Bài thuyết trình Luật đầu tư - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký giới thiệu địa điểm đầu tư để được giới thiệu địa điểm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển ngành của tỉnh, trên cơ sở xem xét các yếu tố liên quan đến ngành nghề, diện tích, bảo vệ môi trường. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Kính chào giảng viên.
Em xin trình bày thảo luận chủ đề 3 như sau:
Căn cứ pháp lý: Luật đầu tư năm 2020
Quan điểm cá nhân của tôi về quy trình thủ tục đầu tư trên là I.
Phân tích và vẽ sơ đồ quy trình thực hiện thủ tục đầu tư theo Luật Đầu tư 2020
Trình tự thực hiện các thủ tục
Bước 1: Đăng ký giới thiệu địa điểm đầu tư
1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký giới thiệu địa điểm đầu tư để được giới
thiệu địa điểm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát
triển ngành của tỉnh, trên cơ sở xem xét các yếu tố liên quan đến ngành nghề, diện
tích, bảo vệ môi trường.
Cơ quan thẩm quyền giải quyết là Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm quyền giải quyết và giao trả kết quả là Sở Kế hoạch và Đầu tư.
3. Thời gian giải quyết: không quá 15 ngày làm việc đối với dự án ngoài các Khu,
cụm công nghiệp; 03 ngày làm việc đối với dự án trong các Khu công nghiệp, Khu
kinh tế, Khu công nghệ cao, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian
điều chỉnh, bổ sung hồ sơ.
Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp
1. Nhà đầu tư trong nước thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp để được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm quyền giải quyết và giao trả kết quả là Sở Kế
hoạch và Đầu tư đầu tư
3. Thời gian giải quyết: không quá 07 ngày làm việc bao gồm thời gian khắc dấu
doanh nghiệp, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Thỏa thuận địa điểm đầu tư
(Các dự án đầu tư vào các khu, cụm CN không thực hiện bước này)
1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục thỏa thuận địa điểm đầu tư để được chấp thuận địa
điểm trên cơ sở xem xét các yếu tố liên quan đến ngành nghề, diện tích, nguồn
vốn, tiến độ thực hiện, tái định cư và bảo vệ môi trường.
2. Văn bản thỏa thuận địa điểm đầu tư là căn cứ để nhà đầu tư lập các thủ tục đầu tư kế tiếp.
3. Cơ quan thẩm quyền giải quyết là UBND cấp tỉnh.
4. Cơ quan nhận hồ sơ, thẩm tra và trả kết quả là Sở Kế hoạch và Đầu tư đầu tư.
5. Thời gian giải quyết: không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Đăng ký đầu tư
Các dự án không quy định đăng ký đầu tư không thực hiện bước này.
1. Cơ quan thẩm quyền giải quyết là UBND cấp tỉnh đối với các địa điểm đầu tư
ngoài các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao; Ban quản lý đối với
các địa điểm đầu tư trong các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao.
2. Cơ quan nhận hồ sơ và giao trả kết quả
a. Sở Kế hoạch và Đầu tư đầu tư đối với địa điểm đầu tư ngoài các Khu, Cụm công nghiệp
b. Ban quản lý đối với địa điểm đầu tư trong các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao.
3. Cơ quan xử lý hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban quản lý.
4. Thời gian giải quyết: không quá 15 ngày làm việc đối với dự án ngoài các Khu
công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao, 03 ngày làm việc đối với dự án
trong các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận đầu tư
1. Khi được thỏa thuận địa điểm đầu tư ở Bước 3, nhà đầu tư lập hồ sơ để được cấp
Giấy chứng nhận đầu tư hình thành pháp nhân và xác nhận hoạt động đầu tư của
mình theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Cơ quan thẩm quyền giải quyết: UBND cấp tỉnh; Ban quản lý.
3. Cơ quan nhận hồ sơ và giao trả kết quả là Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với địa
điểm đầu tư ngoài các khu, cụm công nghiệp; Ban quản lý đối với địa điểm đầu tư
trong các Khu, Cụm công nghiệp.
