Bài tiểu luận cá nhân - bài tiểu luận cá nhân - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Bài tiểu luận cá nhân - bài tiểu luận cá nhân - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

CHỦ ĐỀ BÁO CÁO: SỰ QUAN TRỌNG CỦA GIẤC NGỦ ĐỐI VỚI SỨC
KHỎE CỦA CON NGƯỜI
“Giấc ngủ liên quan trực tiếp đến sức khỏechất lượng cuộc sống, nhu cầu cơ
bản để con người tiếp tục các chức năng sinh học-tâm lý-xã hội và văn hóa của mình
(Cates ME, Clark A, Woolley TW, Saunders A, 2015) hay theo như Centers for
Disease Control and Prevention định nghĩa: “Giấc ngủ một thành phần quan trọng
đối với sức khỏe, hạnh phúc hoạt động của một người”. Chính như vậy, ngủ
không đủ hay thiếu ngủ sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lũy sau đó. Theo một thí nghiệm của
các nhà khoa học Nga cuối những năm 1940 về việc không ngủ liên tiếp trong vòng
15, kể từ ngày thứ 5, năm người thực hiện thí nghiệm đã bắt đầu dấu hiện hoang
tưởng và những ngày sau đó còn khủng khiếp hơn khi họ điên cuồng gào thét, tra
tấn bản thân mình trở nên hoảng loạn hơn bao giờ hết. Không chỉ mỗi thí
nghiệm này nhưng cũng rất nhiều thí nghiệm hay nghiên cứu nói về hậu quả của
việc thiếu ngủ thời gian dài. Nếu vì vậy bạn nói chỉlâu dài mới xảy ra thì bạn
cũng đừng quên rằng là cũng còn một câu nói “tích tiểu thành đại”. Việc không ngủ đủ
giấc mỗi ngày cũng khiến thể bị ảnh hưởng nhiều mặt nhưng ảnh hưởng nặng
nhất là về khả năng ghi nhớ, sức khỏe tâm lý và sức khỏe thể chất.
Đầu tiên về trí nhớ. “Bộ nhớ một hệ thống được sử dụng để lưu trữ xử
thông tinlà một chức năng nhận thức với khả năng hạn chế( ).Bartel et al., 2004
giúp chúng ta thuận tiện hơn trong khi làm việc hay học tập bởi khi ghi nhớ một
điều gì đó thì khi gặp trường hợp cần áp dụng thì lật những quyển sách, những tờ ghi
nhớ không cần thiết. Không phải tất cả thông tin đều được lưu vào bộ nhớ dài hạn
nhưng ngắn hạn hay dài hạn thì đều ích đối với cuộc sống bộ nhớ cung cấp
cho một không gian lưu trữ tạm thờicác tiện ích khác để xử lí thông tin như giọng
nói, lập luận, học tập. Vậy nên, thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ghi nhớ
cũng như tập trung để lưu trữ thông tin trong bộ nhớ bởi khi ngủ thì não sẽ hoạt động
để tái khởi động cơ thể sau một ngày dài làm việc. Thiếu ngủ là nguyên nhân đầu tiên
gây ra hiện tượng “sương não”-là hiện tượng cảm thấy tâm thần mịt, lờ đờ
không nguyên nhân. Hiện tượng này làm con người cảm thấy khó nhớ những ức
nhất định hay tìm một từ thích hợp nào đó để mô tả điều gì đó. Đồng thời có rất nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra hậu quả của việc thiếu ngủ cũng như nguyên nhân dẫn đến suy
giảm trí nhớ như: “thiếu ngủ làm suy yếu vùng hồi hải mã và có thể ảnh hưởng đến trí
nhớ bằng cách phá hủy tính dẻo của khớp thần kinh( ). Cote et al., 2014 Thomas
(2003) đã chỉ ra rằng thiếu ngủ làm giảm lưu lượng máu não và tốc độ trao đổi chất ở
đồi thị, vỏ não trước trán vỏ não ( ). Jarraya các đồngGéraldine et al., 2005
nghiệp đã phát hiện ra rằng thiếu ngủ một phần ảnh hưởng đáng kể đến các chức năng
tâm thần kinh như trí nhớ tức thì bằng lời nói, sự chú ý sự tỉnh táo ( Thomas,
2003). Như vậy, chỉ nguyên nhân không ngủ đủ thời gian cần dẫn đến sự thay
đổi tiêu cực trong não bộ làm cho trí nhớ suy kiệt. Dần đà, cuộc sống bị ảnh hưởng
nghiêm trọng vì không thể ghi nhớ được những thông tin cần thiết trong khi làm việc
hay học tập.
Giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến tâm lí, cảm xúc của con người. Nếu đêm bạn khó có
thể ngủ hay phải thức khuya để hoàn thành công việc thì ngày hôm sau tâm trạng bất
ngờ khó chịu, cáu kỉnh bình thường không bao giờ như vậy. Ngược lại nếu đêm
hôm đó bạn có một giấc ngủ ngon thì tự nhiên sáng ngày hôm sau cơ thể nhẹ nhàng và
cảm xúc cũng trở lại trạng thái cân bằng như mọi khi. Lấy một dụ đơn giản để dễ
dàng hình dung được rằng giấc ngủ góp phần không nhỏ trong tâm của con người.
Thiếu ngủ khiến con người không tự chủ được bốc đồng, nảy ra tâm tiêu cực.
Theo Anderson, C., & Platten, CR (2011): ” tình trạng thiếu ngủ đã được chứng minh
làm tăng cường các phản ứng thần kinh tự trị đối với các kích thích ngày càng
tiêu cực. Một đêm mất ngủ dẫn đến tăng tính bốc đồng đối với các kích thích tiêu cực,
chẳng hạn như những người thiếu ngủ sẽ tăng khả năng ức chế phản ứng và phản ứng
không chính xác nhanh hơn.”. Đôi khi, đây là một trong những biểu hiện đầu tiên của
trầm cảm hay chứng rối loạn lo âu. Bởi thiếu ngủ khiến con người luôn trong tình
trạng căng thẳng cao độ chỉ một vấn đề nhỏ. Một phân tích của 21 nghiên cứu
khác nhau cho thấy những người bị mất ngủ có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp hai lần
so với những người không gặp vấn đề về giấc ngủ(Baglioni C, Battagliese G, Feige
B, et al, 2011).
Cuối cùng ảnh hưởng đối với sức khỏe thể chất hay thể của chúng ta.
thể bạn , cũng như cần không khí thức ăn để hoạt động tốt nhất. Trong khicần ngủ
ngủ, thể bạn tự chữa lành phục hồi cân bằng hóa học bên trong thể. chế
thanh lọc thể đã được bố trí để giúp hồi phục sau khi làm việc mệt mỏi nhưng khi
thức quá khuya hay thiếu ngủ thì những quy trình đó lại tự động bỏ qua thể lại
tiếp tục hoạt động hết công suất vẫn còn đọng lại những chất cặn của ngày hôm
trước. Một số hệ trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng như hệ miễn dịch, hệ hô hấp,
hệ tim mạch, hệ nội tiết, hệ tiêu hóa. Đối với hệ miễn dịch, ngủ giúp tạo ra các chất
bảo vệ, chống nhiễm trùng như kháng thể cytokine. Thiếu ngủ lâu dài cũng m
tăng nguy mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường. Hệ tim mạch thì giấc ngủ
ảnh hưởng đến quá trình giữ cho mạch máu và tim mạnh khỏe cũng như chữa lành và
sửa chữa. những người không ngủ đủ giấc thì khả năng cao sẽ bị các bệnh tim
mạch. Giấc ngủ giúp cho hệ nội tiết sản xuất hormone nếu bị gián đoạn thì ảnh
hưởng đến khả năng tăng trưởng, đặc biệt trẻ em thanh thiếu niên. Thiếu ngủ
cũng là nguyên nhân dẫn đến béo phì và các bệnh liên quan đến béo phì bởi cơ thể sẽ
tiết ít insulin khi thiếu ngủ dẫn đến lượng đường trong máu cao n người bình
thường. Và cuối cùng hệ hô hấp. Một chứng rối loạn hô hấp vào ban đêm được gọi
thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA)
làm giảm chất lượng giấc ngủ. Khi bạn thức dậy suốt đêm, điều này thể gây thiếu
ngủ, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng đường hấp như cảm lạnh thông
thường cúm . Thiếu ngủ cũng có thể làm cho các bệnh về đườnghấp hiện tại trở
nên tồi tệ hơn, chẳng hạn như .bệnh phổi mãn tính
Dẫu biết cuộc sống hiện đại khiến con người phải bôn ba kiếm sống nhưng cũng
không thể thế làm đi những tín hiệu thể cầu cứu chúng ta. Ngủ tuy
một việc đơn giản nhưng giấc ngủ thì lại rất quan trọng với con người. Chỉ thiếu
ngủ nhưng lại dẫn đến rất nhiều hệ lụy như khả năng ghi nhớ kém dần, dễ mắc các
bệnh về tâm thần hay thể dễ dàng mắc bệnh hơn. Hãy cố gắng ngủ đủ giấc, tùy
thuộc vào độ tuổi, giới tính thời lượng ngủ thể khác nhau nhưng hậu quả của
thiếu ngủ thì đều như nhau. Cuộc sống còn rất nhiều điều nhưng khám phá hết nên
đừng để thiếu ngủ kéo dài làm gián đoạn và giảm chất lượng cuộc sống đang tươi đẹp
này.
