Bài thuyết minh hoàng thành Thăng Long - Tổng quan du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

Bài thuyết minh hoàng thành Thăng Long - Tổng quan du lịch | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

BÀI THUYẾT MINH HOÀNG THÀNH THĂNG LONG
Đối tượng: Khách Việt Nam
Thời gian: 60 phút – 1h20 phút (nếu khách có thời gian và chụp ảnh nhiều)
Lộ trình: Quầy soát - Đoan Môn Trục thần đạo Hiện vật trưng bày Thăng Long
lịch sử nghìn năm từ lòng đất Điện Kính Thiên Hầm chỉ huy tác chiến nhà D67
Cửa số 9 Hoàng Diệu.
Tâm lý chung: Kiến thức nhẹ nhàng, cuốn hút, bất ngờ và ấn tượng kết hợp với giao lưu
và chụp ảnh tập thể và cá nhân đẹp.
Mục đích: Thu hút được dòng khách đông kết hợp với các điểm tham quan khác của
Nội, liên tục với thông tin cơ bản, thống nhất.
Nguồn thông tin: Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – HN.
1. TẬP HỢP– 1 PHÚT
(Sau khi qua quầy soát vé, ra tập trung trước đồ dưới cây đại bên cạnh hàng
gạch, nếu đoàn nhiều thời gian thì mời chụp ảnh 2 phút không thì bắt đầu)
Xin kính mời đoàn chúng ta tập trung xung quanh HDV để chương trình tham
quan được bắt đầu. Tùy từng đối tượng khách để xưng cho phù hợp: Đoàn; Quý
khách; Các chú anh chị; đồng bào; đồng chí… thể giao lưu với khách một vài
câu hỏi trước khi bắt đầu giới thiệu.
2. CHÀO MỪNG, CÁC THỦ TỤC, GIỚI THIỆU CHUNG, DI CHUYỂN
7 PHÚT
Chào mừng quý vị đã đến với Di sản văn hóa thế giới khu trung tâm Hoàng thành
Thăng Long Hà Nội.
Lời đầu tiên cho phép tôi xin được tự giới thiệu: tôi Nguyễn Thị A…hướng dẫn
viên của Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long Nội. Thay mặt cho Trung tâm, xin
gửi lời chào, lời chúc sức khoẻ đến tất cả quý vị. Chúc quý vịmột buổi tham quan bổ
ích và lý thú.
Hôm nay, rất vinh dự cho tôi được đồng hành cùng quý vị tham quan khu di tích
quan trọng và nổi tiếng này trong 1h10 phút. Bây giờ là 10h00 và khoảng 11h10 chúng ta
Thuyết minh Hoàng thành Thăng Long – Khách Việt Nam 1
sẽ kết thúc tại cổng số 9 Hoàng Diệu để lên xe tiếp tục hành trình (Xin lưu ý chúng ta
sẽ đi tham quan theo lộ trình 1 chiều và không quay lại địa điểm ban đầu).
Để cho buổi tham quan đựơc diễn ra an toàn vui vẻ, tôi xin đề nghị với quý vị
một số điều sau: Chúng ta luôn đi thành đoàn theo sự chỉ dẫn của hdv; không vứt rác bừa
bãi đặc biệt không sờ vào những hiện vật được trưng bày. Trong quá trình tham
quan, nếu quý vị có câu hỏi gì, sau mỗi phần giới thiệu, tôi rất vui được nhận và cùng quý
vị tìm hiểu.
(Sau khi giới thiệu chào mừng xong, nếu trời nắng xin mời đoàn tiến vào trong để
cảm nhận và khám phá, vừa đi vừa có những câu hỏi làm quen khách để nắm được tâm lý
tính chất đoàn, tới chỗ thì mời khách đứng quanh hdv để bắt đầu giớibóng cây xoài
thiệu chung không thì vẫn đứng chỗ biển để kết hợp chỉ dẫn)
Thưa Quý vị,
Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Nội nằm vùng đất vị
trí địa thế đẹp tại trung tâm của Thủ đô nội với diện tích hơn 18 ha bao gồm 2
phần: Thứ nhất là Trục Trung tâm Thành cổ Hà Nội; và thứ hai là khu di tích khảo cổ học
18 Hoàng Diệu.
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền với lịch sử kinh thành Thăng
Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.Công trình kiến trúc đồ sộ này được các triều vua Lý,
Trần, sơ… đến Nguyễn xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử từ thế kỉ 11 đến thế kỉ
18 và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
Sau hàng ngàn m với những thăng trầm của lịch sử, những tòa thành đồ sộ
những lầu son gác tía trong hoàng cung tuy đã mất, xong một số di tích còn lại và đặc biệt
khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu cũng tái hiện phần nào diện mạo của thành
Thăng Long xưa.
Năm 2010, di tích quốc gia đặc biệt khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã
được vinh danh Di sản Văn hóa thế giới đúng dịp chúng ta kỉ niệm 1000 năm Thăng
Long Nội. Đây niềm tự hào không chỉ của riêng Nội còn của cả đất nước
chúng ta.
Trong hành trình ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi tham quan một số di tích của phần
thứ nhất di sản được gọi trục trung tâm thành cổ bao gồm: Đoan Môn; hố khảo cổ học
về con đường thần đạo; nền thềm rồng đá điện Kính Thiên; hầm chỉ huy tác chiến Bộ
Thuyết minh Hoàng thành Thăng Long – Khách Việt Nam 2
Tổng tham mưu; nhà D67 và chiêm ngưỡng một số hiện vật tiêu biểu được tìm thấy trong
những đợt khai quật dưới lòng đất Hoàng thành trong những năm qua.
3. GIỚI THIỆU CÁC ĐIỂM THAM QUAN TRONG HÀNH TRÌNH
3.1. ĐOAN MÔN – 10 PHÚT
Và điểm đầu tiên trong hành trình tham quan của chúng ta là di tích Đoan Môn.
( Mời khách ra chính giữa Đoan Môn gần sân cỏ)
Thưa Quý vị,
Đoan Môn một trong những cổng chính dẫn lối vào Cấm thành, nơi chính
điện Kính Thiên và các cung điện khác của nhà vua.
Đoan Môn nằm ở phía nam, trên đường thẳng cùng với Kỳ đài và điện Kính Thiên
được gọi trục thần đạo, trục linh thiêng trung tâm nhất của Hoàng thành Thăng
Long xưa. Trong quan niệm phương Đông, hướng Nam hướng phong thủy tốt cho sức
khỏe, cho sự hưng thịnh trường tồn của một quốc gia. thế, Đoan Môn được coi
cổng có vị trí rất quan trọng trong các thời kỳ phong kiến.
