Bài tiểu luận nhân viên hàng không - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam
Bài tiểu luận nhân viên hàng không - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Hàng không dân dụng
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN MÔN
TỔNG QUAN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
CHỦ ĐỀ: NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Mã lớp học phần:
Giảng viên hướng dẫn: Hồ Phi Dũng
TP, HỒ CHÍ MINH – 2021
NHÓM 9 SINH VIÊN K14 HVKHVN THỰC HIỆN 1 MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................................................ 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................3
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG......................................................................4
1.1. Các khái niệm.......................................................................................................................................4
1.2. Phân loại nhân viên Hàng Không........................................................................................................4
2. NHIỆM VỤ THEO CHỨC DANH CỦA NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG...............................................5
2.1. Nhân viên trực tiếp khai thác tàu bay.................................................................................................5
2.1.1. Thành viên tổ bay........................................................................................................................6
2.1.2. Tiếp viên hàng không...................................................................................................................7
2.1.3. Giáo viên huấn luyện bay............................................................................................................7
2.2. Nhân viên chuyên ngành quản lý bay.................................................................................................7
2.2.1. Nhân viên không lưu....................................................................................................................7
2.2.1.1. Kiểm soát viên không lưu.......................................................................................................8
2.2.1.2. Kiểm soát viên mặt đất...........................................................................................................8
2.2.1.3. Huấn luyện viên không lưu....................................................................................................8
2.2.1.4. Nhân viên thủ tục bay.............................................................................................................9
2.2.1.5. Kíp trưởng kiểm soát không lưu............................................................................................9
2.2.1.6. Nhân viên đánh tín hiệu.........................................................................................................9
2.2.1.7. Nhân viên hiệp đồng thông báo bay......................................................................................9
2.2.2. Nhân viên thông báo tin tức hàng không.................................................................................10
2.2.3 Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không............................................................10
2.2.4 Nhân viên khí tượng Hàng Không.............................................................................................11
2.2.5. Nhân viên điều độ, khai thác bay..............................................................................................11
2.3. Nhân viên hàng không khác...............................................................................................................12
2.3.1. Nhân viên an ninh hàng không.................................................................................................12
2.3.2. Nhân viên điều khiển, vận hành trang thiết bị phương tiện tại khu bay...............................13
2.3.3. Nhân viên chuyên khai thác phục vụ chuyến bay....................................................................13
3. CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CỦA NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG TẠI VIỆT
NAM............................................................................................................................................................... 14
3.1. Học Viện Hàng Không Việt Nam.......................................................................................................15
3.2. Trung tâm huấn luyện bay.................................................................................................................15
3.3. Công ty cổ phần đào tạo bay Việt......................................................................................................15
PHẦN KẾT THÚC........................................................................................................................................17 2 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KSVKL
: Kiểm soát viên không lưu
HKDDVN : Hàng không dân dụng Việt Nam NOTAM
: Điện văn thông báo Hàng Không AFTN
: Thiết bị mạng viễn thông cố định Hàng Không VHF
: Thiết bị thông tin sóng cực ngắn không – địa HF A/G
: Thiết bị thông tin sóng ngắn không – địa VCCS
: Hệ thống chuyển mạch thoại VOR
: Đài dẫn đường đo sóng cực ngắn DME
: Đài đo cự ly bằng vô tuyến NDB
: Đài dẫn đường vô hướng PSR
: Hệ thống ra-đa giám sát sơ cấp SSR
: Hệ thống ra-đa giám sát thứ cấp FDP
: Hệ thống xử lý dữ liệu bay RDP
: Hệ thống xử lý dữ liệu ra-đa ATPL
: Giấy phép phi công vận tải Hàng Không CAAV
: Cục Hàng Không Việt Nam 3 PHẦN MỞ ĐẦU
Ðối với quốc gia nào cũng vậy, hàng không dân dụng bao giờ cũng là ngành
kinh tế kỹ thuật đặc thù. Bởi nó được ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật
tiên tiến nhất. Ðến nay, ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã có những bước tiến
đáng mừng, có những đổi mới trên con đường hiện đại hoá. Cánh bay của hàng không
Việt Nam hiện nay không chỉ đến với hầu hết các sân bay trong nước, mà còn vươn
tới nhiều lục địa trên thế giới bằng những loại máy bay mới hiện đại. Các sân bay có
thêm nhiều trang thiết bị phục vụ hành khách, nhiều nhà ga, đường băng, sân đỗ được
mở rộng. Trên lĩnh vực quản lý bay đã chuyển từ phương thức cổ điển sang phương
thức hiện đại (nói, nghe, nhìn) với thiết bị mới nhất hiện nay. Cùng với việc đổi mới
trang thiết bị là sự tiến bộ không thể thiếu của nhân viên hàng không về năng lực quản
lý, trình độ tay nghề, chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ của đội ngũ cán bộ
quản lý, kỹ thuật, kiểm soát viên không lưu, thông báo, khí tượng, tiếp viên, thương
vụ… được đào tạo cơ bản hoặc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong và ngoài nước
bởi họ mang nhiệm vụ quan trọng về đảm bảo an toàn trong ngành hàng không. 4
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG 1.1. Các khái niệm
Nhân viên hàng không được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 68 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
Nhân viên hàng không là những người hoạt động liên quan trực tiếp đến bảo đảm
an toàn hàng không, an ninh hàng không, khai thác tàu bay, vận chuyển hàng không,
hoạt động bay, có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp do Bộ Giao thông vận
tải cấp hoặc công nhận.
