Bài thuyết Trình work - Practical contest - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
vBài thuyết Trình work - Practical contest - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen à thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Preview text:
TECHCOMBANK
Part I: Vision and Mission (1) ABOUT TECHCOMBANK
Established in 1993 with its head office located in Hanoi, Techcombank is one of the
largest joint stock commercial banks in Vietnam and one of the first in Asia.
In recent years, Techcombank has been continuously honored with awards given by
prestigious international organizations such as Euromoney, Global Finance, Wells
Fargo, Bank of New York Mellon, AsiaRisk, Finance Asia, Global Banking and Finance
Review, etc. Besides, the Bank has also been honored with prestigious HR awards such
as Best Place to Work in Asia; Top 2 Best places to work in Vietnam Banking industry
for 5 consecutive years (2016-2020); Vietnam Human Resources Award; Employer
brand most attractive to Vietnamese students…
With the brand positioning "Beyond every day", Techcombank is committed to creating
conditions for customers, partners, and employees to realize their dreams in their own way. Vision
Transforming the financial industry, raising the value of life; motivating each person to
unlock their potential and act bravely for outstanding things.
This vision shows that they want to improve everyone's life and transform the financial
industry to contribute to the development of the country. Mission
Leading the digitization journey of the financial industry, creating motivation for
individuals, businesses, and organizations to develop sustainably and break out successfully.
This mission demonstrates clearly defining the target audience as individuals and
businesses who are interested in and desire to develop sustainably and at the same time have a breakthrough.
Techcombank’s vision and mission are very reasonable and clear, from which they
achieve the titles and goals they aim for.
Part II: External Analysis (3) Điểm manh:
Nổi bật về vốn và khả năng sinh lời:
_Theo Moody’s, Techcombank hiện tại là ngân hàng có mức độ uy tín cao trong số các
ngân hàng tại Việt Nam, với các điểm mạnh nổi bật về vốn và khả năng sinh lời.
_Cụ thể, Moody’s đã nâng xếp hạng rủi ro đối tác dài hạn của Techcombank từ Ba2 lên
Ba1 và xếp hạng tiền gửi dài hạn từ Ba3 lên Ba2, với triển vọng ổn định. Moody’s cũng
nâng hạng đối với đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) của ngân hàng từ mức Ba3 lên Ba2.
_Cũng theo Moody’s, chất lượng tài sản của Techcombank được duy trì ổn định ngay
cả trong thời kỳ dịch Covid-19, với tỷ lệ nợ xấu (NPL) chỉ tăng nhẹ lên mức 0,7% vào
cuối 2021 so với mức 0,5% cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cũng duy trì ở
mức cao 163% tại thời điểm cuối năm 2021.
_Khả năng sinh lời của ngân hàng được hỗ trợ bởi danh mục cho vay với lợi suất cao,
tỷ trọng tiền gửi với chi phí thấp ở mức cao, và thu nhập ngoài lãi lớn (nhờ tài trợ
thương mại xuất khẩu và thu nhập từ giao dịch ngoại hối, bán chéo các sản phẩm dành
cho khách hàng cá nhân, ví dụ như bảo hiểm, các kênh giao dịch điện tử, xử lý tín dụng, và phí từ thẻ).
Giá trị thương hiệu mạnh:
_Theo xếp hạng của Nielsen, Techcombank đứng vị trí thứ 2 ngành ngân hàng về chỉ
số Sức khỏe Thương hiệu (Brand Equity Index) (2,5), cũng như về mức độ nhận biết
đầu tiên của khách hàng (Top of Mind) (13%).
