-
Thông tin
-
Quiz
Bài tiểu luận môn Thiết kế trang phục nữ cơ bản đề tài "Thiết kế áo kiểu nữ Âu Danton"
Bài tiểu luận môn Thiết kế trang phục nữ cơ bản đề tài "Thiết kế áo kiểu nữ Âu Danton" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Bài tiểu luận môn Thiết kế trang phục nữ cơ bản đề tài "Thiết kế áo kiểu nữ Âu Danton"
Bài tiểu luận môn Thiết kế trang phục nữ cơ bản đề tài "Thiết kế áo kiểu nữ Âu Danton" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Thiết kế trang phục nữ nâng cao (201AWDR331251) 2 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA THỜI TRANG & DU LỊCH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MAY ---- ----
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
THIẾT KẾ ÁO KIỂU NỮ BÂU DANTON
Môn học
THIẾT KẾ TRANG PHỤC NỮ CƠ BẢN
GVHD Th.S Mai Quỳnh Trang SVT Nguyễn Ngọc Cát Linh 20109144 H Từ Thị Hải Nhung 20109044 Lý Thị Kim Loan 20109147 Nguyễn Thị Liểu 20109141 Thị Cam 20109129
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2021 LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp may là một ngành có truyền thống từ lâu ở Việt Nam. Đây là một ngành
quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là
ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội và đặc biệt nó là ngành có thế mạnh trong
xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của
đất nước. Trong điều kiện đó, kinh doanh ngành may mặc ngày càng mở rộng. Điều này đòi
hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm và áp dụng cho mình một phương thức sản xuất mới mang lại
lợi thế cạnh tranh lớn nhất cho doanh nghiệp của mình.
Trang phục là đóng một phần rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Cũng như
không khí hay nước vậy, con người cũng không thể thiếu trang phục trong hoạt động hàng
ngày. Trang phục nữ cung vậy, từ những chiếc áo sơ mi, váy, ... đơn giản thường thấy, nay
cũng được biến nhiều kiểu cách làm đa dạng thêm hợp thời trang phong cách của thời đại nay.
Chính vì vậy, môn học “Thiết kế trang phục nữ cơ bản” do giảng viên Th.S Mai Quỳnh Trang
phụ trách, chúng em đã được tiếp cận hơn về trang phục nữ, học hỏi được những kiến thức
mới cũng như cung cấp cho em các kiến thức cơ bản về thiết kế và kỹ thuật để áp dụng trong
tiểu luận và quá trình làm việc sau này.
Tiểu luận cuối kỳ môn học Thiết kế trang phục nữ cơ bản giúp cho em hệ thống tất cả các
kiến thức trong kỳ vừa qua về cách thiết kế nhằm thiết kế ra một sản phẩm may từ công đoạn
nhận đơn hàng, đến hoàn tất các tài liệu kỹ thuật. Tiểu luận không chỉ trình bày các nội dụng
khái quát mà còn đi sâu vào quá trình lập bảng tài liệu kỹ thuật; từ bảng thông số thành phẩm,
sản phẩm từ khách hàng đến lập tài liệu kỹ thuật về qui trình thiết kế và qui cách may sản phẩm.
Tiểu luận đã liên kết được kiến thức từ các môn cơ sở ngành, mang tính gợi ý giúp người
đọc hình dung được cần làm khi nhận một đơn hàng. Đồng thời là một tài liệu cho các bạn
sinh viên tham khảo trong quá trình học tập
Dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình hoàn tất tiểu luận, nghiên cứu nhưng do khả
năng, tài liệu tham khảo còn hạn chế, tiểu luận không thể tránh được các thiếu sót. Nhóm rất
mong nhận được ý kiến đóng góp và lời nhận xét của thầy để bản thân đúc kết lại kiến thức hoàn chỉnh hơn. MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………….
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SẢN PHẨM...........................................................................1 1.1
Hình vẽ mô tả mẫu....................................................................................................1 1.2
Mô tả cấu tạo sản phẩm.............................................................................................2 1.3
Đề xuất Nguyên phụ liệu may sản xuất.....................................................................2
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THIẾT KẾ MẪU...................................................................5
2.1 Quy trình thiết kế mẫu...................................................................................................5
2.2 Qui trình may mẫu........................................................................................................6
CHƯƠNG 3: NĂNG LỰC SỐ THỰC HIỆN TIỂU LUẬN............................................17 3. 1.Công cụ họp nhóm và phân công nhiệm
vụ................................................................18
3.1.1 Phần mềm họp nhóm............................................................................................18
3.1.2. Các kênh thông tin liên lạc và kiểm soát các thành viên......................................22
3.2 Công cụ và cách thức tìm kiếm tài liệu.......................................................................26
3.3 Phần mềm thực hiện tiểu luận.....................................................................................27
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................29
4.1 Kết luận.......................................................................................................................29 4.2 Kiến
nghị.....................................................................................................................30TÀI LIỆU
THAM KHẢO..................................................................................................31 BẢNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
1.1 Hình vẽ mô tả mẫu
TÊN SẢN PHẨM: ÁO KIỂU NỮ BÂU DANTON
Chủng loại: Áo Nữ biến kiểu Khách hàng: MQT Mã hàng: Nhóm 9 Nhân viên: Nhóm 9 Ngày: 09/12/2021
BẢNG HÌNH VẼ MÔ TẢ MẪU Mặt trước Mặt sau MÔ TẢ SẢN PHẨM:
Áo nữ biến kiểu bâu dalton được thiết kế theo form rộng có độ dài ngang eo phù hợp
với nhiều dáng người, dạng bâu dalton, tay ngắn. Áo được thiết kế mở ở thân trước 4 nút
và khuy. Thân trước và thân sau được thiết kế 2 chiếc plis ở lai.
