-
Thông tin
-
Quiz
Báo cáo thực tế chính trị xã hội tại Học viện Đào tạo Hoạt hình quốc tế Sconnect Sconnect Academy of Media Arts (SAMA) | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Từ xa xưa, dân gian ta đã có quan niệm “Học phải đi đôi với hành”. Nghĩa là việc học không nên chỉ gói gọn trong phạm vi nhà trường, trong sách vở mà học cần phải kết hợp với quá trình thực hành, trải nghiệm bên ngoài. Việc học trong trường cho ta kiến thức, nhưng nếu kiến thức chỉ được dung nạp bằng con chữ vào trí học mà không có sự vận dụng thực tế thì nhìn chung sẽ không còn giá trị. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thực tế Chính trị Xã hội 84 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Báo cáo thực tế chính trị xã hội tại Học viện Đào tạo Hoạt hình quốc tế Sconnect Sconnect Academy of Media Arts (SAMA) | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Từ xa xưa, dân gian ta đã có quan niệm “Học phải đi đôi với hành”. Nghĩa là việc học không nên chỉ gói gọn trong phạm vi nhà trường, trong sách vở mà học cần phải kết hợp với quá trình thực hành, trải nghiệm bên ngoài. Việc học trong trường cho ta kiến thức, nhưng nếu kiến thức chỉ được dung nạp bằng con chữ vào trí học mà không có sự vận dụng thực tế thì nhìn chung sẽ không còn giá trị. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thực tế Chính trị Xã hội 84 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ---------- BÁO CÁO
MÔN THỰC TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Người phụ trách : TS. Nguyễn Thúy Quỳnh TS. Trần Quang Huy Sinh viên : Phạm Thị Quỳnh Mã sinh viên : 2351050051 Lớp
: Truyền thông đại chúng A1K43 Hà Nội, 2024 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................3 I
GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẾ CHÍNH TRỊ:.........................................4 1
Tổng quan về thành phố Hà Nội:.........................................................................4
1.1 Tổng quan:................................................................................................4
1.2 Báo chí - Truyền thông tại Hà Nội:...........................................................5 2
Tổng quan về địa điểm thực tế chính trị - xã hội:...............................................7
2.1 Học viện Đào tạo Hoạt hình quốc tế (SAMA):..........................................7 2.1.1
Giới thiệu về tập đoàn Sconnect:...............................................................7 2.1.2
Học viện Đào tạo Hoạt hình quốc tế Sconnect - Sconnect Academy of
Media Arts (SAMA):............................................................................................10
2.1.2.1 Tổng quan về Học viện Đào tạo Hoạt hình quốc tế Sconnect -
Sconnect Academy of Media Arts (SAMA):.....................................................10
2.1.2.2 Sứ mệnh - Tầm nhìn:..........................................................................10
2.1.2.3 Giá trị cốt lõi:......................................................................................11
2.1.2.4 Triết lý giáo dục:.................................................................................11
2.1.2.5 Lời hứa thương hiệu:..........................................................................12
2.1.2.6 Phương pháp giáo dục:.......................................................................12
2.1.2.7 Chương trình đào tạo:.........................................................................12
2.1.2.8 OKRs - Mục tiêu và kết quả then chốt:...............................................14
2.1.2.9 Cơ cấu tổ chức:...................................................................................15
2.2 Làng lụa Vạn Phúc:.................................................................................15 2.2.1
Lịch sử hình thành:..................................................................................15 2.2.2
Di tích lịch sử:.........................................................................................17
2.2.2.1 Đình làng Vạn Phúc:...........................................................................17 1
2.2.2.2 Nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tháng 12/1946:..................18 II
NHẬT KÝ HÀNH TRÌNH CHUYẾN ĐI CHUYẾN ĐI THỰC TẾ CHÍNH TRỊ
- XÃ HỘI. Ý NGHĨA, BÀI HỌC KINH NGHIỆM SAU CHUYẾN ĐI:....................20 1
Nhật ký hành trình chuyến đi:...........................................................................20
1.1 Hoạt động 1: Tập trung xuất phát đến điểm đầu tiên: Học viện Đào tạo
Hoạt hình Quốc tế Sconnect - Sconnect Academy of Media Arts (SAMA):.............20
1.2 Hoạt động 2: Tham quan tại làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông:....................33 2
Ý nghĩa chuyến đi thực tế chính trị - xã hội:.....................................................36 3
Bài học kinh nghiệm:..........................................................................................36 III
SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG SAU CHUYẾN ĐI THỰC TẾ
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI:..................................................................................................37 2 LỜI MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, dân gian ta đã có quan niệm “Học phải đi đôi với hành”. Nghĩa là việc
học không nên chỉ gói gọn trong phạm vi nhà trường, trong sách vở mà học cần phải kết
hợp với quá trình thực hành, trải nghiệm bên ngoài. Việc học trong trường cho ta kiến
thức, nhưng nếu kiến thức chỉ được dung nạp bằng con chữ vào trí học mà không có sự
vận dụng thực tế thì nhìn chung sẽ không còn giá trị. Bởi vậy, chỉ khi kiến thức đó được
đem ra để phục vụ đời sống mới thực sự là kiến thức bổ ích, và khi ta trải nghiệm bên
ngoài, ta cũng sẽ từ đó mà dung nạp được thêm nhiều điều mới mà trong sách vở không có.
