Kỹ năng giao tiếp - bài học - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Kỹ năng giao tiếp - bài học - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

Trong môi trường kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ và đầy tính cạnh tranh như
ngày nay, một người có chuyên môn giỏi, luôn hết mình với công việc cũng chưa
đủ để mang lại sự thành công với một vị trí xứng đáng. Ai cũng cần phải nỗ lực
làm việc, học hỏi thật nhiều trên con đường xây dựng sự nghiệp cho riêng mình.
Thế nhưng, cho dù kiến thức của bạn có nhiều đến đâu, hết mình với công việc đến
đâu mà không có sự trao đổi thông tin với mọi người, không có sự giúp đỡ hay
nhất là không có sự tin tưởng của người khác, thì bạn cũng khó mà chạm tới sự
thành công. Kỹ năng giao tiếp ngày càng là bí kíp không thể thiếu, nó cũng là chìa
khóa quan trọng để chúng ta chạm tới thành công nhanh hơn. Vậy, tại sao chúng ta
lại cần có kỹ năng giao tiếp?
Giao tiếp là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người.
Và có lẽ hiện tại, giao tiếp không chỉ đơn giản là nói và lắng nghe. Mà nó là cả một
nghệ thuật “thu phục lòng người”. Không chỉ giúp mọi người hiểu nhau, kết nối
với nhau, giao tiếp giỏi, khôn khéo còn là chìa khóa mở lối thành công dễ dàng,…
Bởi lẽ, nó còn có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu
hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu… việc
giao tiếp giỏi giúp bạn thuyết phục người khác tốt hơn và quan trọng hơn đó là đi
đến đỉnh cao của sự thành công. Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi chúng ta
phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt
kỹ năng giao tiếp của mình. Mỗi ngày chúng ta đều phải giao tiếp cho dù có ở đâu
đi nữa thì giao tiếp là việc bắt buộc. Thế nhưng, chúng ta lại chưa có sự quan tâm
đến việc giao tiếp, không hề suy nghĩ hay chú trọng vào những lời nói, không biết
cách xưng hô tạo mối quan hệ để tạo thiện cảm với người khác mà thậm chí còn có
những cử chỉ không mấy đẹp. Chính điều đó khiến cho chúng ta mất điểm, gây nên
sự khó chịu trong mắt người khác, điều đó có thể làm ảnh hưởng đến các mối quan
hệ trong cuộc sống. Từ bao đời nay, ông cha ta có câu: “Học ăn, học nói, học gói,
học mở”, câu tục ngữ là một bài học về những điều căn bản trong cuộc sống mà
chúng ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế làm sao
cho lịch sự, tế nhị, văn minh. Có nhiều người nghĩ rằng giao tiếp chính là bản năng
tự có ở mỗi người ngay từ khi sinh ra mà không cần học hành chúng ta vẫn có thể
làm tốt. Thế nhưng, đó là một suy nghĩ sai lầm, kỹ năng giao tiếp là một năng lực
mà để có được nó, chúng ta phải không ngừng học hỏi, rèn luyện. Chúng ta ngại
giao tiếp, chưa tự tin thể hiện bản lĩnh của mình, không ý thức được kỹ năng giao
tiếp quan trọng thế nào, cho rằng chỉ cần tập trung vào chuyên môn là đủ, không
cần giỏi giao tiếp làm gì. Nhưng không, đây quả là một sai lầm lớn gây ra nhiều hệ
lụy về sau. Chính việc giao tiếp kém đó có thể sẽ dẫn đến những mâu thuẫn, xung
đột không đáng có, không truyền đạt được ý khiến người khác hiểu sai hoặc buột
miệng nói ra những lời lẽ mà trong lòng không hề nghĩ đến…
