Bài tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đề tài: Mối quan hệ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính, chủ nghĩa quốc tế với nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Bài tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đề tài: Mối quan hệ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính, chủ nghĩa quốc tế với nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

 

Trường:

Đại học Kinh Tế Quốc Dân 3 K tài liệu

Thông tin:
11 trang 10 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đề tài: Mối quan hệ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính, chủ nghĩa quốc tế với nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Bài tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đề tài: Mối quan hệ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính, chủ nghĩa quốc tế với nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

 

160 80 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|38777299
KHOA: BẤT ĐỘNG SẢN
--------***--------
TIỂU LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh
ĐỀ BÀI
Mối quan hệ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính, chủ nghĩa quốc
tế với nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam trong tư tưởng
Hồ Chí Minh. Từ đó suy rộng ra mối quan hệ giữa công dân với
đất nước và lấy ví dụ cụ thể
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 3
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHÂN CHÍNH, CHỦ NGHĨA QUỐC
TẾ VỚI NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH: ............................................................................................................................... 4
1) Bối cảnh lịch sử và các nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam qua từng giai đoạn: .. 4
2) Mối quan hệ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế: ........................ 4
3) Sự tương quan của nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam thể hiện chủ nghĩa
yêunước chân chính và chủ nghĩa quốc tế ............................................................................. 5
a) Nhiệm vụ cụ thể thể hiện chủ nghĩa yêu nước chân chính: ............................................... 5
lOMoARcPSD|38777299
b) Nhiệm vụ cụ thể thể hiện chủ nghĩa quốc tế: .................................................................... 5
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG DÂN VỚI ĐẤT NƯỚC: .................................................... 6
1) Mối quan hệ giữa công dân với đất nước: ......................................................................... 6
2) Cá nhân tiêu biểu: .............................................................................................................. 6
PHỤ LỤC...................................................................................................................................7
lOMoARcPSD|38777299
LỜI MỞ ĐẦU
lOMoARcPSD|38777299
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHÂN CHÍNH, CHỦ
NGHĨA QUỐC TẾ VỚI NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:
1) Bối cảnh lịch sử và các nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam qua từng
giai đoạn:
Năm 1858, Pháp nổ súng tại Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần một
thế kỷ tại Việt Nam ( 1858-1954). Những chính sách áp bức cai trị nặng nề của thực dân
Pháp đã dấy lên rất nhiều phong trào dân tộc của những sĩ phu yêu nước như phong trào “ Cần
Vương” (1885-1895) do Tôn Thất Thuyết chủ trương, hay phong trào Đông Du ( 1906-1908),
phong trào Duy Tân ( 1904-1908) mà người đứng đầu là Phan Bội Châu và Phân Châu Trinh.
Mặc dù đã đấu tranh rất quyết liệt và anh dũng, nhưng cuối cùng, tất cả những phong trào yêu
nước trên đều đã bị dập tắt và chưa giành được thắng lợi. Một trong những lý do lớn nhất cho
sự thất bại của những phong tràoy chính là phương hướng đấu tranh “ chưa biết tổ chức và
chưa tổ chức”. Nhu cầu lịch sử Việt Nam tại thời điểm đó chính làm thế nào đgiải phóng
dân tộc và Tư tưởng Hồ Chí Minh đã ra đời, nhằm giải đáp cho nhu cầu lý luận trên, mà xã hội
Việt Nam đang đặt ra.
Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Sinh Cung, lúc này
Nguyễn Tất Thành, đã lấy cái tên Văn Ba bước lên con tàu Latouche-Tréville lên
đường sang Pháp, với một tưởng, một mục đích cao cả học hỏi những điều Bác cho
rằng là “ tinh hoa và tiến bộ” nhằm tìm ra một con đường giải phóng đất nước. Chính trong 30
năm bôn ba, Bác đã tiếp cận và đọc được luận cương chính trị Mác – Lênin và dựa vào những
quan điểm sáng suốt được đề cập trong luận cương này và nhìn nhận của bản thân về tình hình
thực tế của Việt Nam thế giới lúc bấy giờ, Bác đã nhận thấy rằng, cần phải đặt cách mạng
Việt Nam vào xu thế vận động của cách mạng thế giới mà vạch ra xác định những vấn đề
chiến lược, sách lược của cách mạng phù hợp. Đồng thời thực hiện tốt những vấn đề ấy.
Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng họp ngày 05-10/9/1960, khi đã đánh đuổi
được thực dân Pháp, giành thắng lợi bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và đối mặt với kẻ
thù lúc bấy giờ Đế quốc Mỹ, Nghị quyết của Đảng dưới sự lãnh đạo của Bác đã đặt ra hai
nhiệm vụ chiến lược:
Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện
thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.
Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn
nhau.”
Xác định được hai mục tiêu chiến lược lớn, để phát huy được sức mạnh thời đại đến mức tối
đa, phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể đều đề ra những nhiệm vụ cụ thể. Nắm vững tình hình để
đề ra nhiệm vụ trước mắt phù hợp, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành độc lập dân tộc và
xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là chủ trương của Người và Đảng trong thời gian lúc bấy giờ.
2) Mối quan hệ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế:
Mối quan hệ y trong tưởng Hồ Chí Minh chính giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa
lợi ích dân tộc chân chính với lợi ích của dân tộc khác. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc
lOMoARcPSD|38777299
tế vô sản có sự liên kết rất chặt chẽ. Việc kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc
tế sản còn đòi hỏi phải đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa
-vanh mọi thứ chủ nghĩa hội khác. Đây là mối quan hệ biện chứng nhằm đặt lợi ích
dân tộc trong lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Chỉ như vậy, cách mạng Việt Nam mới có
thể hòa mình với xu thế củach mạng thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, nếu lợi ích
dân tộc đi ngược lại so với lợi ích chung của cộng đồng thế giới thì dân tộc sẽ bị cô lập. Vì thế
Người khẳng định rằng, chủ nghĩa yêu nước triệt để không thể nào tách rời với chủ nghĩa quốc
tế vô sản.