Nhằm tạo điều kiện, cơ hội để kiểm nghiệm lý thuyết cho các bạn sinh viên, đồng
thời nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Truyền thông đại chúng, phát triển kỹ
năng nghiệp vụ Báo chí - truyền thông, Viện Báo chí - Truyền thông, Học viện Báo chí Và
Tuyên truyền đã tổ chức chuyến đi thực tế chính trị - xã hội cho sinh viên lớp Truyền
thông đại chúng A1K43 và Truyền thông đại chúng A2K43. Dưới sự đồng ý của Ban
Giám đốc Học viện, đoàn đã có cơ hội được tham quan, trải nghiệm tại Học viện Đào tạo
Hoạt hình Quốc tế Sconnect - Sconnect Academy of Media Arts (SAMA) và làng lụa Vạn Phúc trong vòng ½ ngày.
Được sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thúy Quỳnh và thầy Trần Quang Huy, tập thể
chúng em đã có một trải nghiệm bổ ích. Mặc dù thời gian của chuyến đi không dài, nhưng
chúng em đã được học tập và trải nghiệm nhiều điều sau khi được tham quan hai địa điểm.
Em xin được gửi lời cảm ơn ban lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em
được học tập và trải nghiệm, được gặp gỡ, giao lưu và tiếp nhận thêm nhiều kiến thức
mới. Em xin gửi lời cảm ơn tới cô Nguyễn Thúy Quỳnh - cố vấn học tập lớp Truyền thông
đại chúng A1K43 cùng thầy Trần Quang Huy đã dẫn dắt đoàn, đồng hành cùng chúng em
trong chuyến đi thực tế - chính trị xã hội lần này. 3
Kết thúc chuyến đi, bản thân em cùng nhiều bạn sinh viên khác đã có được cho
mình những cảm nhận và bài học kinh nghiệm riêng. Và sau đây, em xin gửi tới quý thầy
cô và nhà trường “Bản báo cáo thực tế chính trị - xã hội” của em sau chuyến đi lần này. I
Giới thiệu về địa điểm thực tế chính trị: 1
Tổng quan về thành phố Hà Nội: 1.1 Tổng quan:
Thành phố Hà Nội nằm về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ
sông Hồng, là thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với diện tích 3359,82
km². Hà Nội đồng thời cũng là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương, cùng với
Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hải Phòng và Thành phố Cần Thơ.