1.2. Phân loại nhân viên Hàng Không
Nhân viên hàng không có các chức danh sau (Theo TT61/2011/TT-BGTVT ngày 21-12-2011):
– Thành viên tổ lái
– Giáo viên huấn luyện bay
– Tiếp viên hàng không
– Nhân viên bão dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tày bay
– Nhân viên diều lộ, khai thác bay
– Nhân viên không lưu
– Nhân viên thông báo tin tức hàng không
– Nhân viên bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không
– Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không
– Nhân viên khí tượng hàng không
– Nhân viên thiết kế phương thức bay
– Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng
– Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không
– Nhân viên điều khiển vận hành phương tiện tại khụ vực hoạt động tại khu vực
hạn chế của cảng hàng không
– Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay 5
– Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không sân bay
Từ những chức danh trên ta có thể tóm tắt nhân viên hàng không được chia thành ba nhóm:
– Nhóm nhân viên trực tiếp khai thác tàu bay: giáo viên huấn luyện bay
– Nhóm nhân viên chuyên ngành quản lý bay: nhân viên không lưu, nhân viên
thông báo tin tức hàng không.
– Nhóm nhân viên hàng không khác: nhân viên an ninh hàng không
Nhân viên hàng không khi thực hiện nhiệm vụ phải mang theo giấy phép, chứng
chỉ chuyên môn phù hợp do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận. Riêng thành
viên tổ lái, tiếp viên hàng không, kiểm soát viên không lưu phải mang theo giấy
chứng nhận đủ điều kiện về sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
Ở nước ta nhân viên hàng không chỉ được cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn
nếu được đào tạo tại cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ được Bộ Giao thông vận tải
cho phép hoặc công nhận. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về: Chế
độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không; Chức danh, tiêu
chuẩn và thủ tục cấp, công nhận giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của nhân viên
hàng không; Tiêu chuẩn và chương trình đào tạo, huấn luyện của các cơ sở đào tạo,
huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên hàng không.
2. NHIỆM VỤ THEO CHỨC DANH CỦA NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
2.1. Nhân viên trực tiếp khai thác tàu bay
Người khai thác tàu bay là tổ chức, cá nhân tham gia khai thác tàu bay.
Người khai thác tàu bay là tổ chức được khai thác tàu bay vì mục đích thương
mại khi được Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.
Người khai thác tàu bay là cá nhân không được phép khai thác tàu bay vì mục đích thương mại. 6
Trách nhiệm của người khai thác tàu bay:
– Duy trì hệ thống quản lý đủ khả năng kiểm tra và giám sát khai thác tàu bay an toàn.
– Thực hiện quy định của tài liệu hướng dẫn khai thác.
– Bảo đảm các phương tiện và dịch vụ mặt đất để khai thác tàu bay an toàn.
– Bảo đảm mỗi tàu bay khi khai thác có đủ thành viên tổ bay được huấn luyện
thành thạo cho các loại hình khai thác.
– Tuân thủ các yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
– Thực hiện đúng quy định trong Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay, kể cả
trong trường hợp sử dụng dịch vụ và nhân lực theo hợp đồng hỗ trợ khai thác, bảo dưỡng tàu bay.
– Tuân thủ các quy định khác về khai thác tàu bay.
2.1.1. Thành viên tổ bay
+ Tổ bay bao gồm những người được người khai thác tàu bay chỉ định để thực
hiện nhiệm vụ trong chuyến bay.
+ Thành phần tổ bay bao gồm tổ lái, tiếp viên hàng không và các nhân viên hàng
không khác theo yêu cầu thực hiện chuyến bay.