Để chứng minh bằng thực tiễn, quá trình đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh
chính là bằng chứng xác đáng nhất. Đây chính là hành trình từ chủ nghĩa yêu nước chân chính
đến chủ nghĩa cộng sản của Người, khi bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước cho mục tiêu độc lập
năm 1911 đến khi bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ III ( 1920). Bác đi học tập, tìm ra
một con đường nhằm giải phóng cho dân tộc Việt Nam, chiến đấuđộc lập, tự do cho chính
đất nước của mình nhưng ngoài mục tiêu chính đó, Bác cũng luôn chiến đấu độc lập, tự do
của các nước thuộc địa khác. Không chỉ để bảo vệ lợi ích sống còn của dân tộc mình còn
vì mục tiêu chung của thời đại: Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
3) Sự tương quan của nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam thể hiện ch
nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế
a) Nhiệm vụ cụ thể thể hiện chủ nghĩa yêu nước chân chính:
Chủ nghĩa yêu nước chân chính thể hiện việc đấu tranh, giành giữ vững độc lập tự chủ của
dân tộc. Một trong những nhiệm vụ cụ thể của nước ta thể hiện chủ nghĩa này chính hướng
đến mục tiêu giải phóng, giành được độc lập bảo vệ vững vàng được sự tự do ấy. Sau khi
đất nước chúng ta toàn thắng với thực dân Pháp, miền Bắc đã được giải phóng nhưng miền
Nam vẫn đang oằn mình gánh chịu sự áp bức bóc lột của Đế quốc Mỹ. Đối mặt với nhiệm vụ
cấp ch, Đảng và Bác đã đề ra những phương hướng cụ thể, tập hợp mọi lực lượng dân tộc
dân chủ, mở rộng và củng cố đoàn kết dân tộc, lập đế quốc Mỹ và tay sai của chúng,
thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh củng cố hòa bình, thống nhất Tổ Quốc. Đây chính một trong
những biểu hiện rõ nhất của chủ nghĩa yêu nước chân chính.
Trước đó, vào những năm trường kỳ chống Pháp, sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945
thành công, trong bản Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ cũng đã nêu rõ một trong những nhiệm vụ
lớn nhất của nhân dân cnước chính là: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập y” khi kẻ thù
quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa, Người kêu gọi Tất cả quốc dân Việt Nam phải đứng
dậy bảo vệ Tổ Quốc”. Một lần nữa, chủ nghĩa yêu nước chân chính lại được thể hiện một
cách rõ ràng và sâu sắc.
b) Nhiệm vụ cụ thể thể hiện chủ nghĩa quốc tế:
Bên cạnh nhiệm vụ kháng chiến, song song với còn một nhiệm vụ rất quan trọng, đó
chính kiến quốc”. Chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc” Bác đưa ra nêu bật lên rất
tưởng mặc dù đặt nhiệm vụ kháng chiến lên hàng đầu, xây dựng đất nước về mọi mặt, nhằm “
sánh vai với các cường quốc năm châu” cũng cùng cấp thiết. Chính thế nên bên cạnh việc
tập trung cho đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong kháng chiến chống Pháp, Bác vẫn rất coi
trọng việc xóa bỏ tàn dư của chế độ cũ và phát triển chế độ mới, nhằm tạo ra một hậu phương
vững chắc. Tương tự như vậy, trong thời kkháng chiến chống Mỹ, miền Bắc được giải phóng
lOMoARcPSD|38777299
cũng được Đảng ta tập trung xây dựng chế độ hội chủ nghĩa, nhằm a mình vào với sự
phát triển của thế giới. Đây cũng chính là biểu hiện của chủ nghĩa quốc tế.
Ngoài ra, Bác luôn coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Chính vì
thế nên sự hòa bình độc lập dân tộc của các giai cấp sản bị áp bức rất quan trọng.
Trong các chính sách và đường lối, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng đến việc liên lạc
với giai cấp sản mọi nơi và các dân tộc bị áp bức, với các nước dân chủ chủ nghĩa xã
hội. Mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế cũng đóng vai trò rất lớn cho nên độc lập dân tộc và
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bác cũng nhấn mạnh: “ Phải coi cuộc đấu tranh của bạn như cuộc
đấu tranh của ta, phải coi giúp bạn là tự giúp mình”. Đây chính sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa lợi ích dân tộc và chủ nghĩa quốc tế.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG DÂN VỚI ĐẤT NƯỚC:
1) Mối quan hệ giữa công dân với đất nước:
Công dân mục đích tồn tại của Nhà nước Nhà nước biện pháp để công dân thực hiện
mục đích của mình. Xét trong mối quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền và nhân công dân
con người, mọi thiết chế do con người sáng tạo ra, từ Nhà nước đến pháp luật… đều tồn tại vì
con người chứ không phải con người tồn tại Nhà nước pháp luật. Mối quan hệ giữa nhà
nước pháp quyền nhân công dân mối quan hệ biện chứng: nếu pháp luật đòi hỏi
nhân công dân phải có trách nhiệm với Nhà nước thì đồng thời cũng đòi hỏi Nhà nước phải có
trách nhiệm trước cá nhân công dân.