Ngay từ những buổi đầu lịch sử nước nhà, nơi đây đã trở thành trung tâm chính trị,
kinh tế và văn hóa của Việt Nam bởi địa hình thuận lợi, được vua Lý Thái Tổ tả là nơi có
thế “Rồng cuộn hổ ngồi”, “tụ hội (khí) của bốn phương. Trong suốt nhiều năm phát triển,
thành phố Hà Nội luôn khẳng định được vai trò, vị trí chiến lược của thủ đô, ngày càng
phát triển về cơ sở hạ tầng, nâng cao mức sống của nhân dân. 4
Thành phố Hà Nội hiện nay có 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Từ ngày hòa bình lập
lại trên lãnh thổ Việt Nam, Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, có bước
chuyển mình rõ rệt, ngày càng khẳng định vị thế của một thành phố lớn. Quá trình đô thị
hóa diễn ra một cách nhanh chóng, mật độ dân số ngày càng đông, Hà Nội trở thành nơi
giao lưu văn hóa giữa mọi vùng miền trên đất nước. Tuy nhiên, cũng chính vì lẽ đó mà
thành phố Hà Nội hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, trong đó điển
hình là tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức báo động, mật độ dân cư tăng mạnh trong
khi cơ sở hạ tầng chưa thể đáp ứng kịp, phần nhiều cư dân còn sinh sống tại nơi có diện
tích chật hẹp, văn minh đô thị còn chưa cao.
Chính vì là thành phố phát triển bậc nhất tại Việt Nam, thành phố Hà Nội cũng thu
hút nhiều hoạt động văn hóa, giải trí, từ đó báo chí - truyền thông tại nơi đây cũng phát
triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các hoạt động truyền thông tại Hà Nội được phát triển
dưới nhiều hình thức khác nhau, song chung quy lại mục đích chung nhất vẫn là để phục
vụ công chúng, đưa hình ảnh về một Hà Nội cổ kính nhưng cũng vô cùng năng động đến
với du khách trong nước và quốc tế. 5 1.2
Báo chí - Truyền thông tại Hà Nội:
Báo chí - Truyền thông là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Thông
qua hoạt động báo chí - truyền thông, công chúng được cung cấp những thông tin, để từ
đó hình thành cái nhìn về tình hình xã hội hiện tại. Ngày nay, sự phát triển của công nghệ
số đã kéo theo sự phát triển của hoạt động báo chí - truyền thông, tạo cơ hội cho những
nhà truyền thông được hoạt động linh hoạt, hiệu quả hơn.
Theo số liệu thống kê năm 2023, cả nước có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện
chủ lực, 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí (trong đó có 319 tạp chí khoa học, 72 tạp
chí văn học nghệ thuật), 72 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình. Nhân sự hoạt động trong
lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người, trong đó khối phát thanh, truyền hình xấp xỉ
16.500 người. Tổng số người được cấp thẻ nhà báo kì hạn 2021-2025 tính đến tháng
12/2023 là 20.508 trường hợp, trong đó 7.587 trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành Báo chí.
Bên cạnh các cơ quan báo chí, các đơn vị làm truyền thông trên địa bàn cả nước nói
chung và thành phố Hà Nội nói riêng cũng đang có sự gia tăng đáng kể. Bởi vậy, hiện nay
cũng có không ít cơ sở đào tạo nghiệp vụ Báo chí - Truyền thông, trong đó, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền là đơn vị đi đầu, đào tạo ra những nhà báo tương lai đủ đức, đủ tài. 6 2
Tổng quan về địa điểm thực tế chính trị - xã hội: 2.1
Học viện Đào tạo Hoạt hình quốc tế (SAMA): 2.1.1
Giới thiệu về tập đoàn Sconnect:
Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ và Dịch vụ Sconnect được thành lập ngày
17/9/2014, hiện nay có trụ sở chính tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội. Ngành nghề chủ yếu của công ty là sản xuất các video, phim hoạt hình
về chủ đề giáo dục, giải trí tại các nền tảng Youtube, Facebook, Tiktok trên thị
trường quốc tế. Hiện nay, sau hơn 10 năm thành lập và hoạt động, Sconnect đã
thuộc top 10 công ty hàng đầu về sản xuất phim hoạt hình và kinh doanh trên nền
tảng mạng xã hội. Thời điểm mới thành lập, Sconnect chỉ có 8 thành viên, tập
trung nghiên cứu và sản xuất các bộ phim hoạt hình hướng tới thị trường quốc tế,
trong đó thị trường được chú trọng đặc biệt là Mỹ. Trong giai đoạn từ 2016 - 2018,
dựa trên các kết quả nghiên cứu và tìm hiểu thị trường Mỹ, Sconnect đã sáng tạo
và phát triển rất nhiều bộ nhân vật hoạt hình như: Hoạt hình Wolfoo, hoạt hình 7
Fairy Tales, hoạt hình Luka,...Đến nay sau hơn 10 năm thành lập và phát triển,
Sconnect đã lớn mạnh, từ 8 nhân viên khởi điểm thành hơn 1000 nhân sự là người Việt.