Việc giao tiếp tốt khiến chúng ta tự tin hơn khi tiếp chuyện và chia sẻ với mọi
người. Tuy nhiên, rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay do chưa được trang
bị kỹ càng những kỹ năng giao tiếp nên thường xuyên e ngại, rụt rè đặc biệt là khi
tiếp xúc với những người lần đầu gặp mặt. Có những người được coi là “sinh ra đã
ở vạch đích”, có tài ăn nói, hoạt ngôn, dễ bắt chuyện,… Thế nhưng, bản thân họ
cũng cần phải cố gắng, vận dụng liên tục, nắm bắt cơ hội. Nếu cứ rụt rè, dậm chân
tại chỗ thì làm sao nắm lấy cơ hội được. Không thể phủ nhận rằng có rất nhiều
người đang suy nghĩ rất đơn giản, không ý thức được việc học kỹ năng giao tiếp
quan trọng thế nào để khi đứng trước hàng trăm người mới biết mình là ai và đang
ở đâu và mình cần kiến thức, kỹ năng giao tiếp như thế nào. Muốn thành công
trong bất cứ ngành nghề nào cũng phải biết lắng nghe, lắng nghe để hỏi kinh
nghiệm, thấu hiểu tâm tư tình cảm, tính cách, sở thích, thói quen của đồng nghiệp,
khách hàng, đối tác và những người xung quanh. Từ đó tạo sự gắn kết, hợp tác và
tăng hiệu quả công việc. Sẽ có lúc chúng ta không thể tránh khỏi những xung đột,
bất đồng quan điểm với người khác khiến cho chúng ta cảm thấy tức giận dẫn đến
những lời nói khó nghe và gây ảnh hưởng tới mối quan hệ mà nhiều năm bạn ra
sức gìn giữ có thể bị phá hủy trong giây lát. Vì vậy, một rào cản trong kỹ năng giao
tiếp không thể không nhắc đến đó chính là tâm lý. Chúng ta phải phải biết cách
kiểm soát được cảm xúc của chính mình. “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà
nói cho vừa lòng nhau”, lời đã nói ra thì sẽ không bao giờ lấy lại được, đôi khi, lời
nói cũng có thể gây tổn thương cho người khác và chính bạn. Cũng có rất nhiều
người không thích giao tiếp với người khác, lâu dần, nó sẽ hình thành thói quen
ngại nói, ngại giao tiếp, thiếu sự tự tin trước đám đông. Nếu chúng ta không tin rụt
rè có thể khắc phục được, và cũng không muốn khắc phục, vượt qua nỗi sợ đó, thì
ai có thể giúp chúng ta được? Ai cũng phải “tự lực cánh sinh”, nhưng khi bạn rụt rè
không dám nhờ vả người khác cũng giống như bạn không thích người khác nhờ vả
lại. Đó là sự thất bại trong giao tiếp, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội đầy
cạnh tranh, nếu không cởi mở, không nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn, bạn sẽ
khó mà đi đến thành công. Có thể bạn cảm thấy không tìm được tiếng nói chung
với mọi người, hay rào cản về ngôn ngữ khiến cho việc giao tiếp khó khăn, việc
giao tiếp dần trở nên xa cách, là một việc gì đó quá khả năng của bạn. Thế nhưng
“lời chào cao hơn mâm cỗ” chỉ cần bắt đầu từ việc nhỏ nhất đó là lời chào, những
câu chuyện cười, chuyện phiếm thì chúng ta sẽ dần tìm được tiếng nói chung, dần
hoà nhập và dễ dàng giao tiếp với mọi người. Vì vậy, để giao tiếp thành công, tìm
được “tiếng nói chung” là vô cùng quan trọng. Sự lười biếng giao tiếp cũng là một
“cái nhọt” khiến bạn không muốn cố gắng giao tiếp tạo thiện cảm và ấn tượng với
những người xung quanh. Thay vào đó là hằng ngày chỉ trốn trong một góc, làm
việc và làm việc, không để ý.
