Bài tiểu luận học phần Kinh tế vĩ mô | Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng

Hiện nay, chủ trương của hầu hết các quốc gia trên thế giới là liên kết và hội nhập cùng với các quốc gia khác. Các quốc gia đã cụ thể hóa những hành động này của mình bằng cách sáng lập và gia nhập vào các tổ chức thương mại tự do trên toàn thế giới hay bản thân các quốc gia ấy đã và đang đưa ra những chính sách thuế cũng như ưu đãi vô cùng hấp dẫn đối với hoạt động xuất nhập khẩu để nhằm thu hút các quốc gia khác trên toàn cầu. Hơn thế nữa, theo báo cáo Liên Hợp Quốc vào 17/6/2019 đã ước tính rằng dân số thế giới sẽ đạt đến con số 9,7 tỷ người vào năm 2050. Để đáp ứng được nhu cầu về lương thực thực phẩm cho toàn cầu vào thời điểm đó thì sản lượng được ước tính phải cao hơn 70% so với thời điểm hiện tại. Những lí do trên càng làm rõ và mở ra thêm nhiều cơ hội cho các hoạt động sản xuất cũng như là xuất nhập khẩu hàng hóa lương thực nói chung và hạt điều nói riêng tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây Việt Nam và các quốc gia khác trên toàn thế giới ngày càng gặp nhiều khó khăn và trở ngại vì thiên tai, ô nhiễm, thiếu hụt tài nguyên và gần đây nhất là dịch bệnh đã làm cho nền kinh tế thế giới bị đình trệ GDP liên tục giảm sút và phải mất tận 2 năm 2018-2020 GDP của Việt Nam mới trở lại đà tăng trưởng đạt 2,3% vào năm 2021. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

Môn:
Trường:

Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng 130 tài liệu

Thông tin:
31 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tiểu luận học phần Kinh tế vĩ mô | Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng

Hiện nay, chủ trương của hầu hết các quốc gia trên thế giới là liên kết và hội nhập cùng với các quốc gia khác. Các quốc gia đã cụ thể hóa những hành động này của mình bằng cách sáng lập và gia nhập vào các tổ chức thương mại tự do trên toàn thế giới hay bản thân các quốc gia ấy đã và đang đưa ra những chính sách thuế cũng như ưu đãi vô cùng hấp dẫn đối với hoạt động xuất nhập khẩu để nhằm thu hút các quốc gia khác trên toàn cầu. Hơn thế nữa, theo báo cáo Liên Hợp Quốc vào 17/6/2019 đã ước tính rằng dân số thế giới sẽ đạt đến con số 9,7 tỷ người vào năm 2050. Để đáp ứng được nhu cầu về lương thực thực phẩm cho toàn cầu vào thời điểm đó thì sản lượng được ước tính phải cao hơn 70% so với thời điểm hiện tại. Những lí do trên càng làm rõ và mở ra thêm nhiều cơ hội cho các hoạt động sản xuất cũng như là xuất nhập khẩu hàng hóa lương thực nói chung và hạt điều nói riêng tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây Việt Nam và các quốc gia khác trên toàn thế giới ngày càng gặp nhiều khó khăn và trở ngại vì thiên tai, ô nhiễm, thiếu hụt tài nguyên và gần đây nhất là dịch bệnh đã làm cho nền kinh tế thế giới bị đình trệ GDP liên tục giảm sút và phải mất tận 2 năm 2018-2020 GDP của Việt Nam mới trở lại đà tăng trưởng đạt 2,3% vào năm 2021. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

41 21 lượt tải Tải xuống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
*********
TIỂU LUẬN
Đề tài
:
Môn: Kinh Tế Vĩ Mô
Họ và tên: Lê Minh Quân
Trịnh Mỹ Phương
Đặng Nguyễn Trâm Anh
Lớp:
TP.HCM, ngày 18 tháng 12 năm 2021
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU VIỆT NAM ..... 4
1.1. Giới thiệu về thị trường hạt điều tại Việt Nam .................................................. 4
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu ............................................ 4
1.2.1. Tại thị trường Việt Nam ............................................................................... 4
1.2.1.1. Các điều kiện về yếu tố sản xuất ........................................................... 5
1.2.1.1.1. Yếu tố sản xuất cơ bản: Tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khí
hậu, lao động .................................................................................................... 5
1.2.1.1.2. Yếu tố sản xuất cao cấp: Cơ sở hạ tầng, khoa học – công nghệ ... 6
1.2.1.2. Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan ...................................... 7
1.2.1.3. Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa ........................... 10
1.2.1.4. Cơ hội .................................................................................................... 10
1.2.1.5. Chính phủ ............................................................................................. 12
1.2.2. Tại thị trường Úc ......................................................................................... 13
1.2.2.1. Rào cản thuế quan, các chi phí nhập khẩu ........................................................... 13
1.2.2.2. Rào cản phi thuế quan ............................................................................................ 14
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU SANG THỊ TRƯỜNG ÚC .... 15
2.1. Tình hình sản xuất, xuất khẩu hạt điều vào giai đoạn 2013 – 2021 ............... 15
2.1.1. Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN Australia/New Zealand
(AANZFTA) ........................................................................................................... 15
2.1.2. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) ................................................................................................................. 16
2.2. Những hạn chế ngành đối với các hiệp định FTAs .......................................... 19
2.2.1. Rào cản phi thuế quan ................................................................................ 19
2.2.2. Nguồn cung ứng điều thô nguyên liệu ....................................................... 19
2.2.3. Đối thủ cạnh tranh ...................................................................................... 20
2.2.4. Năng lực của Chính Phủ trong thiết lập hàng rào phi thuế quan ........... 21
CHƯƠNG III. : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNGNƯỚC NGOÀI.................................................................................................................... 22
3.1. Cơ hội xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang các thị trường nước ngoài khác
ngoài Úc ..................................................................................................................... 22
3.1.1. Các Hiệp định thương mại đã ký kết giữa Việt Nam và nước ngoài ...... 23
3.2. Chính phủ Việt Nam đang nâng cao và phát triển năng lực logistics ............ 26
3.2.1. Hạn chế từ ngành Logistic ở Việt Nam ..................................................... 26
3.2.2. Giải pháp của chính phủ về nâng cao Logistics ........................................ 27
3.3. Các giải pháp khác cho xuất nhập khẩu ngành điều Việt Nam ..................... 27
3.3.1. Khắc phục rủi ro thiếu nguyên liệu điều
thô.........................................................................21 .............................................. 27
3.3.2. Giải pháp cho rào cản phi thuế quan ........................................................ 28
3.3.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ trong sản xuất và chế biến ............ 29
PHẦN TỔNG
KẾT :.........................................................................................................................................23
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT, XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU VIỆT NAM
1.1. Giới thiệu về thị trường hạt điều tại Việt Nam
Hiện nay, chủ trương của hầu hết các quốc gia trên thế giới là liên kết và hội nhập
cùng với các quốc gia khác. Các quốc gia đã cụ thể hóa những hành động này của mình
bằng cách sáng lập và gia nhập vào các tổ chức thương mại tự do trên toàn thế giới hay
bản thân các quốc gia ấy đã và đang đưa ra những chính sách thuế cũng như ưu đãi vô
cùng hấp dẫn đối với hoạt động xuất nhập khẩu để nhằm thu hút các quốc gia khác trên
toàn cầu. Hơn thế nữa, theo báo cáo Liên Hợp Quốc vào 17/6/2019 đã ước tính rằng dân
số thế giới sẽ đạt đến con số 9,7 tỷ người vào năm 2050. Để đáp ứng được nhu cầu về
lương thực thực phẩm cho toàn cầu vào thời điểm đó thì sản lượng được ước tính phải
cao hơn 70% so với thời điểm hiện tại. Những lí do trên càng làm rõ và mở ra thêm
nhiều cơ hội cho các hoạt động sản xuất cũng như là xuất nhập khẩu hàng hóa lương
thực nói chung và hạt điều nói riêng tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây Việt Nam và các quốc gia khác trên toàn thế
giới ngày càng gặp nhiều khó khăn và trở ngại vì thiên tai, ô nhiễm, thiếu hụt tài nguyên
và gần đây nhất là dịch bệnh đã làm cho nền kinh tế thế giới bị đình trệ GDP liên tục
giảm sút và phải mất tận 2 năm 2018-2020 GDP của Việt Nam mới trở lại đà tăng trưởng
đạt 2,3% vào năm 2021.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
1.2.1. Tại thị trường Việt Nam
“Bốn thuộc tính của một quốc gia định hình môi trường cạnh tranh cho doanh
nghiệp trong nước, thúc đẩy hay kìm hãm việc tạo lập lợi thế cạnh tranh” (Lợi thế cạnh
tranh quốc gia, 1990), bao gồm: các điều kiện về yếu tố sản xuất, các điều kiện về cầu,
các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan, chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh
nội địa. Ngoài các yếu tố trên, các yếu tố bên ngoài như cơ hội, chính phủ cũng tác động
đến năng lực cạnh tranh của ngành của một quốc gia.
Mô hình kim cương của Micheal Porter
(Nguồn: Lợi thế cạnh tranh quốc gia, 1990)
1.2.1.1. Các điều kiện về yếu tố sản xuất
1.2.1.1.1. Yếu tố sản xuất cơ bản: Tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khí hậu,
lao động.
Về điều kiện tự nhiên, với lượng mưa trung bình hàng năm trong khoảng
1.500m – 2.000mm cùng với nhiệt độ dao động 21oC - 27oC, điều kiện tự nhiên Việt
Nam hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu sinh thái riêng của cây điều (điều kiện nhiệt độ
phải từ 5- 45 độ C, lượng mưa thích hợp nhất là từ 1000 mm – 2000 mm, độ cao thích
hợp nhất là dưới 600m so với mặt nước biển). Điều kiện tự nhiên Việt Nam đã tạo được
rất nhiều lợi thế trong hoạt động trồng điều, do đó Việt Nam có rất nhiều rất vùng trồng
điều. Trong đó, các vùng trọng điểm như Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long. Riêng tỉnh Bình Phước thuộc vùng Đông Nam Bộ
được xem là thủ phủ hạt điều của Việt Nam.
Tuy nhiên sự biến đổi khí hậu của những năm gần đây đã ảnh hưởng rất nhiều
đến hoạt động trồng trọt nói chung. Bên cạnh đó, sự biến đổi khí hậu khiến cho nhiệt độ,
độ ẩm thay đổi bất thường tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển, gây nên hiện
tượng trắng lá, ngọn khô, quả bị thâm đen và rụng khiến vườn cây khô trắng từ gốc tới
ngọn. Hiện tượng mưa trái mùa diễn ra vào đúng thời điểm cây điều ra hoa, hậu quả
khiến độ ẩm tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho bọ xít muỗi, bệnh thán thư bùng phát
và gây hại. Riêng đối với bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra
và phát tán nhờ nước và gió, gây hại nặng trên chồi non, quả non làm giảm năng suất của
cây điều và ảnh hưởng trực tiếp chất lượng hạt điều.
Về nguồn nhân lực, theo tổng cục thống kê, quý IV năm 2021 Việt Nam hiện có
khoảng 50,7 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên tang khoảng 1,7 triệu người so với quý
trước và chiếm khoản ½ dân số Việt Nam. Các yếu tố này tạo thuận lợi để ngành trồng
trọt phát triển, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động trồng trọt, cung cấp nguồn nguyên
liệu thô và lực lượng lao động tác động đến hoạt động chế biến sản xuất. Các yếu tố tài
nguyên, địa lý, khí hậu thuận lợi sẽ giúp hoạt động trồng trọt phát triển tốt, đảm bảo
nguồn cung nguyên liệu thô ổn định về số lượng và chất lượng từ đó làm tăng lợi thế
cạnh tranh của ngành trồng trọt, sản xuất và xuất khẩu Việt Nam. Tương tự, lao động dồi
dào và có tay nghề sẽ giúp hoạt động chế biến thuận lợi và nhanh chóng, từ đó hoạt động
chế biến sẽ có năng suất cao, chất lượng tốt.
Nhìn chung điều kiện về nguồn nhân lực và thiên nhiên của Việt Nam là phù hợp
và thuận lợi đối với hoạt động trồng cây điều mặc dù vẫn có những biến đổi. Điều đó
mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh trong ngành xuất khẩu hạt điều sang thị trường Úc nói
riêng và có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động.
1.2.1.1.2. Yếu tố sản xuất cao cấp: Cơ sở hạ tầng, khoa học – công nghệ.
Việt Nam được biết đến là một quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây Việt nam liên tục học hỏi và phát triển công nghệ cũng như khoa học kỹ
thuật áp dụng vào các ngành thuần nông nghiệp và dần chuyển hướng sang công nghiệp
hóa các ngành nông nghiệp nhằm tang chất lượng, sản lượng cũng như là giảm chi phí
nhưng vẫn đạt được tối ưu năng suất.