2) Cá nhân tiêu biểu:
TS.BS Phạm Bá Hiền, một trong mười công dân tiêu biểu năm 2022, với những đóng góp to
lớn của mình đối với nền y học Việt Nam, là một trong những minh chứng rõ nét nhất của
mối quan hệ giữa công dân với đất nước. Cá nhân công dân, cụ thể ở đây là TS.BS Phạm Bá
Hiền là người đã có trách nhiệm rất lớn khi luôn có những đóng góp lớn cho nền y học, lớn
hơn, là cho sự phát triển của đất nước. Ngược lại, đất nước đã có sự vinh danh và công nhận
những đóng góp và công sức to lớn ấy.
Gắn bó hàng chục năm với Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, trải qua nhiều vị trí công tác khác
nhau, có những thời điểm cam go, vất vả, phải căng mình chiến đấu với dịch bệnh... nhưng
dù ở cương vị nào, khó khăn ra sao thì Thầy thuốc ưu tú, TS. BS Phạm Bá Hiền vẫn luôn
luôn vượt qua gian khổ, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ và dốc hết lòng vì người bệnh.
Bác sĩ Hiền sinh ra và lớn lên tại Ngọc Thụy, Long Biên, từ hồi còn đi học đã có niềm đam
mê với ngành Y. Vì vậy, bác sĩ đã phấn đấu thi vào Đại học Y Hà Nội. và ra trường được
nhận vào làm việc tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Đống Đa (từ tháng 11/1998 đến nay). Là
một người thầy thuốc, khi trở thành bác sĩ bản thân bác sĩ Hiền luôn mong muốn được cống
hiến cho công tác chăm sóc sức khỏe bà con nhân dân. Từ khi nhận công tác tại bệnh viện
lOMoARcPSD| 38777299
đến nay đã hơn 24 năm, bác sĩ Hiền luôn nỗ lực cố gắng để trau dồi về mặt chuyên môn,
không ngừng nâng cao tinh thần học hỏi để phục vụ người bệnh ngày càng được tốt hơn.
Trong suốt hàng chục năm qua, bác sĩ Phạm Bá Hiền đã trải qua các vị trí công việc được
đảm nhiệm như: Bác sĩ điều trị, phó trưởng khoa, trưởng khoa Truyền nhiễm, Phụ trách
Phòng khám HIV/AIDS; Bí thư Đoàn Thanh niên bệnh viện, Chủ tịch Công đoàn bệnh viện,
Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc bệnh viện, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng, Chủ nhiệm
Chuyên khoa Đầu ngành Truyền nhiễm Hà Nội.
Từ tháng 3/2021 đến nay, bác sĩ Phạm Bá Hiền được giao nhiệm vụ là Bí thư Đảng ủy, Giám
đốc BVĐK Đống Đa. Dù ở cương vị nào thì bác sĩ Hiền cũng luôn cố gắng, chủ động trong
công việc, đặt ra các mục tiêu rõ ràng, để từ đó nỗ lực xây dựng đơn vị ngày càng lớn mạnh
từ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ y bác
sỹ, hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Đặc biệt, trong công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe nhân dân,
trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường, với sự xâm nhập của các dịch bệnh
mới nổi như SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, sởi, tả, tay chân miệng, sốt xuất huyết
Dengue, COVID-19,…Với vai trò là người phụ trách, chủ nhiệm chuyên khoa đầu ngành
truyền nhiễm của Hà Nội, bác sĩ Phạm Bá Hiền đã đề xuất, tham mưu kịp thời cho Sở Y tế
Hà Nội trong chỉ đạo công tác phòng chống dịch; tham gia tập huấn, chỉ đạo các đơn vị tuyến
dưới triển khai thực hiện tốt công tác điều trị các bệnh truyền nhiễm xảy ra trên địa bàn, góp
phần khống chế thành công các bệnh dịch nguy hiểm như: Dịch tả (2007, 2008), cúm
A/H1N1 (2009), dịch sởi (2014), dịch sốt xuất huyết (2017) và nhất là dịch bệnh COVID-
19…
Trong đại dịch COVID-19, ngay khi có thông tin về các ca bệnh viêm phổi lạ tại Vũ Hán -
Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và Sở Y tế Hà Nội, bác sĩ Phạm
Bá Hiền đã kịp thời tham mưu xây dựng kế hoạch phòng chống dịch do chủng mới của virus
Corona theo các cấp độ dịch. Đồng thời chủ động tham mưu với Sở Y tế Hà Nội các biện
pháp, giải pháp phòng chống dịch theo diễn biến tình hình dịch phù hợp với thực tiễn của
lOMoARcPSD| 38777299
thành phố. Chỉ đạo các khoa phòng trong bệnh viện triển khai quyết liệt, linh hoạt các giải
pháp trong phòng chống dịch theo tình huống, cấp độ dịch; thường xuyên kiểm tra giám sát
việc tổ chức triển khai công tác phòng chống dịch của các khoa, phòng và các đơn vị tuyến
dưới...
Nhất là trước sự gia tăng nhanh chóng người mắc COVID-19 trên địa bàn Hà Nội từ cuối
tháng 7/2021, bác sĩ Phạm Bá Hiền đã chủ động tham mưu với Sở Y tế để thành lập các cơ sở
thu dung điều trị người nhiễm COVID-19. BVĐK Đống Đa đã xung phong nhận nhiệm vụ
triển khai Cơ sở thu dung đầu tiên tại khu nhà tái định cư Đền Lừ III và đã được Thành phố
giao phụ trách chuyên môn, thường trực phối hợp với các đơn vị được phân công triển khai
Cơ sở thu dung, cách ly, tiếp nhận người bệnh COVID-19 nhẹ và không triệu chứng.