Cho đến nay, hệ sinh thái của Sconnect bao gồm 6 lĩnh vực:
Sáng tạo nhân vật thương hiệu Sáng tạo Nội Dung số
Sản xuất phim hoạt hình
Thương mại và dịch vụ sáng tạo Giáo dục và Đào tạo Đầu tư Tài chính
Một số thành tựu đáng kể mà Sconnect đã đạt được:
Đến năm 2024, Sconnect sáng tạo và sở hữu bản quyền 18 bộ nhân vật hoạt hình.
Sản xuất kho nội dung chất lượng cao với 50.000 video nội dung có tính giải trí và
giáo dục bao gồm: Phim hoạt hình, trò chơi trực tuyến, nhạc thiếu nhi.
Sản phẩm nội dung được dịch ra 20 ngôn ngữ khác nhau và phát hành trên đa nền
tảng: Mạng xã hội (Youtube, Facebook, Tiktok), truyền hình, OTT/IPTV tại nhiều
quốc gia, trong đó chủ yếu là thị trường Mỹ, châu Âu, châu Á.
Đặc biệt, tác phẩm bộ nhân vật hoạt hình Wolfoo và toàn bộ các tập phim hoạt hình
Wolfoo của Sconnect đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, được bảo hộ trên 181 quốc gia/vùng lãnh thổ. 8
Những thành tựu lớn lao đó đã cho thấy vị thế, sức mạnh của Sconnect trong ngành
sản xuất phim hoạt hình và cung cấp các dịch vụ giải trí tại Việt Nam và trên toàn thế giới. 9 2.1.2
Học viện Đào tạo Hoạt hình quốc tế Sconnect - Sconnect Academy of Media Arts (SAMA): 2.1.2.1
Tổng quan về Học viện Đào tạo Hoạt hình quốc tế Sconnect - Sconnect Academy of Media Arts (SAMA):
Học viện Đào tạo Hoạt hình Quốc tế Sconnect (Sconnect Academy of Media Arts -
SAMA) ra đời ngày 24/01/2021, là trường học đào tạo toàn diện dành cho các tài năng trẻ
có đam mê trở thành nghệ sĩ trong ngành công nghiệp hoạt hình với khát khao vươn ra
quốc tế. Đây là trường tiên phong Đào tạo chuyên nghiệp các ngành - nghề sản xuất phim
hoạt hình và thiết kế Games theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, học viện nằm ở Tòa nhà
Toronto, ngõ 286 đường Nguyễn Xiển, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội. 2.1.2.2 Sứ mệnh - Tầm nhìn:
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Học viện đã xác định rõ sứ mệnh là kết nối tri
thức quốc tế nhằm nâng tầm chất lượng nguồn nhân lực và tạo dựng thương hiệu Việt
trong ngành công nghiệp hoạt hình, games trên thế giới. Với tầm nhìn trở thành cơ sở
hàng đầu Việt Nam cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền công nghiệp sản 10
xuất phim hoạt hình, games, Học viện đã không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy,
trau dồi trình độ chuyên môn đối với đội ngũ giáo viên để từ đó rèn luyện được những thế
hệ học viên chất lượng, những “người thợ tinh hoa” trong ngành sản xuất phim hoạt hình. 2.1.2.3 Giá trị cốt lõi:
Trong suốt quá trình hoạt động, Học viện nêu cao 5 giá trị cốt lõi, đó là:
Kết nối: Kết nối nguồn lực giữa người học - người dạy, giữ doanh nghiệp - nhà
trường, giữa lý luận và thực hành, tối ưu giá trị đào tạo từ nhiều nguồn tri thức.
Chính trực: Cam kết tinh thần chính trực trong từng cá nhân và tập thể, thực hiện
nhìn nhận, đánh giá và đối diện các vấn đề một cách trung thực, khách quan, có cơ sở.
Tôn trọng: Tôn trọng nguyên tắc hành xử chung được ban hành trong phạm vi nhà
trường, hành động dựa trên bổn phận và trách nhiệm được giao phó.