_Điển hình là giải Marathon Quốc tế TP.HCM của Techcombank đã trở thành giải
marathon dẫn đầu phong trào xã hội bằng cách tạo ra nền tảng sống lành mạnh. Liên
tục ba năm qua, mỗi năm giải chạy thu hút hơn 13.000 người, 60 doanh nghiệp, 11 CLB
chạy chuyên nghiệp tham gia. Hơn 2,2 triệu lượt xem video và gần 39 triệu lượt thu hút
trên mạng xã hội cho thấy sức lan tỏa của giải chạy này. Đặc biệt, 100% Ban Lãnh đạo
và 1.600 cán bộ nhân viên Techcombank đều tham gia giải chạy này.
_Ngoài giải chạy, mỗi năm, Techcombank còn chi hàng trăm tỷ đồng cho công tác thiện
nguyện cộng đồng. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, hơn 11,5 nghìn tỷ dư nợ đã được Ngân
hàng tái cấu trúc cho khách hàng. Ngân hàng cũng đồng thời hỗ trợ khách hàng thông
qua giảm lãi suất lên tới 600 tỷ đồng trong năm 2021.
_Để giúp đỡ các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19,
Techcombank đã đóng góp hơn 420 tỷ đồng dưới nhiều hình thức, như ủng hộ quỹ vắc-
xin, trang thiết bị y tế, đóng góp xây dựng bệnh viện điều trị Covid-19, cũng như hỗ trợ
trực tiếp tới các bệnh nhân và gia đình của họ.
Dịch vụ khách hàng tốt, được nhiều khách hàng hài lòng:
_Sự tín nhiệm và giới thiệu của khách hàng đã khiến lượng mở mới tài khoản của
Techcombank luôn đứng đầu ngành ngân hàng. Tính riêng 9 tháng đầu năm 2021, nhà
băng này thu hút được thêm gần 900 nghìn khách hàng mới, nâng tổng khách hàng lên 9,2 triệu.
_Sự hài lòng của khách hàng cũng giúp Techcombank đứng đầu ngành ngân hàng về
chỉ số hài lòng của khách hàng (NPS – Net Promoter Score), với 79 điểm (theo xếp hạng của YouGov).
Hoạt động xã hội mạnh mẽ:
_Techcombank đã chinh phục trái tim khách hàng bằng cách lan tỏa cảm hứng tinh
thần sống tích cực, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng thông qua nhiều hoạt động xã hội.
_Điển hình là giải Marathon Quốc tế TP.HCM của Techcombank đã trở thành giải
marathon dẫn đầu phong trào xã hội bằng cách tạo ra nền tảng sống lành mạnh. Liên
tục ba năm qua, mỗi năm giải chạy thu hút hơn 13.000 người, 60 doanh nghiệp, 11 CLB
chạy chuyên nghiệp tham gia. Hơn 2,2 triệu lượt xem video và gần 39 triệu lượt thu hút
trên mạng xã hội cho thấy sức lan tỏa của giải chạy này. Đặc biệt, 100% Ban Lãnh đạo
và 1.600 cán bộ nhân viên Techcombank đều tham gia giải chạy này.
_Ngoài giải chạy, mỗi năm, Techcombank còn chi hàng trăm tỷ đồng cho công tác thiện
nguyện cộng đồng. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, hơn 11,5 nghìn tỷ dư nợ đã được Ngân
hàng tái cấu trúc cho khách hàng. Ngân hàng cũng đồng thời hỗ trợ khách hàng thông
qua giảm lãi suất lên tới 600 tỷ đồng trong năm 2021.
_Để giúp đỡ các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19,
Techcombank đã đóng góp hơn 420 tỷ đồng dưới nhiều hình thức, như ủng hộ quỹ vắc-
xin, trang thiết bị y tế, đóng góp xây dựng bệnh viện điều trị Covid-19, cũng như hỗ trợ
trực tiếp tới các bệnh nhân và gia đình của họ.
“Làm mới” ngân hàng bằng nhân lực trẻ:
_Mỗi năm Techcombank tuyển mới 1.850 nhân lực; trong đó, 65% là sinh viên mới tốt
nghiệp. Lãnh đạo Khối Quản trị Nguồn nhân lực của ngân hàng cho rằng, đây là hướng
đi chiến lược nhằm đáp ứng mô hình hoạt động của một ngân hàng hiện đại, chuẩn
mực về dịch vụ, nhằm thực hiện giá trị: khách hàng là trên hết.