Do đây là mô hình thu dung F0 đầu tiên dựa vào sự phối hợp của các ban, ngành nên quá
trình triển khai thực hiện có nhiều khó khăn. Vì vậy, bác sĩ Hiền cùng tập thể lãnh đạo đã tập
trung, chỉ đạo sát sao với sự quyết tâm cao của đội ngũ cán bộ, nhân viên bệnh viện vượt mọi
khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Đến ngày 22/3/2022, khi người bệnh cuối cùng ra viện,
sau 231 ngày hoạt động, Cơ sở thu dung Đền Lừ đã tiếp nhận tổng số 6.422 người bệnh,
không có trường hợp nào tử vong.
Giai đoạn gia tăng số lượng người bệnh mắc COVID-19 với triệu chứng trung bình và nặng,
bác sĩ Phạm Bá Hiền đã chỉ đạo bệnh viện kích hoạt thêm giường điều trị người bệnh. Tại
bệnh viện, nâng tổng số giường điều trị lên 120 giường. Chỉ trong 1 tuần, giường bệnh điều
trị đã phủ kín và có thời điểm tăng gần 200 người bệnh phân tầng 2 và 3, trong đó có nhiều
người bệnh nặng và nguy kịch.
Mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp và gặp nhiều khó khăn, Bác sĩ Phạm Bá Hiền luôn quan
tâm chỉ đạo sát sao các bộ phận để thực hiện cải tạo cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị,
thuốc, vật tư tiêu hao đáp ứng công tác phòng chống dịch và hoạt động khám chữa bệnh theo
quy định. Nhờ sự đồng lòng nhất trí của tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong bệnh viện
mà suốt thời gian chống dịch, bệnh viện vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh, thực
lOMoARcPSD| 38777299
hiện tốt công tác phòng chống dịch, không để xảy ra tình trạngy nhiễm chéo trong bệnh
viện.
Đối với công tác phòng chống HIV/AIDS, bác sĩ Phạm Bá Hiền cũng có nhiều đóng góp tích
cực khi tham gia điều trị trực tiếp cho người bệnh, tham gia hội chẩn các ca bệnh khó.. Bên
cạnh đó bác sĩ cũng tham gia hỗ trợ chuyên môn cho các phòng khám ngoại trú khác của Hà
Nội theo kế hoạch và khi có yêu cầu; hay tham gia nhóm hỗ trợ kỹ thuật của Bệnh viện Bệnh
nhiệt đới Trung ương. Hỗ trợ kỹ thuật cho các phòng khám HIV/AIDS của nhiều tỉnh, thành
phố trong cả nước…
Ngoài ra, bác sĩ Hiền là người có nhiều kinh nghiệm, tâm huyết trong công tác chăm sóc và
điều trị cho người bệnh nhiễm HIV/AIDS, trực tiếp tham gia công tác tư vấn, tuyên truyền,
phổ biến kiến thức về phòng chống HIV/AIDS trực tiếp và gián tiếp qua các kênh như điện
thoại, báo chí, phát thanh, truyền hình…
Là tấm gương sáng trong ngành, luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm, gương mẫu nên bác
sĩ Hiền được đồng nghiệp rất kính trọng, mến phục, người bệnh tin tưởng. Ông Nguyễn Hữu
Liên, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình (80 tuổi), được bác sĩ Phạm Bá Hiền thăm khám chia
sẻ: Tôi được bác sĩ Hiền khám sức khỏe cho thường xun và rất nhiệt tình. Có lẽ tính cách
cũng giống như tên của bác sĩ nên lúc nào bác sĩ Hiền cũng gần gũi, vui vẻ. Mặc dù rất bận
rộn nhưng luôn quan tâm đến bệnh nhân, nhất là những người già như chúng tôi. Vì vậy,
người bệnh luôn cảm thấy được an ủi, quan tâm và được điều trị kịp thời, hiệu quả…
Theo Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Hà Nội Trịnh Tố Tâm: BVĐK Đống Đa được Sở Y tế
Hà Nội giao nhiệm vụ là chuyên khoa đầu ngành về truyền nhiễm của thành phố Hà Nội.
Trong những năm qua, bệnh viện có nhiều chiến lược đầu tư phát triển về kỹ thuật chuyên
môn khám chữa bệnh phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Số lượng bệnh nhân đến khám,
chữa bệnh tại bệnh viện hằng năm đều tăng lên. Có được kết quả đó phải kể đến vai trò của
Bí thư Đảng ủy, Giám đốc bệnh viện Phạm Bá Hiền đã nỗ lực xây dựng, phát triển bệnh viện.
Đặc biệt, với công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, bác sĩ Hiền đã rất chủ động, sáng
tạo trong việc lĩnh hội sự chỉ đạo của thành phố, Sở Y tế để chỉ đạo đội ngũ y bác sĩ của bệnh
lOMoARcPSD|38777299
viện tham gia hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân linh hoạt tại bệnh viện cũng
như tại bệnh viện dã chiến. Bên cạnh đó, bác sĩ Hiền còn không ngừng học tập, nâng cao
trình độ chuyên môn và hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước bằng những
hành động cụ thể, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
Thủ đô.