Sáng tạo: Gia tăng giá trị sáng tạo trong mọi hoạt động của từng cá nhân và tập thể,
lấy sáng tạo làm tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của hoạt động sinh viên - giảng viên.
Phát triển: Đảm bảo sự phát triển toàn diện và bền vững về kiến thức, kỹ năng và tư
duy cho toàn thể học viên - sinh viên, giảng viên - nhân viên và đối tác của nhà trường.
Từ những giá trị cốt lõi đó, Học viên xác định được kim chỉ nam trong hoạt động
đào tạo, xây dựng một hệ thống giáo dục đảm bảo “Kết nối - Chính trực - Tôn trọng -
Sáng tạo - Phát triển”. 2.1.2.4 Triết lý giáo dục:
Về triết lý giáo dục, Học viện SAMA tin rằng ĐAM MÊ là bản năng cần được khai
phóng. Bằng việc cung cấp kiến thức - kĩ năng - tư duy, thổi bùng ngọn lửa đam mê trong
tâm thức, người học chủ động biến đam mê thành động lực hành động cho sự phát triển
và hoàn thiện của bản thân. Bên cạnh đó, theo học viện, SÁNG TẠO là quá trình người
học tự nhận thức, đánh giá và loại bỏ những biến thể mù cản trở việc biểu đạt và phát
triển những ý tưởng nguyên bản mới. Với quan niệm ĐỘC BẢN là những “nguyên mẫu”
không mang tính phổ quát, được xác định bằng những tiêu chuẩn riêng khác biệt, Học
viện SAMA định hướng người học lấy đam mê làm động lực, sáng tạo có chủ đích, hình 11
thành nên dấu ấn cá nhân đặc trưng, đóng góp vào sự đa dạng bản sắc cộng đồng học
thuật và nghệ thuật. Như vậy, đam mê chính là kim chỉ nam, sáng tạo là ngọn đuốc giúp
cho mỗi học viên tìm đến đích của mình, để mỗi sản phẩm được tạo ra đều chất lượng nhờ
vào tâm huyết và tài năng. 2.1.2.5 Lời hứa thương hiệu:
Khi thành lập, Học viện Đào tạo Hoạt hình Quốc tế Sconnect đã đưa ra lời hứa
thương hiệu về việc đào tạo thế hệ nghệ sĩ trẻ tài năng, tốt nghiệp với portfolio cá nhân
xuất sắc với kinh nghiệm tham gia các dự án phim hoạt hình và thiết kế game theo quy
trình và tiêu chuẩn quốc tế. Lời hứa thương hiệu này đã khẳng định nền tảng, sức mạnh
sẵn có của Sconnect trong ngành công nghiệp sản xuất phim hoạt hình, games nói chung
cũng như trong việc đào tạo nguồn nhân lực nói riêng. 2.1.2.6 Phương pháp giáo dục:
Về phương pháp giáo dục, học viện áp dụng mô hình: IMITATION - IMPROVEMENT - INNOVATIVENESS:
IMITATION: Qua quá trình quan sát và phân tích nguồn mẫu, người học biết cách
thực nghiệm kiến thức lý luận và luyện tập thuần thục kỹ thuật chuyên môn.
IMPROVEMENT: Thông qua học tập liên tục có kế hoạch, dựa trên cơ sở lý luận
khoa học được đặt trong phạm trù chuyên môn nhất định, người học biết cách sáng tạo,
phát triển ý tưởng nguyên bản mới thành những tác phẩm chất lượng cao, tối ưu nguồn
lực và giảm trừ nhược điểm của nguồn mẫu.