Đây được coi biểu tượng của di sản của Hoàng thành Thăng Long ngày nay
là nơi chụp ảnh đẹp, tiêu biểu nhất, nên xin mời đoàn ta sẽ có 10 phút để chụp ảnh tập thể
và cá nhân tại đây. Vậy là chúng ta đã có những bức ảnh đẹp.
Sau đây, xin mời Quý vị cùng đi qua Đoan Môn để vào thăm Cấm Thành năm xưa
và chiêm ngưỡng hố khai quật khảo cổ Con đường ngự đạo xưa.
3.2. TRỤC THẦN ĐẠO – CON ĐƯỜNG NGỰ ĐẠO – 2 PHÚT
( Đi qua cửa, tương tác với khách và đứng trước hỗ để giới thiệu)
Năm 1999, các nhà khảo cổ học đã chọn hố khai quật chính giữa cửa Đoan Môn
hiện còn để lần tìm dấu vết con đường Ngự đạo xưa. Ngay ở độ sâu 1,2m đã xuất lộ một
viền đá lát chân tường Đoan Môn, một sân lát gạch vồ thời độ sâu 1,9m đã xuất
lộ dấu tích con đường (thế kỷ 13 14). Những phát hiện này“lát gạch hình hoa chanh”
vô cùng quan trọng, bởi nó xác định rõ trục nối liền Đoan Môn – Điện Kính ThiênBắc
Môn trục chính tâm từ thời Trần trở về trước. Như vậy, kết quả khảo cổ học tại Đoan
Thuyết minh Hoàng thành Thăng Long – Khách Việt Nam 3
Môn càng củng cố thêm giả thiết về Đoan Môn thời Lý, Trần, Lê vềbản đã toạ lạc tại
cùng một vị trí.
3.3. HIỆN VẬT TIÊU BIỂU THĂNG LONG NỘI: LỊCH SỬ
NGHÌN NĂM TỪ LÒNG ĐẤT – 7 PHÚT
Trước khi đến với di tích nằm trên vị trí trung tâm, linh thiêng nhất của khu Hoàng
thành Thăng Long, xin mời quý vị cùng đến chiêm ngưỡng những hiện vật được coi
tiêu biểu, độc đáo biết nói, biết kể câu chuyện ngàn năm được tìm thấy qua các cuộc
khai quật được coi lớn nhất Việt Nam Đông Nam Á trong quá trình chúng ta tiến
hành xây nhà Quốc hội mới khiến chúng ta bạn quốc tế đi từ bất ngờ này đến bất
ngờ khác tại phòng trưng bày Thăng Long lịch sử nghìn năm từ lòng đất.
(Trong quá trình đi thì tương tác thêm những câu chuyện với khách, sau đó mời
vào phòng và tiến hành giới thiệu)
rất nhiều hiện vật hấp dẫn như (đi 1 lượt chỉ sau đó tập trung giới thiệu 1 hiện
vật để khách nhớ nhất, nhiều sẽ quên): Gạch vuông in nổi sâu thời Đại La; Gạch Đại
Việt quốc quân thành chuyên thời Đinh tiền Lê; Vật liệu trang trí đầu rồng, đề trên
cung điện thời lý; Loa gốm thời, nhưng mời Quý vị tham quan 1 hiện vật ấn tượng
nhất:Chiếc bát gốm thấu quang thời Lê
Đây hiện vật quan trọng, đem lại sự cảm phục của giới chuyên môn những
người say mê cổ vật về sự hoàn hảo và tinh xảo khác thường của chiếc bát gốm ngự dụng
từ cách đây dăm thế kỉ này. Đây loại gốm trắng xương mỏng trang trí in nổi hình rồng
thể hiện “đẳng cấp” của thợ gốm trong các “lò quan” của đất Thăng Long xưa. Điều đặc
biệt của chiếc bát quý hiếm này là khi cầm soi lên ánh sáng có thể nhìn thấy hoa văn trang
trí bên trong. Thuật ngữ chuyên môn gọi đây loại sứ thấu quang. Tuy mỏng như vậy
nhưng thành trong của vật dụng này vẫn được in nổi hình đôi rồng có chân 5 móng, ở giữa
đáy in nổi chữ Quan. Trong lòng loại gốm này thường được trang trí văn ám hoạ theo cá.
Chữ Quan đây được hiểu theo hai nghĩa: Quan diêu (sản phẩm của quan) Quan
dung (đồ dùng dành cho vua quan). Chiếc bát gốm này thể hiện điêu luyện cho trình độ
làm gốm của người Việt chúng ta vào thời điểm đó. Trước những phát hiện khảo cổ ở Khu
khảo csố 18 Hoàng Diệu Khu Thành cổ, một nhà khoa học Nhật Bản đã phát biểu:
"Các bạn đừng ngại dùng bất kỳ mỹ từ để ca ngợi Hoàng thành Thăng Long". Đây
một hiện vật như vậy.
Chia tay những hiện vật quý, tiếp theo xin mời Quý vị cùng tôi đến với di tích
quan trọng nhất nằm trong Hoàng thành Thăng Long xưa, đó Di tích nền điện rồng
đá điện Kính Thiên di tích chiếm vị trí trung tâm trong tổng thể các di tích của Hoàng
thành Thăng Long.
Thuyết minh Hoàng thành Thăng Long – Khách Việt Nam 4
3.4. RỒNG ĐÁ VÀ THỀM ĐIỆN KÍNH THIÊN – 10 PHÚT
Nơi chúng ta đang đứng đây chính trung tâm của Cấm Thành Thăng Long xưa,
n tay phải tôi chính núi Nùng, hay còn gọi núi Long Đỗ - rốn rồng, đây được
coi huyệt đạo của kinh thành thăng long xưa. Chính đây nơi chung đúc khí thiêng
của non sông, đất nước, của vũ trụ và trời đất. Cho nên, dưới các triều đại phong kiến, các
vị vua anh minh đã lựa chọn để làm chính điện nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất
của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài nơi thiết triều bàn những việc quốc
gia đại sự. Cụ thể, theo dòng lịch sử:
Năm 1010Thái Tổ sau khi định đôThăng Long đã chọn đỉnh núi này để xây
dựng chính điện của kinh đô mang tên Càn Nguyên nghĩa nơi khởi nguồn của trời
đất;
Năm 1029 vua Thái Tông cho xây dựng trên nền của điện Càn Nguyên tòa
chính điện mang tên Thiên An có nghĩa là nơi bình yên của trời đấy, điện này tồn tại suốt
thời Lý, Trần; Có một chi tiết muốn chia sẻ với quý vị năm 1225 Chiêu Hoàng trút
bỏ áo ngự.