Có thể nói họ tận dụng sự giao tiếp và ứng dụng nó vào cuộc sông một cách hiệu
quả trong công việc của họ cũng như các mối quan hệ xã hội cũng sẽ tốt lên. Một
số nhân vật nổi tiếng có kỹ năng giao tiếp xuất sắc bao gồm Barack Obama, Oprah
Winfrey, Elon Musk, và Nelson Mandela. Cả họ đều thể hiện khả năng lãnh đạo,
tương tác xã hội, và sử dụng lời nói một cách ảnh hưởng tích cực. Ví dụ như
Barack Obama:Nổi tiếng với khả năng diễn thuyết xuất sắc, Obama thường sử
dụng ngôn từ tích cực và khéo léo để thúc đẩy đồng thuận và đổi mới xã hội.Oprah
Winfrey: Nữ doanh nhân và người dẫn chương trình tài năng, Oprah có khả năng
tạo ra không khí thoải mái trong cuộc trò chuyện và lắng nghe mọi người một cách
chân thành.Elon Musk: Sự tự tin và sự ứng biến của Elon Musk trong giao tiếp
giúp ông truyền đạt những ý tưởng phức tạp với sự dễ hiểu và ảnh hưởng lớn.
Nelson Mandela: Với khả năng hòa giải và sự nhân quả, Mandela đã sử dụng kỹ
năng giao tiếp để góp phần quan trọng trong quá trình chấm dứt chế độ phân biệt
chủng tộc ở Nam Phi. Còn rất nhiều những nhân vật có kỹ năng giao tiếp và truyền
cảm hứng cho người khác.
Bên cạnh những điều tích cực mà giao tiếp mang lại, cũng sẽ có những người tiêu
cực về cách giao tiếp của họ và làm ảnh hưởng đến người khác, giao tiếp không
lành mạnh có thể bao gồm sự hiểu lầm, thiếu tôn trọng, hay sử dụng lời nói để làm
tổn thương người khác. Các yếu tố như thiếu lắng nghe, sự tự tin quá mức, hoặc sử
dụng ngôn từ tiêu cực cũng đóng góp vào môi trường giao tiếp không lành mạnh.
Việc nhận ra và cố gắng cải thiện các khía cạnh này quan trọng để xây dựng mối
quan hệ tích cực và hiệu quả. Giao tiếp một cách tiêu cực hoặc chỉ đưa ra những ta
kiến tiêu cực và ảnh hưởng đến người khác có thể tạo ra môi trường không thoải
mái, làm tăng căng thẳng và ảnh hưởng đến tinh thần của người khác. Sử dụng
ngôn từ tiêu cực, lời nói thiếu tôn trọng, hoặc việc không lắng nghe có thể gây hiểu
lầm và xung đột. Đối thoại xây dựng và sự chia sẻ thông tin một cách tích cực
thường tạo ra môi trường tốt hơn cho mọi người.
Giao tiếp là cả một quá trình học hỏi là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đỉnh cao. Có
lẽ vậy mà những người thành công, đại gia, triệu phú,… khả năng ăn nói của họ
luôn khiến người khác phải nghiêng mình. Và có lẽ chúng ta cũng đã thấy được
tầm quan trọng cũng như những lợi ích thiết thực cũng như sự tác động của kỹ
năng giao tiếp đối với cuộc sống của mỗi người. Mà tất cả những thành quả đó
không phải là sự ngẫu nhiên có được, ai cũng có những cơ hội riêng, cũng có thể
chạm tới thành công nếu không ngừng phấn đấu. Thoát ra khỏi “vỏ bọc” của bản
thân tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội để có cơ hội gặp gỡ nhiều
người hơn, trau dồi kiến thức hơn. Đặc biệt, đọc thật nhiều sách báo và “đọc phải
đi đôi với thực hành”. Sống hết mình, luôn lắng nghe, tiếp nhận và học hỏi kỹ năng
giao tiếp hay từ người thân, thầy cô, bè bạn… “Hãy bắt đầu thay đổi thái độ sống
của mình từ hôm nay. Hãy bắt đầu từ những việc đơn giản nhất như nở nụ cười
thân thiện với mọi người…”.
| 1/4

Preview text:

Trong môi trường kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ và đầy tính cạnh tranh như
ngày nay, một người có chuyên môn giỏi, luôn hết mình với công việc cũng chưa
đủ để mang lại sự thành công với một vị trí xứng đáng. Ai cũng cần phải nỗ lực
làm việc, học hỏi thật nhiều trên con đường xây dựng sự nghiệp cho riêng mình.