1.2 Mô tả cấu tạo sản phẩm
Áo nữ biến kiểu bâu dalton được hình thành từ sự liên kết 9 chi tiết gồm vải chính có 2
thân trước, 1 thân sau, 2 tay áo, 1 lá bâu trên, 1 lá bâu dưới và 2 nẹp ve. Ngoài các chi tiết vải
chính còn có 2 keo lá bâu, 2 keo nẹp ve và 4 plis ở thân trước, thân sau. Chất liệu phù hợp để
thiết kế lớp chính có thành phần chủ yếu là vải lanh, cotton, Cotton Spandex, kate mịn, mint.
Ngoài ra còn kết hợp với các phụ liệu như: nhãn chính, nhãn size, nhãn HDSD, nút, ...
1.3 Đề xuất Nguyên phụ liệu may sản xuất
BẢNG NGUYÊN PHỤ LIỆU Khách hành UTE Mô tả sản
Áo nữ biến kiểu bâu dalton phẩm Mã hàng Nhóm 9 Sản lượng pcs Ngày xuất hàng Size chính M STT LOẠI NPL Quy cách Loại NPL 1 Vải chính 1m6 100% cotton Mint 009966 2 Chỉ may 5000/ 30% cotton cuộn 40/2 70% PE 3 Chỉ vắt sổ 5000/ cuộn 40/2 4 Nút 16l 1 cm 5 Nhãn Dệt chính 6 Nhãn size Dệt 7 Nhãn Dệt HDSD 8 Thẻ bài trang trí 9 Dây treo thẻ bài 10 Nhãn dán thùng 1 11 Nhãn dán thùng 2 12 Băng keo dán thùng 13 Giấy chống ẩm 14 Bao 28cm x nilong 25cm 15 Thùng 49cm x carton 26cm x 40cm
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THIẾT KẾ MẪU
2.1 Quy trình thiết kế mẫu - Thiết kế áo có chồm vai, plis và bâu danton
2.1.1 Thông số thiết kế STT NI MẪU THÔNG SỐ GHI CHÚ 1 Vòng eo 64 2 Vòng ngực 84 3 Hạ eo sau 36 4 Rộng vai 36 5 Vòng nách 34 6 Vòng cổ 33 7 Dang ngực 16 8 Chéo ngực 18 9 Dài tay 54 10 Vòng cửa tay 22 11 CĐTP rộng 8/6/8
Yêu cầu: Thiết kế theo tỉ lệ 1:1 a. Vẽ thân trước
Bước 1: Dựng khung
AB: Hạ eo =HES= Dài áo =36cm. Tại A dựng đường thẳng vuông góc với AB. Tại B dựng
đường thẳng vuông góc với AB gọi là đường ngang eo.
AA1 = Vào cổ = 1/6 vòng cổ + 0,5cm = 6cm
AA2 = Hạ cổ = 1/6 vòng cổ +1,5cm = 7cm
AD = ngang vai = ½ rộng vai = 18cm
DD’ = hạ xuôi vai = 4cm, DD’ vuông góc với đường thẳng Ax. Nối A’D, A’D là đường vai con.
Với hạ xuôi vai 4cm dành cho dáng người vai bình thường; Từ 3 - 3.5 cm dành cho người
vai ngang; Từ 4.5 - 5cm dành cho người vai xuôi
D’D’’ = hạ nách = ½ vòng nách = 17cm. Từ D’’, dựng đường thẳng vuông góc với AB gọi là đường ngang ngực.
EE’ = ngang ngực = ¼ vòng ngực + cử động ngực/4 = 23cm.
BB’ = ngang eo = 1/4 vòng eo + cử động eo/4+ độ rộng ly (= 2cm) = 19,5cm.
Nối E’với B’ ta có khung cơ bản sau : Hình 1.1
Bước 2 : Vẽ vòng cổ
Dựng tam giác vuông với cạnh huyền là A1A2.