_Nhân viên được coi là cốt lõi ở Techcombank. Từ những ngày đầu thành lập, ngân
hàng đã quan niệm tự lực và đứng bằng “hai chân”. Và với quan niệm ấy, việc xây
dựng đội ngũ nhân viên chất lượng cao, áp dụng những công nghệ hiện đại, chủ động
và sáng tạo rất quan trọng. Techcombank cũng có những chủ trương bồi dưỡng nhân
lực thường xuyên và giữ chân nhân lực.
Weaknesses (Điểm yếu) của ngân hàng Techcombank
Ứng dụng di động không ổn định:
_Mặc dù luôn áp dụng công nghệ hiện đại vào các dịch vụ nhưng các app ứng dụng
thỉnh thoảng vẫn gặp những sự cố gây phiền toái cho khách hàng. Việc thực hiện các
giao dịch qua app F@st Mobile có thể gặp trục trặc như bị gián đoạn, xử lý chậm, không lấy được mã OTP.
_Đặc biệt dịch vụ Smart OTP khi đi vào vận hành còn chưa được suôn sẻ, thường
xuyên gặp phải lỗi. Đặc biệt là trường hợp khách hàng cài đặt và root lại máy điện thoại
thì sẽ không thể tiếp tục thực hiện giao dịch qua Smart OTP.
_Đây là một điểm trừ lớn khi rất nhiều người dùng đang sử dụng điện thoại xách tay.
Hầu hết Khách hàng đều phàn nàn về việc cập nhật ứng dụng, cập nhật hệ điều hành,
gỡ ứng dụng, cài lại ứng dụng hay hỏng điện thoại thì đều bị lỗi khi đăng nhập Smart OTP.
Dính bê bối truyền thông:
_Techcombank từng dính phải nhiều vụ bê bối truyền thông gây ảnh hưởng tới giá trị
thương hiệu. Tháng 04/2022, liên quan đến vụ việc khách hàng Nguyễn Văn Khoa và
Lê Thị Oanh gây bão mạng xã hội với lời tố cáo “bốc hơi chục tỷ” trong tài khoản, Ngân
hàng Techcombank đã lên tiếng khẳng định đây là thông tin “sai sự thật”.
_Năm 2021, Techcombank bị tố đưa nhóm người lạ mặt đến nhà khách hàng để đòi nợ,
gây áp lực. Hay mới đây, khách hàng của Techcombank đã gửi đơn đến các cơ quan
báo chí, tố ngân hàng này tự ý rút 12 tỷ đồng trong tài khoản cá nhân trái pháp luật, gây
thiệt đến quyền lợi của khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm tại đây.
Mạng lưới chi nhanh chưa nhiều:
Công tác điều hành, chuẩn mực còn khá xa chuẩn mực ngân hàng quốc tế. Mặc dù
Techcombank hơn 309 điểm giao dịch tại 45 tỉnh thành trên cả nước, nhưng nếu so
sánh với Vietcombank thì ngân hàng này đã có hơn 600 chi nhánh, phòng giao dịch trên phạm vi cả nước.
Nhân viên còn thiếu kinh nghiệm:
Về tổng quan, cán bộ dàn mỏng, đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm, thiếu cán bộ để phát triển.
Vị thế cạnh tranh:
Vị thế cạnh tranh của Techcombank còn chưa cao, thua các đối thủ cạnh tranh hàng
đầu như Vietinbank và Vietcombank.