INNOVATIVENESS: Kiên tâm trong hành trình phát triển những ý tưởng nguyên
bản mới thành tác phẩm có giá trị bền vững và được cộng đồng công nhận. 2.1.2.7 Chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo Chương trình đào tạo 12 dài hạn ngắn hạn Thời gian 2 năm 1,5 tháng - 3 tháng - 6 tháng Đối tượng 15 tuổi trở lên Sinh viên, người đi làm
Trình độ và hình thức Offline
Trình độ: Cơ bản và nâng cao
Hình thức: Online và Offline
Giấy chứng nhận - Chứng chỉ Cấp giấy chứng nhận Cấp giấy chứng nhận và chứng chỉ SAMA
Gồm 2 khoa, 5 học kỳ, 7 chuyên ngành
Gồm các khóa học: Khoa hoạt hình: Khoa Game Art: 1. Quản trị kênh 1. Animation Filmmaking 1. Game Concept Youtube
(Sản xuất phim hoạt hình) Artist 2. Sáng tạo nội dung 2. Scriptwriting for 2. 3D Game 3. Diễn hoạt 2D (2D
Animation (Biên kịch hoạt Modeling Animation) hình) 4. Diễn hoạt 3D (3D 3. 2D Character Animation Animation) (Diễn hoạt 2D) 5. Thiết kế 3D (3D 4. 3D Character Animation Modeling) (Diễn hoạt 2D) 5. Technical Animation (Kỹ thuật hoạt hình) 13
Chương trình đào tạo nghiệp Chương trình đào tạo Inhouse vụ Doanh nghiệp B2B Thời gian 2-4 tháng
Được thiết kế theo nhu cầu doanh nghiệp Đối tượng
Người đi làm kinh nghiệm trên
3 năm trong lĩnh vực nghiệp vụ
Hoạt hình, Thiết kế Games
Trình độ và Offline
Chương trình đào tạo liên kết hình thức
Giấy chứng Cấp giấy chứng nhận SAMA
Dành cho các trường học Trung học nhận -
phổ thông/Cao đẳng/Đại học: Được Chứng chỉ
thiết kế riêng theo nhu cầu của trường học. Khóa học
Nghiệp vụ Biên kịch hoạt hình
Nghiệp vụ Đạo diễn hoạt hình Nghiệp vụ Storyboard Nghiệp vụ Hậu kỳ Nghiệp vụ Sound Design
Nghiệp vụ quản trị dự án …. 2.1.2.8
OKRs - Mục tiêu và kết quả then chốt:
KR1: Sự thành công của học viên - Successful Students: 20% tỉ lệ có việc làm chỉ sau chưa đầy 3 tháng. 14
KR2: Vận hành xuất sắc - Excellent Operation: 100% quy trình được rà soát và đóng gói.
KR3: Đối tác vững mạnh - Strong Partnership: Tăng 30% khách hàng tiếp cận.
KR4: Đội ngũ nhân viên vững mạnh: Tăng 50% số giờ đào tạo.
KR5: Well-being & Culture: EIS 80% 2.1.2.9 Cơ cấu tổ chức:
Ban giám đốc: Gồm Giám đốc điều hành, Phó Giám đốc, Hiệu trưởng
Hội đồng: Cao nhất và ổn định (Không thay đổi thành viên trong 1 năm), là Hội
đồng cố vấn học thuật; đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng. Ngoài ra còn có Hội đồng chuyên
môn, Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng thẩm định,...
Phòng: Đứng đầu là Trưởng phòng.
Khối: Sử dụng trong Phòng đào tạo, gồm Khối vận hành và Khối học thuật - phân
theo chức năng, gồm Khối nhân viên và Khối giảng viên - phân theo chức danh. Đứng
đầu khối là Giám đốc học thuật.
Khoa: Thuộc Khối học thuật, đứng đầu là Trưởng khoa.
Bộ môn: Thuộc Khoa, đứng đầu là Trưởng Bộ môn. 2.2
Làng lụa Vạn Phúc: 2.2.1
Lịch sử hình thành:
Nghề dệt lụa có ở khắp mọi nơi trên mảnh đất Việt Nam, nhưng chắc chắn khi nhắc
đến nghề này, ta không thể bỏ qua làng Vạn Phúc - một làng nghề truyền thống lâu đời
trong ngành dệt lụa. Đây là một trong những làng làm nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam.
Làng lụa Vạn Phúc trước kia có tên gọi khác là Vạn Bảo. Do kỵ húy nhà Nguyễn
nên làng đã được đổi tên thành Vạn Phúc. Năm 1931, lần đầu tiên lụa Vạn Phúc Hà Đông
đã được quảng bá ra thị trường quốc tế tại hội chợ Marseille và đã được người Pháp đánh 15
giá là 1 trong những dòng lụa tinh xảo, đẹp nhất của vùng Đông Dương. Đến năm 1958,
tơ lụa Vạn Phúc đã được xuất sang những nước Đông Âu và cho đến nay lụa Hà Đông
được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới.