1. Cates ME, Clark A, Woolley TW, Saunders A. Sleep quality among pharmacy
students. 2015;79(1):1–6.
2. Sleep and sleep disorders. Centers for Disease Control and
Prevention. http://www.cdc.gov/sleep/about_us.htm. Accessed March 2, 2014.
3. Anderson, C., & Platten, CR (2011). Thiếu ngủ làm giảm sự ức chế và tăng tính bốc
đồng đối với các kích thích tiêu cực. (2), 463-466. ,
4. Baglioni C, Battagliese G, Feige B, et al. Mất ngủ như một yếu tố dự báo trầm cảm:
đánh giá phân tích tổng hợp các nghiên cứu dịch tễ học theo chiều dọc .
. 2011;135(1-3):10-9.
5. Thomas, M. L., Sing, H. C., Belenky, G., Holcomb, H. H., Mayberg, H. S.,
Dannals, R. F., ... & Redmond, D. P. (2003). Neural basis of alertness and cognitive
performance impairments during sleepiness II. Effects of 48 and 72 h of sleep
deprivation on waking human regional brain activity.
, (3), 199-229.
| 1/4

Preview text:

CHỦ ĐỀ BÁO CÁO: SỰ QUAN TRỌNG CỦA GIẤC NGỦ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI
“Giấc ngủ liên quan trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, là nhu cầu cơ
bản để con người tiếp tục các chức năng sinh học-tâm lý-xã hội và văn hóa của mình”
(Cates ME, Clark A, Woolley TW, Saunders A, 2015) hay theo như Centers for
Disease Control and Prevention định nghĩa: “Giấc ngủ là một thành phần quan trọng
đối với sức khỏe, hạnh phúc và hoạt động của một người”. Chính vì như vậy, ngủ
không đủ hay thiếu ngủ sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lũy sau đó. Theo một thí nghiệm của
các nhà khoa học Nga cuối những năm 1940 về việc không ngủ liên tiếp trong vòng
15, kể từ ngày thứ 5, năm người thực hiện thí nghiệm đã bắt đầu có dấu hiện hoang
tưởng và những ngày sau đó còn khủng khiếp hơn khi mà họ điên cuồng gào thét, tra
tấn bản thân mình và trở nên hoảng loạn hơn bao giờ hết. Không chỉ có mỗi thí
nghiệm này nhưng cũng có rất nhiều thí nghiệm hay nghiên cứu nói về hậu quả của
việc thiếu ngủ thời gian dài. Nếu vì vậy mà bạn nói chỉ có lâu dài mới xảy ra thì bạn
cũng đừng quên rằng là cũng còn một câu nói “tích tiểu thành đại”. Việc không ngủ đủ
giấc mỗi ngày cũng khiến cơ thể bị ảnh hưởng ở nhiều mặt nhưng ảnh hưởng nặng
nhất là về khả năng ghi nhớ, sức khỏe tâm lý và sức khỏe thể chất.
Đầu tiên là về trí nhớ. “Bộ nhớ là một hệ thống được sử dụng để lưu trữ và xử lý
thông tin và là một chức năng nhận thức với khả năng hạn chế” ( Bartel et al., 2004 ).