Opportunities (Cơ hội) của ngân hàng Techcombank
Pháp luật về vay vốn ngày càng được minh bạch:
_Tại Chỉ thị số 01 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng
trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng có hoạt động đại
lý bảo hiểm phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo
hiểm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm trên toàn
hệ thống. Xử lý nghiêm những trường hợp yêu cầu khách hàng phải mua các loại bảo
hiểm khi cấp tín dụng cho khách hàng.
_Trước đó, Bộ Tài chính cho biết, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã có các quy định
nhằm bảo đảm việc tham gia bảo hiểm là tự nguyện, trên cơ sở nhu cầu và khả năng
tài chính của khách hàng, nghiêm cấm việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm ép buộc
khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Sự phát triển của chuyển đổi số:
_Ngày càng nhiều người quan tâm đến các phương thức thanh toán mới trên thị
trường. Thanh toán sinh trắc học (chẳng hạn như quét vân tay, nhận dạng giọng
nói/khuôn mặt hoặc quét võng mạc) được quan tâm đặc biệt.
_Có tới 83% người tiêu dùng trong nước hiện đã biết đến các phương thức thanh toán
này và đa số cũng quan tâm trải nghiệm chúng. Thẻ không số cũng dần được nhận biết
bởi 62% người tiêu dùng và có tới 77% người tiêu dùng sẽ sử dụng chúng cho các giao
dịch trong tương lai. Đây là cơ hội đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Techcombank.
_Theo McKinsey (2021), thị trường tiêu dùng của châu Á đang thay đổi mạnh mẽ với
các góc độ tăng trưởng mới, liên quan mật thiết đến sự phát triển của công nghệ, mang
lại cơ hội cho các dịch vụ tài chính số, theo nghiên cứu mới “Beyond income:
Redrawing Asia’s consumer map” của Viện Toàn cầu McKinsey (MGI).
Sự quan tâm của chính phủ:
_Chính phủ ban hành Quyết định số 1813/QĐ-TTg về Đề án phát triển thanh toán
không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Một trong những nội dung tại
Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đó là, Thủ tướng Chính phủ giao
Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tư pháp, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu,
đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia giai đoạn 2021 – 2025. Đây là
cơ hội đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Techcombank.
_Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng được giao trong năm 2022 phải hoàn thành
cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực
ngân hàng. Điều này nhằm quản lý, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và triển khai các mô hình
hợp tác, kinh doanh mới trong cung ứng dịch vụ thanh toán. Đây là cơ hội đáng chú ý
khi phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Techcombank.
_Phát triển ngân hàng số là xu thế tất yếu, “thổi” làn gió công nghệ giúp các ngân hàng
cải thiện quy trình làm việc nội bộ, cung cấp sản phẩm dịch vụ, chứng từ cũng như
phương thức giao dịch với khách hàng… Với khách hàng, lợi ích của các ứng dụng tài
chính – ngân hàng đến từ việc sử dụng dịch vụ thuận tiện, bảo mật hơn, tiết kiệm chi
phí, nâng cao hiệu quả sử dụng tài khoản.
Nền kinh tế đang dần hồi phục:
_Dù gặp nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19, đặc biệt làn sóng dịch lần thứ
tư, tuy nhiên, bằng sự chủ động, linh hoạt, ngành Ngân hàng đã đi qua năm 2021 với
nhiều điểm sáng nổi bật, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh dịch bệnh.
Sự tăng trưởng ổn định và vững chắc trong ngành ngân hàng tài chính:
_Một khảo sát của Vietnam Report thực hiện vào tháng 6/2022 cho thấy trên 48% số
khách hàng phản hồi cho rằng ngành ngân hàng đã thể hiện vai trò quan trọng trong
quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam.
_Năng lực hoạt động của ngành ngân hàng được nhìn nhận rất tích cực khi 77,7% số
khách hàng cho rằng các ngân hàng đã duy trì mức độ dịch vụ khách hàng tốt, và
58,9% cho biết các ngân hàng đã điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thay đổi do đại dịch.