Vẽ đường trung tuyến, sau đó dùng thước đánh cong vòng cổ theo hình minh họa bên dưới. Hình 1.2
Buớc 3: Vẽ vòng nách
Xác định điểm F, F là trung điểm của hạ nách với D’F = ½ D’D’’.
Dựng đoạn thẳng FF’ = 2cm và vuông góc với DD’.
Nối D’F’ kéo dài cắt EE’ tại F’’
Nối E’F’, dựng đường trung tuyến của tâm giác F’F’’E’ sau đó dùng thước cong vẽ đường
cong vòng nách qua các điểm D’F’E’. Hình 1.3
Bước 4: Vẽ đường sườn Hình 1.4
Bước 5: Vẽ chồm vai
Từ điểm A1 lấy xuống theo đường cong vòng cổ 1.5cm.
Từ D’lấy xuống theo đường cong vòng nách 2cm.
Vẽ đường vai con mới theo hình vẽ bên dưới : Hình 1.5 b. Vẽ thân sau
Bước 1: Dựng khung
AB: Hạ eo =HES= Dài áo =36cm. Tại A dựng đường thẳng vuông góc với AB. Tại B dựng
đường thẳng vuông góc với AB gọi là đường ngang eo.
AA1 = Vào cổ = 1/6 vòng cổ + 0,5cm = 6cm AA2 = Hạ cổ = 1.5cm
AD = ngang vai = ½ rộng vai = 18cm
DD’ = hạ xuôi vai = 4cm, DD’ vuông góc với đường thẳng Ax. Nối A’D, A’D là đường vai con.
Với hạ xuôi vai 4cm dành cho dáng người vai bình thường; Từ 3 - 3.5 cm dành cho người
vai ngang; Từ 4.5 - 5cm dành cho người vai xuôi
D’D’’ = hạ nách = ½ vòng nách = 17cm. Từ D’’, dựng đường thẳng vuông góc với AB gọi là đường ngang ngực.
EE’ = ngang ngực = ¼ vòng ngực + cử động ngực/4 = 23cm.
BB’ = ngang eo = 1/4 vòng eo + cử động eo/4+ độ rộng ly (= 2cm) = 19,5cm.
Nối E’với B’ ta có khung cơ bản sau : Hình 1.6
Tiến hành vẽ đường sườn, vòng cổ, vòng nách, giống như thân trước.
Bước 2: Vẽ chồm vai
Từ điểm A1 lấy lên theo đường cong vòng cổ 1.5cm.
Từ D’lấy lên theo đường cong vòng nách 2cm. Vẽ
đường vai con mới theo hình vẽ bên dưới : Hình 1.7
c. Thiết kế bâu Danton
Bước 1 : Xác đỉnh điểm sâu cổ
Điểm A1 gọi là điểm vào cổ, A2 gọi là điểm hạ cổ, A3 gọi là điểm sâu cổ.
Dựng đoạn thẳng A2A3 là sâu cổ, với A2A3 = sâu cổ = 10cm theo đường cài nút theo hình minh họa bên dưới. Hình 1.8
Bước 2: Xác định đường bẻ ve
Xác định vòng cổ mới thân sau i1i2.
Nối điểm A với điểm A . Dựng đoạn thẳng A’ 1 3 1B = i1i2. Kéo dài A
cắt đường đinh áo tại A 1A3 4.
A1A4 là đường bẻ ve. Điểm A4 là điểm bẻ ve. Hình 1.9
Bước 3: Vẽ bâu danton
Dựng đoạn thẳng A’1B theo đường vai con 1.5cm
Từ điểm B dựng BB vuông góc với đường vai con, song song với đường bẻ ve. 1
Từ B1 lấy qua trái 1,5cm, với B1B2 = 1,5cm, BB2 = BB1 = i1i2
Từ điểm B2 dựng B2B3 vuông góc BB2, B2B3 = 7cm (7 – 8cm).
Từ điểm B , dựng đoạn thẳng B 3
3B4 vuông góc với B2B3 và B3B4 song song BB2.
Từ điểmA , dựng đường thẳng vuông góc đường bẻ ve. 2 Kéo dài B A’ . Sau đó, nối A4 A’’2. 3B4 cắt A2 2 tại A”2
Từ A”2 lấy lên theo đường B3B4 1.5 cm và lấy xuống theo đường A4 A”2 1,5cm.
Từ điểm hạ cổ A2 nối ra 2 điểm 1,5cm vừa lấy, được điểm chữ V.
Nối BA2, vẽ đường cong lá bâu. Đường ve áo đi qua các điểm BA2 và điểm chữ V theo
hình minh họa phía dưới. Hình 1.10
Bước 4: Thiết kế nẹp ve
Từ điểm nẹp ve A4 lấy xuống theo đường đinh áo 4cm và lấy qua vuông góc với đường đinh áo 4cm.