Về cơ sở hạ tầng, ngành nông nghiệp luôn được Chính phủ Việt Nam quan tâm,
đầu tư, đặc biệt là về hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu, cấp điện sinh hoạt cho hộ nông
dân dân, các cơ sở hoạt động tại vùng nông thôn và hệ thống giao thông vận tải. Năm
2017, hệ thống thủy lợi Việt Nam đã có thể đảm bảo cho khoảng 90% diện tích đất canh
tác. Trong đó có 904 hệ thống thủy lợi lớn và vừa có quy mô diện tích phục vụ từ 200 ha
trở lên với 110 hệ thống thủy lợi lớn (diện tích phục vụ lớn hơn 2.000 ha).
Bên cạnh đó là 6.831 hồ các loại, với tổng dung tích trữ khoảng 50 tỷ m
3
6.681 hồ thủy lợi với tổng dung tích 10,28 tỷ m
3
. Các hồ chứa đã và đang phục vụ cho
phát điện, cấp nước sinh hoạt, cấp nước cho các ngành kinh tế, bảo đảm tưới cho
800.000 ha đất canh tác. Ngoài ra, tại thủ phủ hạt điều Việt Nam – Bình Phước cũng đã
đầu tư phát triển hạ tầng vận tải với trên 3.000 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp các con
đường chính. Qua đó, hoạt động vận chuyển hàng hóa đường bộ bằng các container
được diễn ra thuận lợi hơn, tiết kiệm chi phí hơn.
Về khoa học – công nghệ, hệ thống công nghệ chế biến điều thô của Việt Nam
cũng được đầu tư phát triển hơn thay vì phải nhập khẩu từ nước ngoài như trước, đồng
thời Việt Nam còn xuất khẩu công nghệ chế biến điều thô sang các quốc gia chế biến hạt
điều khác như Ấn Độ, Brazil. VINACAS cũng đã đầu tư vào công nghệ chế biến hạt
điều nhân như máy tách hạt điều tự động, máy bóc vỏ lụa. Điều này giúp tăng năng suất,
tăng chất lượng và đồng thời giảm được chi phí trong ngành công nghiệp chế biến hạt
điều.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng, khoa học – công nghệ cao phát triển nói chung tạo
điều kiện cho hoạt động trồng và chế biến được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm
được nhiều thời gian và chi phí. Hơn nữa, khoa học – công nghệ phát triển giúp cho
ngành sản xuất và xuất khẩu hạt điều có khả năng chế biến ra hạt điều chất lượng hơn,
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó làm tăng lợi thế cạnh tranh trong sản lượng
và chất lượng, ngược lại cũng có thể sẽ gây khó khăn và làm giảm lợi thế cạnh tranh.
1.2.1.2. Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan
Công nghiệp chế tạo máy, hiện nay hơn 80% thiết bị tại các nhà máy chế biến
hạt điều đều do các công ty, cơ sở sản xuất trong nước chế tạo và hệ thống máy móc
công nghệ với những dây chuyền khép kín thay vì riêng lẻ như trước kia. Điều đó đã
giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí, hiệu quả chế biến cũng tăng cao.
Ngành công nghiệp chế tạo máy phục vụ cho hoạt động chế biến hạt điều đã bắt đầu từ
năm 2007, đến năm 2008 VINACAS đã triển khai dự án khoa học công nghệ cấp Nhà
nước Hoàn thiện công nghệ, thiết kế, chế tạo máy tự động tách vỏ hạt điều và máy bóc
vỏ lụa nhân điều trong dây chuyền chế biến điều xuất khẩu, đến năm 2009 thì thiết bị
chế biến điều được hoàn thiện, đặc biệt ở khâu tách vỏ cứng hạt điều. Điều này khiến
cho hoạt động chế biến hạt điều được thuận lợi hơn, tiết kiệm chi phí hơn. Trước đây các
doanh nghiệp nhập khẩu máy bóc vỏ lụa mua từ Ý có giá tới 27.000 euro nhưng hiện
nay chỉ với 250 triệu đồng là đã có thể sở hữu công nghệ tương tự với xuất xứ trong
nước. Do đó, hầu hết doanh nghiệp chế biến hạt điều đều sử dụng máy móc trong nước
sản xuất góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư máy móc, thiết bị mà vẫn có máy có chất
lượng tốt. Có thể kể đến như chiếc máy cắt vỏ cứng hạt điều, có thể cắt tốt nhiều loại hạt
kích cỡ khác nhau với tỷ lệ hao hụt rất ít, chỉ khoảng dưới 10% trong khi máy của Ý có
tỷ lệ bể tới khoảng 25%.
Hơn nữa, máy móc, thiết bị Việt Nam đã có nhiều cải tiến, trong lần trình diễn
máy chế biến hạt điều năm 2015, các loại máy thuộc thế hệ sau đã có những bước tiến xa
hơn. Công suất của máy cắt tách vỏ hạt điều đạt 1000 kg/giờ, máy bóc vỏ lụa tỷ lệ hạt
sạch trên băng tải đã đạt khoảng 85% - 90% với các tạp chất dính trong hạt đã được loại
bỏ tốt. Ngoài ra, máy còn có thể tách các sản phẩm phụ như: bể đôi, bể nát và tạp chất
giúp cho sản phẩm trắng và sạch hơn đồng thời nhiều loại máy như phân loại màu, rang
hạt điều, lò li tâm xả đáy, máy đo độ ẩm cũng đã có cải tiến.
Công nghiệp chế biến, trong hoạt động xuất khẩu hạt điều, ngành chế biến hạt
điều rất quan trọng và có tác động trực tiếp đến hoạt động. Tại Việt Nam, ngành công
nghiệp chế biến cũng khá phát triển chủ yếu sử dụng máy móc công nghệ trong nước,
giúp giảm được khá nhiều nhân công, giảm mạnh chi phí sản xuất, tỷ lệ nhân thu hồi
cao, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt.
Theo VINACAS, Nếu trước đây cần khoảng 100 lao động thì với máy móc trong
nước sản xuất chỉ cần 20 – 30 lao động. Nhờ vào máy cắt hạt điều mà Việt Nam chế tạo,
đã có thể giảm tỷ lệ hạt bể xuống còn dưới 10%, so với trên 30% của thiết bị nước ngoài
và trên 10% của lao động thủ công. Cụ thể, mỗi máy cắt hoạt động với năng suất 1,6 tấn
hạt/ca, tương đương 10 – 12 lao động; với máy bóc vỏ lụa, tỷ lệ hạt vỏ dưới 13,7% cho
năng suất gần 1,6 tấn hạt/ca trong khi làm thủ công 10kg/lao động/ca. Có thể thấy, các
khâu trong chế biến hạt điều đã được cơ giới hóa một phần hoặc hoàn toàn giúp làm
giảm hơn 80% lao động. Điều này giúp giảm được nhiều chi phí, giảm được giá thành
sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Ngành trồng điều, Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế
giới và có nền nông nghiêp lâu đời do đó hoạt động trồng điều tại Việt Nam diễn ra khá
sôi nổi.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNN, năm 2013 Việt Nam có khoảng 308.000 ha
trồng điều, trong đó diện tích điều trồng tập trung khoảng 60,8%, phân tán 39,2% với
năng suất bình quân đạt 9,1 tạ/ha, sản lượng 285.000 tấn hạt, kim ngạch xuất khẩu đạt
1,654 tỷ USD (hạt điều, dầu vỏ hạt điều và các sản phẩm chế biến từ điều) đến 95 quốc
gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2013 – 2018 sản lượng và diện tích
trồng điều tại Việt Nam có nhiều biến động.
Diện tích trồng cây điều của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2021
(Đơn vị: nghìn ha)
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Từ biểu đồ trên, diện tích trồng điều tại Việt Nam có
xu hướng giảm (từ 308.100 ha năm 2013 giảm còn
301.000 ha năm 2018).
Theo báo cáo của Trung tâm Quy hoạch nông nghiệp đã có tới 97 – 98% hộ gia
đình có cây điều già cho năng suất thấp đã chuyển sang trồng cây trồng khác như cao su
và hạt tiêu để có giá trị kinh tế cao hơn vì không bù đắp được chi phí bỏ ra mặc dù giá
bán điều cao. Diện tích trồng điều giảm mạnh đã khiến cho nguồn cung nguyên liệu điều
thô trong nước suy giảm, Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài khiến chi
phí tăng cao và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu điều ra thế giới nói chung
và Úc nói riêng. Do đó, giai đoạn 2015 – 2018 Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính
2015
2013
2014
2021
2016
2017
2018
2019
2020
280
285
290
295
300
305
310
315
308.1
295.1
290.4
293.1
299.9
301
308.6
302.5
305
sách khuyến khích trồng điều nhằm khôi phục lại diện tích điều. Sau năm 2015, diện tích
điều có xu hướng phục hồi, vào năm 2019 đạt 308.600 ha.
Mặc dù đã có những khôi phục tốt về diện tích nhưng sản lượng hạt điều thu về
vẫn giảm, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2015 sản lượng hạt điều Việt Nam
khoảng 352.000 tấn nhưng đến năm 2018 chỉ còn khoảng 260.000 tấn. Sự biến đổi của
khí hậu, sâu bệnh chính là nguyên nhân gây ra sự suy giảm này.
Ngành phân bón, hiện nay ngành phân bón của Việt Nam đang trên đà phát
triển, nhu cầu tiêu thụ trong nước mỗi năm ước tính khoảng 11 triệu tấn phân bón các
loại, trong đó, phân bón vô cơ chiếm hơn 90% nhu cầu trong cả nước, phân hữu cơ và
phân bón khác chiếm 10%. Năng lực sản xuất trong nước về cơ bản đã đủ khả năng đáp
ứng 80% nhu cầu phân bón cơ bản của nội địa trong năm 2014.
Sản lượng một số sản phẩm phân bón của bón Việt Nam
(Nguồn: Bộ Công Thương VN, Tổng cục Thống kê)
Tuy nhiên vẫn còn phải nhập khẩu một lượng lớn phân bón từ nước ngoài, Bộ
NN&PTNN cho biết, nguồn phân bón Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc,
trong năm 2015 nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc gần 2,3 triệu tấn, trị giá 660,3 triệu
USD, chiếm tỷ trọng 51% tổng lượng phân bón nhập.
Ngoài ra Việt Nam còn phải nhập khẩu phân bón từ Nga, Belarut, Nhật Bản,…
Thông tin về việc giá phân bón tăng từ tháng 7 năm 2020 đến, theo Cục trưởng
Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) Nguyễn Văn Thanh cho biết nguyên nhân do giá nông
sản trên thế giới liên tục tăng trong thời gian qua (điển hình là giá gạo) kết hợp với tình
hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, kèm theo đó là nhu
cầu phân bón.
Nhìn chung, ngành phân bón tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều bất cập, chỉ đáp
ứng được những nhu cầu cơ bản cho sản xuất nông nghiệp trong nước chưa có sự nổi
bật. Đồng thời các nguyên liệu phân bón chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài sau đó
tiến hành chế biến để dùng trong nước và xuất khẩu, năng lực tự đáp ứng nguyên liệu
đầu vào chưa cao dẫn đến việc bị lệ thuộc. Ngoài ra, vấn nạn phân bón giả, kém chất
lượng ngày càng nhiều trên thị trường phân bón trong nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến
năng suất, chất lượng của hạt điều thu hoạch và doanh thu của các doanh nghiệp. Hơn
Đơn vị: nghìn tấn
(
)
2016
2013
2018
2020
2017
2014
2015
Phân hóa
học
3.729,1
3.677,0
4.026,3
7.600,0
3.730,8
3.829,4
3.535,6
nữa, những hoạt động làm giả phân bón cũng ngày càng tinh vi hơn, gây khó khăn cho
người nông dân khi tiến hành mua sắm.
1.2.1.3. Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa
Chiến lược xuất khẩu hạt điều của các công ty tại Việt Nam và cấu trúc
doanh nghiệp, theo VINACAS, năm 2020 Việt Nam có trên 1.000 cơ sở chế biến hạt
điều và trên 450 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu điều. Tuy nhiên, hầu hết các doanh
nghiệp tập trung theo đuổi chiến lược ổn định, an toàn. Các doanh nghiệp hoạt động
trong ngành xuất khẩu hạt điều tại Việt Nam chủ yếu tập trung xuất khẩu hạt điều nhân
và một phần hạt điều thô, sản phẩm chế biến sâu còn hạn chế. Nguyên nhân là do hoạt
động xuất khẩu hạt điều nhân, điều thô an toàn hơn, chất lượng dễ kiểm soát và dễ đáp
ứng với các quy định nhập khẩu của thị trường thế giới nói chung, Úc nói riêng. Hơn
nữa, khả năng về công nghệ phục vụ cho hoạt động chế biến sâu tại Việt Nam còn hạn
chế đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm.