Theo “Đại Việt sử toàn thư”, năm 1428 , ngay khi đánh đuổi xong quân Minh
xâm lược, vua Thái Tổ đã cho xây điện Kính Thiên có nghĩa kính trời trên núi
Nùng, ngay trên nền cũ của điện Càn Nguyên – Thiên An thời Lý, Trần.
Thời nhà Nguyễn khi Kinh đô được chuyển vào Huế, điện kính thiên trở thành
hành cung Long Thiên - nơi đón vua, quan nhà Nguyễn tuần du ra Bắc.
Năm 1886 thực dân Pháp đã phá hành cung Kính Thiên để xây dựng ngôi nhà hai
tầng như quý vị đang nhìn thấy để m sở chỉ huy pháo binh Pháp, sau được gọi nhà
con rồng.
Từ năm 1954 khi bộ đội ta tiếp quản giải phóng Thủ đô, sở chỉ huy pháo binh đó
trở thành tổng hành dinh của QĐNDVN. Sau năm 2004, BQP đã bàn giao lại di tích này
cho Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long HN quản để chúng ta cơ hội
tham quan ngày hôm nay.
Kia chính hình ảnh cuối cùng của hành cung Long Thiên do người Pháp chụp
trước khi bị phá bỏ.
Hiện nay, cùng với nền điện, thềm rồng đá điện Kính Thiên di tích còn lại duy
nhất của điện Kính Thiên xưa bao gồm 4 con rồng được tạc vào giữa thế kỉ thứ 15 chia
thềm điện thành 3 lối lên. Rồng đá điện Kính Thiên một di sản kiến trúc nghệ thuật
tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời sơ, được chạm chổ tinh xảo, chau
chuốt bằng đá xanh nguyên khối. Với những giá trị của mình, rồng đá điện kính thiên đã
phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng của điện kính thiên xưa.
Thuyết minh Hoàng thành Thăng Long – Khách Việt Nam 5
Hiện nay, di tích nền Điện Kính Thiên bậc thềm Rồng trước nền Điện Kính
Thiên được xem là một vị trí tâm linh quan trọng, nơi thờ 52 vị vua từ thời Lý, Trần, Lê,
Mạc. ( Mời khách chụp ảnh)
3.5. HẦM CHỈ HUY TÁC CHIẾN – 7 PHÚT
(Đoàn đông thì đứng cửa hầm giới thiệu xong xuống chỉ, không thì mời xuống vừa
chỉ vừa giới thiệu)
Thưa Quý vị, tiếp theo, trước khi đến tham quan và tìm hiểu về nhà D67, để thuận
tiện hành trình xin mời chúng ta tham quan một trong những căn hầm tuyệt mật trong
lòng Hoàng thành mới được mở phục vụ du khách thời gian gần đây. Đó căn hầm chỉ
huy tác chiến của Bộ Tổng tham mưu một căn hầm với rất nhiều điều thú vị. Do diện
tích căn hầm nhỏ, nên tôi xin phép được giới thiệu trên này sau đó chúng ta sẽ cùng
xuống tham quan và lên nhanh để đảm bảo an toàn và thoải mái.
Là một bộ phận của Tổng hành dinh, đâycăn hầm của hành động,hầm chính
thực hiện công việc chỉ huy điều hành, nơi làm việc 24/24 kể cả Tết để tiếp nhận những
thông tin từ mọi chiến trường và đề xuất những phương án tác chiến, truyền lệnh chỉ đạo
từ Bộ tổng tư lệnh, Quân ủy Trung ương, BCT đến các quân chủng, quân khu, quân đoàn.
sự khác biệt căn hầm này để chỉ huy, tổ chức thực hiện các mệnh lệnh, chủ trương
từ Bộ Tổng lệnh, Bộ Tổng tham mưa. Còn hầm D67 nơi quyết định những chủ
trương, đường lối.
Khi tham quan căn hầm tuyệt mật trong thời chiến tranh này, một hiện vật
đặc biệt muốn giới thiệu với quý vịchiếc điện thoại 1 chiều được dùng để trả lời ngay
khi Bác Hồ gọi hỏi về tình hình bảo vệ miền Bắc tình hình chiến sự diễn ra trên các
chiến trường Đông Dương; Một chi tiết rất thú vị nữa là, trong cuộc chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ, căn hầm này chính nơi cập nhật tình
hình máy bay Mỹ, tại đây một nút bấm báo động phòng không cho Nội. Khi nghe
được còi này trên nóc Hội trường Ba Đình, Bộ lệnh Thủ đô trách nhiệm báo động
cho toàn Nội để đồng bào kịp vào hầm trú ẩn an toàn với một thông báo đã trở thành
ức không thể nào quên với tất cả chúng ta "Đồng bào c ý! Máy bay địch cách
Nội 50 cây số về phía Tây. Đồng bào cần bình tĩnh vào hầm trú ẩn..."
Khi vào tham quan, xin mời quý vị đi theo hàng, sau khi đi 1 vòng tham quan,
chúng ta sẽ lên lại ngay để đảm bảo lịch trình và an toàn.
3.6. NHÀ D67 - 10 PHÚT
Thưa Quý vị,
Thuyết minh Hoàng thành Thăng Long – Khách Việt Nam 6
Trong trung tâm di tích Hoàng thành Thăng Long, bên cạnh những di tích kiến
trúc cổ xưa được coi hồn cốt của trung tâm quyền lực phong kiến Việt Nam ngót ngày
năm lịch sử như điện Kính Thiên, Đoan Môn, Cột Cờ…. những di tích lịch sử cách mạng
gắn liền với cuộc kháng chiến chông Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Sau đây, xin mời Quý
vị cùng theo tôi khám phá thêm một trong những di tích tuyệt mật trong thời chiến tranh,
đó chính là nhà D67 và dưới căn nhà này là căn hầm bí mật cùng tên.
Trong những m 60, giặc Mỹ ng cường ném bom đánh phá ác liệt Miền Bắc,
một tòa nhà mới được xây dựng sau nhà con rồng để đảm bảo an toàn cho các n bộ
lãnh đạo của đảng quân đôi họp làm việc. Tòa nhà được gọi nhà D67 được
hoàn thành vào năm 1967 với kết cấu móng tường trần nhà đều tông nguyên cốt
thép. Khối chính giữa căn nhà phòng họp của Bộ Chính trị Quân ủy Trung ương,
bên cạnh phòng nghỉ giải lao, n phòng phía Đông nơi làm việc đại tướng
Nguyên Giáp, căn phòng phía Tây là phòng làm việc của đại tướng Văn Tiến Dũng.