_Tăng trưởng tín dụng năm 2021 đã trở về mức trước đại dịch (năm 2019), đạt 13,6%.
Tín dụng tính đến ngày 09/6/2022 tăng gần 8,2% so với thời điểm đầu năm và 17,1%
so với cùng kỳ năm 2021. Phần lớn chuyên gia và ngân hàng tham gia khảo sát của
Vietnam Report dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 có thể đạt mức trên 14%,
trong đó, cho vay bán lẻ tiếp tục là động lực chính.
_Theo đánh giá của các chuyên gia, cho vay tiêu dùng ở Việt Nam hiện còn khá khiêm
tốn so với các nước trong khu vực, điều này cho thấy dư địa tăng trưởng rất lớn.
Threats (Thách thức) của ngân hàng Techcombank
Nguồn nhân lực số ngành ngân hàng còn nhiều hạn chế:
_Navigos Search đánh giá, nguồn ứng viên trong mảng chuyển đổi số trong ngành
Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay rất hạn chế, cả về số lượng và chất lượng.
_Về chất lượng, rất hiếm các ứng viên có kinh nghiệm để triển khai áp dụng các công
nghệ tiên tiến nhất. Về số lượng, ngân hàng có nhu cầu tuyển số lượng lớn và trong
thời gian ngắn nhưng lượng ứng viên đạt yêu cầu không đủ đáp ứng.
_Theo quan sát của Navigos Search, sự cạnh tranh về các ứng viên trong ngành này
rất khốc liệt. Đặc biệt với các vị trí về IT, một trong những nền tảng quan trọng trong
việc chuyển đổi số, luôn khan hiếm ứng viên. Không chỉ có các ngân hàng cần tuyển
các vị trí IT, mà các công ty từ các lĩnh vực khác như tài chính, thương mại điện tử, y tế
giáo dục… đều muốn tuyển các ứng viên trong mảng này.
_Bên cạnh đó, do cần phải triển khai các sản phẩm và giải pháp công nghệ tiên tiến về
chuyển đổi số trong khi các ứng viên trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu, các
ngân hàng lớn sẵn sàng chi trả những khoản tiền đáng kể để “săn” ứng viên từ nước ngoài về…
_Trong hai năm 2020 – 2021, các ngân hàng mong muốn tuyển dụng ứng viên Việt
Kiều nhiều hơn tuyển nhân sự là người nước ngoài (expatriate) do ứng viên Việt Kiều
có lợi thế hơn khi ít nhiều vẫn hiểu văn hóa Việt Nam, hiểu tiếng Việt và dễ dàng thích
nghi hơn. Các nhân sự này đặc biệt được săn đón trong các mảng then chốt như IT, dữ
liệu, sản phẩm, quản trị rủi ro….
_Việc tuyển dụng và thu hút, giữ chân các ứng viên IT tại các ngân hàng luôn là “sự
đau đầu” với nhà tuyển dụng. Các ứng viên này thường không gắn bó lâu với vì họ có
thể lựa chọn lĩnh vực đa dạng để làm việc. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh gắt gao
giữa các công ty trên thị trường để thu hút ứng viên và các ngân hàng cũng phải đưa ra
các chính sách tuyển dụng hấp dẫn về lương, thưởng và phúc lợi xã hội.
Thách thức về chuyển đổi số:
_Hoạt động chuyển đổi số đối với ngành Ngân hàng tạo ra thách thức trong lĩnh vực
thanh toán và hoàn thiện hành lang pháp lý, phục vụ hoạt động thanh toán điện tử.
_Trong đó, khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách liên quan đến các dịch vụ, phương
tiện thanh toán trực tuyến, điện tử mới, hiện đại, tiền ảo, thẻ ảo, tiền điện tử, là những
vấn đề mới và phức tạp, cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, sửa đổi, bổ sung để
đáp ứng yêu cầu thực tế và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và viễn thông.