Tình hình cạnh tranh nội địa, trong những năm trước đây các doanh nghiệp
xuất khẩu hạt điều tại Việt Nam cạnh tranh rất khốc liệt. Sự thiếu hụt trong nguồn
nguyên liệu điều thô khiến cung nguyên liệu giảm trong khi cầu ngày càng tăng khiến
cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến cạnh tranh trong khâu đầu vào lẫn đầu ra. Từ đó
dẫn đến những tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động thu mua nguyên
liệu khiến cho giá điều nguyên liệu bị nhiễu loạn hoặc đẩy lên cao.
1.2.1.4. Cơ hội
Các cơ hội đối với ngành hạt điều Việt Nam có thể nói đến là các hiệp định
thương mại, ưu đãi của Úc đối với Việt Nam trong nhập khẩu hạt điều. Hiện tại, giữ Việt
Nam và Úc có mối quan hệ thương mại ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực
được minh chứng bởi việc ký kết các hiệp định giữa hai quốc gia. Trong đó, nổi bậc nhất
là hiệp định Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Úc, New Zealand (AANZAFTA),
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Hiệp định AANZAFTA, ngày 27/02/2009, ASEAN và Úc, New Zeland đã ký
Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc – New Zealand. Hiệp định
bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Theo đó, Úc đã cam kết sẽ cắt giảm và/hoặc loại
bỏ thuế hải quan đối với hàng hoá có xuất xứ của Việt Nam nói chung và hạt điều nói
riêng. Đối với mặt hàng hạt điều của Việt Nam, Úc đã cam kết cắt giảm thuế quan nhập
khẩu theo lộ trình như sau:
Lộ trình cắt giảm thuế quan nhập khẩu của Úc đối với mặt hàng hạt
điều Việt Nam trong Hiệp định AANZAFTA
(Nguồn: Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc –
New Zealand)
(https://aecvcci.vn/Uploaded/Users/Admin/files/2018/AANZFTA-
Vietnam.pdf)
Hiệp định CPTPP, hiệp định đã có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với 6 nước
phê chuẩn ban đầu trong đó có Úc và có hiệu lực từ ngày 14/01/2019 đối với Việt Nam.
Theo đó, Úc sẽ xóa bỏ thuế quan đối với mặt hàng hạt điều ngay sau khi Hiệp định
CPTPP có hiệu lực, tức từ ngày 14/01/2019. Bên cạnh, việc cắt giảm thuế quan, Hiệp
định còn có quy định về quy tắc xuất xứ, quy tắc xuất xứ chủ đạo trong Hiệp định
CPTPP là chuyển đổi mã hàng hóa. Về thủ tục chứng nhận xuất xứ, Hiệp định CPTPP
cũng có nhiều điểm linh hoạt trong đó nổi bật là cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Các
doanh nghiệp có thể tự chứng nhận xuất xứ trên hóa đơn, chứng từ thương mại của mình
mà không phải đi xin chứng nhận xuất xứ từ các cơ quan có thẩm quyền. Trong đó đối
tượng được tự chứng nhận xuất xứ bao gồm cả người nhập khẩu, người xuất khẩu và
người sản xuất. Tuy nhiên, trong Hiệp định CPTPP Việt Nam có bảo lưu về lộ trình thực
hiện thủ tục tự chứng nhận xuất xứ riêng. Theo đó Việt Nam cam kết sẽ thực hiện song
song hình thức chứng nhận xuất xứ cũ và hình thức tự chứng nhận xuất xứ theo Hiệp
định CPTPP trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
So sánh với AANZFTA thì mức độ xóa bỏ thuế quan của Úc trong Hiệp định này
còn cao hơn CPTPP. Cụ thể, trong AANZFTA Úc cam kết xóa bỏ toàn bộ thuế quan (bao
gồm cả ô tô đã qua sử dụng) cho các hàng hóa của Việt Nam. Mặc dù lộ trình xóa bỏ
thuế quan trong AANZFTA dài hơn CPTPP, nhưng do Hiệp định này đã có hiệu lực từ
năm 2010 nên sẽ hoàn thành lộ trình trước CPTPP (AANZFTA hoàn thành lộ trình năm
2020, còn CPTPP là năm 2021). Tuy nhiên, quy tắc xuất xứ của CPTPP được cho là có
nhiều điểm linh hoạt, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp so với AANZFTA.
Những ưu đãi từ hai hiệp định thương mại trên đã mang đến rất nhiều cơ hội cho
mặt hàng hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Úc. Thông qua hai hiệp định,
mặt hàng hạt điều Việt Nam khi nhập khẩu vào Úc sẽ được hưởng thuế suất nhập khẩu
0%, từ đó làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận tạo động lực cho hoạt động được phát triển
Mã HS
Mô tả
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
-
2021
2022
và về
sau
0801.31
Trong
vỏ
%
20
%
15
%
10
%
7
%
0
%
0
%
0
%
20
0801.32
Đã bóc
vỏ
25
20
%
15
%
10
%
7
%
5
%
0
%
0
%
%
hơn. Ngoài ra, việc giảm thuế nhập khẩu cũng giúp cho giá bán thấp hơn, làm tăng lợi
thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam tại thị trường Úc, chiếm được nhiều ưu thế hơn
trong khâu chào giá.
(https://trungtamwto.vn/chuyen-de/17528-cptpp-va-thi-truong-australia- co-hoi-
tiep-canthi-truong-hang-hoa-cua-australia)
1.2.1.5. Chính phủ
Yếu tố Chính phủ được thể hiện qua các chính sách mà Chính phủ Việt Nam đã
áp dụng hỗ trợ cho ngành hạt điều:
Chính sách khuyến khích trồng điều, nhằm khuyến khích, hỗ trợ ngành hạt
điều tại Việt Nam nói chung, Chính phủ đã đưa ra rất nhiều chính sách, quyết định phê
duyệt quy hoạch phát triển ngành điều. Năm 2003 Chính phủ đã ban hành nghị quyết số
15/2003/QH11 và Nghị định 129/2003/NĐ-CP về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông
nghiệp. Trong đó, các hộ nông dân sẽ được miễn thuế nông nghiệp trong hạn mức cho
phép. Điều đó đã khuyến khích các hộ nông dân tiếp tục kế hoạch trồng điều giúp làm
tăng nguồn nguyên liệu điều thô.
Chính sách khuyến khích đầu tư, năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định
số
210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn với các ưu đãi về đất đai như: miễn, giảm 50%, 70% tiền sử dụng đất; miễn,
giảm trong 11 hoặc 15 năm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Chính phủ; hỗ trợ thuê đất,
thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân với mức hỗ trợ 20% trong 5 năm đầu tiên; miễn,
giảm 50% tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Chính sách về xúc tiến thương mại, năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ
ngoại giao hai nước Việt Nam – Úc, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đoàn doanh
nghiệp tham dự Hội chợ Úc International Sourcing Fair. Qua đó quảng bá hình ảnh của
các thương hiệu xuất khẩu Việt Nam nói chung và đồng thời giúp các doanh nghiệp tham
gia có cơ hội giao thương, ký kết được hợp đồng xuất nhập khẩu ngay tại thời điểm thực
hiện chương trình và tìm hiểu xu hướng thị trường và thông tin khách hàng, gia tăng kim
ngạch xuất khẩu vào thị trường Úc.
Chính sách hỗ trợ về khuyến nông, căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP về
khuyến nông, ngày 04/11/2019 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 75/2019/TT-BTC về
việc Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực
hiện hoạt động khuyến nông. Các đối tượng được áp dụng là tổ chức, cá nhân có liên
quan đến hoạt động khuyến nông và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp tại Việt
Nam; Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động khuyến nông.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020 và thay thế thông
tư 183/2010/TTLT-BTC- BNN ngày 15/11/2010.
Chính sách miễn, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động
của dịch Covid- 19, ngày 19/10/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết
406/NQ-UBTVQH15 về giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động
của dịch COVID-19 và có hiệu lực từ ngày ký. Theo đó, một số chính sách về miễn,
giảm thuế được quy định như sau: Miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT và các loại
thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng trong quý
III và quý IV năm 2021 đối với hộ, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa
bàn cấp huyện chịu tác động của dịch COVID-19 trong năm 2021 do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định. Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm
2021 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ
chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong năm 2020.
Chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp hậu Covid-19, năm 2020 Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền
thuê đất cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất trong
các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, sản xuất, chế biến thực phẩm, xây
dựng,.. Cụ thể, đối với thuế giá trị gia tăng, thời gian gia hạn là 05 tháng, kể từ ngày kết
thúc thời hạn nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Nhìn chung, Chính phủ đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ ngành điều về đất đai
canh tác, đầu tư, tín dụng và các hoạt động thúc đẩy xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh
nghiệp thâm nhập thị trường Úc. Điều đó đã mang lại một nền tảng nội địa vững chắc
với sự khuyến khích và ủng hộ của Chính phủ, giúp ngành điều có thêm động lực và
tăng thêm lợi thế cạnh tranh. Mặc dù các chính sách vẫn chưa giải quyết triệt để các khó
khăn đang còn gặp phải của ngành điều Việt Nam nhưng cũng đã mang lại nhiều lợi thế
cạnh tranh cho ngành tại thị trường Úc.
1.2.2. Tại thị trường Úc
1.2.2.1. Rào cản thuế quan, các chi phí nhập khẩu
Úc sử dụng Biểu thuế chung đối với các mặt hàng nhập khẩu từ các nước phát
triển. Tuy nhiên, Úc cũng dành một số ưu đãi cho nhiều nhóm nước như đối với các
nước đang phát triển có đủ điều kiện được hưởng ưu đãi và các nước thành viên thuộc
Diễn đàn Khu vực đảo Thái Bình Dương (PIF), các nước đã ký hiệp định thương mại
song phương. Hơn nữa, các nước như: Papua New Guinea, New Zealand, Singapore,
Mỹ, Thái Lan, Chi Lê, Malaysia, ASEAN và các nước thành viên PIF đủ điều kiện sẽ
được miễn thuế khi xuất khẩu vào Úc đối với hầu hết các mặt hàng với điều kiện hàng
hoá phải đáp ứng được các quy tắc xuất xứ liên quan.
Đối với mặt hàng hạt điều Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Úc hiện nay, nếu
áp dụng ưu đãi của Hiệp định CPTPP thì sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu. Điều này
tạo động lực lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu hạt
điều tại Việt Nam. Đồng thời cũng khuyến khích đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt điều
của Việt Nam vào Úc, thúc đẩy mối quan hệ thương mại Việt – Úc ngày càng phát triển.
1.2.2.2. Rào cản phi thuế quan
Tại Úc, hàng rào phi thuế quan được thể hiện rõ nét và chủ yếu nhất thông qua
các quy định đối với hạt điều nhập khẩu vào Úc. Theo sách Một số quy định đối với
hàng hóa nhập khẩu vào Úc, Úc có hệ thống các tiêu chuẩn, yêu cầu vô cùng khắt khe
đối với hạt điều nhập khẩu như sau:
Về giấy phép nhập khẩu, kiểm dịch và an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, mô
tả thương mại, nhãn mác xuất xứ...
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT
KHẨU HẠT ĐIỀU SANG THỊ TRƯỜNG ÚC
2.1. Tình hình sản xuất, xuất khẩu hạt điều vào giai đoạn 2013 – 2021
Trong năm 2017, Việt Nam là một trong 15 nước bạn hàng thương mại và dịch
vụ lớn nhất nước Úc. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm
2017, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Úc đạt 6,46 tỷ USD, tăng 22,1% so với
năm 2016, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Úc đạt 3,3 tỷ USD, tăng 15,1%, kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Úc đạt 3,1 tỷ USD, tăng 30,5%. Riêng đối với mặt
hàng hạt điều, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc ngày càng phát triển.
2.1.1. Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia/New Zealand
(AANZFTA)
Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang Úc giai
đoạn 2013 – 2018
Đối với khối lượng điều xuất khẩu, trong giai đoạn 2013 – 2018 khối lượng
xuất khẩu còn nhiều biến động và có xu hướng giảm đi. Nguyên nhân dẫn đến sự suy
giảm này là do sự thiếu hụt trong nguồn nguyên liệu và rủi ro từ phía đối tác. Trước hết,
bất cập bắt nguồn từ “sự khập khiễng giữa khả năng trồng trọt với năng lực chế biến của
ngành điều trong chặn đường vừa qua. Thất thường trong trồng trọt là căn bệnh mãn tính
của nông nghiệp nước nhà nói chung và cây điều nói riêng. Có quy hoạch nhưng sẵn
sàng phá vỡ quy hoạch, chạy theo tâm lý đám đông, cuốn theo cơn lốc thương trường”
(VINACAS, 2019). Với tình trạng khó khăn về nguyên liệu vì vậy đa số các nhà máy đã
Cột mốc
Úc bắt đầu áp dụng các chính sách ưu đãi thuế dành
cho hàng hóa xuất khẩu của VN
Năm
2013
2014
2015
2016
2017
2018
Khối lượng
(
tấn
)
14.089
15.905
+
12,9%
15.768
-
0,9%
14.700
-6.8
%
13.381
%
-9
12.620
-5.7
%
Kim ngạch
(
nghìn USD
)
97.046
108.873
+
12,2 %
116.576
+7
,1%
120.830
+3
,6%
133.239
+10,3
%
110.846
-16,8
%
(
Nguồn: Bộ Công Thương VN, Tổng cục Thống kê
)
bán hết nhân điều trong 5 tháng đầu năm 2018, dẫn đến lượng điều dành cho xuất khẩu
không còn nhiều.
Sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong nước buộc phải nhập khẩu điều thô từ nước
ngoài. Hạt điều thô chủ yếu nhập khẩu từ Châu Phi, riêng bờ biển Ngà chiếm đến 35%
tổng lượng (theo VINACAS, 2019). Tuy nhiên, các hợp đồng nhập khẩu điều thô từ một
số nước Châu Phi còn bị huỷ hoặc hợp đồng vẫn thực hiện nhưng hàng nhận được phẩm
cấp không như thỏa thuận cùng với việc Bờ Biển Ngà thực hiện tuyên bố đến năm 2020
sẽ để lại toàn bộ hạt điều thô để chế biến trong nước, dẫn đến doanh nghiệp thiếu nguyên
liệu chế biến.
Đối với kim ngạch điều xuất khẩu, mặc dù sản lượng xuất khẩu hạt điều sang
thị trường Úc có nhiều bất ổn và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2013 – 2018. Tuy
nhiên, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng liên tục từ năm 2013 đến năm 2017 và chỉ giảm
vào năm 2018. Nguyên nhân của sự khác biệt chủ yếu do sự dao động của giá xuất khẩu
hạt điều.
Năm 2017, kim ngạch đạt giá trị lớn nhất trong cả giai đoạn với 133.239 nghìn
USD, tăng 10,3% so với năm 2016. Tuy nhiên, về tốc độ tăng trường thì giai đoạn 2013
– 2014 kim ngạch xuất khẩu sang Úc tăng cao nhất với 12,2%. Nguyên nhân của sự tăng
trường mạnh mẽ này chủ yếu là do sự thay đổi trong cơ chế chính sách của Chính phủ
cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều vào năm 2014. Cụ thể, Chính phủ đã miễn thuế
GTGT cho các sản phẩm điều thô và sơ chế, bên cạnh đó Chính phủ còn đưa ra nhiều cơ
chế ưu đãi về vay vốn, hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp chế biến điều, giảm thiểu các
thủ tục về thuế và hải quan,… Hơn nữa, một trong những nguyên nhân của việc tăng
trưởng vào giai đoạn 2013 – 2014 nói riêng và giai đoạn 2013 – 2017 nói chung xuất
phát từ cam kết cắt giảm thuế quan nhập khẩu hạt điều mà Úc dành cho Việt Nam trong
Hiệp định AANZFTA. Hai biến đổi trên đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu hạt điều của
Việt Nam tăng mạnh.
Trong suốt giai đoạn 2013 – 2018, chỉ duy nhất năm 2018 kim ngạch xuất khẩu
điều sang Úc giảm, giảm đến 16,8%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của các năm. Do khí
hậu bất thường và sâu bệnh bùng phát tại các địa phương gây thiếu nguyên liệu dẫn đến
khối lượng xuất khẩu giảm, đồng thời rơi vào các mùa thấp điểm của thị trường khiến
giá xuất khẩu giảm xuống, tuy nhiên, giá thu mua nguyên liệu điều lại tăng đạt kỷ lục
khoảng 60.000 đ/kg hạt khô nhập kho bình quân. Đặc biệt, giá tăng mạnh ngay sau khi
Tanzania tuyên bố không xuất khẩu điều thô và sẽ thu mua toàn bộ điều thô nguyên liệu
trong nước để sản xuất, chế biến điều nhân mà đây lại chính là thị trường cung cấp điều
thô nguyên liệu lớn thứ 2 cho Việt Nam sau Bờ Biển Ngà. Do đó đã ảnh hưởng đến kim
ngạch xuất khẩu hạt điều sang thị trường Úc trong năm 2018.
2.1.2. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP)
Giá xuất khẩu điều bình quân sang thị trường Úc giai đoạn 2013 –
2020)
(Đơn vị: nghìn USD/tấn)
Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam giai đoạn 2016
2021
2013
2020
2014
2015
2016
2017
2018
2019
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
6.89
6.84
7.39
8.22
8.78
8.78
7.2
6.24
Cột mốc
Trước khi gia nhập CPTPP
Sau khi gia nhập CPTPP
Năm
2016
2017
2018
2019
2020
2021
Đối với khối lượng điều xuất khẩu, từ trước đến nay, các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung luôn nhập khẩu phần lớn nguyên liệu điều thô từ các nước Châu Phi như
đã phân tích ở trên. Trong giai đoạn 2019-2021, giai đoạn này do đại dịch Covid-19 lan
rộng khắp thế giới gây nên những khó khăn trong lưu thông vận chuyển và làm đứt gãy
chuỗi cung ứng hàng hóa. Do đó, các doanh nghiệp trong nước đã chuyển sang nhập
khẩu nguyên liệu thô từ Campuchia với nhiều điều kiện thuận lợi hơn như sát biên giới,
thuận lợi cho vận chuyển đường bộ và ít chịu tác động từ cước phí hàng hải.
Bên cạnh đó, phải nói đến nhu cầu mua hàng dự trữ cao từ các nhà nhập khẩu
trong giai đoạn dịch lan rộng ở các nước Châu Phi. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ, sản xuất
lại hạt điều tăng nhanh ở các nước Châu Âu do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm lành mạnh
thay thế cho các thanh sô cô la có hàm lượng calo cao, hạt điều được dùng để sản xuất
thành sữa, phô mai, nước sốt kem hạt. Đó là lý do vì sao trong giai đoạn dịch mà khối
lượng điều xuất khẩu có xu hướng tăng.
Đối với kim ngạch điều xuất khẩu, giá xuất khẩu tăng mạnh trong năm 2017 và
có xu hướng giảm kể từ năm 2018 đến hết năm 2021. Với tác động của lượng xuất khẩu
tăng làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng theo, tuy nhiên, không đủ bù cho sự sụt giảm về
giá.
Đặc biệt đáng chú ý, trong giai đoạn 2020 – 2021, đây là giai đoạn mà hiệp định
AANZFTA và CPTPP hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế quan nhập khẩu đối với hàng
hóa nông sản Việt Nam (AANZFTA hoàn thành lộ trình năm 2020, còn CPTPP là năm
2021). Đi kèm theo đó là việc Chính phủ tung ra các chính sách ưu đãi về miễn giảm
thuế và các chính sách khuyến nông nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp nói riêng vực
dậy trong đại dịch Covid-19. Đó cũng là một trong những nguyên nhân đánh giá sự trở
lại mạnh mẽ của Việt Nam sau khi kiểm soát được dịch Covid với kim ngạch có sự tăng
vọt từ 3,2 tỷ USD lên đến 3,64 tỷ USD, tiếp tục giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu hạt điều
lớ nhất thế giới và là một trong số ít quốc gia có tổng GDP toàn quốc gia tăng trưởng trở
lại ngay sau dịch Covid đạt 2,3%.
Qua những số liệu trên, ta có thể thấy các hiệp định thương mại tự do là vô cùng
quan trọng đối với một quốc gia về nhiều mặt. Tuy việc gia nhập FTA khiến cho giá bán
hàng hóa cũng như các biểu thuế giảm so với ban đầu nhưng những lợi ích mà nó mang
lại hoàn toàn vượt trội hơn. Gia nhập vào FTAs giúp cho Việt Nam kích thích được thị
trường trong và ngoài nước phát triển một cách mạnh mẽ, đồng thời thu hút hơn các nhà
đầu tư và các doanh nghiệp hoạt động mở ra nhiều cơ hội hơn cho Việt Nam. Hơn thế
nữa, nhờ vào những chính sách hỗ trợ về thuế cũng như hàng hóa của FTAs, đã giúp cho
Việt Nam duy trì ổn định trong giai đoạn dịch Covid bùng nổ khi vẫn có thể duy trì các
hoạt động sản xuất cũng như xuất nhập khẩu và tăng trưởng trở lại mạnh mẽ ngay sau
khi dịch bệnh được kiểm soát. Cuối cùng, nhờ việc gia nhập FTAs, mà Việt Nam đang
trên đà tăng trưởng mạnh mẽ được thể hiện rõ qua số liệu các năm cũng như là những số
liệu mà các chuyên gia dự đoán trong những năm tiếp theo về các ngành nghề liên quan
đến xuất nhập khẩu đều là những con số tích cực và những kỷ lục được Việt Nam hướng
tới.
2.2. Những hạn chế ngành đối với các hiệp định FTAs
2.2.1. Rào cản phi thuế quan
Chính sách thương mại và thuế quan của Úc khá minh bạch, rõ ràng và cũng đã
áp dụng ưu đãi cho Việt Nam theo Hiệp định AANZFTA, Hiệp định CPTPP nhưng hàng
rào phi thuế quan vẫn còn rất chặt chẽ đối với mặt hàng nông lâm thủy sản nói chung và
các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ cũng rất
khắt khe. Hạt điều muốn nhập khẩu vào thị trường Úc phải đáp ứng tiêu chuẩn và được
sự đồng ý của cơ quan chức năng của hai nước. Tuy nhiên, chất lượng hạt điều tại Việt
Nam hiện tại vẫn còn chưa cao do nguyên liệu nhập khẩu từ nhiều nguồn và kém chất
lượng. Trong bối cảnh cầu ngày càng tăng cao, hạt điều cỡ lớn vừa phải (W240, loại có
cỡ từ 220 – 240 hạt/pound, tức 454g) lại rơi vào tình trạng khan hiếm cục bộ trong thời
gian gần đây. Những lô hàng điều thô nguyên liệu mà Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là
loại điều giá rẻ, hạt cỡ nhỏ, điều thu hoạch từ các vụ cũ, đã kém phẩm chất. Hơn nữa,
“từ năm 2013 đến nay, cơ quan kiểm dịch thực vật nhiều lần phát hiện các lô hàng điều
nhập khẩu từ châu Phi bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật Việt Nam là mọt cứng đốt”
(Hoàng Trung, 2019). Nguyên nhân trên đã khiến cho hạt điều Việt Nam khó có thể đáp
ứng yêu cầu khắc khe về kiểm dịch và chất lượng của thị trường Úc và trở thành một
thách thức lớn đối với Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Hơn nữa, mặc dù đã có những
ưu đãi trong thuế nhập khẩu nhưng vẫn không đủ để trang trải, không cắt giảm được quá
nhiều chi phí vì bên cạnh thuế nhập khẩu, mặt hàng hạt điều còn phải chịu nhiều chi phí
nhập khẩu khác khi nhập khẩu vào thị trường Úc.
2.2.2. Nguồn cung ứng điều thô nguyên liệu
Nguồn cung điều thô nguyên liệu hiện nay không đủ để đáp ứng chế biến xuất
khẩu và khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu về chất lượng, xuất xứ hàng hóa. Trong
ngành xuất khẩu hạt điều, ngoài nguồn cung trong nước Việt Nam phải nhập khẩu đến
70% nguyên liệu điều thô nước ngoài để phục vụ chế biến vì vậy nhà cung ứng của Việt
Nam là rất phụ thuộc. Hiện tại, Việt Nam chủ yêu nhập khẩu điều thô từ Châu Phi,
Campuchia, Indonesia.
6 quốc gia Việt Nam nhập khẩu điều thô hàng đầu năm
2018
Số lượng nhà cung ứng chủ yếu với Việt Nam nhiều và rất linh hoạt do đó cũng
không tạo là sức ép lớn. Tuy nhiên, chính vì sự nhập khẩu nguyên liệu từ nhiều quốc gia
khác để đáp ứng nhu cầu chế biến đã khiến cho việc xác định nguồn gốc xuất xứ của hạt
điều trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, để có thể đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu của
Úc và tận dụng được ưu đãi thuế quan của Hiệp định AANZFTA, hạt nhập khẩu vào Úc
phải đảm bảo quy tắc xuất xứ. Hơn nữa, trong những năm gần đây Châu Phi gặp khó
khăn do thời tiết, mất mùa, dịch bệnh dẫn đến sản lượng điều thô giảm.
Hơn nữa, chất lượng điều thô Châu Phi ngày càng giảm với nhiều lô hàng phát
hiện bị ẩm mốc và mang đến tỷ lệ tổn thất khá cao. Bên cạnh đó, một số lô hàng điều thô
từ Châu Phi còn trộn lẫn hạt điều từ mùa vụ cũ khiến chất lượng không đồng nhất và còn
có hiện tượng hạt điều bị thối nhân làm cho sản lượng điều nhân thu hồi lại giảm và ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng hạt điều sau chế biến. Khiến cho nhân điều không còn
màu sắc, mùi vị đặc trưng của sản phẩm, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và thậm chí
con người không thể sử dụng được, dẫn đến nhiều hạn chế trong chất lượng đầu vào với
Châu Phi. Hai điều trên đã trở thành một thách thức không nhỏ đối với hoạt động xuất
khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Úc trong tương lai tới.