Nối từ điểm B xuống đường vuông góc thì ra được nẹp ve. Hình 1.11 d. Thiết kế ly áo
Xác định vị trí ly, với BD = 9cm DD1 = Rộng ly = 2cm
Áo được thiết kế với ly theo dạng chiết ly nên đoạn may được xác định bằng DD3= D1D2= 6cm.
e. Xác định đường nẹp áo
Từ điểm A4 dựng đoạn thẳng A4C vuông góc đường đinh áo với A4C = 4cm.
Đường nẹp áo (3) cách đường đinh áo (2).
f. Thiết kế nút, khuy áo
Bước 1: Xác định vị trí khuy
Khuy nằm trên đường gài nút
Khuy đầu tiên cách A4 0.5cm Khuy cuối cách lai áo 3cm
Bước 2: Xác định vị trí nút
Thực hiện các bước tương tự đối với khuy, theo hình minh họa phía dưới Hình 1.12
g. Thiết kế tay áo loe ít
Bước 1: Dựng khung IJ = dài ống tay = 35cm.
IK = hạ nách tay = 1/10 vòng ngực + 3cm = 11,4cm. Dựng
đường ngang nách tay LL; vuông góc với IJ tại K. Với
KL = KL’ = ngang nách tay = ½ nách = 17cm.
Dựng đường ngang của tay MM’ vuông góc với IJ tại J.
Ta có JM = JM’ = ngang cửa tay = 14.30cm
Nối IL, IL’, LM, LM’, MM’ ta có khung cơ bản sau : Hình 1.13
Bước 2: Vẽ vòng nách tay sau
Dựng II’ = I’I” = I”L’ = 1/3 IL’
Tại trung điểm đoạn 1/3 thứ nhất lấy lên 1,5 cm.
Tại trung điểm đoạn 1/3 thứ 3 lấy lên 0,7 cm.
Dùng thước cong vẽ đường cong vòng nách tay thân sau theo hình bên dưới: Hình 1.14
Bước 3: Vẽ vòng nách tay trước
Dựng IO = OO’ = O’O” = O”L = ¼ IL
Tại điểm 1/4 thứ nhất từ I đi xuống, lấy lên 1cm. Tại điểm 1/4 thứ ba lấy xuống 1cm.
Vẽ đường cong vòng nách thân trước
Để có độ loe nhẹ cho lai tay, ta vẽ đường sườn tay rộng ra mỗi bên 7cm như hình vẽ sau:
Hình 1.15 2.1.2 Rập bán thành phẩm
2.2 Qui trình may mẫu Chú thích bậc thợ:
Bậc 1: Làm công việc như lấy dấu, cắt chỉ, ép keo, ủi, đóng gói. Bậc 2: Máy 1 kim
Bậc 3: Máy chuyên dùng: vắt sổ, máy đính nút, máy làm khuy. ST
TÊN BƯỚC CÔNG VIỆC BẬC THỢ T 1 Bước 1:
Thân trước, thân sau: vắt sổ xung quanh chừa Bậc 3 Chuẩn bị
vòng cổ lấy dấu vị trí tra bâu.
Lá bâu, nẹp ve: ép keo hột, lấy dấu vị trí tra bâu. Bậc 1 Lấy dấu may nhãn chính 2
Bước 2: May lộn lá bâu Bậc 2
Úp hai mặt phải của lá bâu vào nhau, lớp trong đặt dưới, lớp
ngoài có keo đặt lên trên, xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi may cách mép 1cm. 3
Bước 3: Gọt lộn lá bâu Bậc 1
Gọt đường may xung quanh cách đường may 0.5cm, hai góc
nhọn vạt góc. Lộn ủi lá bâu sát mép để giữ nếp. 4 Bước 4: May vai con Bậc 2
Đặt 2 mặt phải vai thân trước và thân sau trùng nhau, may cách
mép 1cm và ủi rẽ cho nằm êm. 5
Bước 5: May ráp lá bâu, nẹp ve vào thân áo Bậc 2
Đặt nẹp ve vào thân áo, may cách mép 1cm tới vị trí đã đánh
dấu rồi đặt lá bâu vào may đến hết nẹp ve. Tương tự đối với
nẹp ve còn lại. (Vị trí đánh dấu trên nẹp trùng với vị trí đáng dấu trên thân áo.) 6 Bước 6: Tra cổ Bậc 2
Lật phần lá bâu có keo hột, may phần còn lại của cổ áo, cách
mép 1cm (Không may lên lá bâu có keo hột). 7
Bước 7: Bấm góc cổ, lộn nẹp ve, ủi gấp nẹp ve vào chân cổ. Bậc 1 Sau đó ủi sát mép. 8
Bước 8: May gấp chân ve với nẹp áo Bậc 2
May từ đầu nẹp ve cho đến cuối chân ve, may cách mép 1cm,
may không dính vào thân áo. 9
Bước 9: Diễu nẹp ve và bâu. Bậc 2 Diễu cách mép 5mm. 10
Bước 10: May tay áo Bậc 2
So lại độ rộng của nách thân và nách tay. Để vòng nách tay
không bị giãn, vòng quanh nách tay cách mép một khoảng