Điều đặc biệt của nghệ thuật quân sự VN ở đây chúng ta có thể thấy là, lợi dụng di
tích Hoàng thành để ngụy trang với phương trâm: nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất,
người Mỹ không thể ngờ rằng giữa lòng Thủ đô Nội lại một căn cứ quân sự tối
quan trọng như vây.
Sau đây, xin mời quý vị cùng tôi vào thăm quan nhà D67 và căn hầm này.
Phòng họp Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương.
Tại nhà D67 và hầm D67, từ tháng 9 năm 1968 đến 30/4/1975 BCT, QUTW và Bộ
lệnh đã tập trung trí tuệ đề ra những quyết sách chiến lược đúng đắn, sáng tạo đưa
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đến thắng lợi hoàn toàn.
Đây chính là phòng họp Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, tại đây, sáng ngày 18
tháng 12 năm 1974 đến 8/1/1975, Bộ Chính trị họp mở rộng. Dự họp các uỷ viên Bộ
Chính trị, các uỷ viên thường trực Quân uỷ Trung ương, các Phó Tổng tham mưu trưởng
và chỉ huy các chiến trường với mục tiêu hạ quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam.
Phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tiếp theo là phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Nguyên Giáp bắt đầu làm việc tại căn phòng phía Đông y từ năm
1968 đến năm 1980. Chúng ta đều biết nhà Đại tướng tại số 30 Hoàng Diệu, rất tiện đi
lại, và rất gần văn phòng này, nhưng tại sao lại có một chiếc giường ở đây không ạ?
Đó là, tuy gần như vậy, nhưng để phục vụ cho công việc chỉ đạo quân đội ta trong
tình thế cuộc kháng chiến chông mỹ cứu nước đang đi vào giai đoạn quyết liệt từ đầu
Thuyết minh Hoàng thành Thăng Long – Khách Việt Nam 7
tháng 3 năm 1975, gần như cả ngày đêm, Đại tướng mặt phòng làm việc không
về nhà được nên anh em cán bộ có kê thêm chiếc giường cho Đại tướng nằm nghỉ.
Được coi vị tướng huyền thoại của quân đội ta, quý vị biết một kỉ vật luôn
đi theo Đại tướng nhà, văn phòng hay công tác tại chiến trường? Vâng đó thật bất
ngờ chính cuốn Truyện Kiều của Nguyễn Du. Theo Đại tướng Truyện Kiều thể hiện
chủ nghĩa nhân văn của người Việt Nam. Và thưa quý vị, có thể Tác phẩm kinh điểm của
Việt Nam ấy đã làm nên những chiến thắng của một vị tướng nhân văn, một quân đội anh
hùng.
Phòng làm việc của Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Tiếp theo xin mời Quý vị sang tham quan căn phòng làm việc của Đại ớng Văn
Tiến Dũng bắt đầu làm việc tại căn phòng phía Tây nhà D67 từ năm 1968 đến năm 1992.
Quan sát căn phòng này các bạn có biết lý do tại sao không có chiếc giường nào được đặt
tại đây không ạ?
Bởi đầu tháng 1 năm 1975, rời căn phòng làm việc đã gắn nhiều năm, Đại tướng
vào chiến trường trên cương vị là đại diện Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh.
Đại tướng Văn Tiến Dũng được giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp nhiều chiến dịch
lớn trong đó quan trọng nhất là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (4/1975).
Do thời gian hạn n hy vọng chuyến tham quan tới chúng ta sẽ xuống tham
quan hầm sau.
thể thấy rằng, Nhà D67 một công trình kiến trúc quân sự giản dị nhưng giá
trị sử dụng rất cao đặc biệt tuyệt mật. Nhà D67 hiện diện của một trong các di
tích văn hoá quân sự quý giá thời đại Hồ Chí Minh ở thế kỷ XX.
Sau đây, để ghi lại những kỉ niệm về di tích lịch sử cách mạng đặc biệt này, chúng
ta sẽ 5 phút chụp ảnh đây với tòa nhà các hiện vật các lãnh đạo chúng ta sử
dụng trong những năm tháng chiến tranh.
4. TỔNG KẾT, ĐỀ XUẤT THAM QUAN THÊM VÀ CHÀO TẠM BIỆT – 6
PHÚT
Vâng thưa quý vị,
Ngoài những di tích mà chúng ta vừa tham quan, nằm trong khuôn viên di sản văn
hóa thế giới được công nhận còn có các di tích như Kỳ đài, Hậu Lâu, Cửa Bắc và đặc biệt
Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu đối diện cổng số 9 bên kia đường cũng vô cùng cuốn
hút và rất giá trị. Nếu có điều kiện về thời gian, xin mời quý vị cùng ghé thăm để có thêm
Thuyết minh Hoàng thành Thăng Long – Khách Việt Nam 8
những trải nghiệm thú vị. Do thời gian có hạn, nên Nhà D67 di tích cuối cùng của
chương trình tham quan Hoàng thành Thăng Long của chúng ta ngày hôm nay.
Trước khi kết thúc buổi tham quan xin hỏi có quý vị nào có câu hỏi hoặc thắc mắc
không ạ, hướng dẫn viên sẽ giải thích trong tầm hiểu biết (hoặc sẽ trả lời thông qua
đường văn bản sau .
Thưa quý vị,
Trong một giờ đồng hồ vừa rồi, tôi đã được cùng quý vị tham quan, chiêm ngưỡng
những di tích, những hiện vật tiêu biểu của di sản văn hóa thế giới khu di tích Trung tâm
Hoàng thành Thăng Long Nội. Hy vọng chúng ta đã hiểu hơn phần nào đó về diện
mạo của Hoàng thành Thăng Long xưa, sự thăng trầm và tiếp nối của các triều đại, những
giá trị tra ông ta đã gây dựng trao truyền suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ
nước. Qua đây, chắc hẳn chúng ta sẽ thêm tri ân và tự hào về lịch sử oai hùng của các thế
hệ tổ tiên và cha anh mà ngày hôm nay chúng ta tiếp bước.
Trước khi kết thúc, một lần nữa, thay mặt cho Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa
Thăng Long Nội, xin Chúc các quý vị gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc
thành công trong cuộc sống. Xin chào và hẹn gặp lại!
Sau đây xin mời quý vị cùng tôi ra cổng số 9 để rẽ trái lên xe tại bãi xe đối diện
Đài tưởng niệm các anh hung liệt để tiếp tụcnh trình. một chia sẻ với Quý vị
tại đó, vào tháng 3, hoa ban nở rất đẹp.
(Nếu sau này nhà bán đồ lưu niệm xong thì giới thiệu qua lúc kết thúc tour.)