Thế nhưng, cho dù kiến thức của bạn có nhiều đến đâu, hết mình với công việc đến
đâu mà không có sự trao đổi thông tin với mọi người, không có sự giúp đỡ hay
nhất là không có sự tin tưởng của người khác, thì bạn cũng khó mà chạm tới sự
thành công. Kỹ năng giao tiếp ngày càng là bí kíp không thể thiếu, nó cũng là chìa
khóa quan trọng để chúng ta chạm tới thành công nhanh hơn. Vậy, tại sao chúng ta
lại cần có kỹ năng giao tiếp?
Giao tiếp là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người.
Và có lẽ hiện tại, giao tiếp không chỉ đơn giản là nói và lắng nghe. Mà nó là cả một
nghệ thuật “thu phục lòng người”. Không chỉ giúp mọi người hiểu nhau, kết nối
với nhau, giao tiếp giỏi, khôn khéo còn là chìa khóa mở lối thành công dễ dàng,…
Bởi lẽ, nó còn có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu
hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu… việc
giao tiếp giỏi giúp bạn thuyết phục người khác tốt hơn và quan trọng hơn đó là đi
đến đỉnh cao của sự thành công. Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi chúng ta
phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt
kỹ năng giao tiếp của mình. Mỗi ngày chúng ta đều phải giao tiếp cho dù có ở đâu
đi nữa thì giao tiếp là việc bắt buộc. Thế nhưng, chúng ta lại chưa có sự quan tâm
đến việc giao tiếp, không hề suy nghĩ hay chú trọng vào những lời nói, không biết
cách xưng hô tạo mối quan hệ để tạo thiện cảm với người khác mà thậm chí còn có
những cử chỉ không mấy đẹp. Chính điều đó khiến cho chúng ta mất điểm, gây nên
sự khó chịu trong mắt người khác, điều đó có thể làm ảnh hưởng đến các mối quan
hệ trong cuộc sống. Từ bao đời nay, ông cha ta có câu: “Học ăn, học nói, học gói,
học mở”, câu tục ngữ là một bài học về những điều căn bản trong cuộc sống mà
chúng ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế làm sao
cho lịch sự, tế nhị, văn minh. Có nhiều người nghĩ rằng giao tiếp chính là bản năng
tự có ở mỗi người ngay từ khi sinh ra mà không cần học hành chúng ta vẫn có thể
làm tốt. Thế nhưng, đó là một suy nghĩ sai lầm, kỹ năng giao tiếp là một năng lực
mà để có được nó, chúng ta phải không ngừng học hỏi, rèn luyện. Chúng ta ngại
giao tiếp, chưa tự tin thể hiện bản lĩnh của mình, không ý thức được kỹ năng giao
tiếp quan trọng thế nào, cho rằng chỉ cần tập trung vào chuyên môn là đủ, không
cần giỏi giao tiếp làm gì. Nhưng không, đây quả là một sai lầm lớn gây ra nhiều hệ
lụy về sau. Chính việc giao tiếp kém đó có thể sẽ dẫn đến những mâu thuẫn, xung
đột không đáng có, không truyền đạt được ý khiến người khác hiểu sai hoặc buột
miệng nói ra những lời lẽ mà trong lòng không hề nghĩ đến…
Việc giao tiếp tốt khiến chúng ta tự tin hơn khi tiếp chuyện và chia sẻ với mọi
người. Tuy nhiên, rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ hiện nay do chưa được trang
bị kỹ càng những kỹ năng giao tiếp nên thường xuyên e ngại, rụt rè đặc biệt là khi