4. Thời gian giải quyết không quá 15 ngày làm việc cho trường hợp đăng ký và 30
ngày làm việc cho trường hợp thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Bước 6: Thủ tục về quyền sử dụng đất
Nhà đầu tư thực hiện một trong 04 loại thủ tục sau:
1. Thủ tục giao đất đã giải phóng mặt bằng
2. Thủ tục giao đất chưa giải phóng mặt bằng
3. Thủ tục cho thuế đất đã giải phóng mặt bằng
4. Thủ tục cho thuê đất chưa giải phóng mặt bằng
Nội dung của từng loại thủ tục trên là:
a. Nhà đầu tư lập thủ tục đề nghị được giao hoặc cho thuê đất để thực hiện dự án
sau khi đất thuộc diện thu hồi đã được thu hồi
b. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là UBND cấp tỉnh
c. Cơ quan nhận hồ sơ, xử lý và giao trả kết quả là Sở Tài nguyên và môi trường.
d. Thời gian giải quyết: Từ 12 đến 20 ngày làm việc tùy từng loại thủ tục, kể từ khi
nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 7: Thủ tục về môi trường
1. Nhà đầu tư cần thiết lập Báo cáo đánh giá tác động của môi trường (ĐTM) hoặc
Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường theo quy định để được thẩm định hoặc cấp
phiếu xác nhận cam kết bảo vệ môi trường làm cơ sở cho việc lập các thủ tục về sử
dụng đất và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là UBND cấp tỉnh đối với Báo cáo (ĐTM);
UBND các huyện đối với Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường; Ban quản lý đối với
các dự án trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao.
3. Cơ quan nhận hồ sơ và giao trả kết quả là Sở Tài nguyên và Môi trường đối với
Báo cáo (ĐTM); Văn phòng UBND cấp huyện đối với Đăng ký cam kết bảo vệ
môi trường; Ban quản lý đối với các dự án trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao.
4. Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 30 ngày làm việc đối với Báo cáo (ĐTM)
và 5 ngày làm việc đối với Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Bước 8: Thủ tục về xây dựng i) Giấy phép xây dựng
1.1 Các dự án đầu tư vào các Khu, Cụm công nghiệp; các dự án đã phù hợp với
mục đích sử dụng đất không thực hiện bước này
a. Nhà đầu tư có yêu cầu xây dựng công trình riêng lẻ của dự án đầu tư không là dự
án khu dân cư, khu, cụm công nghiệp khu kinh tế… cần lập thủ tục đề nghị cấp Giấy phép xây dựng.
b. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
b.1. Sở Xây dựng cấp phép Xây dựng đối với các công trình:
– Cấp đặc biệt, cấp 1 theo phụ lục 01 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày
16/12/2004 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
– Di tích lịch sử-văn hóa, tượng đài quảng cáo tranh hoành tráng;
– Các công trình trên các tuyến, trục đường chính đô thị thuộc cấp tỉnh quản lý.
b.2. UBND cấp huyện cấp phép Xây dựng các công trình còn lại.
1.2 Cơ quan nhận hồ sơ và giao trả kết quả:
a. Sở Xây dựng đối với công trình thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng.
b. Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện đối với các công trình còn lại.
1.3 Thời gian giải quyết: không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp
lệ, không kể thời gian điều chỉnh, bổ sung hồ sơ.
ii) Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng
Nhà đầu tư có yêu cầu xây dựng công trình không phải là các dự án đầu tư Khu,
cụm công nghiệp cần lập thủ tục trình phê duyệtnhiệm vụ quy hoạch chi tiết.
a. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
* UBND cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cho
các khu chức năng của đô thị loại 3, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500
đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch liên quan tới địa giới hành chính hai
huyện trở lên, các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu
bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, công nghiệp địa phương…), các khu chức
năng thuộc đô thị mới, các khu chức năng thuộc khu công nghệ cao, khu kinh tế
* UBND cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000
đối với các khu chức năng của đô thị loại 4, loại 5, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ
lệ 1/500 các khu chức năng của đô thị loại 3, loại 4, loại 5; nhiệm vụ quy hoạch
điểm dân cư nông thôn sau khi được Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua bằng
nghị quyết và có tờ trình xin phê duyệt của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã).
b. Cơ quan nhận hồ sơ và giao trả kết quả là Sở Xây dựng hoặc UBND cấp huyện
c. Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc đối với đồ án thuộc thẩm
quyền của UBND cấp tỉnh hoặc 20 ngày làm việc đối với đồ án thuộc thẩm quyền
của UBND cấp huyện, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
iii) Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng
Nhà đầu tư có yêu cầu xây dựng công trình dự án khu dân cư; khu, cụm công
nghiệp, khu kinh tế… cần lập thủ tục trình phê duyệt quy hoạch chi tiết.
a. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
* UBND cấp tỉnh phê duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cho
các khu chức năng của đô thị loại 3, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tỷ lệ 1/500
đối với các khu vực có phạm vi lập quy hoạch liên quan tới địa giới hành chính hai
huyện trở lên, các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu
bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, công nghiệp địa phương…), các khu chức
năng thuộc đô thị mới, các khu chức năng thuộc khu công nghệ cao, khu kinh tế;
* UBND cấp huyện phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đối
với các khu chức năng của đô thị loại 4, loại 5, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ
1/500 các khu chức năng của đô thị loại 3, loại 4, loại 5; đồ án quy hoạch điểm dân
cư nông thôn sau khi được Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua bằng nghị quyết
và có tờ trình xin phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã.