_Thách thức còn tồn tại là việc mô hình kinh doanh, quản trị về thanh toán có thể cần
được xem xét lại để phù hợp với xu hướng quản trị thông minh, mô hình ngân hàng di
động, ngân hàng số, thanh toán điện tử. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần nghiên cứu,
tối đa hóa trải nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực thanh toán để đáp ứng nhu cầu
thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng trong thời đại công nghệ.
_Sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số cũng kéo theo sự gia tăng lỗ hổng
bảo mật và tội phạm công nghệ cao. Đối với lĩnh vực thanh toán gồm thanh toán thẻ
qua POS, thanh toán điện tử gần đây có những diễn biến phức tạp với những hành vi,
thủ đoạn mới, tinh vi hơn.
Sự tăng trưởng của đối thủ:
_Với sự tăng tốc của các ngân hàng đối thủ hàng đầu như: VCB, Sacombank, ACB,
Incombank, VPBank, Eximbank, BIDV sẽ khiến cho vị thế của Techcombank bị Lung lay.
Nợ xấu gia tăng, tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống:
_Thống kê cho thấy, nợ xấu đang có xu hướng tăng khá mạnh. Sức ảnh hưởng của đại
dịch lên bảng cân đối kế toán của nhà băng được dự báo sẽ còn tiếp tục kéo dài khi
doanh nghiệp chưa thể phục hồi và những khoản nợ sau khi được tạo điều kiện cơ cấu
lại đang xếp ở nợ nhóm 1 và 2 nhưng vẫn không thể cải thiện sẽ buộc hệ thống phải
chính thức ghi nhận là nợ xấu, đặc biệt là sau khi Thông tư 14 hết hiệu lực vào ngày 30/6/2022.
_Do triển vọng về nợ xấu gia tăng vào năm 2022 nên từ cuối năm trước, phần lớn các
ngân hàng đã tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro để giúp cải thiện chất lượng tài sản cũng như
“dự phòng” lợi nhuận cho năm nay.
_Xu hướng này tiếp tục được duy trì khi kết quả khảo sát của Vietnam Report chỉ ra
rằng, 45,5% số ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trích lập dự phòng rủi ro, 36,4% số
ngân hàng duy trì mức trích lập dự phòng rủi ro như năm trước và chỉ có 18,2% giảm
trích lập dự phòng rủi ro.
Bộ đệm an toàn vốn còn mỏng:
_Trong bối cảnh phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng, nhóm ngân hàng cần thực
hiện các chuẩn mực quốc tế cao hơn như Basel 2, Basel 3… nhằm nâng cao năng lực
quản trị rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực.
_Một trong số những chỉ tiêu quan trọng về quản trị rủi ro là tỷ lệ an toàn vốn (CAR).
Theo Finn Research, tỷ lệ CAR của các ngân hàng Việt Nam chỉ ở mức 11,3% trong
năm 2021, khá thấp so với các nước trong khu vực, và có dấu hiệu suy giảm trong quý
1/2022, một số ngân hàng thương mại nhà nước lớn hầu như không đáp ứng được yêu
cầu về an toàn vốn của Basel 2.
_Tỷ lệ CAR giảm một phần là do các tổ chức tín dụng áp dụng Thông tư 41/2016/TT-
NHNN tiệm cận Basel 2, với yêu cầu tính tài sản có rủi ro chặt chẽ hơn, đồng thời các
khoản cho vay chứng khoán, bất động sản… cũng bị áp dụng hệ số rủi ro tín dụng cao hơn. Tổng kết
Mặc dù là một cái tên mới trên thị trường nhưng những năm gần đây, cái tên
Techcombank đã được đông đảo người dân biết đến bởi dịch vụ chuyên nghiệp cùng
nhiều ưu đãi và chính sách hấp dẫn. Nhờ vào những chiến lược đúng đắn, mà ngân
hàng Techcombank đã ngày càng phát triển và thành công như hiện nay.