Thuyết minh Hoàng thành Thăng Long – Khách Việt Nam 9
| 1/9

Preview text:

BÀI THUYẾT MINH HOÀNG THÀNH THĂNG LONG
Đối tượng: Khách Việt Nam
Thời gian: 60 phút – 1h20 phút (nếu khách có thời gian và chụp ảnh nhiều)
Lộ trình: Quầy soát vé - Đoan Môn – Trục thần đạo – Hiện vật trưng bày Thăng Long
lịch sử nghìn năm từ lòng đất – Điện Kính Thiên – Hầm chỉ huy tác chiến – nhà D67 – Cửa số 9 Hoàng Diệu.
Tâm lý chung: Kiến thức nhẹ nhàng, cuốn hút, bất ngờ và ấn tượng kết hợp với giao lưu
và chụp ảnh tập thể và cá nhân đẹp.
Mục đích: Thu hút được dòng khách đông kết hợp với các điểm tham quan khác của Hà
Nội, liên tục với thông tin cơ bản, thống nhất.
Nguồn thông tin: Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – HN.
1. TẬP HỢP– 1 PHÚT
(Sau khi qua quầy soát vé, ra tập trung trước sơ đồ dưới cây đại bên cạnh hàng
gạch, nếu đoàn nhiều thời gian thì mời chụp ảnh 2 phút không thì bắt đầu)
Xin kính mời đoàn chúng ta tập trung xung quanh HDV để chương trình tham
quan được bắt đầu. Tùy từng đối tượng khách để xưng hô cho phù hợp: Đoàn; Quý
khách; Các cô chú và anh chị; đồng bào; đồng chí… Có thể giao lưu với khách một vài
câu hỏi trước khi bắt đầu giới thiệu.
2. CHÀO MỪNG, CÁC THỦ TỤC, GIỚI THIỆU CHUNG, DI CHUYỂN – 7 PHÚT
Chào mừng quý vị đã đến với Di sản văn hóa thế giới khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.
Lời đầu tiên cho phép tôi xin được tự giới thiệu: tôi là Nguyễn Thị A…hướng dẫn
viên của Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội. Thay mặt cho Trung tâm, xin
gửi lời chào, lời chúc sức khoẻ đến tất cả quý vị. Chúc quý vị có một buổi tham quan bổ ích và lý thú.
Hôm nay, rất vinh dự cho tôi được đồng hành cùng quý vị tham quan khu di tích
quan trọng và nổi tiếng này trong 1h10 phút. Bây giờ là 10h00 và khoảng 11h10 chúng ta
Thuyết minh Hoàng thành Thăng Long – Khách Việt Nam 1
sẽ kết thúc tại cổng số 9 Hoàng Diệu để lên xe tiếp tục hành trình (Xin lưu ý là chúng ta
sẽ đi tham quan theo lộ trình 1 chiều và không quay lại địa điểm ban đầu).
Để cho buổi tham quan đựơc diễn ra an toàn và vui vẻ, tôi xin đề nghị với quý vị
một số điều sau: Chúng ta luôn đi thành đoàn theo sự chỉ dẫn của hdv; không vứt rác bừa
bãi và đặc biệt là không sờ vào những hiện vật được trưng bày. Trong quá trình tham
quan, nếu quý vị có câu hỏi gì, sau mỗi phần giới thiệu, tôi rất vui được nhận và cùng quý vị tìm hiểu.
(Sau khi giới thiệu chào mừng xong, nếu trời nắng xin mời đoàn tiến vào trong để
cảm nhận và khám phá, vừa đi vừa có những câu hỏi làm quen khách để nắm được tâm lý
và tính chất đoàn, tới chỗ bóng cây xoài thì mời khách đứng quanh hdv để bắt đầu giới
thiệu chung không thì vẫn đứng chỗ biển để kết hợp chỉ dẫn)
Thưa Quý vị,
Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội nằm ở vùng đất có vị
trí và địa thế đẹp tại trung tâm của Thủ đô Hà nội với diện tích hơn 18 ha bao gồm 2
phần: Thứ nhất là Trục Trung tâm Thành cổ Hà Nội; và thứ hai là khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu.
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền với lịch sử kinh thành Thăng
Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.Công trình kiến trúc đồ sộ này được các triều vua Lý,
Trần, Lê sơ… đến Nguyễn xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử từ thế kỉ 11 đến thế kỉ
18 và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
Sau hàng ngàn năm với những thăng trầm của lịch sử, những tòa thành đồ sộ và
những lầu son gác tía trong hoàng cung tuy đã mất, xong một số di tích còn lại và đặc biệt
là khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu cũng tái hiện phần nào diện mạo của thành Thăng Long xưa.
Năm 2010, di tích quốc gia đặc biệt khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã
được vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới đúng dịp chúng ta kỉ niệm 1000 năm Thăng
Long – Hà Nội. Đây là niềm tự hào không chỉ của riêng Hà Nội mà còn của cả đất nước chúng ta.
Trong hành trình ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi tham quan một số di tích của phần
thứ nhất di sản được gọi là trục trung tâm thành cổ bao gồm: Đoan Môn; hố khảo cổ học
về con đường thần đạo; nền và thềm rồng đá điện Kính Thiên; hầm chỉ huy tác chiến Bộ
Thuyết minh Hoàng thành Thăng Long – Khách Việt Nam 2
Tổng tham mưu; nhà D67 và chiêm ngưỡng một số hiện vật tiêu biểu được tìm thấy trong
những đợt khai quật dưới lòng đất Hoàng thành trong những năm qua.
3. GIỚI THIỆU CÁC ĐIỂM THAM QUAN TRONG HÀNH TRÌNH 3.1.
ĐOAN MÔN – 10 PHÚT
Và điểm đầu tiên trong hành trình tham quan của chúng ta là di tích Đoan Môn.
( Mời khách ra chính giữa Đoan Môn gần sân cỏ) Thưa Quý vị,
Đoan Môn Là một trong những cổng chính dẫn lối vào Cấm thành, nơi có chính
điện Kính Thiên và các cung điện khác của nhà vua.
Đoan Môn nằm ở phía nam, trên đường thẳng cùng với Kỳ đài và điện Kính Thiên
được gọi là trục thần đạo, trục linh thiêng và trung tâm nhất của Hoàng thành Thăng
Long xưa. Trong quan niệm phương Đông, hướng Nam là hướng phong thủy tốt cho sức
khỏe, cho sự hưng thịnh và trường tồn của một quốc gia. Vì thế, Đoan Môn được coi là
cổng có vị trí rất quan trọng trong các thời kỳ phong kiến.