b. Cơ quan nhận hồ sơ và giao trả kết quả là Sở Xây dựng hoặc UBND cấp huyện
c. Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc đối với đồ án thuộc thẩm
quyền của UBND cấp tỉnh hoặc 20 ngày làm việc đối với đồ án thuộc thẩm quyền
của UBND cấp huyện, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
iv) Cấp quyền sở hữu công trình xây dựng
Nhà đầu tư có yêu cầu cấp quyền sở hữu công trình xây dựng cần lập thủ tục cấp
quyền sở hữu công trình xây dựng.
4.1 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
a. Sở Tài nguyên và Môi trường cho công trình xây dựng của tổ chức (bao gồm tổ
chức trong nước và tổ chức nước ngoài).
b. UBND cấp huyện cho công trình xây dựng của cá nhân (bao gồm cá nhân trong
nước, người Việt Nam ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài).
4.2 Cơ quan nhận hồ sơ và giao trả kết quả:
a. Sở Tài nguyên và Môi trường cho công trình xây dựng của tổ chức (bao gồm tổ
chức trong nước và tổ chức nước ngoài).
b. UBND cấp huyện cho công trình xây dựng của cá nhân (bao gồm cá nhân trong
nước, người Việt Nam ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài).
4.3 Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sơ đồ thủ tục:
Ví dụ: về đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm sáp nhập, mua lại, bán lẻ, dịch vụ,
hậu cần và sản xuất, trong số những người khác. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và
luật điều chỉnh chúng có thể là mấu chốt cho chiến lược tăng trưởng của công ty.
Chẳng hạn, năm 2017, Apple có trụ sở tại Hoa Kỳ đã công bố khoản đầu tư 507,1
triệu đô la để thúc đẩy công việc nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc, thị
trường lớn thứ ba của Apple sau châu Mỹ và châu Âu. Khoản đầu tư được công bố
đã thúc đẩy sự tăng trưởng của CEO Tim Cook đối với thị trường Trung Quốc mặc
dù doanh thu Trung Quốc của Apple giảm 12% so với cùng kỳ trong quý trước thông báo.
Nền kinh tế Trung Quốc đã được thúc đẩy bởi dòng vốn FDI nhắm vào sản xuất và
dịch vụ công nghệ cao của quốc gia, theo Bộ Thương mại Trung Quốc, tăng trưởng
lần lượt 11,1% và 20,4% trong nửa đầu năm 2017. Trong khi đó, thoải mái Các quy
định FDI ở Ấn Độ hiện cho phép đầu tư trực tiếp 100% nước ngoài vào bán lẻ một
thương hiệu mà không cần sự chấp thuận của chính phủ. Quyết định theo quy định
được báo cáo tạo điều kiện cho Apple mong muốn mở một cửa hàng vật lý tại thị
trường Ấn Độ. Cho đến nay, iPhone của công ty chỉ có sẵn thông qua các nhà bán
lẻ trực tuyến và vật lý của bên thứ ba.
II. Quy trình thủ tục đầu tư theo phương thức đối tác công tư
Trên cơ sở quy định của Luật đầu tư năm 2020 về thẩm quyền quyết định chủ
trương đầu tư theo phương thức đối tác đầu tư công bao gồm: Quốc hội; Thủ tướng
Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Theo quy định của Luật
Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư thì đã bỏ thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cụ thể:
Thứ nhất, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án đối tác công tư theo như
quy định của pháp luật Đầu tư thuộc một trong các tiêu chí sử dụng vốn đầu tư
công tư, sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; Rừng phòng hộ
chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; ….
Thứ hai, Bộ trưởng hay những người đứng đầu cơ quan Trung ương, cơ quan khác
ra quyết định chủ trương đầu tư dự án đối tác công tư theo như quy định của pháp
luật Đầu tư thuộc một trong các tiêu chí sử dụng vốn đầu tư công tư trừ những dự
án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì Bộ trưởng, người
đứng đầu cơ quan Trung ương, cơ quan khác quyết định chủ trương đầu tư dự án
PPP thuộc phạm vi quản lý.