2.2.3. Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh trên thị trường Úc nói chung đang diễn ra ngày càng gây gắt trong khi
năng lực cạnh tranh của hạt điều Việt Nam vẫn còn chưa cao so với các đối thủ mạnh.
Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, khu vực phát triển kinh tế
năng động nhất thế giới thu hút rất nhiều cường quốc kinh tế như Mỹ, Trung Quốc, Nhật
Bản. Hơn nữa, Úc cũng thuộc khu vực trên, vì vậy đây sẽ là thách thức lớn đối với Việt
Nam khi phải cạnh tranh với các đối thủ lớn mạnh và có thâm niên, kinh nghiệm. Ngoài
ra, Úc đã áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu như
tiêu chuẩn chất lượng, SPS, TBT,... trong khi Việt Nam vẫn chưa có kinh nghiệm dày
dặn trong việc ứng phó với những vấn đề này.
Cơ cấu xuất khẩu hạt điều của Việt Nam tương đối giống với các đối thủ như Ấn
Độ, Trung Quốc, chủ yếu là xuất khẩu điều nhân, không có sự khác biệt và nổi bật.
Trong khi đó, Ấn Độ đã từng giữ ngôi vương quốc gia xuất khẩu hạt điều hàng đầu trên
Quốc gia
Trị giá
Côte d'Ivoire
670.222
Campuchia
302.993
Tanzania
282.633
Ghana
254.211
216.403
Nigeria
68.401
Indonesia
| 1/31

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG ********* TIỂU LUẬN
Đề tài :
Môn: Kinh Tế Vĩ Mô
Họ và tên: Lê Minh Quân
Trần Sỉ Pon
Trịnh Mỹ Phương
Đặng Nguyễn Trâm Anh Lớp:
TP.HCM, ngày 18 tháng 12 năm 2021
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU VIỆT NAM ..... 4
1.1. Giới thiệu về thị trường hạt điều tại Việt Nam .................................................. 4
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu ............................................ 4

1.2.1. Tại thị trường Việt Nam ............................................................................... 4
1.2.1.1. Các điều kiện về yếu tố sản xuất ........................................................... 5
1.2.1.1.1. Yếu tố sản xuất cơ bản: Tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khí
hậu, lao động .................................................................................................... 5
1.2.1.1.2. Yếu tố sản xuất cao cấp: Cơ sở hạ tầng, khoa học – công nghệ ... 6
1.2.1.2. Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan ...................................... 7
1.2.1.3. Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa ........................... 10
1.2.1.4. Cơ hội .................................................................................................... 10
1.2.1.5. Chính phủ ............................................................................................. 12
1.2.2. Tại thị trường Úc ......................................................................................... 13
1.2.2.1. Rào cản thuế quan, các chi phí nhập khẩu ........................................................... 13
1.2.2.2. Rào cản phi thuế quan ............................................................................................ 14
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU SANG THỊ TRƯỜNG ÚC .... 15
2.1. Tình hình sản xuất, xuất khẩu hạt điều vào giai đoạn 2013 – 2021 ............... 15
2.1.1. Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia/New Zealand
(AANZFTA) ........................................................................................................... 15
2.1.2. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) ................................................................................................................. 16
2.2. Những hạn chế ngành đối với các hiệp định FTAs .......................................... 19
2.2.1. Rào cản phi thuế quan ................................................................................ 19
2.2.2. Nguồn cung ứng điều thô nguyên liệu ....................................................... 19
2.2.3. Đối thủ cạnh tranh ...................................................................................... 20
2.2.4. Năng lực của Chính Phủ trong thiết lập hàng rào phi thuế quan ........... 21
CHƯƠNG III. : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNGNƯỚC NGOÀI.................................................................................................................... 22
3.1. Cơ hội xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang các thị trường nước ngoài khác
ngoài Úc ..................................................................................................................... 22
3.1.1. Các Hiệp định thương mại đã ký kết giữa Việt Nam và nước ngoài ...... 23
3.2. Chính phủ Việt Nam đang nâng cao và phát triển năng lực logistics ............ 26
3.2.1. Hạn chế từ ngành Logistic ở Việt Nam ..................................................... 26
3.2.2. Giải pháp của chính phủ về nâng cao Logistics ........................................ 27
3.3. Các giải pháp khác cho xuất nhập khẩu ngành điều Việt Nam ..................... 27
3.3.1. Khắc phục rủi ro thiếu nguyên liệu điều
thô.........................................................................21 .............................................. 27
3.3.2. Giải pháp cho rào cản phi thuế quan ........................................................ 28
3.3.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ trong sản xuất và chế biến ............ 29 PHẦN TỔNG
KẾT :.........................................................................................................................................23
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT, XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU VIỆT NAM
1.1. Giới thiệu về thị trường hạt điều tại Việt Nam
Hiện nay, chủ trương của hầu hết các quốc gia trên thế giới là liên kết và hội nhập
cùng với các quốc gia khác. Các quốc gia đã cụ thể hóa những hành động này của mình
bằng cách sáng lập và gia nhập vào các tổ chức thương mại tự do trên toàn thế giới hay
bản thân các quốc gia ấy đã và đang đưa ra những chính sách thuế cũng như ưu đãi vô
cùng hấp dẫn đối với hoạt động xuất nhập khẩu để nhằm thu hút các quốc gia khác trên
toàn cầu. Hơn thế nữa, theo báo cáo Liên Hợp Quốc vào 17/6/2019 đã ước tính rằng dân
số thế giới sẽ đạt đến con số 9,7 tỷ người vào năm 2050. Để đáp ứng được nhu cầu về
lương thực thực phẩm cho toàn cầu vào thời điểm đó thì sản lượng được ước tính phải
cao hơn 70% so với thời điểm hiện tại. Những lí do trên càng làm rõ và mở ra thêm
nhiều cơ hội cho các hoạt động sản xuất cũng như là xuất nhập khẩu hàng hóa lương
thực nói chung và hạt điều nói riêng tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây Việt Nam và các quốc gia khác trên toàn thế
giới ngày càng gặp nhiều khó khăn và trở ngại vì thiên tai, ô nhiễm, thiếu hụt tài nguyên
và gần đây nhất là dịch bệnh đã làm cho nền kinh tế thế giới bị đình trệ GDP liên tục
giảm sút và phải mất tận 2 năm 2018-2020 GDP của Việt Nam mới trở lại đà tăng trưởng đạt 2,3% vào năm 2021.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
1.2.1. Tại thị trường Việt Nam
“Bốn thuộc tính của một quốc gia định hình môi trường cạnh tranh cho doanh
nghiệp trong nước, thúc đẩy hay kìm hãm việc tạo lập lợi thế cạnh tranh” (Lợi thế cạnh
tranh quốc gia, 1990), bao gồm: các điều kiện về yếu tố sản xuất, các điều kiện về cầu,
các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan, chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh
nội địa. Ngoài các yếu tố trên, các yếu tố bên ngoài như cơ hội, chính phủ cũng tác động
đến năng lực cạnh tranh của ngành của một quốc gia.
Mô hình kim cương của Micheal Porter
(Nguồn: Lợi thế cạnh tranh quốc gia, 1990)
1.2.1.1. Các điều kiện về yếu tố sản xuất
1.2.1.1.1. Yếu tố sản xuất cơ bản: Tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khí hậu, lao động.
Về điều kiện tự nhiên, với lượng mưa trung bình hàng năm trong khoảng
1.500m – 2.000mm cùng với nhiệt độ dao động 21oC - 27oC, điều kiện tự nhiên Việt
Nam hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu sinh thái riêng của cây điều (điều kiện nhiệt độ
phải từ 5- 45 độ C, lượng mưa thích hợp nhất là từ 1000 mm – 2000 mm, độ cao thích
hợp nhất là dưới 600m so với mặt nước biển). Điều kiện tự nhiên Việt Nam đã tạo được
rất nhiều lợi thế trong hoạt động trồng điều, do đó Việt Nam có rất nhiều rất vùng trồng
điều. Trong đó, các vùng trọng điểm như Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long. Riêng tỉnh Bình Phước thuộc vùng Đông Nam Bộ
được xem là thủ phủ hạt điều của Việt Nam.
Tuy nhiên sự biến đổi khí hậu của những năm gần đây đã ảnh hưởng rất nhiều
đến hoạt động trồng trọt nói chung. Bên cạnh đó, sự biến đổi khí hậu khiến cho nhiệt độ,
độ ẩm thay đổi bất thường tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển, gây nên hiện
tượng trắng lá, ngọn khô, quả bị thâm đen và rụng khiến vườn cây khô trắng từ gốc tới
ngọn. Hiện tượng mưa trái mùa diễn ra vào đúng thời điểm cây điều ra hoa, hậu quả
khiến độ ẩm tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho bọ xít muỗi, bệnh thán thư bùng phát
và gây hại. Riêng đối với bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra
và phát tán nhờ nước và gió, gây hại nặng trên chồi non, quả non làm giảm năng suất của
cây điều và ảnh hưởng trực tiếp chất lượng hạt điều.
Về nguồn nhân lực, theo tổng cục thống kê, quý IV năm 2021 Việt Nam hiện có
khoảng 50,7 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên tang khoảng 1,7 triệu người so với quý
trước và chiếm khoản ½ dân số Việt Nam. Các yếu tố này tạo thuận lợi để ngành trồng
trọt phát triển, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động trồng trọt, cung cấp nguồn nguyên
liệu thô và lực lượng lao động tác động đến hoạt động chế biến sản xuất. Các yếu tố tài
nguyên, địa lý, khí hậu thuận lợi sẽ giúp hoạt động trồng trọt phát triển tốt, đảm bảo
nguồn cung nguyên liệu thô ổn định về số lượng và chất lượng từ đó làm tăng lợi thế
cạnh tranh của ngành trồng trọt, sản xuất và xuất khẩu Việt Nam. Tương tự, lao động dồi
dào và có tay nghề sẽ giúp hoạt động chế biến thuận lợi và nhanh chóng, từ đó hoạt động
chế biến sẽ có năng suất cao, chất lượng tốt.
Nhìn chung điều kiện về nguồn nhân lực và thiên nhiên của Việt Nam là phù hợp
và thuận lợi đối với hoạt động trồng cây điều mặc dù vẫn có những biến đổi. Điều đó
mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh trong ngành xuất khẩu hạt điều sang thị trường Úc nói
riêng và có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động.
1.2.1.1.2. Yếu tố sản xuất cao cấp: Cơ sở hạ tầng, khoa học – công nghệ.
Việt Nam được biết đến là một quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây Việt nam liên tục học hỏi và phát triển công nghệ cũng như khoa học kỹ
thuật áp dụng vào các ngành thuần nông nghiệp và dần chuyển hướng sang công nghiệp
hóa các ngành nông nghiệp nhằm tang chất lượng, sản lượng cũng như là giảm chi phí
nhưng vẫn đạt được tối ưu năng suất.
Về cơ sở hạ tầng, ngành nông nghiệp luôn được Chính phủ Việt Nam quan tâm,
đầu tư, đặc biệt là về hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu, cấp điện sinh hoạt cho hộ nông
dân dân, các cơ sở hoạt động tại vùng nông thôn và hệ thống giao thông vận tải. Năm
2017, hệ thống thủy lợi Việt Nam đã có thể đảm bảo cho khoảng 90% diện tích đất canh
tác. Trong đó có 904 hệ thống thủy lợi lớn và vừa có quy mô diện tích phục vụ từ 200 ha
trở lên với 110 hệ thống thủy lợi lớn (diện tích phục vụ lớn hơn 2.000 ha).
Bên cạnh đó là 6.831 hồ các loại, với tổng dung tích trữ khoảng 50 tỷ m3 và
6.681 hồ thủy lợi với tổng dung tích 10,28 tỷ m3. Các hồ chứa đã và đang phục vụ cho
phát điện, cấp nước sinh hoạt, cấp nước cho các ngành kinh tế, bảo đảm tưới cho
800.000 ha đất canh tác. Ngoài ra, tại thủ phủ hạt điều Việt Nam – Bình Phước cũng đã
đầu tư phát triển hạ tầng vận tải với trên 3.000 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp các con
đường chính. Qua đó, hoạt động vận chuyển hàng hóa đường bộ bằng các container
được diễn ra thuận lợi hơn, tiết kiệm chi phí hơn.