tiếp xúc với những người lần đầu gặp mặt. Có những người được coi là “sinh ra đã
ở vạch đích”, có tài ăn nói, hoạt ngôn, dễ bắt chuyện,… Thế nhưng, bản thân họ
cũng cần phải cố gắng, vận dụng liên tục, nắm bắt cơ hội. Nếu cứ rụt rè, dậm chân
tại chỗ thì làm sao nắm lấy cơ hội được. Không thể phủ nhận rằng có rất nhiều
người đang suy nghĩ rất đơn giản, không ý thức được việc học kỹ năng giao tiếp
quan trọng thế nào để khi đứng trước hàng trăm người mới biết mình là ai và đang
ở đâu và mình cần kiến thức, kỹ năng giao tiếp như thế nào. Muốn thành công
trong bất cứ ngành nghề nào cũng phải biết lắng nghe, lắng nghe để hỏi kinh
nghiệm, thấu hiểu tâm tư tình cảm, tính cách, sở thích, thói quen của đồng nghiệp,
khách hàng, đối tác và những người xung quanh. Từ đó tạo sự gắn kết, hợp tác và
tăng hiệu quả công việc. Sẽ có lúc chúng ta không thể tránh khỏi những xung đột,
bất đồng quan điểm với người khác khiến cho chúng ta cảm thấy tức giận dẫn đến
những lời nói khó nghe và gây ảnh hưởng tới mối quan hệ mà nhiều năm bạn ra
sức gìn giữ có thể bị phá hủy trong giây lát. Vì vậy, một rào cản trong kỹ năng giao
tiếp không thể không nhắc đến đó chính là tâm lý. Chúng ta phải phải biết cách
kiểm soát được cảm xúc của chính mình. “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà
nói cho vừa lòng nhau”, lời đã nói ra thì sẽ không bao giờ lấy lại được, đôi khi, lời
nói cũng có thể gây tổn thương cho người khác và chính bạn. Cũng có rất nhiều
người không thích giao tiếp với người khác, lâu dần, nó sẽ hình thành thói quen
ngại nói, ngại giao tiếp, thiếu sự tự tin trước đám đông. Nếu chúng ta không tin rụt
rè có thể khắc phục được, và cũng không muốn khắc phục, vượt qua nỗi sợ đó, thì
ai có thể giúp chúng ta được? Ai cũng phải “tự lực cánh sinh”, nhưng khi bạn rụt rè
không dám nhờ vả người khác cũng giống như bạn không thích người khác nhờ vả
lại. Đó là sự thất bại trong giao tiếp, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội đầy
cạnh tranh, nếu không cởi mở, không nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn, bạn sẽ
khó mà đi đến thành công. Có thể bạn cảm thấy không tìm được tiếng nói chung
với mọi người, hay rào cản về ngôn ngữ khiến cho việc giao tiếp khó khăn, việc
giao tiếp dần trở nên xa cách, là một việc gì đó quá khả năng của bạn. Thế nhưng
“lời chào cao hơn mâm cỗ” chỉ cần bắt đầu từ việc nhỏ nhất đó là lời chào, những
câu chuyện cười, chuyện phiếm thì chúng ta sẽ dần tìm được tiếng nói chung, dần
hoà nhập và dễ dàng giao tiếp với mọi người. Vì vậy, để giao tiếp thành công, tìm
được “tiếng nói chung” là vô cùng quan trọng. Sự lười biếng giao tiếp cũng là một
“cái nhọt” khiến bạn không muốn cố gắng giao tiếp tạo thiện cảm và ấn tượng với
những người xung quanh. Thay vào đó là hằng ngày chỉ trốn trong một góc, làm
việc và làm việc, không để ý.