0.5cm một đường mũi thưa. May gấp mép với lai tay. May nối
rẽ khi rap đường sườn tay. 11
Bước 11: Ráp tay áo vào thân áo Bậc 2
Ráp đường sườn thân áo. May nối rẽ đường này. Đặt vào vòng
nách thân vòng nách tay sao cho vòng nách tay ở dưới vòng
nách thân (sườn thân và sườn tay trùng nhau). Thực hiện may ráp vòng nách. 12 Bước 12: May ly Bậc 2
Gấp xếp ly và may theo đường lấy dấu, rộng 2cm, cao 6 cm
rồi dừng. Tương tự đối với thân bên kia. 13
Bước 13: May gập lai áo Bậc 2
Lên lai với to bản lai 3cm, may cách mép 5mm và may cách
mép đường đinh áo 6cm rồi dừng sau đó may vuông góc xuống chân áo. 14
Bước 14: Làm khuy và kết nút Bậc 3
Nút đầu cách điểm bẻ ve 0.5cm, nút cuối cách lai áo 3 cm. 2 nút còn lại chia đều. 15
Bước 15: Cắt chỉ thừa và vệ sinh sản phẩm. Bậc 1 16
Bước 16: Ủi hoàn chỉnh sản phẩm Bậc 1
CHƯƠNG 3: NĂNG LỰC SỐ THỰC HIỆN TIỂU LUẬN
3.1. Công cụ họp nhóm và phân công nhiệm vụ
3.1.1 Phần mềm họp nhóm
Các phần mềm họp trực tuyến hiện nay được nhiều công ty và các nhà trường sử dụng
trong công tác giảng dạy đặc biệt là trong mùa dịch Covid này, để giúp cho việc liên hệ, trao
đổi vẫn được diên ra trong trường hợp không thể họp mặt được. Số lượng các video họp trực
tuyến từ xa hiện nay rất nhiều, đa dạng về các tính năng để người dùng lựa chọn được phần
mềm phù hợp với yêu cầu trong công việc và học tập.
Các phần mềm dùng để họp trực tuyến từ xa rất nhiều như: STT TÊN PHẦN MỀM GHI CHÚ 1 Google Meet 2 Zoom Meetings 3 Ms Teams 4 Skype Meet Now 5 CISCO Webex Meetings 6 Skype 7 FreeConference 8 Jitsi 9 Lifesize 10 Join.me 11 Apache OpenMeetings 12 Jami 13 Nextcloud Talk 14 BigBlueButto
Trong những phần mềm họp trực tuyến trên, có phần mềm chúng em đã sử dụng là phần
phềm Google Meet, phần mềm Zoom Meetings. Sau đây, chúng em sẽ giới thiệu kỹ phần
mềm Google Meet mà chúng em đã sử dụng trong dịch Covid thời gian qua.
PHẦN MỀM GOOGLE MEET
1.1. Giới thiệu phần mềm
Google Meet là dịch vụ tổ chức hội nghị truyền hình của ông lớn Google, giúp bạn dễ dàng
tham gia các cuộc họp video từ xa.
Chúng ta có thể tham gia với bất kỳ trình duyệt web nào hoặc tải ứng dụng xuống để tham
gia cuộc họp. Để tham gia vào Google Meet, bạn chỉ cần tạo tài khoản Google và truy cập
vào link phòng họp trực truyến là được.
Số lượng thành viên tham gia tối đa là 250 người. Google Meet hoạt động tốt nhất trên
trình duyệt web Google Chrome. Hỗ trợ người dùng điện thoại Android, IOS vẫn có thể tham
gia vào lớp học, họp online dễ dàng. Tích hợp các công cụ khác trên bộ G-suite như lịch, Classroom.
1.2. Tìm kiếm và cách tải Google Meet.
Cài đặt Google Meet trên điện thoại
Dành cho Android: Truy cập ứng dụng Google Meet trên CH Play, sau đó tiến hành tải
ứng dụng về thiết bị.
Dành cho iOS: Truy cập ứng dụng Google Meet trên App Store, sau đó tiến hành tải ứng dụng về thiết bị.
Cài đặt Google Meet về máy tính
Bước 1: Truy cập vào trang cài đặt Google Meet trên Chrome Extension.
Bước 2: Chọn Thêm vào Chrome để cài đặt Google Meet trên Chrome Extension.
Bước 3: Bấm mở tiện ích Meet Extension ở góc bên phải màn hình Google Chrome và sử dụng.
1.3. Cách sử dụng phần mềm Google Meet để làm việc nhóm
Tạo lớp học, họp online trên Google Meet bằng điện thoại hoặc máy tính.