Về khoa học – công nghệ, hệ thống công nghệ chế biến điều thô của Việt Nam
cũng được đầu tư phát triển hơn thay vì phải nhập khẩu từ nước ngoài như trước, đồng
thời Việt Nam còn xuất khẩu công nghệ chế biến điều thô sang các quốc gia chế biến hạt
điều khác như Ấn Độ, Brazil. VINACAS cũng đã đầu tư vào công nghệ chế biến hạt
điều nhân như máy tách hạt điều tự động, máy bóc vỏ lụa. Điều này giúp tăng năng suất,
tăng chất lượng và đồng thời giảm được chi phí trong ngành công nghiệp chế biến hạt điều.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng, khoa học – công nghệ cao phát triển nói chung tạo
điều kiện cho hoạt động trồng và chế biến được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm
được nhiều thời gian và chi phí. Hơn nữa, khoa học – công nghệ phát triển giúp cho
ngành sản xuất và xuất khẩu hạt điều có khả năng chế biến ra hạt điều chất lượng hơn,
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó làm tăng lợi thế cạnh tranh trong sản lượng
và chất lượng, ngược lại cũng có thể sẽ gây khó khăn và làm giảm lợi thế cạnh tranh.
1.2.1.2. Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan
Công nghiệp chế tạo máy, hiện nay hơn 80% thiết bị tại các nhà máy chế biến
hạt điều đều do các công ty, cơ sở sản xuất trong nước chế tạo và hệ thống máy móc
công nghệ với những dây chuyền khép kín thay vì riêng lẻ như trước kia. Điều đó đã
giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí, hiệu quả chế biến cũng tăng cao.
Ngành công nghiệp chế tạo máy phục vụ cho hoạt động chế biến hạt điều đã bắt đầu từ
năm 2007, đến năm 2008 VINACAS đã triển khai dự án khoa học công nghệ cấp Nhà
nước Hoàn thiện công nghệ, thiết kế, chế tạo máy tự động tách vỏ hạt điều và máy bóc
vỏ lụa nhân điều trong dây chuyền chế biến điều xuất khẩu, đến năm 2009 thì thiết bị
chế biến điều được hoàn thiện, đặc biệt ở khâu tách vỏ cứng hạt điều. Điều này khiến
cho hoạt động chế biến hạt điều được thuận lợi hơn, tiết kiệm chi phí hơn. Trước đây các
doanh nghiệp nhập khẩu máy bóc vỏ lụa mua từ Ý có giá tới 27.000 euro nhưng hiện
nay chỉ với 250 triệu đồng là đã có thể sở hữu công nghệ tương tự với xuất xứ trong
nước. Do đó, hầu hết doanh nghiệp chế biến hạt điều đều sử dụng máy móc trong nước
sản xuất góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư máy móc, thiết bị mà vẫn có máy có chất
lượng tốt. Có thể kể đến như chiếc máy cắt vỏ cứng hạt điều, có thể cắt tốt nhiều loại hạt
kích cỡ khác nhau với tỷ lệ hao hụt rất ít, chỉ khoảng dưới 10% trong khi máy của Ý có
tỷ lệ bể tới khoảng 25%.
Hơn nữa, máy móc, thiết bị Việt Nam đã có nhiều cải tiến, trong lần trình diễn
máy chế biến hạt điều năm 2015, các loại máy thuộc thế hệ sau đã có những bước tiến xa
hơn. Công suất của máy cắt tách vỏ hạt điều đạt 1000 kg/giờ, máy bóc vỏ lụa tỷ lệ hạt
sạch trên băng tải đã đạt khoảng 85% - 90% với các tạp chất dính trong hạt đã được loại
bỏ tốt. Ngoài ra, máy còn có thể tách các sản phẩm phụ như: bể đôi, bể nát và tạp chất
giúp cho sản phẩm trắng và sạch hơn đồng thời nhiều loại máy như phân loại màu, rang
hạt điều, lò li tâm xả đáy, máy đo độ ẩm cũng đã có cải tiến.
Công nghiệp chế biến, trong hoạt động xuất khẩu hạt điều, ngành chế biến hạt
điều rất quan trọng và có tác động trực tiếp đến hoạt động. Tại Việt Nam, ngành công
nghiệp chế biến cũng khá phát triển chủ yếu sử dụng máy móc công nghệ trong nước,
giúp giảm được khá nhiều nhân công, giảm mạnh chi phí sản xuất, tỷ lệ nhân thu hồi
cao, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt.
Theo VINACAS, Nếu trước đây cần khoảng 100 lao động thì với máy móc trong
nước sản xuất chỉ cần 20 – 30 lao động. Nhờ vào máy cắt hạt điều mà Việt Nam chế tạo,
đã có thể giảm tỷ lệ hạt bể xuống còn dưới 10%, so với trên 30% của thiết bị nước ngoài
và trên 10% của lao động thủ công. Cụ thể, mỗi máy cắt hoạt động với năng suất 1,6 tấn
hạt/ca, tương đương 10 – 12 lao động; với máy bóc vỏ lụa, tỷ lệ hạt vỏ dưới 13,7% cho
năng suất gần 1,6 tấn hạt/ca trong khi làm thủ công 10kg/lao động/ca. Có thể thấy, các
khâu trong chế biến hạt điều đã được cơ giới hóa một phần hoặc hoàn toàn giúp làm
giảm hơn 80% lao động. Điều này giúp giảm được nhiều chi phí, giảm được giá thành
sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Ngành trồng điều, Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế
giới và có nền nông nghiêp lâu đời do đó hoạt động trồng điều tại Việt Nam diễn ra khá sôi nổi.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNN, năm 2013 Việt Nam có khoảng 308.000 ha
trồng điều, trong đó diện tích điều trồng tập trung khoảng 60,8%, phân tán 39,2% với
năng suất bình quân đạt 9,1 tạ/ha, sản lượng 285.000 tấn hạt, kim ngạch xuất khẩu đạt
1,654 tỷ USD (hạt điều, dầu vỏ hạt điều và các sản phẩm chế biến từ điều) đến 95 quốc
gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2013 – 2018 sản lượng và diện tích
trồng điều tại Việt Nam có nhiều biến động.
Diện tích trồng cây điều của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2021 (Đơn vị: nghìn ha) 315 310 308.1 308.6 305 305 299.9 302.5 300 301 295 295.1 293.1 290 290.4 285 280 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Từ biểu đồ trên, diện tích trồng điều tại Việt Nam có
xu hướng giảm (từ 308.100 ha năm 2013 giảm còn 301.000 ha năm 2018).
Theo báo cáo của Trung tâm Quy hoạch nông nghiệp đã có tới 97 – 98% hộ gia
đình có cây điều già cho năng suất thấp đã chuyển sang trồng cây trồng khác như cao su
và hạt tiêu để có giá trị kinh tế cao hơn vì không bù đắp được chi phí bỏ ra mặc dù giá
bán điều cao. Diện tích trồng điều giảm mạnh đã khiến cho nguồn cung nguyên liệu điều
thô trong nước suy giảm, Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài khiến chi
phí tăng cao và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu điều ra thế giới nói chung
và Úc nói riêng. Do đó, giai đoạn 2015 – 2018 Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính
sách khuyến khích trồng điều nhằm khôi phục lại diện tích điều. Sau năm 2015, diện tích
điều có xu hướng phục hồi, vào năm 2019 đạt 308.600 ha.
Mặc dù đã có những khôi phục tốt về diện tích nhưng sản lượng hạt điều thu về
vẫn giảm, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2015 sản lượng hạt điều Việt Nam
khoảng 352.000 tấn nhưng đến năm 2018 chỉ còn khoảng 260.000 tấn. Sự biến đổi của
khí hậu, sâu bệnh chính là nguyên nhân gây ra sự suy giảm này.
Ngành phân bón, hiện nay ngành phân bón của Việt Nam đang trên đà phát
triển, nhu cầu tiêu thụ trong nước mỗi năm ước tính khoảng 11 triệu tấn phân bón các
loại, trong đó, phân bón vô cơ chiếm hơn 90% nhu cầu trong cả nước, phân hữu cơ và
phân bón khác chiếm 10%. Năng lực sản xuất trong nước về cơ bản đã đủ khả năng đáp
ứng 80% nhu cầu phân bón cơ bản của nội địa trong năm 2014.
Sản lượng một số sản phẩm phân bón của bón Việt Nam (Đơn vị: nghìn tấn ) 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2020
Phân hóa 3.730,8 3.829,4 3.729,1 3.535,6 3.677,0 4.026,3 7.600,0 học
(Nguồn: Bộ Công Thương VN, Tổng cục Thống kê)
Tuy nhiên vẫn còn phải nhập khẩu một lượng lớn phân bón từ nước ngoài, Bộ
NN&PTNN cho biết, nguồn phân bón Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc,
trong năm 2015 nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc gần 2,3 triệu tấn, trị giá 660,3 triệu
USD, chiếm tỷ trọng 51% tổng lượng phân bón nhập.
Ngoài ra Việt Nam còn phải nhập khẩu phân bón từ Nga, Belarut, Nhật Bản,…
Thông tin về việc giá phân bón tăng từ tháng 7 năm 2020 đến, theo Cục trưởng
Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) Nguyễn Văn Thanh cho biết nguyên nhân do giá nông
sản trên thế giới liên tục tăng trong thời gian qua (điển hình là giá gạo) kết hợp với tình
hình thời tiết thuận lợi đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, kèm theo đó là nhu cầu phân bón.
Nhìn chung, ngành phân bón tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều bất cập, chỉ đáp
ứng được những nhu cầu cơ bản cho sản xuất nông nghiệp trong nước chưa có sự nổi
bật. Đồng thời các nguyên liệu phân bón chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài sau đó
tiến hành chế biến để dùng trong nước và xuất khẩu, năng lực tự đáp ứng nguyên liệu
đầu vào chưa cao dẫn đến việc bị lệ thuộc. Ngoài ra, vấn nạn phân bón giả, kém chất
lượng ngày càng nhiều trên thị trường phân bón trong nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến
năng suất, chất lượng của hạt điều thu hoạch và doanh thu của các doanh nghiệp. Hơn
nữa, những hoạt động làm giả phân bón cũng ngày càng tinh vi hơn, gây khó khăn cho
người nông dân khi tiến hành mua sắm.
1.2.1.3. Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa
Chiến lược xuất khẩu hạt điều của các công ty tại Việt Nam và cấu trúc
doanh nghiệp, theo VINACAS, năm 2020 Việt Nam có trên 1.000 cơ sở chế biến hạt
điều và trên 450 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu điều. Tuy nhiên, hầu hết các doanh
nghiệp tập trung theo đuổi chiến lược ổn định, an toàn. Các doanh nghiệp hoạt động
trong ngành xuất khẩu hạt điều tại Việt Nam chủ yếu tập trung xuất khẩu hạt điều nhân
và một phần hạt điều thô, sản phẩm chế biến sâu còn hạn chế. Nguyên nhân là do hoạt
động xuất khẩu hạt điều nhân, điều thô an toàn hơn, chất lượng dễ kiểm soát và dễ đáp
ứng với các quy định nhập khẩu của thị trường thế giới nói chung, Úc nói riêng. Hơn
nữa, khả năng về công nghệ phục vụ cho hoạt động chế biến sâu tại Việt Nam còn hạn
chế đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm.
Tình hình cạnh tranh nội địa, trong những năm trước đây các doanh nghiệp
xuất khẩu hạt điều tại Việt Nam cạnh tranh rất khốc liệt. Sự thiếu hụt trong nguồn
nguyên liệu điều thô khiến cung nguyên liệu giảm trong khi cầu ngày càng tăng khiến
cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến cạnh tranh trong khâu đầu vào lẫn đầu ra. Từ đó
dẫn đến những tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động thu mua nguyên
liệu khiến cho giá điều nguyên liệu bị nhiễu loạn hoặc đẩy lên cao. 1.2.1.4. Cơ hội
Các cơ hội đối với ngành hạt điều Việt Nam có thể nói đến là các hiệp định
thương mại, ưu đãi của Úc đối với Việt Nam trong nhập khẩu hạt điều. Hiện tại, giữ Việt
Nam và Úc có mối quan hệ thương mại ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực
được minh chứng bởi việc ký kết các hiệp định giữa hai quốc gia. Trong đó, nổi bậc nhất
là hiệp định Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Úc, New Zealand (AANZAFTA),
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Hiệp định AANZAFTA, ngày 27/02/2009, ASEAN và Úc, New Zeland đã ký
Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc – New Zealand. Hiệp định
bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Theo đó, Úc đã cam kết sẽ cắt giảm và/hoặc loại
bỏ thuế hải quan đối với hàng hoá có xuất xứ của Việt Nam nói chung và hạt điều nói
riêng. Đối với mặt hàng hạt điều của Việt Nam, Úc đã cam kết cắt giảm thuế quan nhập
khẩu theo lộ trình như sau:
Lộ trình cắt giảm thuế quan nhập khẩu của Úc đối với mặt hàng hạt
điều Việt Nam trong Hiệp định AANZAFTA
Mã HS Mô tả 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2022 - và về 2021 sau 0801.31 Trong % 20 20 % 15 % 10 % 7 % 0 % 0 % 0 % vỏ
0801.32 Đã bóc 25 % 20 % 15 % 10 % 7 % 5 % 0 % 0 % vỏ
(Nguồn: Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc – New Zealand)
(https://aecvcci.vn/Uploaded/Users/Admin/files/2018/AANZFTA- Vietnam.pdf)
Hiệp định CPTPP, hiệp định đã có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với 6 nước
phê chuẩn ban đầu trong đó có Úc và có hiệu lực từ ngày 14/01/2019 đối với Việt Nam.