Có thể nói họ tận dụng sự giao tiếp và ứng dụng nó vào cuộc sông một cách hiệu
quả trong công việc của họ cũng như các mối quan hệ xã hội cũng sẽ tốt lên. Một
số nhân vật nổi tiếng có kỹ năng giao tiếp xuất sắc bao gồm Barack Obama, Oprah
Winfrey, Elon Musk, và Nelson Mandela. Cả họ đều thể hiện khả năng lãnh đạo,
tương tác xã hội, và sử dụng lời nói một cách ảnh hưởng tích cực. Ví dụ như
Barack Obama:Nổi tiếng với khả năng diễn thuyết xuất sắc, Obama thường sử
dụng ngôn từ tích cực và khéo léo để thúc đẩy đồng thuận và đổi mới xã hội.Oprah
Winfrey: Nữ doanh nhân và người dẫn chương trình tài năng, Oprah có khả năng
tạo ra không khí thoải mái trong cuộc trò chuyện và lắng nghe mọi người một cách
chân thành.Elon Musk: Sự tự tin và sự ứng biến của Elon Musk trong giao tiếp
giúp ông truyền đạt những ý tưởng phức tạp với sự dễ hiểu và ảnh hưởng lớn.
Nelson Mandela: Với khả năng hòa giải và sự nhân quả, Mandela đã sử dụng kỹ
năng giao tiếp để góp phần quan trọng trong quá trình chấm dứt chế độ phân biệt
chủng tộc ở Nam Phi. Còn rất nhiều những nhân vật có kỹ năng giao tiếp và truyền
cảm hứng cho người khác.
Bên cạnh những điều tích cực mà giao tiếp mang lại, cũng sẽ có những người tiêu
cực về cách giao tiếp của họ và làm ảnh hưởng đến người khác, giao tiếp không
lành mạnh có thể bao gồm sự hiểu lầm, thiếu tôn trọng, hay sử dụng lời nói để làm
tổn thương người khác. Các yếu tố như thiếu lắng nghe, sự tự tin quá mức, hoặc sử
dụng ngôn từ tiêu cực cũng đóng góp vào môi trường giao tiếp không lành mạnh.
Việc nhận ra và cố gắng cải thiện các khía cạnh này quan trọng để xây dựng mối
quan hệ tích cực và hiệu quả. Giao tiếp một cách tiêu cực hoặc chỉ đưa ra những ta
kiến tiêu cực và ảnh hưởng đến người khác có thể tạo ra môi trường không thoải
mái, làm tăng căng thẳng và ảnh hưởng đến tinh thần của người khác. Sử dụng
ngôn từ tiêu cực, lời nói thiếu tôn trọng, hoặc việc không lắng nghe có thể gây hiểu
lầm và xung đột. Đối thoại xây dựng và sự chia sẻ thông tin một cách tích cực
thường tạo ra môi trường tốt hơn cho mọi người.
Giao tiếp là cả một quá trình học hỏi là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đỉnh cao. Có
lẽ vậy mà những người thành công, đại gia, triệu phú,… khả năng ăn nói của họ
luôn khiến người khác phải nghiêng mình. Và có lẽ chúng ta cũng đã thấy được
tầm quan trọng cũng như những lợi ích thiết thực cũng như sự tác động của kỹ
năng giao tiếp đối với cuộc sống của mỗi người. Mà tất cả những thành quả đó
không phải là sự ngẫu nhiên có được, ai cũng có những cơ hội riêng, cũng có thể
chạm tới thành công nếu không ngừng phấn đấu. Thoát ra khỏi “vỏ bọc” của bản
thân tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội để có cơ hội gặp gỡ nhiều
người hơn, trau dồi kiến thức hơn. Đặc biệt, đọc thật nhiều sách báo và “đọc phải
đi đôi với thực hành”. Sống hết mình, luôn lắng nghe, tiếp nhận và học hỏi kỹ năng
giao tiếp hay từ người thân, thầy cô, bè bạn… “Hãy bắt đầu thay đổi thái độ sống
của mình từ hôm nay. Hãy bắt đầu từ những việc đơn giản nhất như nở nụ cười
thân thiện với mọi người…”.