Nó giúp chúng ta thuận tiện hơn trong khi làm việc hay học tập bởi khi ghi nhớ một
điều gì đó thì khi gặp trường hợp cần áp dụng thì lật những quyển sách, những tờ ghi
nhớ là không cần thiết. Không phải tất cả thông tin đều được lưu vào bộ nhớ dài hạn
nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn thì đều có ích đối với cuộc sống vì bộ nhớ cung cấp
cho một không gian lưu trữ tạm thời và các tiện ích khác để xử lí thông tin như giọng
nói, lập luận, học tập. Vậy nên, thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ghi nhớ
cũng như tập trung để lưu trữ thông tin trong bộ nhớ bởi khi ngủ thì não sẽ hoạt động
để tái khởi động cơ thể sau một ngày dài làm việc. Thiếu ngủ là nguyên nhân đầu tiên
gây ra hiện tượng “sương mù não”-là hiện tượng cảm thấy tâm thần mù mịt, lờ đờ
không nguyên nhân. Hiện tượng này làm con người cảm thấy khó nhớ những kí ức
nhất định hay tìm một từ thích hợp nào đó để mô tả điều gì đó. Đồng thời có rất nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra hậu quả của việc thiếu ngủ cũng như nguyên nhân dẫn đến suy
giảm trí nhớ như: “thiếu ngủ làm suy yếu vùng hồi hải mã và có thể ảnh hưởng đến trí
nhớ bằng cách phá hủy tính dẻo của khớp thần kinh” ( Cote et al., ). 2014 Thomas
(2003) đã chỉ ra rằng thiếu ngủ làm giảm lưu lượng máu não và tốc độ trao đổi chất ở
đồi thị, vỏ não trước trán và vỏ não ( Géraldine et al., 2005 ). Jarraya và các đồng
nghiệp đã phát hiện ra rằng thiếu ngủ một phần ảnh hưởng đáng kể đến các chức năng
tâm thần kinh như trí nhớ tức thì bằng lời nói, sự chú ý và sự tỉnh táo ( Thomas,
2003). Như vậy, chỉ vì nguyên nhân không ngủ đủ thời gian cần mà dẫn đến sự thay
đổi tiêu cực trong não bộ làm cho trí nhớ suy kiệt. Dần đà, cuộc sống bị ảnh hưởng
nghiêm trọng vì không thể ghi nhớ được những thông tin cần thiết trong khi làm việc hay học tập.
Giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến tâm lí, cảm xúc của con người. Nếu đêm bạn khó có
thể ngủ hay phải thức khuya để hoàn thành công việc thì ngày hôm sau tâm trạng bất
ngờ khó chịu, cáu kỉnh dù bình thường không bao giờ như vậy. Ngược lại nếu đêm
hôm đó bạn có một giấc ngủ ngon thì tự nhiên sáng ngày hôm sau cơ thể nhẹ nhàng và
cảm xúc cũng trở lại trạng thái cân bằng như mọi khi. Lấy một ví dụ đơn giản để dễ
dàng hình dung được rằng giấc ngủ góp phần không nhỏ trong tâm lý của con người.
Thiếu ngủ khiến con người không tự chủ được mà bốc đồng, nảy ra tâm lí tiêu cực.
Theo Anderson, C., & Platten, CR (2011): ” tình trạng thiếu ngủ đã được chứng minh
là làm tăng cường các phản ứng thần kinh và tự trị đối với các kích thích ngày càng
tiêu cực. Một đêm mất ngủ dẫn đến tăng tính bốc đồng đối với các kích thích tiêu cực,
chẳng hạn như những người thiếu ngủ sẽ tăng khả năng ức chế phản ứng và phản ứng
không chính xác nhanh hơn.”. Đôi khi, đây là một trong những biểu hiện đầu tiên của
trầm cảm hay chứng rối loạn lo âu. Bởi thiếu ngủ khiến con người luôn trong tình
trạng căng thẳng cao độ dù chỉ là một vấn đề nhỏ. “Một phân tích của 21 nghiên cứu
khác nhau cho thấy những người bị mất ngủ có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp hai lần
so với những người không gặp vấn đề về giấc ngủ” (Baglioni C, Battagliese G, Feige B, et al, 2011).
