bảo tàng Quảng Ninh( nguồn: Internet )
Bảo tàng Quảng Ninh cũng chủ động trong việc tăng thời gian mở cửa, nâng
cao chất lượng trưng bày và công tác phục vụ. Theo đó, từ năm 2019, đơn vị đã
thực hiện theo lịch làm việc mới, từ mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trừ thứ 2
để vệ sinh, bảo quản hiện vật, bằng việc chỉ nghỉ phục vụ vào duy nhất thứ 2 tuần
cuối cùng trong tháng. Việc chỉnh lý, bổ sung hiện vật tại các không gian trưng
bày thường xuyên được đơn vị thực hiện theo quy định, bảo đảm hiện vật có sự
đổi mới, nâng lên về chất.
Bảo tàng cũng chú trọng tổ chức các triển lãm chuyên đề có chất lượng
phục vụ các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh song song với các không gian trưng
bày thường xuyên để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Với mục tiêu vừa
bảo tồn di sản văn hóa vừa khai thác giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội, 15
lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp tới cộng đồng, Bảo tàng Quảng Ninh thường
xuyên tổ chức các chương trình trải nghiệm văn hóa rất sáng tạo, đặc sắc với nhiều
hoạt động phong phú, qua đó thu hút du khách ở nhiều lứa tuổi, vùng miền, nhất
là tầng lớp thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên. Các chương trình này được tổ
chức vào mùa hè, dịp Trung thu, tết Nguyên đán..., trở thành hoạt động thường
niên bổ ích, khơi dậy khả năng sáng tạo, tình yêu quê hương, đất nước, góp phần
tạo ra sân chơi và môi trường văn hóa lành mạnh cho giới trẻ nói riêng và các tầng lớp nhân dân nói chung. 16 KẾT LUẬN
Tập thể lớp Quản Lý Công K42 đã có chuyến đi tham quan thực tế vô cùng
bổ ích và ý nghĩa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Thông qua học phần đầy ý nghĩa
này, chúng em đã có cơ hội trải nghiệm sâu sắc hơn về ngành học mà mình đang
theo đuổi, tích luỹ được những kinh nghiệm trong thời gian học tập và phục vụ
cho sự nghiệp sau này. Bên cạnh đó, được làm việc với những lớp người đi trước
trong lĩnh vực này, từ đó có thêm cái nhìn khái quát hơn. Qua chuyến đi, còn có
thể nhìn nhận rõ ràng về mô hình hành chính công của tỉnh Quảng Ninh, hiểu
được chức năng, nhiệm vụ, tổ chức cũng như hoạt động của cơ quan này. Chúng
em còn có cơ hội đặt chân đến địa điểm du lịch nổi tiếng trứ danh tại đất mỏ. 17