Với những đóng góp và cống hiến xuất sắc trong thời gian công tác vì sự nghiệp chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân, bác sĩ Phạm Bá Hiền đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều
phần thưởng cao quý, liên tục nhiều năm liền được tặng Bằng khen của UBND thành phố Hà
Nội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Năm 2020, BS Phạm Bá Hiền vinh dự
được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú, được UBND thành phố tặng
Bằng khen "Đã có thành tích trong công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
do chủng mới virus Corona (COVID-19) trên địa bàn thành phố Hà Nội"; năm 2022 được
tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú"...
lOMoARcPSD| 38777299
PHỤ LỤC
| 1/11

Preview text:

lOMoARcPSD| 38777299
KHOA: BẤT ĐỘNG SẢN --------***-------- TIỂU LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh ĐỀ BÀI
Mối quan hệ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính, chủ nghĩa quốc
tế với nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam trong tư tưởng
Hồ Chí Minh. Từ đó suy rộng ra mối quan hệ giữa công dân với
đất nước và lấy ví dụ cụ thể MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 3
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHÂN CHÍNH, CHỦ NGHĨA QUỐC
TẾ VỚI NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH: ............................................................................................................................... 4
1) Bối cảnh lịch sử và các nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam qua từng giai đoạn: .. 4
2) Mối quan hệ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế: ........................ 4
3) Sự tương quan của nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam thể hiện chủ nghĩa
yêunước chân chính và chủ nghĩa quốc tế ............................................................................. 5
a) Nhiệm vụ cụ thể thể hiện chủ nghĩa yêu nước chân chính: ............................................... 5 lOMoARcPSD| 38777299
b) Nhiệm vụ cụ thể thể hiện chủ nghĩa quốc tế: .................................................................... 5
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG DÂN VỚI ĐẤT NƯỚC: .................................................... 6
1) Mối quan hệ giữa công dân với đất nước: ......................................................................... 6
2) Cá nhân tiêu biểu: .............................................................................................................. 6
PHỤ LỤC...................................................................................................................................7 lOMoARcPSD| 38777299 LỜI MỞ ĐẦU lOMoARcPSD| 38777299 I.
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC CHÂN CHÍNH, CHỦ
NGHĨA QUỐC TẾ VỚI NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:

1) Bối cảnh lịch sử và các nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam qua từng giai đoạn:
Năm 1858, Pháp nổ súng tại Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần một
thế kỷ tại Việt Nam ( 1858-1954). Những chính sách áp bức và cai trị nặng nề của thực dân
Pháp đã dấy lên rất nhiều phong trào dân tộc của những sĩ phu yêu nước như phong trào “ Cần
Vương” (1885-1895) do Tôn Thất Thuyết chủ trương, hay phong trào “ Đông Du ( 1906-1908),
phong trào Duy Tân ( 1904-1908) mà người đứng đầu là Phan Bội Châu và Phân Châu Trinh.
Mặc dù đã đấu tranh rất quyết liệt và anh dũng, nhưng cuối cùng, tất cả những phong trào yêu
nước trên đều đã bị dập tắt và chưa giành được thắng lợi. Một trong những lý do lớn nhất cho
sự thất bại của những phong trào này chính là phương hướng đấu tranh “ chưa biết tổ chức và
chưa có tổ chức”. Nhu cầu lịch sử Việt Nam tại thời điểm đó chính là làm thế nào để giải phóng
dân tộc và Tư tưởng Hồ Chí Minh đã ra đời, nhằm giải đáp cho nhu cầu lý luận trên, mà xã hội Việt Nam đang đặt ra.
Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Sinh Cung, lúc này
là Nguyễn Tất Thành, đã lấy cái tên Văn Ba và bước lên con tàu Latouche-Tréville và lên
đường sang Pháp, với một lý tưởng, một mục đích cao cả là học hỏi những điều mà Bác cho
rằng là “ tinh hoa và tiến bộ” nhằm tìm ra một con đường giải phóng đất nước. Chính trong 30
năm bôn ba, Bác đã tiếp cận và đọc được luận cương chính trị Mác – Lênin và dựa vào những
quan điểm sáng suốt được đề cập trong luận cương này và nhìn nhận của bản thân về tình hình
thực tế của Việt Nam và thế giới lúc bấy giờ, Bác đã nhận thấy rằng, cần phải đặt cách mạng
Việt Nam vào xu thế vận động của cách mạng thế giới mà vạch ra và xác định những vấn đề
chiến lược, sách lược của cách mạng phù hợp. Đồng thời thực hiện tốt những vấn đề ấy.
Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng họp ngày 05-10/9/1960, khi đã đánh đuổi
được thực dân Pháp, giành thắng lợi bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và đối mặt với kẻ
thù lúc bấy giờ là Đế quốc Mỹ, Nghị quyết của Đảng dưới sự lãnh đạo của Bác đã đặt ra hai nhiệm vụ chiến lược:
Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện
thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.
Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau.”
Xác định được hai mục tiêu chiến lược lớn, để phát huy được sức mạnh thời đại đến mức tối
đa, phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể đều đề ra những nhiệm vụ cụ thể. Nắm vững tình hình để
đề ra nhiệm vụ trước mắt phù hợp, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành độc lập dân tộc và
xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là chủ trương của Người và Đảng trong thời gian lúc bấy giờ.