Cuối cùng là ảnh hưởng đối với sức khỏe thể chất hay là cơ thể của chúng ta. Cơ thể bạn cần ,
ngủ cũng như cần không khí và thức ăn để hoạt động tốt nhất. Trong khi
ngủ, cơ thể bạn tự chữa lành và phục hồi cân bằng hóa học bên trong cơ thể. Cơ chế
thanh lọc cơ thể đã được bố trí để giúp hồi phục sau khi làm việc mệt mỏi nhưng khi
thức quá khuya hay thiếu ngủ thì những quy trình đó lại tự động bỏ qua và cơ thể lại
tiếp tục hoạt động hết công suất dù vẫn còn đọng lại những chất cặn của ngày hôm
trước. Một số hệ trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng như hệ miễn dịch, hệ hô hấp,
hệ tim mạch, hệ nội tiết, hệ tiêu hóa. Đối với hệ miễn dịch, ngủ giúp tạo ra các chất
bảo vệ, chống nhiễm trùng như kháng thể và cytokine. Thiếu ngủ lâu dài cũng làm
tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường. Hệ tim mạch thì giấc ngủ
ảnh hưởng đến quá trình giữ cho mạch máu và tim mạnh khỏe cũng như chữa lành và
sửa chữa. Và những người không ngủ đủ giấc thì khả năng cao sẽ bị các bệnh tim
mạch. Giấc ngủ giúp cho hệ nội tiết sản xuất hormone và nếu bị gián đoạn thì ảnh
hưởng đến khả năng tăng trưởng, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên. Thiếu ngủ
cũng là nguyên nhân dẫn đến béo phì và các bệnh liên quan đến béo phì bởi cơ thể sẽ
tiết ít insulin khi thiếu ngủ dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn người bình
thường. Và cuối cùng là hệ hô hấp. Một chứng rối loạn hô hấp vào ban đêm được gọi
là ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và
làm giảm chất lượng giấc ngủ. Khi bạn thức dậy suốt đêm, điều này có thể gây thiếu
ngủ, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh thông
thường và cúm. Thiếu ngủ cũng có thể làm cho các bệnh về đường hô hấp hiện tại trở
nên tồi tệ hơn, chẳng hạn như bệnh phổi mãn tính.
Dẫu biết cuộc sống hiện đại khiến con người phải bôn ba kiếm sống nhưng cũng
không thể vì thế mà làm lơ đi những tín hiệu mà cơ thể cầu cứu chúng ta. Ngủ tuy là
một việc đơn giản nhưng mà giấc ngủ thì lại rất quan trọng với con người. Chỉ thiếu
ngủ nhưng lại dẫn đến rất nhiều hệ lụy như khả năng ghi nhớ kém dần, dễ mắc các
bệnh về tâm thần hay cơ thể dễ dàng mắc bệnh hơn. Hãy cố gắng ngủ đủ giấc, tùy
thuộc vào độ tuổi, giới tính mà thời lượng ngủ có thể khác nhau nhưng hậu quả của
thiếu ngủ thì đều như nhau. Cuộc sống còn rất nhiều điều nhưng khám phá hết nên
đừng để thiếu ngủ kéo dài làm gián đoạn và giảm chất lượng cuộc sống đang tươi đẹp này.
1. Cates ME, Clark A, Woolley TW, Saunders A. Sleep quality among pharmacy students. 2015;79(1):1–6.
2. Sleep and sleep disorders. Centers for Disease Control and
Prevention. http://www.cdc.gov/sleep/about_us.htm. Accessed March 2, 2014.
3. Anderson, C., & Platten, CR (2011). Thiếu ngủ làm giảm sự ức chế và tăng tính bốc
đồng đối với các kích thích tiêu cực. , (2), 463-466.
4. Baglioni C, Battagliese G, Feige B, et al. Mất ngủ như một yếu tố dự báo trầm cảm:
đánh giá phân tích tổng hợp các nghiên cứu dịch tễ học theo chiều dọc . . 2011;135(1-3):10-9.
5. Thomas, M. L., Sing, H. C., Belenky, G., Holcomb, H. H., Mayberg, H. S.,
Dannals, R. F., ... & Redmond, D. P. (2003). Neural basis of alertness and cognitive
performance impairments during sleepiness II. Effects of 48 and 72 h of sleep
deprivation on waking human regional brain activity. , (3), 199-229.