Đây được coi là biểu tượng của di sản của Hoàng thành Thăng Long ngày nay và
là nơi chụp ảnh đẹp, tiêu biểu nhất, nên xin mời đoàn ta sẽ có 10 phút để chụp ảnh tập thể
và cá nhân tại đây. Vậy là chúng ta đã có những bức ảnh đẹp.
Sau đây, xin mời Quý vị cùng đi qua Đoan Môn để vào thăm Cấm Thành năm xưa
và chiêm ngưỡng hố khai quật khảo cổ Con đường ngự đạo xưa. 3.2.
TRỤC THẦN ĐẠO – CON ĐƯỜNG NGỰ ĐẠO – 2 PHÚT
( Đi qua cửa, tương tác với khách và đứng trước hỗ để giới thiệu)
Năm 1999, các nhà khảo cổ học đã chọn hố khai quật chính giữa cửa Đoan Môn
hiện còn để lần tìm dấu vết con đường Ngự đạo xưa. Ngay ở độ sâu 1,2m đã xuất lộ một
viền đá lát chân tường Đoan Môn, một sân lát gạch vồ thời Lê và ở độ sâu 1,9m đã xuất
lộ dấu tích con đường “lát gạch hình hoa chanh” (thế
kỷ 13 – 14). Những phát hiện này
vô cùng quan trọng, bởi nó xác định rõ trục nối liền Đoan Môn – Điện Kính Thiên – Bắc
Môn là trục chính tâm từ thời Trần trở về trước. Như vậy, kết quả khảo cổ học tại Đoan
Thuyết minh Hoàng thành Thăng Long – Khách Việt Nam 3
Môn càng củng cố thêm giả thiết về Đoan Môn thời Lý, Trần, Lê về cơ bản đã toạ lạc tại cùng một vị trí. 3.3.
HIỆN VẬT TIÊU BIỂU THĂNG LONG – HÀ NỘI: LỊCH SỬ
NGHÌN NĂM TỪ LÒNG ĐẤT – 7 PHÚT

Trước khi đến với di tích nằm trên vị trí trung tâm, linh thiêng nhất của khu Hoàng
thành Thăng Long, xin mời quý vị cùng đến chiêm ngưỡng những hiện vật được coi là
tiêu biểu, độc đáo và biết nói, biết kể câu chuyện ngàn năm được tìm thấy qua các cuộc
khai quật được coi là lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á trong quá trình chúng ta tiến
hành xây nhà Quốc hội mới khiến chúng ta và bè bạn quốc tế đi từ bất ngờ này đến bất
ngờ khác tại phòng trưng bày Thăng Long lịch sử nghìn năm từ lòng đất.
(Trong quá trình đi thì tương tác thêm những câu chuyện với khách, sau đó mời
vào phòng và tiến hành giới thiệu)
Có rất nhiều hiện vật hấp dẫn như (đi 1 lượt chỉ sau đó tập trung giới thiệu 1 hiện
vật để khách nhớ nhất, nhiều sẽ quên): Gạch vuông in nổi cá sâu thời Đại La; Gạch Đại
Việt quốc quân thành chuyên thời Đinh tiền Lê; Vật liệu trang trí đầu rồng, lá đề trên
cung điện thời lý; Loa gốm thời, nhưng mời Quý vị tham quan 1 hiện vật ấn tượng
nhất:Chiếc bát gốm thấu quang thời Lê sơ
Đây là hiện vật quan trọng, đem lại sự cảm phục của giới chuyên môn và những
người say mê cổ vật về sự hoàn hảo và tinh xảo khác thường của chiếc bát gốm ngự dụng
từ cách đây dăm thế kỉ này. Đây là loại gốm trắng xương mỏng trang trí in nổi hình rồng
thể hiện “đẳng cấp” của thợ gốm trong các “lò quan” của đất Thăng Long xưa. Điều đặc
biệt của chiếc bát quý hiếm này là khi cầm soi lên ánh sáng có thể nhìn thấy hoa văn trang
trí bên trong. Thuật ngữ chuyên môn gọi đây là loại sứ thấu quang. Tuy mỏng như vậy
nhưng thành trong của vật dụng này vẫn được in nổi hình đôi rồng có chân 5 móng, ở giữa
đáy in nổi chữ Quan. Trong lòng loại gốm này thường được trang trí văn ám hoạ theo cá.
Chữ Quan ở đây được hiểu theo hai nghĩa: Quan diêu (sản phẩm của lò quan) và Quan
dung (đồ dùng dành cho vua quan). Chiếc bát gốm này thể hiện điêu luyện cho trình độ
làm gốm của người Việt chúng ta vào thời điểm đó. Trước những phát hiện khảo cổ ở Khu
khảo cổ số 18 Hoàng Diệu và Khu Thành cổ, một nhà khoa học Nhật Bản đã phát biểu:
"Các bạn đừng ngại dùng bất kỳ mỹ từ gì để ca ngợi Hoàng thành Thăng Long". Đây là một hiện vật như vậy.
Chia tay những hiện vật quý, tiếp theo xin mời Quý vị cùng tôi đến với di tích
quan trọng nhất nằm trong Hoàng thành Thăng Long xưa, đó là Di tích nền điện và rồng
đá điện Kính Thiên di tích chiếm vị trí trung tâm trong tổng thể các di tích của Hoàng thành Thăng Long.
Thuyết minh Hoàng thành Thăng Long – Khách Việt Nam 4 3.4.
RỒNG ĐÁ VÀ THỀM ĐIỆN KÍNH THIÊN – 10 PHÚT
Nơi chúng ta đang đứng đây chính là trung tâm của Cấm Thành Thăng Long xưa,
và bên tay phải tôi chính là núi Nùng, hay còn gọi là núi Long Đỗ - rốn rồng, đây được
coi là huyệt đạo của kinh thành thăng long xưa. Chính đây là nơi chung đúc khí thiêng
của non sông, đất nước, của vũ trụ và trời đất. Cho nên, dưới các triều đại phong kiến, các
vị vua anh minh đã lựa chọn để làm chính điện nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất
của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi thiết triều bàn những việc quốc
gia đại sự. Cụ thể, theo dòng lịch sử:
Năm 1010 Lý Thái Tổ sau khi định đô ở Thăng Long đã chọn đỉnh núi này để xây
dựng chính điện của kinh đô mang tên Càn Nguyên có nghĩa là nơi khởi nguồn của trời đất;
Năm 1029 vua Lý Thái Tông cho xây dựng trên nền cũ của điện Càn Nguyên tòa
chính điện mang tên Thiên An có nghĩa là nơi bình yên của trời đấy, điện này tồn tại suốt
thời Lý, Trần; Có một chi tiết muốn chia sẻ với quý vị là năm 1225 Lý Chiêu Hoàng trút bỏ áo ngự.
Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, năm 1428 , ngay khi đánh đuổi xong quân Minh
xâm lược, vua Lê Thái Tổ đã cho xây điện Kính Thiên có nghĩa là kính trời trên núi
Nùng, ngay trên nền cũ của điện Càn Nguyên – Thiên An thời Lý, Trần.
Thời nhà Nguyễn khi Kinh đô được chuyển vào Huế, điện kính thiên trở thành
hành cung Long Thiên - nơi đón vua, quan nhà Nguyễn tuần du ra Bắc.
Năm 1886 thực dân Pháp đã phá hành cung Kính Thiên để xây dựng ngôi nhà hai
tầng như quý vị đang nhìn thấy để làm sở chỉ huy pháo binh Pháp, sau được gọi là nhà con rồng.
Từ năm 1954 khi bộ đội ta tiếp quản giải phóng Thủ đô, sở chỉ huy pháo binh đó
trở thành tổng hành dinh của QĐNDVN. Sau năm 2004, BQP đã bàn giao lại di tích này
cho Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long HN quản lý để chúng ta có cơ hội tham quan ngày hôm nay.
Kia chính là hình ảnh cuối cùng của hành cung Long Thiên do người Pháp chụp trước khi bị phá bỏ.
Hiện nay, cùng với nền điện, thềm rồng đá điện Kính Thiên là di tích còn lại duy
nhất của điện Kính Thiên xưa bao gồm 4 con rồng được tạc vào giữa thế kỉ thứ 15 chia
thềm điện thành 3 lối lên. Rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật
tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ, được chạm chổ tinh xảo, chau
chuốt bằng đá xanh nguyên khối. Với những giá trị của mình, rồng đá điện kính thiên đã
phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng của điện kính thiên xưa.
Thuyết minh Hoàng thành Thăng Long – Khách Việt Nam 5
Hiện nay, di tích nền Điện Kính Thiên và bậc thềm Rồng trước nền Điện Kính
Thiên được xem là một vị trí tâm linh quan trọng, nơi thờ 52 vị vua từ thời Lý, Trần, Lê,
Mạc. ( Mời khách chụp ảnh) 3.5.
HẦM CHỈ HUY TÁC CHIẾN – 7 PHÚT
(Đoàn đông thì đứng cửa hầm giới thiệu xong xuống chỉ, không thì mời xuống vừa
chỉ vừa giới thiệu)

Thưa Quý vị, tiếp theo, trước khi đến tham quan và tìm hiểu về nhà D67, để thuận
tiện hành trình xin mời chúng ta tham quan một trong những căn hầm tuyệt mật trong
lòng Hoàng thành mới được mở phục vụ du khách thời gian gần đây. Đó là căn hầm chỉ
huy tác chiến của Bộ Tổng tham mưu – một căn hầm với rất nhiều điều thú vị. Do diện
tích căn hầm nhỏ, nên tôi xin phép được giới thiệu trên này sau đó chúng ta sẽ cùng
xuống tham quan và lên nhanh để đảm bảo an toàn và thoải mái.
Là một bộ phận của Tổng hành dinh, đây là căn hầm của hành động, là hầm chính
thực hiện công việc chỉ huy điều hành, nơi làm việc 24/24 kể cả Tết để tiếp nhận những
thông tin từ mọi chiến trường và đề xuất những phương án tác chiến, truyền lệnh chỉ đạo
từ Bộ tổng tư lệnh, Quân ủy Trung ương, BCT đến các quân chủng, quân khu, quân đoàn.
Có sự khác biệt là căn hầm này để chỉ huy, tổ chức thực hiện các mệnh lệnh, chủ trương
từ Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tổng tham mưa. Còn hầm D67 là nơi quyết định những chủ trương, đường lối.
Khi tham quan căn hầm tuyệt mật trong thời kì chiến tranh này, có một hiện vật
đặc biệt muốn giới thiệu với quý vị là chiếc điện thoại 1 chiều được dùng để trả lời ngay
khi Bác Hồ gọi hỏi về tình hình bảo vệ miền Bắc và tình hình chiến sự diễn ra trên các
chiến trường Đông Dương; Một chi tiết rất thú vị nữa là, trong cuộc chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ, căn hầm này chính là nơi cập nhật tình
hình máy bay Mỹ, tại đây có một nút bấm báo động phòng không cho Hà Nội. Khi nghe
được còi này trên nóc Hội trường Ba Đình, Bộ tư lệnh Thủ đô có trách nhiệm báo động
cho toàn Hà Nội để đồng bào kịp vào hầm trú ẩn an toàn với một thông báo đã trở thành
kí ức không thể nào quên với tất cả chúng ta "Đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà
Nội 50 cây số về phía Tây. Đồng bào cần bình tĩnh vào hầm trú ẩn..."
Khi vào tham quan, xin mời quý vị đi theo hàng, sau khi đi 1 vòng tham quan,
chúng ta sẽ lên lại ngay để đảm bảo lịch trình và an toàn. 3.6. NHÀ D67 - 10 PHÚT Thưa Quý vị,
Thuyết minh Hoàng thành Thăng Long – Khách Việt Nam 6
Trong trung tâm di tích Hoàng thành Thăng Long, bên cạnh những di tích kiến
trúc cổ xưa được coi là hồn cốt của trung tâm quyền lực phong kiến Việt Nam ngót ngày
năm lịch sử như điện Kính Thiên, Đoan Môn, Cột Cờ…. những di tích lịch sử cách mạng
gắn liền với cuộc kháng chiến chông Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Sau đây, xin mời Quý
vị cùng theo tôi khám phá thêm một trong những di tích tuyệt mật trong thời chiến tranh,
đó chính là nhà D67 và dưới căn nhà này là căn hầm bí mật cùng tên.
Trong những năm 60, giặc Mỹ tăng cường ném bom đánh phá ác liệt Miền Bắc,
một tòa nhà mới được xây dựng sau nhà con rồng để đảm bảo an toàn cho các cán bộ
lãnh đạo của đảng và quân đôi họp và làm việc. Tòa nhà được gọi là nhà D67 vì được
hoàn thành vào năm 1967 với kết cấu móng tường và trần nhà đều là bê tông nguyên cốt
thép. Khối chính giữa căn nhà là phòng họp của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương,
bên cạnh là phòng nghỉ giải lao, căn phòng phía Đông là nơi làm việc đại tướng Võ
Nguyên Giáp, căn phòng phía Tây là phòng làm việc của đại tướng Văn Tiến Dũng.