2) Mối quan hệ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế:
Mối quan hệ này trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa
lợi ích dân tộc chân chính với lợi ích của dân tộc khác. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc lOMoARcPSD| 38777299
tế vô sản có sự liên kết rất chặt chẽ. Việc kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc
tế vô sản còn đòi hỏi phải đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa
Sô-vanh và mọi thứ chủ nghĩa cơ hội khác. Đây là mối quan hệ biện chứng nhằm đặt lợi ích
dân tộc trong lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Chỉ như vậy, cách mạng Việt Nam mới có
thể hòa mình với xu thế của cách mạng thế giới. Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, nếu lợi ích
dân tộc đi ngược lại so với lợi ích chung của cộng đồng thế giới thì dân tộc sẽ bị cô lập. Vì thế
Người khẳng định rằng, chủ nghĩa yêu nước triệt để không thể nào tách rời với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Để chứng minh bằng thực tiễn, quá trình đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh
chính là bằng chứng xác đáng nhất. Đây chính là hành trình từ chủ nghĩa yêu nước chân chính
đến chủ nghĩa cộng sản của Người, khi bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước cho mục tiêu độc lập
năm 1911 đến khi bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ III ( 1920). Bác đi học tập, tìm ra
một con đường nhằm giải phóng cho dân tộc Việt Nam, chiến đấu vì độc lập, tự do cho chính
đất nước của mình nhưng ngoài mục tiêu chính đó, Bác cũng luôn chiến đấu vì độc lập, tự do
của các nước thuộc địa khác. Không chỉ để bảo vệ lợi ích sống còn của dân tộc mình mà còn
vì mục tiêu chung của thời đại: Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
3) Sự tương quan của nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam thể hiện chủ
nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế
a) Nhiệm vụ cụ thể thể hiện chủ nghĩa yêu nước chân chính:
Chủ nghĩa yêu nước chân chính thể hiện ở việc đấu tranh, giành và giữ vững độc lập tự chủ của
dân tộc. Một trong những nhiệm vụ cụ thể của nước ta thể hiện chủ nghĩa này chính là hướng
đến mục tiêu giải phóng, giành được độc lập và bảo vệ vững vàng được sự tự do ấy. Sau khi
đất nước chúng ta toàn thắng với thực dân Pháp, miền Bắc đã được giải phóng nhưng miền
Nam vẫn đang oằn mình gánh chịu sự áp bức bóc lột của Đế quốc Mỹ. Đối mặt với nhiệm vụ
cấp bách, Đảng và Bác đã đề ra những phương hướng cụ thể, tập hợp mọi lực lượng dân tộc và
dân chủ, mở rộng và củng cố đoàn kết dân tộc, cô lập đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng,
thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh củng cố hòa bình, thống nhất Tổ Quốc. Đây chính là một trong
những biểu hiện rõ nhất của chủ nghĩa yêu nước chân chính.
Trước đó, vào những năm trường kỳ chống Pháp, sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945
thành công, trong bản Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ cũng đã nêu rõ một trong những nhiệm vụ
lớn nhất của nhân dân cả nước chính là: “ Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” và khi kẻ thù
quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa, Người kêu gọi “ Tất cả quốc dân Việt Nam phải đứng
dậy bảo vệ Tổ Quốc”. Một lần nữa, chủ nghĩa yêu nước chân chính lại được thể hiện rõ một
cách rõ ràng và sâu sắc.
b) Nhiệm vụ cụ thể thể hiện chủ nghĩa quốc tế:
Bên cạnh nhiệm vụ kháng chiến, song song với nó còn có một nhiệm vụ rất quan trọng, đó
chính là “ kiến quốc”. Chỉ thị “ Kháng chiến, kiến quốc” mà Bác đưa ra nêu bật lên rất rõ tư
tưởng mặc dù đặt nhiệm vụ kháng chiến lên hàng đầu, xây dựng đất nước về mọi mặt, nhằm “
sánh vai với các cường quốc năm châu” cũng vô cùng cấp thiết. Chính vì thế nên bên cạnh việc
tập trung cho đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong kháng chiến chống Pháp, Bác vẫn rất coi
trọng việc xóa bỏ tàn dư của chế độ cũ và phát triển chế độ mới, nhằm tạo ra một hậu phương
vững chắc. Tương tự như vậy, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc được giải phóng lOMoARcPSD| 38777299
cũng được Đảng ta tập trung xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, nhằm hòa mình vào với sự
phát triển của thế giới. Đây cũng chính là biểu hiện của chủ nghĩa quốc tế.
Ngoài ra, Bác luôn coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Chính vì
thế nên sự hòa bình và độc lập dân tộc của các giai cấp vô sản và bị áp bức là rất quan trọng.
Trong các chính sách và đường lối, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng đến việc liên lạc
với giai cấp vô sản ở mọi nơi và các dân tộc bị áp bức, với các nước dân chủ và chủ nghĩa xã
hội. Mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế cũng đóng vai trò rất lớn cho nên độc lập dân tộc và
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bác cũng nhấn mạnh: “ Phải coi cuộc đấu tranh của bạn như cuộc
đấu tranh của ta, phải coi “ giúp bạn là tự giúp mình”. Đây chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa lợi ích dân tộc và chủ nghĩa quốc tế.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG DÂN VỚI ĐẤT NƯỚC:
1) Mối quan hệ giữa công dân với đất nước:
Công dân là mục đích tồn tại của Nhà nước và Nhà nước là biện pháp để công dân thực hiện
mục đích của mình. Xét trong mối quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền và cá nhân công dân –
con người, mọi thiết chế do con người sáng tạo ra, từ Nhà nước đến pháp luật… đều tồn tại vì
con người chứ không phải con người tồn tại vì Nhà nước và pháp luật. Mối quan hệ giữa nhà
nước pháp quyền và cá nhân công dân là mối quan hệ biện chứng: nếu pháp luật đòi hỏi cá
nhân công dân phải có trách nhiệm với Nhà nước thì đồng thời cũng đòi hỏi Nhà nước phải có
trách nhiệm trước cá nhân công dân.