Theo đó, Úc sẽ xóa bỏ thuế quan đối với mặt hàng hạt điều ngay sau khi Hiệp định
CPTPP có hiệu lực, tức từ ngày 14/01/2019. Bên cạnh, việc cắt giảm thuế quan, Hiệp
định còn có quy định về quy tắc xuất xứ, quy tắc xuất xứ chủ đạo trong Hiệp định
CPTPP là chuyển đổi mã hàng hóa. Về thủ tục chứng nhận xuất xứ, Hiệp định CPTPP
cũng có nhiều điểm linh hoạt trong đó nổi bật là cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Các
doanh nghiệp có thể tự chứng nhận xuất xứ trên hóa đơn, chứng từ thương mại của mình
mà không phải đi xin chứng nhận xuất xứ từ các cơ quan có thẩm quyền. Trong đó đối
tượng được tự chứng nhận xuất xứ bao gồm cả người nhập khẩu, người xuất khẩu và
người sản xuất. Tuy nhiên, trong Hiệp định CPTPP Việt Nam có bảo lưu về lộ trình thực
hiện thủ tục tự chứng nhận xuất xứ riêng. Theo đó Việt Nam cam kết sẽ thực hiện song
song hình thức chứng nhận xuất xứ cũ và hình thức tự chứng nhận xuất xứ theo Hiệp
định CPTPP trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
So sánh với AANZFTA thì mức độ xóa bỏ thuế quan của Úc trong Hiệp định này
còn cao hơn CPTPP. Cụ thể, trong AANZFTA Úc cam kết xóa bỏ toàn bộ thuế quan (bao
gồm cả ô tô đã qua sử dụng) cho các hàng hóa của Việt Nam. Mặc dù lộ trình xóa bỏ
thuế quan trong AANZFTA dài hơn CPTPP, nhưng do Hiệp định này đã có hiệu lực từ
năm 2010 nên sẽ hoàn thành lộ trình trước CPTPP (AANZFTA hoàn thành lộ trình năm
2020, còn CPTPP là năm 2021). Tuy nhiên, quy tắc xuất xứ của CPTPP được cho là có
nhiều điểm linh hoạt, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp so với AANZFTA.
Những ưu đãi từ hai hiệp định thương mại trên đã mang đến rất nhiều cơ hội cho
mặt hàng hạt điều Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Úc. Thông qua hai hiệp định,
mặt hàng hạt điều Việt Nam khi nhập khẩu vào Úc sẽ được hưởng thuế suất nhập khẩu
0%, từ đó làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận tạo động lực cho hoạt động được phát triển
hơn. Ngoài ra, việc giảm thuế nhập khẩu cũng giúp cho giá bán thấp hơn, làm tăng lợi
thế cạnh tranh của hạt điều Việt Nam tại thị trường Úc, chiếm được nhiều ưu thế hơn trong khâu chào giá.
(https://trungtamwto.vn/chuyen-de/17528-cptpp-va-thi-truong-australia- co-hoi-
tiep-canthi-truong-hang-hoa-cua-australia) 1.2.1.5. Chính phủ
Yếu tố Chính phủ được thể hiện qua các chính sách mà Chính phủ Việt Nam đã
áp dụng hỗ trợ cho ngành hạt điều:
Chính sách khuyến khích trồng điều, nhằm khuyến khích, hỗ trợ ngành hạt
điều tại Việt Nam nói chung, Chính phủ đã đưa ra rất nhiều chính sách, quyết định phê
duyệt quy hoạch phát triển ngành điều. Năm 2003 Chính phủ đã ban hành nghị quyết số
15/2003/QH11 và Nghị định 129/2003/NĐ-CP về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông
nghiệp. Trong đó, các hộ nông dân sẽ được miễn thuế nông nghiệp trong hạn mức cho
phép. Điều đó đã khuyến khích các hộ nông dân tiếp tục kế hoạch trồng điều giúp làm
tăng nguồn nguyên liệu điều thô.
Chính sách khuyến khích đầu tư, năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số
210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn với các ưu đãi về đất đai như: miễn, giảm 50%, 70% tiền sử dụng đất; miễn,
giảm trong 11 hoặc 15 năm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Chính phủ; hỗ trợ thuê đất,
thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân với mức hỗ trợ 20% trong 5 năm đầu tiên; miễn,
giảm 50% tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Chính sách về xúc tiến thương mại, năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ
ngoại giao hai nước Việt Nam – Úc, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đoàn doanh
nghiệp tham dự Hội chợ Úc International Sourcing Fair. Qua đó quảng bá hình ảnh của
các thương hiệu xuất khẩu Việt Nam nói chung và đồng thời giúp các doanh nghiệp tham
gia có cơ hội giao thương, ký kết được hợp đồng xuất nhập khẩu ngay tại thời điểm thực
hiện chương trình và tìm hiểu xu hướng thị trường và thông tin khách hàng, gia tăng kim
ngạch xuất khẩu vào thị trường Úc.
Chính sách hỗ trợ về khuyến nông, căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP về
khuyến nông, ngày 04/11/2019 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 75/2019/TT-BTC về
việc Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực
hiện hoạt động khuyến nông. Các đối tượng được áp dụng là tổ chức, cá nhân có liên
quan đến hoạt động khuyến nông và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp tại Việt
Nam; Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động khuyến nông.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020 và thay thế thông
tư 183/2010/TTLT-BTC- BNN ngày 15/11/2010.
Chính sách miễn, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động
của dịch Covid- 19, ngày 19/10/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết
406/NQ-UBTVQH15 về giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động
của dịch COVID-19 và có hiệu lực từ ngày ký. Theo đó, một số chính sách về miễn,
giảm thuế được quy định như sau: Miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT và các loại
thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng trong quý
III và quý IV năm 2021 đối với hộ, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa
bàn cấp huyện chịu tác động của dịch COVID-19 trong năm 2021 do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định. Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm
2021 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp, tổ
chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong năm 2020.
Chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp hậu Covid-19, năm 2020 Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền
thuê đất cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất trong
các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, sản xuất, chế biến thực phẩm, xây
dựng,.. Cụ thể, đối với thuế giá trị gia tăng, thời gian gia hạn là 05 tháng, kể từ ngày kết
thúc thời hạn nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Nhìn chung, Chính phủ đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ ngành điều về đất đai
canh tác, đầu tư, tín dụng và các hoạt động thúc đẩy xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh
nghiệp thâm nhập thị trường Úc. Điều đó đã mang lại một nền tảng nội địa vững chắc
với sự khuyến khích và ủng hộ của Chính phủ, giúp ngành điều có thêm động lực và
tăng thêm lợi thế cạnh tranh. Mặc dù các chính sách vẫn chưa giải quyết triệt để các khó
khăn đang còn gặp phải của ngành điều Việt Nam nhưng cũng đã mang lại nhiều lợi thế
cạnh tranh cho ngành tại thị trường Úc.
1.2.2. Tại thị trường Úc
1.2.2.1. Rào cản thuế quan, các chi phí nhập khẩu
Úc sử dụng Biểu thuế chung đối với các mặt hàng nhập khẩu từ các nước phát
triển. Tuy nhiên, Úc cũng dành một số ưu đãi cho nhiều nhóm nước như đối với các
nước đang phát triển có đủ điều kiện được hưởng ưu đãi và các nước thành viên thuộc
Diễn đàn Khu vực đảo Thái Bình Dương (PIF), các nước đã ký hiệp định thương mại
song phương. Hơn nữa, các nước như: Papua New Guinea, New Zealand, Singapore,
Mỹ, Thái Lan, Chi Lê, Malaysia, ASEAN và các nước thành viên PIF đủ điều kiện sẽ
được miễn thuế khi xuất khẩu vào Úc đối với hầu hết các mặt hàng với điều kiện hàng
hoá phải đáp ứng được các quy tắc xuất xứ liên quan.
Đối với mặt hàng hạt điều Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Úc hiện nay, nếu
áp dụng ưu đãi của Hiệp định CPTPP thì sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu. Điều này
tạo động lực lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu hạt
điều tại Việt Nam. Đồng thời cũng khuyến khích đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hạt điều
của Việt Nam vào Úc, thúc đẩy mối quan hệ thương mại Việt – Úc ngày càng phát triển.
1.2.2.2. Rào cản phi thuế quan
Tại Úc, hàng rào phi thuế quan được thể hiện rõ nét và chủ yếu nhất thông qua
các quy định đối với hạt điều nhập khẩu vào Úc. Theo sách Một số quy định đối với
hàng hóa nhập khẩu vào Úc, Úc có hệ thống các tiêu chuẩn, yêu cầu vô cùng khắt khe
đối với hạt điều nhập khẩu như sau:
Về giấy phép nhập khẩu, kiểm dịch và an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, mô
tả thương mại, nhãn mác xuất xứ...
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT
KHẨU HẠT ĐIỀU SANG THỊ TRƯỜNG ÚC
2.1. Tình hình sản xuất, xuất khẩu hạt điều vào giai đoạn 2013 – 2021
Trong năm 2017, Việt Nam là một trong 15 nước bạn hàng thương mại và dịch
vụ lớn nhất nước Úc. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm
2017, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Úc đạt 6,46 tỷ USD, tăng 22,1% so với
năm 2016, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Úc đạt 3,3 tỷ USD, tăng 15,1%, kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Úc đạt 3,1 tỷ USD, tăng 30,5%. Riêng đối với mặt
hàng hạt điều, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc ngày càng phát triển.
2.1.1. Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia/New Zealand (AANZFTA)
Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang Úc giai đoạn 2013 – 2018 Cột mốc
Úc bắt đầu áp dụng các chính sách ưu đãi thuế dành
cho hàng hóa xuất khẩu của VN Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Khối lượng 14.089 15.905 15.768 14.700 13.381 12.620
( tấn ) + 12,9% - 0,9% -6.8 % - % 9 -5.7 %
Kim ngạch 97.046 108.873 116.576 120.830 133.239 110.846
( nghìn USD ) + 12,2 % +7 ,1% +3 ,6% +10,3 % -16,8 %
( Nguồn: Bộ Công Thương VN, Tổng cục Thống kê )
Đối với khối lượng điều xuất khẩu, trong giai đoạn 2013 – 2018 khối lượng
xuất khẩu còn nhiều biến động và có xu hướng giảm đi. Nguyên nhân dẫn đến sự suy
giảm này là do sự thiếu hụt trong nguồn nguyên liệu và rủi ro từ phía đối tác. Trước hết,
bất cập bắt nguồn từ “sự khập khiễng giữa khả năng trồng trọt với năng lực chế biến của
ngành điều trong chặn đường vừa qua. Thất thường trong trồng trọt là căn bệnh mãn tính
của nông nghiệp nước nhà nói chung và cây điều nói riêng. Có quy hoạch nhưng sẵn
sàng phá vỡ quy hoạch, chạy theo tâm lý đám đông, cuốn theo cơn lốc thương trường”
(VINACAS, 2019). Với tình trạng khó khăn về nguyên liệu vì vậy đa số các nhà máy đã
bán hết nhân điều trong 5 tháng đầu năm 2018, dẫn đến lượng điều dành cho xuất khẩu không còn nhiều.
Sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong nước buộc phải nhập khẩu điều thô từ nước
ngoài. Hạt điều thô chủ yếu nhập khẩu từ Châu Phi, riêng bờ biển Ngà chiếm đến 35%
tổng lượng (theo VINACAS, 2019). Tuy nhiên, các hợp đồng nhập khẩu điều thô từ một
số nước Châu Phi còn bị huỷ hoặc hợp đồng vẫn thực hiện nhưng hàng nhận được phẩm
cấp không như thỏa thuận cùng với việc Bờ Biển Ngà thực hiện tuyên bố đến năm 2020
sẽ để lại toàn bộ hạt điều thô để chế biến trong nước, dẫn đến doanh nghiệp thiếu nguyên liệu chế biến.
Đối với kim ngạch điều xuất khẩu, mặc dù sản lượng xuất khẩu hạt điều sang
thị trường Úc có nhiều bất ổn và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2013 – 2018. Tuy
nhiên, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng liên tục từ năm 2013 đến năm 2017 và chỉ giảm
vào năm 2018. Nguyên nhân của sự khác biệt chủ yếu do sự dao động của giá xuất khẩu hạt điều.