Thêm thành viên vào lớp học, họp online: có 2 hình thức để thêm thành viên vào họp
online. Copy đường link ở khung bên trái để gửi link cho người dùng máy tính hoặc Copy mã
lớp học là các kí tự ở sau cụm meet.google.com/ để gửi mã lớp học cho người dùng điện thoại.
Hoặc chúng em có thể nhấn Thêm người khác ở góc bên trái. Nhập tên hoặc email của
người mà ta muốn thêm vào lớp học = Chọn Gửi email.
Chúng em có thể dễ dàng tùy chỉnh micro, camera của bản thân, quản lý danh sách người
tham gia buổi học, họp online và xem cửa sổ thảo luận của mọi người với các biểu tượng tương ứng.
Ngoài ra, ta cũng có thể truy cập vào mục quản lý danh sách người tham gia để tắt micro
của những người làm ồn hoặc xóa những người không liên quan đến buổi học, họp online.
Chọn Chia sẻ màn hình, Trình bày ngay để bắt đầu buổi học, họp online. Để dừng chia sẻ
màn hình với mọi người, chọn Dừng chia sẻ.
Để kết thúc buổi học, họp online, nhấn vào biểu tượng ở giữa micro và camera ở phía dưới.
3.1.2. Các kênh thông tin liên lạc và kiểm soát các thành viên
Để việc học, họp online có hiệu quả tốt cần phải có những phần mềm ứng dụng liên lạc để
hộ trợ cho việc quản lí, kiểm soát các thành viên trong khi học, họp online đó là những phần
mềm ứng dụng zalo, messenger, Ms teams, ... trong đó nhóm chúng em đã sử dụng phần mềm zalo để làm việc. ỨNG DỤNG ZALO
3.1.2.1 Giới thiệu ứng dụng
Là một ứng dụng nhắn tin nhanh trên mạng xã hội cho người Việt do Công ty Game VNG
sáng tạo trên nền tảng điện thoại di động và máy tính. Ứng dụng Zalo online có mặt tại Viêt Nam vào tháng 8 năm 2012
Sử dụng phần mềm này người dùng có thể kết nối cộng đồng mạng xã hội, kết nối và trò
chuyện tất cả bạn bè người thân, gia đình. Thực hiện cuộc gọi video và âm thanh miễn phí
cho người dùng Zalo khác, bất kể họ ở đâu trên thế giới. Chức năng tính nhắn thoại trong thời
gian 5 phút. Gửi giọng nói, video, nhãn dán, GIF, tin nhắn vị trí và nhiều hơn nữa cho các liên
hệ Zalo của bạn - miễn phí. Chức năng “Nhật ký” để đăng cảm xúc và tải ảnh. Hoạt động
đồng thời trên nhiều nền tảng (Androi, IOS, Windows) và thiết bị (điện thoại, máy tính bảng, PC, laptop, ...).
3.1.2.2 Cách tải phần mềm Zalo
Nếu sử dụng bằng máy tính có thể tải ứng dụng trên trang web, còn điện thoại thì vào
Chplay (androi), vào app store (apple)
Cài đặt bằng ứng dụng
Bước 1: Tải ứng dụng Zalo từ trang Web
Bước 2: Sau khi tải xong, mở tập tin vừa tải về máy. Để tiến hành cài đặt ta nhấn 2 lần chuột
trái hoặc nhấp chuột phải chọn Open.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, mở ứng dụng Zalo lên, thường là ở màn hình ngoài(Desktop)
và tiến hành đăng nhập.
3.1.2.3 Cách sử dụng phần mềm Zalo để làm việc nhóm
Bước 1: Cài đặt và đăng kí sử dụng Zalo.
Bước 2: Kết bạn và tạo lập nhóm.
Sử dụng tài khoản Zalo để gửi lời mời với các thành viên khác. Sau khi kết bạn, bắt đầu
tạo lập nhóm và thêm thành viên vào nhóm.
Tên Zalo điện thoại chuyển sang Tab nhóm hoặc Zalo máy tính vào biểu tượng để tạo bắt đầu tạo nhóm.
Bước 3: Sử dụng các tính năng của Zalo trong công việc.
Tính năng chia sẻ file dung lượng lớn
Việc truyền file giúp chia sẻ hình ảnh, tập tin giữa các thiết bị mà không cần cáp kết nối nhanh chóng.
Các file được chia sẻ được quản lí một cách khoa học và trực quan trong kho lưu trữ gồm
3 mục: ảnh, link, file và được sắp xếp theo thời gian gửi để dễ dàng tìm kiếm và xem lại.
Tính năng Zalo To-Do để phân công công việc, quản lí tiến độ, báo cáo:
Zalo To-Do là tiện ích giúp người dùng giao việc từ tin nhắn những công việc quan trọng.