2) Cá nhân tiêu biểu:
TS.BS Phạm Bá Hiền, một trong mười công dân tiêu biểu năm 2022, với những đóng góp to
lớn của mình đối với nền y học Việt Nam, là một trong những minh chứng rõ nét nhất của
mối quan hệ giữa công dân với đất nước. Cá nhân công dân, cụ thể ở đây là TS.BS Phạm Bá
Hiền là người đã có trách nhiệm rất lớn khi luôn có những đóng góp lớn cho nền y học, lớn
hơn, là cho sự phát triển của đất nước. Ngược lại, đất nước đã có sự vinh danh và công nhận
những đóng góp và công sức to lớn ấy.
Gắn bó hàng chục năm với Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, trải qua nhiều vị trí công tác khác
nhau, có những thời điểm cam go, vất vả, phải căng mình chiến đấu với dịch bệnh... nhưng
dù ở cương vị nào, khó khăn ra sao thì Thầy thuốc ưu tú, TS. BS Phạm Bá Hiền vẫn luôn
luôn vượt qua gian khổ, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ và dốc hết lòng vì người bệnh.
Bác sĩ Hiền sinh ra và lớn lên tại Ngọc Thụy, Long Biên, từ hồi còn đi học đã có niềm đam
mê với ngành Y. Vì vậy, bác sĩ đã phấn đấu thi vào Đại học Y Hà Nội. và ra trường được
nhận vào làm việc tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Đống Đa (từ tháng 11/1998 đến nay). Là
một người thầy thuốc, khi trở thành bác sĩ bản thân bác sĩ Hiền luôn mong muốn được cống
hiến cho công tác chăm sóc sức khỏe bà con nhân dân. Từ khi nhận công tác tại bệnh viện lOMoAR cPSD| 38777299
đến nay đã hơn 24 năm, bác sĩ Hiền luôn nỗ lực cố gắng để trau dồi về mặt chuyên môn,
không ngừng nâng cao tinh thần học hỏi để phục vụ người bệnh ngày càng được tốt hơn.
Trong suốt hàng chục năm qua, bác sĩ Phạm Bá Hiền đã trải qua các vị trí công việc được
đảm nhiệm như: Bác sĩ điều trị, phó trưởng khoa, trưởng khoa Truyền nhiễm, Phụ trách
Phòng khám HIV/AIDS; Bí thư Đoàn Thanh niên bệnh viện, Chủ tịch Công đoàn bệnh viện,
Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc bệnh viện, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng, Chủ nhiệm
Chuyên khoa Đầu ngành Truyền nhiễm Hà Nội.
Từ tháng 3/2021 đến nay, bác sĩ Phạm Bá Hiền được giao nhiệm vụ là Bí thư Đảng ủy, Giám
đốc BVĐK Đống Đa. Dù ở cương vị nào thì bác sĩ Hiền cũng luôn cố gắng, chủ động trong
công việc, đặt ra các mục tiêu rõ ràng, để từ đó nỗ lực xây dựng đơn vị ngày càng lớn mạnh
từ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ y bác
sỹ, hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Đặc biệt, trong công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe nhân dân,
trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường, với sự xâm nhập của các dịch bệnh
mới nổi như SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, sởi, tả, tay chân miệng, sốt xuất huyết
Dengue, COVID-19,…Với vai trò là người phụ trách, chủ nhiệm chuyên khoa đầu ngành
truyền nhiễm của Hà Nội, bác sĩ Phạm Bá Hiền đã đề xuất, tham mưu kịp thời cho Sở Y tế
Hà Nội trong chỉ đạo công tác phòng chống dịch; tham gia tập huấn, chỉ đạo các đơn vị tuyến
dưới triển khai thực hiện tốt công tác điều trị các bệnh truyền nhiễm xảy ra trên địa bàn, góp
phần khống chế thành công các bệnh dịch nguy hiểm như: Dịch tả (2007, 2008), cúm
A/H1N1 (2009), dịch sởi (2014), dịch sốt xuất huyết (2017) và nhất là dịch bệnh COVID- 19…
Trong đại dịch COVID-19, ngay khi có thông tin về các ca bệnh viêm phổi lạ tại Vũ Hán -
Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và Sở Y tế Hà Nội, bác sĩ Phạm
Bá Hiền đã kịp thời tham mưu xây dựng kế hoạch phòng chống dịch do chủng mới của virus
Corona theo các cấp độ dịch. Đồng thời chủ động tham mưu với Sở Y tế Hà Nội các biện
pháp, giải pháp phòng chống dịch theo diễn biến tình hình dịch phù hợp với thực tiễn của lOMoAR cPSD| 38777299
thành phố. Chỉ đạo các khoa phòng trong bệnh viện triển khai quyết liệt, linh hoạt các giải
pháp trong phòng chống dịch theo tình huống, cấp độ dịch; thường xuyên kiểm tra giám sát
việc tổ chức triển khai công tác phòng chống dịch của các khoa, phòng và các đơn vị tuyến dưới...
Nhất là trước sự gia tăng nhanh chóng người mắc COVID-19 trên địa bàn Hà Nội từ cuối
tháng 7/2021, bác sĩ Phạm Bá Hiền đã chủ động tham mưu với Sở Y tế để thành lập các cơ sở
thu dung điều trị người nhiễm COVID-19. BVĐK Đống Đa đã xung phong nhận nhiệm vụ
triển khai Cơ sở thu dung đầu tiên tại khu nhà tái định cư Đền Lừ III và đã được Thành phố
giao phụ trách chuyên môn, thường trực phối hợp với các đơn vị được phân công triển khai
Cơ sở thu dung, cách ly, tiếp nhận người bệnh COVID-19 nhẹ và không triệu chứng.