Qua dòng thời gian, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của nó. Và
hiện nay, lụa Vạn Phúc đang đi đầu trong ngành dệt Việt Nam. Tơ lụa Vạn Phúc luôn
được đánh giá là đẹp bền. Bởi hoa văn trên lụa đa dạng, trang trí cân xứng, đường nét
thanh thoát, giản đơn mang đến sự dứt khoát, phóng khoáng cho người xem.
Tuy nhiên, khi nói về lịch sử ra đời của nơi đây, cũng có rất nhiều những tương
truyền khác. Thuyết được nhiều người tương truyền nhất, nói rằng bà tổ làng Lụa Vạn
Phúc vốn người Hàng Châu (Trung Quốc) theo chồng chinh chiến Bắc Nam, rồi neo lại
làng này. Nỗi nhớ quê hương da diết của bà trút hết vào nghề tầm tang, canh cửi nơi dòng
Nhuệ giang êm đềm tha thiết. Ngày nối ngày, đời trải đời và nghề dệt trở thành “truyền
thống” của làng Vạn Phúc. Một số thuyết khác, có nói rằng truyền thuyết nghề dệt lụa ở
Vạn Phúc có từ hơn ngàn năm trước, do một vị tổ sư tên Lã Thị Nga, dòng dõi Hùng
Vương, truyền dạy. Để ghi nhớ công ơn, dân làng tôn bà làm Thành hoàng, tổ sư nghề dệt, 16
thờ tại đình làng Vạn Phúc, lấy ngày 10 tháng Tám âm lịch, ngày sinh của bà và 25 tháng
Chạp âm lịch, ngày mất của bà, làm ngày tế lễ và giỗ tổ hàng năm. Thêm một thuyết nói
rằng, cách đây khoảng 1200 năm, bà A Lã Thị Nương, một người con gái ở Cao Bằng nổi
tiếng đảm đang và có tay nghề dệt lụa khéo léo về làm dâu làng Vạn Phúc. 2.2.2 Di tích lịch sử: 2.2.2.1 Đình làng Vạn Phúc:
Đình làng Vạn Phúc là nơi dân làng nơi đây thờ Đức Thành Hoàng - Ả Lã Đê
Nương, Thần hiệu sắc phong Quốc vương thiên tử Nga Hoàng Đại Vương. Hằng năm, tại
đây diễn ra một vài lễ hội lớn nhằm dâng hương tưởng nhớ Đức Thành Hoàng. Đạo lý và
ơn đức của Bà ảnh hưởng sâu sắc tới mỗi người dân Vạn Phúc. Trải qua trên 1000 năm,
nhân dân phường Vạn Phúc luôn thờ phụng, ghi nhớ công ơn trời biển của Đức Thành
Hoàng - Ả Lã Đê Nương. Người Vạn Phúc coi đoàn kết là một trong những nhân cách
sống, xây nên ba đức tính quý giá: Đoàn kết - Cương trực - Tự trọng. 17 2.2.2.2
Nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tháng 12/1946:
Theo Quyết định số 09/VH/QĐ-BVHTT ngày 21/02 năm 1975, Nhà Chủ tịch Hồ
Chí Minh ở và làm việc tháng 12/1946 tại Vạn Phúc được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng trở thành di tích quốc gia. Đây là nơi Chủ tịch
Hồ Chí Minh soạn thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, đến nay bản gốc đã được
Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. 18
Tại đây, vào ngày 18 và 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị Ban
Thường vụ Trung Ương Đảng mở rộng, quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm
vi cả nước, đề ra đường lối của cuộc kháng chiến và thông qua “Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến”. Bởi vậy, di tích này mang ý nghĩa lịch sử to lớn, đánh dấu một bước
chuyển mình của Cách mạng Việt Nam.
Hiện nay, di tích này đã được mở rộng thêm một dãy nhà cấp 4 ở bên phải từ cổng
chính đi vào, nhằm trưng bày một số hiện vật của Bác khi sinh sống và làm việc tại Vạn Phúc. 19