Chọn nhóm cần phần công, quản lí công việc và chọn chức năng To-Do để giao việc. Sau
khi hiện ra hộp giao việc, người tạo điền các thông tin về công việc: tiêu đề, nội dung, giao
cho, CC (người theo dõi), thời hạn. Các trạng thái cập nhật công việc sẽ được thông báo tới
người tạo việc, người được giao và người theo dõi.
Tính năng khảo sát, bình chọn
Để tạo bình chọn nhóm, nhấn dấu và chọn tạo bình chọn.
Sau đó, điền nội dung cần khảo sát, các phương án lựa chọn và nhấn Tạo bình chọn để
mọi người trong nhóm nhận được và bắt đầu bình chọn. Sau khi các thành viên đưa ra lựa
chon, hệ thống sẽ ghi nhận và tổng hợp kết quả để người khảo sát có được kết quả và dễ dàng đưa ra quyết định.
Tính năng gọi video nhóm, chia sẻ màn hình
Hiện tại chức năng còn ở giai đoạn thử nghiệm và chỉ cho phép tối đa 9 người tham gia cùng lúc.
3.2 Công cụ và cách thức tìm kiếm tài liệu
Để thực hiện bài tiểu luận tốt chúng em đã sử dụng phần mềm Google Chrome để tìm kiếm
tài liệu phù hợp với yêu cầu đề tài và tài liệu giáo trình online.
Yêu cầu: Để có hiệu quả cao trong việc tìm kiếm tài liệu khi làm việc ta phải có kết nối
mạng wife cao không bị nhiễu sóng; Gõ đúng từ tìm kiếm để đạt hiệu quả cao; Lựa chọn
những tài liệu phù hợp với đề tài mà mình mong muốn.
Cách thức sử dụng phần mềm Google Chrome
Bước 1: Vào thanh địa chỉ của trình duyệt Google bằng cách di chuyển con trỏ chuột tới khung
và click chuột phải để điền thông tin.
Bước 2: Điền nội dung mong muốn tìm kiếm tại khung địa chỉ của trình duyệt.
Bước 3: Nhấn Enter và bạn sẽ thấy loạt danh sách liên quan đến nội dung vừa gõ.
Bước 4: Xem nội dung liệt kê bằng cách click con trỏ chuột vào đường link trên danh sách sẽ
được chuyển tới một trang website cụ thể.
3.3 Phần mềm thực hiện tiểu luận
Nhóm chúng em đã thực hiện bài tiểu luận cuối kì thông qua phần mềm:
Word để ghi nội dụng cụ thể.
Corel để vẽ thiết kế.
Microsoft PowerPoint để thực hiện báo cáo.
Cách thức làm bài tiểu luận là: 1. Word
Ta vô phần mềm Word, chọn trang mới rồi soạn thảo văn bản mà ta mong muốn. Sử dụng
thành thạo các tính năng trong Word ta sẽ dễ dàng trình bày tiểu luận trang trọng, bố cục nội
dung dễ hiểu và làm việc nhanh và hiệu quả. 2. Corel
Ta vô trang mới rồi sử dụng các mục tính năng vẽ trong Corel để vẽ thiết kế mà mình mong
muốn xong rồi lưu nó lại. Để vẽ điêu luyện nhanh, ta phải hiểu rõ kĩ các tính năng trong phần
mềm Corel để công việc được tiến triển nhanh nhất.
3. Microsoft PowerPoint
Để có một bài trình chiếu đẹp mắt ta phải thiết kế một trang PowerPoint cho sao đẹp mắt,
gọn gàng, thông tin ngắn gọn xúc tích, màu sắc hài hòa. Ta phải có tài liệu tốt, thành thạo các
tính năng trong PP để có được hiệu quả tốt.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận
Trong quá trình thực hiện tiểu luận cuối kì môn “Thiết kế trang phục nữ cơ bản” em đã gặp
được những thuận lợi vì em đúc kết, áp dụng được những kiến thức của mình trong quá trình
học tập như lập bảng thông số thành phẩm, thiết kế BTP,… và kết hợp được các môn cơ sở
ngành khác để hoàn thành tiểu luận tốt nhất như môn “Đồ họa ứng dụng ngành may” áp dụng
các kiến thức môn này giúp em vẽ mô tả sản phẩm, thiết kế TP, BTP. Chúng em đã tiếp cận
hơn về thiết kế, lên kế hoạch để hoàn thiện, lấy thông số kỹ thuật, vẽ hình mẫu sản phẩm, và
áp dụng những kiến thức đã học suốt một kỳ để vẽ những thành phẩm, và nắm được để lên
một bản vẽ kỹ thuật để xây dựng một tài liệu kỹ thuật hoàn chỉnh. Để hoàn thành một bài luận
này, chúng em cũng gặp phải vài khó khăn, vì trong tình hình dịch bệnh phức tạp, chúng em
không thể tiếp cận được với thực tế, không thể vẽ được trên giấy và vải, nên một vài hạn chế
còn xảy ra, việc học online khiến chúng em tương tác với thầy cô ít hơn, nên một vài thắc
mắc hay những lỗi khi thực hiện sẽ gây khó khăn cho chúng em.