Thứ tư Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cấp tỉnh sẽ ra quyết định chủ trương đầu tư dự
án đối tác công tư theo như quy định của pháp luật Đầu tư thuộc một trong các tiêu
chí sử dụng vốn đầu tư công tư ngoài trừ những dự án thuộc thẩm quyền của Quốc
hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan Trung ương, cơ
quan khác thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự
án PPP thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ dự án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, từ quy định vừa được nêu ra có thể thấy rằng việc pháp luật Đầu tư hiện
hành đã quy định rất rõ về nội dung liên quan đến việc cơ quan có thẩm quyền
quyết định chủ trương đầu tư dự án đối tác công tư theo như quy định của pháp
luật Đầu tư thuộc một trong các tiêu chí sử dụng vốn đầu tư công tư. Bên cạnh đó
thì đới với tất cả các dự án đầu tư theo phương thức PPP thuộc phạm vi quản lý của
từng địa phương đều phải thông qua Hội đồng nhân dân cấp tỉnh mà dự án đó
muốn xin quyết định hoạt động đầu tư. Điều này được luật Đầu tư công quy định là
nhằm mục đích tạo điều kiện thực hiện thống nhất và minh bạch đối với các dự án
PPP trên địa bàn cấp tỉnh.
Quy trình đầu tư theo phương thức đối tác công tư thông thường, thì theo như quy
định của pháp luật hiện hành đối với dự án thông thường, các bên thực hiện dự án PPP theo 5 bước:
Bước 1: Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư, công bố dự án.
Bước 2: Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án.
Bước 3: Lựa chọn nhà đầu tư.
Bước 4: Thành lập doanh nghiệp dự án PPP và ký kết hợp đồng dự án PPP.
Bước 5: Triển khai thực hiện hợp đồng dự án PPP.
Như vậy, để có thể tiến hành dự án đầu tư thông thường thì các chủ thể là chủ đầu
tư trong nước và ngoài nước muốn thực hiện phương thức đối tác công tư thông
thường thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc đầu tư theo
một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Quy trình đầu tư theo phương thức đối tác công tư ứng dụng công nghệ cao thuộc
danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển; hoặc ứng dụng công nghệ
mới, thì theo như quy định của pháp luật hiện hành đối với dự án PPP ứng dụng
công nghệ cao, các bên thực hiện dự án PPP theo Quy trình đối với các dự án này . phức tạp hơn, cụ thể:
Bước 1: Đề xuất dự án đầu tư. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc nhà đầu
tư có thể đề xuất dự án đầu tư.
Bước 2: Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. Thời hạn thẩm định và phê duyệt là
30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Bước 3: Công bố dự án đầu tư
Trong vòng 7 ngày kể từ ngày dự án được phê duyệt, dự án sẽ được công bố
trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Đối với đề xuất dự án có nội dung liên quan
đến quyền sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc các thỏa thuận huy
động vốn để thực hiện dự án cần bảo mật, nhà đầu tư thỏa thuận với Bộ, ngành, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh về nội dung công bố.
Bước 4: Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi
Chủ thể thực hiện: Với dự án do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất thì
Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án làm
cơ sở để lập hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán hợp đồng dự án. Với
dự án do nhà đầu tư đề xuất thì nhà đầu tư thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi
trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản với Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Chủ thể thẩm định: Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc các đơn vị đầu mối về PPP
do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Chủ thể phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 5: Lựa chọn nhà đầu tư, ký kết thỏa thuận đầu tư, ký kết hợp đồng dự án.
Cách thức lựa chọn nhà đầu tư: đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu.
Bước 6: Đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp dự án
Nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập
doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án theo pháp luật doanh nghiệp.
Bước 7: Triển khai thực hiện dự án
Bước 8: Quyết toán và bàn giao dự án
Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hoàn thành công trình dự án, nhà đầu tư thực
hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Việc kiểm toán giá trị vốn đầu tư
được thực hiện bởi một tổ chức kiểm toán độc lập do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và nhà đầu tư thỏa thuận lựa chọn.
Đối với các hợp đồng dự án có quy định về việc chuyển giao công trình dự án, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng dự án các
điều kiện, thủ tục chuyển giao.
Như vậy, để có thể tiến hành dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao thì các chủ đầu
tư của các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư muốn tham gia vào hoạt
động đầu tư đối tác công tư thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến
hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy
định của pháp luật hiện hành.
Ví dụ: Đây là hợp đồng thảo luận, đưa ra các điều khoản và được ký kết giữa Nhà
nước và Nhà đầu tư PPP để thực hiện dự án.
Một số dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP: Xây dựng cảng Liên Chiểu (Đà
Nẵng), Xây dựng công viên phần mềm số 2, Chăn nuôi gia súc – gia cầm tại Hòa Phước,…. Tài liệu tham khảo:
- https://luatduonggia.vn/quy-trinh-thu-tuc-dau-tu-theo-phuong-thuc-doi-tac- cong-tu/
- https://luatdaitam.vn/thu-tuc-dau-tu-theo-hinh-thuc-hop-dong-ppp -hop- dong-doi-tac-cong-tu.html Trân trọng !