Do đây là mô hình thu dung F0 đầu tiên dựa vào sự phối hợp của các ban, ngành nên quá
trình triển khai thực hiện có nhiều khó khăn. Vì vậy, bác sĩ Hiền cùng tập thể lãnh đạo đã tập
trung, chỉ đạo sát sao với sự quyết tâm cao của đội ngũ cán bộ, nhân viên bệnh viện vượt mọi
khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Đến ngày 22/3/2022, khi người bệnh cuối cùng ra viện,
sau 231 ngày hoạt động, Cơ sở thu dung Đền Lừ đã tiếp nhận tổng số 6.422 người bệnh,
không có trường hợp nào tử vong.
Giai đoạn gia tăng số lượng người bệnh mắc COVID-19 với triệu chứng trung bình và nặng,
bác sĩ Phạm Bá Hiền đã chỉ đạo bệnh viện kích hoạt thêm giường điều trị người bệnh. Tại
bệnh viện, nâng tổng số giường điều trị lên 120 giường. Chỉ trong 1 tuần, giường bệnh điều
trị đã phủ kín và có thời điểm tăng gần 200 người bệnh phân tầng 2 và 3, trong đó có nhiều
người bệnh nặng và nguy kịch.
Mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp và gặp nhiều khó khăn, Bác sĩ Phạm Bá Hiền luôn quan
tâm chỉ đạo sát sao các bộ phận để thực hiện cải tạo cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị,
thuốc, vật tư tiêu hao đáp ứng công tác phòng chống dịch và hoạt động khám chữa bệnh theo
quy định. Nhờ sự đồng lòng nhất trí của tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong bệnh viện
mà suốt thời gian chống dịch, bệnh viện vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh, thực lOMoAR cPSD| 38777299
hiện tốt công tác phòng chống dịch, không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Đối với công tác phòng chống HIV/AIDS, bác sĩ Phạm Bá Hiền cũng có nhiều đóng góp tích
cực khi tham gia điều trị trực tiếp cho người bệnh, tham gia hội chẩn các ca bệnh khó.. Bên
cạnh đó bác sĩ cũng tham gia hỗ trợ chuyên môn cho các phòng khám ngoại trú khác của Hà
Nội theo kế hoạch và khi có yêu cầu; hay tham gia nhóm hỗ trợ kỹ thuật của Bệnh viện Bệnh
nhiệt đới Trung ương. Hỗ trợ kỹ thuật cho các phòng khám HIV/AIDS của nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước…
Ngoài ra, bác sĩ Hiền là người có nhiều kinh nghiệm, tâm huyết trong công tác chăm sóc và
điều trị cho người bệnh nhiễm HIV/AIDS, trực tiếp tham gia công tác tư vấn, tuyên truyền,
phổ biến kiến thức về phòng chống HIV/AIDS trực tiếp và gián tiếp qua các kênh như điện
thoại, báo chí, phát thanh, truyền hình…
Là tấm gương sáng trong ngành, luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm, gương mẫu nên bác
sĩ Hiền được đồng nghiệp rất kính trọng, mến phục, người bệnh tin tưởng. Ông Nguyễn Hữu
Liên, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình (80 tuổi), được bác sĩ Phạm Bá Hiền thăm khám chia
sẻ: Tôi được bác sĩ Hiền khám sức khỏe cho thường xuyên và rất nhiệt tình. Có lẽ tính cách
cũng giống như tên của bác sĩ nên lúc nào bác sĩ Hiền cũng gần gũi, vui vẻ. Mặc dù rất bận
rộn nhưng luôn quan tâm đến bệnh nhân, nhất là những người già như chúng tôi. Vì vậy,
người bệnh luôn cảm thấy được an ủi, quan tâm và được điều trị kịp thời, hiệu quả…
Theo Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Hà Nội Trịnh Tố Tâm: BVĐK Đống Đa được Sở Y tế
Hà Nội giao nhiệm vụ là chuyên khoa đầu ngành về truyền nhiễm của thành phố Hà Nội.
Trong những năm qua, bệnh viện có nhiều chiến lược đầu tư phát triển về kỹ thuật chuyên
môn khám chữa bệnh phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Số lượng bệnh nhân đến khám,
chữa bệnh tại bệnh viện hằng năm đều tăng lên. Có được kết quả đó phải kể đến vai trò của
Bí thư Đảng ủy, Giám đốc bệnh viện Phạm Bá Hiền đã nỗ lực xây dựng, phát triển bệnh viện.
Đặc biệt, với công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, bác sĩ Hiền đã rất chủ động, sáng
tạo trong việc lĩnh hội sự chỉ đạo của thành phố, Sở Y tế để chỉ đạo đội ngũ y bác sĩ của bệnh lOMoARcPSD| 38777299
viện tham gia hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân linh hoạt tại bệnh viện cũng
như tại bệnh viện dã chiến. Bên cạnh đó, bác sĩ Hiền còn không ngừng học tập, nâng cao
trình độ chuyên môn và hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước bằng những
hành động cụ thể, góp phần tích cực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Thủ đô.
Với những đóng góp và cống hiến xuất sắc trong thời gian công tác vì sự nghiệp chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân, bác sĩ Phạm Bá Hiền đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều
phần thưởng cao quý, liên tục nhiều năm liền được tặng Bằng khen của UBND thành phố Hà
Nội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Năm 2020, BS Phạm Bá Hiền vinh dự
được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú, được UBND thành phố tặng
Bằng khen "Đã có thành tích trong công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
do chủng mới virus Corona (COVID-19) trên địa bàn thành phố Hà Nội"; năm 2022 được
tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú"... lOMoAR cPSD| 38777299 PHỤ LỤC