Qua bài tiểu luận này, chúng em được không những kiến thức thức chuyên môn mà còn
được rèn luyện các kỹ năng mềm như chủ động tìm tài liệu, kỹ năng làm word, vẽ corel, kỹ
năng “làm việc nhóm”; kỹ năng “chịu áp lực”; kỹ năng “chủ động”; kỹ năng “ quản lý thời
gian” trong thời gian này nhóm đều có nhiều bài tập, bài thi và các bạn còn công tác ở CLB,
Đoàn – Hội nhờ có kiến thức về kỹ năng này nhóm đã hoàn thành đúng hạn. Ngoài ra còn có
các kỹ năng như “Kỹ năng định hướng”, “Kỹ năng kết nối”,…. Nhóm chúng em cũng nhận
thức được, để hoàn tốt một bài đánh giá cuối kì, là trong một quá trình học bản thân đã cố
gắng học hỏi và thu nhận kiến thức đầy đủ chưa, và may mắn trong từng thành viên đã tiếp
nhận đủ những gì mà cô đã giảng dạy để chúng em có thể hoàn thiện bài thu hoạch một cách tốt nhất.
Trong quá trình học tập và hoàn tất tiểu luận môn học “Thiết kế trang phục nữ cơ bản”
chúng em tìm thấy sự đam mê và sự tự tin đối với ngành. Đồng thời nhận ra những điều thú
vị trong môn học này, những kiến thức đầy mới lạ và không kém phần hấp dẫn mà chúng em
chưa từng được học. Những công việc liên quan đến môn học này như là thiết kế đồ họa trang
phục, lên ý tưởng và thiết kế sản phẩm thời trang, trở thành nhà thiết kế kỹ thuật của sản
phẩm, thiết kế mẫu, làm việc ở phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, phòng nghiên cứu mẫu, phòng
phát triển mẫu. Mỗi thành viên đều yêu thích công việc thiết kế, Liểu và Loan đều muốn sau
này có một hãng thời trang cho bản thân, Nhung thì muốn làm trong công ty Dior, Cam và
Cát Linh muốn trở thành một nhà thiết kế giỏi hoặc làm vông việc Merchandise, khi học xong
môn học Thiết kế nữ chúng em cảm thấy yêu thích hơn về ngành nghề và công việc sau khi
lựa chọn, nó giúp chúng em học hỏi từ những kiến thức nhỏ để tiếp cận hơn về ngành nghề này.
Trong suốt thời gian làm việc nhóm, mối quan hệ giữa các thành viên khắng khích hơn,
giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, làm việc hết công suất và hỗ trợ công việc cho nhau để hoàn
thành bài tiểu luận một cách tốt nhất. Và bài tiểu luận của nhóm chúng em đã hoàn thiện hơn
mong đợi, hy vọng với sự nổ lực của nhóm đem lại một kết quả tốt nhất. 4.2 Kiến nghị
Trong quá trình học tập và kết thúc môn học “Thiết kế trang phục nữ cơ bản” hoàn thành
rất tốt môn học này đã được cô Trang hướng dẫn, định hướng rất phù hợp. Cô luôn tạo điều
kiện tốt nhất trong quá trình học tập và làm bài tiểu luận cho em nói riêng và các bạn sinh
viên nói chung. Tuy nhiên, Với môn học, chúng em muốn thêm những tài liệu tham khảo, và
từ vựng tiếng anh liên quan và cung cấp thêm nhiều kiến thức, tài liệu về tài liệu kỹ thuật, và
bảng tiêu chuẩn kỹ thuật trong quy trình thiết kế, quy trình may. Vì tình hình dịch bệnh nên
khóa của em đã học online nên việc tiếp thu sẽ bị hạn chế hơn so với học trực tiếp, đây là một
điều đáng buồn và em nghĩ nếu môn này được học trực tiếp thì sẽ thú vị và đạt hiệu quả nhiều hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/cach-cai-dat-google-meet-tren- may-tinh-va-dien-tho-1330935
2. https://www.thegioididong.com/game-app/huong-dan-su-dung-google-meet-de-hoc-
hop-truc-tuyen-tu-a-den-1350594
3. https://www.thegioididong.com/game-app/cach-tao-lop-hoc-hop-online-tren-google- meet-cuc-nhanh-cuc-1348662
4. https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/huong-dan-cach-cai-dat-zalo-dang- nhap-zalo-tren-ma-1065292)
5. https://gialai.toaan.gov.vn/webcenter/portal/gialai/chitiettin? dDocName=TAND138050
6. https://thuthuat.taimienphi.vn/huong-dan-su-dung-google-chrome-1766n.aspx
7. https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/do-an-thoi-trang-cay-ao-nu-1027562.html