Năm 2017, kim ngạch đạt giá trị lớn nhất trong cả giai đoạn với 133.239 nghìn
USD, tăng 10,3% so với năm 2016. Tuy nhiên, về tốc độ tăng trường thì giai đoạn 2013
– 2014 kim ngạch xuất khẩu sang Úc tăng cao nhất với 12,2%. Nguyên nhân của sự tăng
trường mạnh mẽ này chủ yếu là do sự thay đổi trong cơ chế chính sách của Chính phủ
cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều vào năm 2014. Cụ thể, Chính phủ đã miễn thuế
GTGT cho các sản phẩm điều thô và sơ chế, bên cạnh đó Chính phủ còn đưa ra nhiều cơ
chế ưu đãi về vay vốn, hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp chế biến điều, giảm thiểu các
thủ tục về thuế và hải quan,… Hơn nữa, một trong những nguyên nhân của việc tăng
trưởng vào giai đoạn 2013 – 2014 nói riêng và giai đoạn 2013 – 2017 nói chung xuất
phát từ cam kết cắt giảm thuế quan nhập khẩu hạt điều mà Úc dành cho Việt Nam trong
Hiệp định AANZFTA. Hai biến đổi trên đã giúp cho kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam tăng mạnh.
Trong suốt giai đoạn 2013 – 2018, chỉ duy nhất năm 2018 kim ngạch xuất khẩu
điều sang Úc giảm, giảm đến 16,8%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của các năm. Do khí
hậu bất thường và sâu bệnh bùng phát tại các địa phương gây thiếu nguyên liệu dẫn đến
khối lượng xuất khẩu giảm, đồng thời rơi vào các mùa thấp điểm của thị trường khiến
giá xuất khẩu giảm xuống, tuy nhiên, giá thu mua nguyên liệu điều lại tăng đạt kỷ lục
khoảng 60.000 đ/kg hạt khô nhập kho bình quân. Đặc biệt, giá tăng mạnh ngay sau khi
Tanzania tuyên bố không xuất khẩu điều thô và sẽ thu mua toàn bộ điều thô nguyên liệu
trong nước để sản xuất, chế biến điều nhân mà đây lại chính là thị trường cung cấp điều
thô nguyên liệu lớn thứ 2 cho Việt Nam sau Bờ Biển Ngà. Do đó đã ảnh hưởng đến kim
ngạch xuất khẩu hạt điều sang thị trường Úc trong năm 2018.
2.1.2. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Giá xuất khẩu điều bình quân sang thị trường Úc giai đoạn 2013 – 2020) 10 8.78 8.78 9 8.22 8 7.39 6.89 6.84 7.2 7 6.24 6 5 4 3 2 1 0 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
(Đơn vị: nghìn USD/tấn)
Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021 Cột mốc
Trước khi gia nhập CPTPP
Sau khi gia nhập CPTPP Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Đối với khối lượng điều xuất khẩu, từ trước đến nay, các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung luôn nhập khẩu phần lớn nguyên liệu điều thô từ các nước Châu Phi như
đã phân tích ở trên. Trong giai đoạn 2019-2021, giai đoạn này do đại dịch Covid-19 lan
rộng khắp thế giới gây nên những khó khăn trong lưu thông vận chuyển và làm đứt gãy
chuỗi cung ứng hàng hóa. Do đó, các doanh nghiệp trong nước đã chuyển sang nhập
khẩu nguyên liệu thô từ Campuchia với nhiều điều kiện thuận lợi hơn như sát biên giới,
thuận lợi cho vận chuyển đường bộ và ít chịu tác động từ cước phí hàng hải.
Bên cạnh đó, phải nói đến nhu cầu mua hàng dự trữ cao từ các nhà nhập khẩu
trong giai đoạn dịch lan rộng ở các nước Châu Phi. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ, sản xuất
lại hạt điều tăng nhanh ở các nước Châu Âu do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm lành mạnh
thay thế cho các thanh sô cô la có hàm lượng calo cao, hạt điều được dùng để sản xuất
thành sữa, phô mai, nước sốt kem hạt. Đó là lý do vì sao trong giai đoạn dịch mà khối
lượng điều xuất khẩu có xu hướng tăng.
Đối với kim ngạch điều xuất khẩu, giá xuất khẩu tăng mạnh trong năm 2017 và
có xu hướng giảm kể từ năm 2018 đến hết năm 2021. Với tác động của lượng xuất khẩu
tăng làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng theo, tuy nhiên, không đủ bù cho sự sụt giảm về giá.
Đặc biệt đáng chú ý, trong giai đoạn 2020 – 2021, đây là giai đoạn mà hiệp định
AANZFTA và CPTPP hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế quan nhập khẩu đối với hàng
hóa nông sản Việt Nam (AANZFTA hoàn thành lộ trình năm 2020, còn CPTPP là năm
2021). Đi kèm theo đó là việc Chính phủ tung ra các chính sách ưu đãi về miễn giảm
thuế và các chính sách khuyến nông nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp nói riêng vực
dậy trong đại dịch Covid-19. Đó cũng là một trong những nguyên nhân đánh giá sự trở
lại mạnh mẽ của Việt Nam sau khi kiểm soát được dịch Covid với kim ngạch có sự tăng
vọt từ 3,2 tỷ USD lên đến 3,64 tỷ USD, tiếp tục giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu hạt điều
lớ nhất thế giới và là một trong số ít quốc gia có tổng GDP toàn quốc gia tăng trưởng trở
lại ngay sau dịch Covid đạt 2,3%.
Qua những số liệu trên, ta có thể thấy các hiệp định thương mại tự do là vô cùng
quan trọng đối với một quốc gia về nhiều mặt. Tuy việc gia nhập FTA khiến cho giá bán
hàng hóa cũng như các biểu thuế giảm so với ban đầu nhưng những lợi ích mà nó mang
lại hoàn toàn vượt trội hơn. Gia nhập vào FTAs giúp cho Việt Nam kích thích được thị
trường trong và ngoài nước phát triển một cách mạnh mẽ, đồng thời thu hút hơn các nhà
đầu tư và các doanh nghiệp hoạt động mở ra nhiều cơ hội hơn cho Việt Nam. Hơn thế
nữa, nhờ vào những chính sách hỗ trợ về thuế cũng như hàng hóa của FTAs, đã giúp cho
Việt Nam duy trì ổn định trong giai đoạn dịch Covid bùng nổ khi vẫn có thể duy trì các
hoạt động sản xuất cũng như xuất nhập khẩu và tăng trưởng trở lại mạnh mẽ ngay sau
khi dịch bệnh được kiểm soát. Cuối cùng, nhờ việc gia nhập FTAs, mà Việt Nam đang
trên đà tăng trưởng mạnh mẽ được thể hiện rõ qua số liệu các năm cũng như là những số
liệu mà các chuyên gia dự đoán trong những năm tiếp theo về các ngành nghề liên quan
đến xuất nhập khẩu đều là những con số tích cực và những kỷ lục được Việt Nam hướng tới.
2.2. Những hạn chế ngành đối với các hiệp định FTAs
2.2.1. Rào cản phi thuế quan
Chính sách thương mại và thuế quan của Úc khá minh bạch, rõ ràng và cũng đã
áp dụng ưu đãi cho Việt Nam theo Hiệp định AANZFTA, Hiệp định CPTPP nhưng hàng
rào phi thuế quan vẫn còn rất chặt chẽ đối với mặt hàng nông lâm thủy sản nói chung và
các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ cũng rất
khắt khe. Hạt điều muốn nhập khẩu vào thị trường Úc phải đáp ứng tiêu chuẩn và được
sự đồng ý của cơ quan chức năng của hai nước. Tuy nhiên, chất lượng hạt điều tại Việt
Nam hiện tại vẫn còn chưa cao do nguyên liệu nhập khẩu từ nhiều nguồn và kém chất
lượng. Trong bối cảnh cầu ngày càng tăng cao, hạt điều cỡ lớn vừa phải (W240, loại có
cỡ từ 220 – 240 hạt/pound, tức 454g) lại rơi vào tình trạng khan hiếm cục bộ trong thời
gian gần đây. Những lô hàng điều thô nguyên liệu mà Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là
loại điều giá rẻ, hạt cỡ nhỏ, điều thu hoạch từ các vụ cũ, đã kém phẩm chất. Hơn nữa,
“từ năm 2013 đến nay, cơ quan kiểm dịch thực vật nhiều lần phát hiện các lô hàng điều
nhập khẩu từ châu Phi bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật Việt Nam là mọt cứng đốt”
(Hoàng Trung, 2019). Nguyên nhân trên đã khiến cho hạt điều Việt Nam khó có thể đáp
ứng yêu cầu khắc khe về kiểm dịch và chất lượng của thị trường Úc và trở thành một
thách thức lớn đối với Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Hơn nữa, mặc dù đã có những
ưu đãi trong thuế nhập khẩu nhưng vẫn không đủ để trang trải, không cắt giảm được quá
nhiều chi phí vì bên cạnh thuế nhập khẩu, mặt hàng hạt điều còn phải chịu nhiều chi phí
nhập khẩu khác khi nhập khẩu vào thị trường Úc.
2.2.2. Nguồn cung ứng điều thô nguyên liệu
Nguồn cung điều thô nguyên liệu hiện nay không đủ để đáp ứng chế biến xuất
khẩu và khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu về chất lượng, xuất xứ hàng hóa. Trong
ngành xuất khẩu hạt điều, ngoài nguồn cung trong nước Việt Nam phải nhập khẩu đến
70% nguyên liệu điều thô nước ngoài để phục vụ chế biến vì vậy nhà cung ứng của Việt
Nam là rất phụ thuộc. Hiện tại, Việt Nam chủ yêu nhập khẩu điều thô từ Châu Phi, Campuchia, Indonesia.
6 quốc gia Việt Nam nhập khẩu điều thô hàng đầu năm 2018 Quốc gia Trị giá Côte d'Ivoire 670.222 Campuchia 302.993 Tanzania 282.633 Ghana 254.211 Nigeria 216.403 Indonesia 68.401
Số lượng nhà cung ứng chủ yếu với Việt Nam nhiều và rất linh hoạt do đó cũng
không tạo là sức ép lớn. Tuy nhiên, chính vì sự nhập khẩu nguyên liệu từ nhiều quốc gia
khác để đáp ứng nhu cầu chế biến đã khiến cho việc xác định nguồn gốc xuất xứ của hạt
điều trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, để có thể đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu của
Úc và tận dụng được ưu đãi thuế quan của Hiệp định AANZFTA, hạt nhập khẩu vào Úc
phải đảm bảo quy tắc xuất xứ. Hơn nữa, trong những năm gần đây Châu Phi gặp khó
khăn do thời tiết, mất mùa, dịch bệnh dẫn đến sản lượng điều thô giảm.
Hơn nữa, chất lượng điều thô Châu Phi ngày càng giảm với nhiều lô hàng phát
hiện bị ẩm mốc và mang đến tỷ lệ tổn thất khá cao. Bên cạnh đó, một số lô hàng điều thô
từ Châu Phi còn trộn lẫn hạt điều từ mùa vụ cũ khiến chất lượng không đồng nhất và còn
có hiện tượng hạt điều bị thối nhân làm cho sản lượng điều nhân thu hồi lại giảm và ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng hạt điều sau chế biến. Khiến cho nhân điều không còn
màu sắc, mùi vị đặc trưng của sản phẩm, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và thậm chí
con người không thể sử dụng được, dẫn đến nhiều hạn chế trong chất lượng đầu vào với
Châu Phi. Hai điều trên đã trở thành một thách thức không nhỏ đối với hoạt động xuất
khẩu hạt điều Việt Nam sang thị trường Úc trong tương lai tới.
2.2.3. Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh trên thị trường Úc nói chung đang diễn ra ngày càng gây gắt trong khi
năng lực cạnh tranh của hạt điều Việt Nam vẫn còn chưa cao so với các đối thủ mạnh.
Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, khu vực phát triển kinh tế
năng động nhất thế giới thu hút rất nhiều cường quốc kinh tế như Mỹ, Trung Quốc, Nhật
Bản. Hơn nữa, Úc cũng thuộc khu vực trên, vì vậy đây sẽ là thách thức lớn đối với Việt
Nam khi phải cạnh tranh với các đối thủ lớn mạnh và có thâm niên, kinh nghiệm. Ngoài
ra, Úc đã áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu như
tiêu chuẩn chất lượng, SPS, TBT,... trong khi Việt Nam vẫn chưa có kinh nghiệm dày
dặn trong việc ứng phó với những vấn đề này.
Cơ cấu xuất khẩu hạt điều của Việt Nam tương đối giống với các đối thủ như Ấn
Độ, Trung Quốc, chủ yếu là xuất khẩu điều nhân, không có sự khác biệt và nổi bật.
Trong khi đó, Ấn Độ đã từng giữ ngôi vương quốc gia xuất khẩu hạt điều hàng đầu trên