Điều đặc biệt của nghệ thuật quân sự VN ở đây chúng ta có thể thấy là, lợi dụng di
tích Hoàng thành để ngụy trang với phương trâm: nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất,
người Mỹ không thể ngờ rằng giữa lòng Thủ đô Hà Nội lại có một căn cứ quân sự tối quan trọng như vây.
Sau đây, xin mời quý vị cùng tôi vào thăm quan nhà D67 và căn hầm này.
Phòng họp Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương.
Tại nhà D67 và hầm D67, từ tháng 9 năm 1968 đến 30/4/1975 BCT, QUTW và Bộ
Tư lệnh đã tập trung trí tuệ đề ra những quyết sách chiến lược đúng đắn, sáng tạo đưa
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đến thắng lợi hoàn toàn.
Đây chính là phòng họp Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, tại đây, sáng ngày 18
tháng 12 năm 1974 đến 8/1/1975, Bộ Chính trị họp mở rộng. Dự họp có các uỷ viên Bộ
Chính trị, các uỷ viên thường trực Quân uỷ Trung ương, các Phó Tổng tham mưu trưởng
và chỉ huy các chiến trường với mục tiêu hạ quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam.
Phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tiếp theo là phòng làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu làm việc tại căn phòng phía Đông này từ năm
1968 đến năm 1980. Chúng ta đều biết nhà Đại tướng tại số 30 Hoàng Diệu, rất tiện đi
lại, và rất gần văn phòng này, nhưng tại sao lại có một chiếc giường ở đây không ạ?
Đó là, tuy gần như vậy, nhưng để phục vụ cho công việc chỉ đạo quân đội ta trong
tình thế cuộc kháng chiến chông mỹ cứu nước đang đi vào giai đoạn quyết liệt từ đầu
Thuyết minh Hoàng thành Thăng Long – Khách Việt Nam 7
tháng 3 năm 1975, gần như cả ngày đêm, Đại tướng có mặt ở phòng làm việc mà không
về nhà được nên anh em cán bộ có kê thêm chiếc giường cho Đại tướng nằm nghỉ.
Được coi là vị tướng huyền thoại của quân đội ta, quý vị có biết có một kỉ vật luôn
đi theo Đại tướng dù ở nhà, văn phòng hay công tác tại chiến trường? Vâng đó thật bất
ngờ chính là cuốn Truyện Kiều của Nguyễn Du. Theo Đại tướng Truyện Kiều thể hiện
chủ nghĩa nhân văn của người Việt Nam. Và thưa quý vị, có thể Tác phẩm kinh điểm của
Việt Nam ấy đã làm nên những chiến thắng của một vị tướng nhân văn, một quân đội anh hùng.
Phòng làm việc của Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Tiếp theo xin mời Quý vị sang tham quan căn phòng làm việc của Đại tướng Văn
Tiến Dũng bắt đầu làm việc tại căn phòng phía Tây nhà D67 từ năm 1968 đến năm 1992.
Quan sát căn phòng này các bạn có biết lý do tại sao không có chiếc giường nào được đặt tại đây không ạ?
Bởi đầu tháng 1 năm 1975, rời căn phòng làm việc đã gắn bó nhiều năm, Đại tướng
vào chiến trường trên cương vị là đại diện Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh.
Đại tướng Văn Tiến Dũng được giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp nhiều chiến dịch
lớn trong đó quan trọng nhất là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (4/1975).
Do thời gian có hạn nên hy vọng chuyến tham quan tới chúng ta sẽ xuống tham quan hầm sau.
Có thể thấy rằng, Nhà D67 là một công trình kiến trúc quân sự giản dị nhưng giá
trị sử dụng rất cao và đặc biệt là tuyệt mật. Nhà D67 là hiện diện của một trong các di
tích văn hoá quân sự quý giá thời đại Hồ Chí Minh ở thế kỷ XX.
Sau đây, để ghi lại những kỉ niệm về di tích lịch sử cách mạng đặc biệt này, chúng
ta sẽ có 5 phút chụp ảnh ở đây với tòa nhà và các hiện vật mà các lãnh đạo chúng ta sử
dụng trong những năm tháng chiến tranh.
4. TỔNG KẾT, ĐỀ XUẤT THAM QUAN THÊM VÀ CHÀO TẠM BIỆT – 6 PHÚT Vâng thưa quý vị,
Ngoài những di tích mà chúng ta vừa tham quan, nằm trong khuôn viên di sản văn
hóa thế giới được công nhận còn có các di tích như Kỳ đài, Hậu Lâu, Cửa Bắc và đặc biệt
là Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu đối diện cổng số 9 bên kia đường cũng vô cùng cuốn
hút và rất giá trị. Nếu có điều kiện về thời gian, xin mời quý vị cùng ghé thăm để có thêm
Thuyết minh Hoàng thành Thăng Long – Khách Việt Nam 8
những trải nghiệm thú vị. Do thời gian có hạn, nên Nhà D67 là di tích cuối cùng của
chương trình tham quan Hoàng thành Thăng Long của chúng ta ngày hôm nay.
Trước khi kết thúc buổi tham quan xin hỏi có quý vị nào có câu hỏi hoặc thắc mắc
gì không ạ, hướng dẫn viên sẽ giải thích trong tầm hiểu biết (hoặc sẽ trả lời thông qua đường văn bản sau . Thưa quý vị,
Trong một giờ đồng hồ vừa rồi, tôi đã được cùng quý vị tham quan, chiêm ngưỡng
những di tích, những hiện vật tiêu biểu của di sản văn hóa thế giới khu di tích Trung tâm
Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội. Hy vọng chúng ta đã hiểu hơn phần nào đó về diện
mạo của Hoàng thành Thăng Long xưa, sự thăng trầm và tiếp nối của các triều đại, những
giá trị mà tra ông ta đã gây dựng và trao truyền suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ
nước. Qua đây, chắc hẳn chúng ta sẽ thêm tri ân và tự hào về lịch sử oai hùng của các thế
hệ tổ tiên và cha anh mà ngày hôm nay chúng ta tiếp bước.
Trước khi kết thúc, một lần nữa, thay mặt cho Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa
Thăng Long – Hà Nội, xin Chúc các quý vị và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và
thành công trong cuộc sống. Xin chào và hẹn gặp lại!
Sau đây xin mời quý vị cùng tôi ra cổng số 9 để rẽ trái lên xe tại bãi xe đối diện
Đài tưởng niệm các anh hung liệt sĩ để tiếp tục hành trình. Có một chia sẻ với Quý vị là
tại đó, vào tháng 3, hoa ban nở rất đẹp.
(Nếu sau này nhà bán đồ lưu niệm xong thì giới thiệu qua lúc kết thúc tour.)
Thuyết minh Hoàng thành Thăng Long – Khách Việt Nam 9