+ Thành viên tổ bay có nghĩa vụ tuân thủ mệnh lệnh của người chỉ huy tàu bay
và không được rời tàu bay khi chưa có lệnh của người chỉ huy tàu bay.
+ Thành viên tổ lái là người thực hiện nhiệm vụ điều khiển tàu bay, bao gồm lái
chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù hợp với loại tàu bay. Tàu bay chỉ
được phép thực hiện chuyến bay khi có đủ thành phần tổ lái theo quy định của pháp
luật quốc gia đăng ký tàu bay hoặc quốc gia của người khai thác tàu bay.
+ Người chỉ huy tàu bay là thành viên tổ lái được người khai thác tàu bay chỉ
định cho một chuyến bay; đối với hoạt động hàng không chung không vì mục đích
thương mại thì do chủ sở hữu tàu bay chỉ định. Người chỉ huy tàu bay có quyền cao
nhất trong tàu bay, chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không 7
cho tàu bay, người và tài sản trong tàu bay trong thời gian tàu bay đang bay . Quyền,
nghĩa vụ và quyền lợi của người chỉ huy tàu bay ở Việt nam được quy định chi tiết tại
Điều 75, 76 và 77 của Luật HKDDVN.
2.1.2. Tiếp viên hàng không
Là người thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho hành khách trong chuyến bay,
phục vụ trên tàu bay theo sự phân công của người khai thác tàu bay hoặc người.
Tàu bay được coi là đang bay kể từ thời điểm mà tất cả các cánh cửa ngoài được
đóng lại sau khi hoàn thành xếp tải đến thời điểm mà bất kỳ cửa ngoài nào được mở
ra để dỡ tải; trong trường hợp hạ cánh bắt buộc, tàu bay được coi là đang bay cho đến
khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm nhận trách nhiệm đối với tàu bay, người và tài sản trong tàu bay.
Chỉ huy tàu bay nhưng không được thực hiện nhiệm vụ của thành viên tổ lái.
Nhiệm vụ cụ thể của tiếp viên hàng không đối với từng loại tàu bay do người khai thác tàu bay quy định.
Người khai thác tàu bay phải bố trí đủ số lượng tiếp viên hàng không và phù hợp với loại tàu bay.
2.1.3. Giáo viên huấn luyện bay
Xuất phát từ tính chất đặc thù của phương tiện huấn luyện là tàu bay và vai trò,
vị trí quan trọng của người điều khiển tàu bay đối với an toàn trong quá trình khai
thác tàu bay cũng như an ninh hàng không quốc gia nên nhiệm vụ, vai trò của giáo
viên huấn luyện bay, những người đặt nền móng đào tạo nên những cơ trưởng, cơ phó
giữ vị trí quyết định để vận hành tàu bay là vô cùng quan trọng. Và bản thân họ cũng
được tuyển chọn, đào tạo theo một quy trình rất nghiêm ngặt, khắt khe.
Giáo viên huấn luyện bay thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thực hành bay cho học
viên bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về khai thác bay và tàu bay. 8
2.2. Nhân viên chuyên ngành quản lý bay
2.2.1. Nhân viên không lưu
Nhân viên không lưu tuy chưa được nhiều người biết đến như phi công hay tiếp
viên hàng không, nhưng có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho
mỗi chuyến bay. Họ là những người chỉ huy, điều hành, đảm bảo an toàn bay cho tất
cả các chuyến bay. Theo đó, nhân viên không lưu chịu trách nhiệm chỉ huy tàu bay từ
khi tàu bay nổ máy tại sân đỗ cho đến khi tàu bay hạ cánh, lăn vào vị trí đỗ. Họ phải
đảm bảo an toàn khi lưu thông, ngăn ngừa va chạm cho toàn giữa các tàu bay, giữa
các tàu bay với các chướng ngại vật trên khu hoạt động tại sân bay.
Nhân viên không lưu bao gồm: kiểm soát viên không lưu tại sân bay, tiếp cận,
đường dài; nhân viên thủ tục bay; nhân viên thông báo hiệp đồng bay; kíp trưởng
không lưu; huấn luyện viên không lưu; nhân viên đánh tín hiệu
2.2.1.1. Kiểm soát viên không lưu
Các KSVKL là người trực tiếp cung cấp dịch vụ điều hành bay, thông báo bay,
báo động cho các tàu bay trên mặt đất, trên không và các hỗ trợ khác cho tổ lái để duy
trì hoạt động bay của tàu bay trên các đường hàng không và tại khu vực các sân bay
một cách an toàn, điều hòa và hiệu quả. Công việc của họ là đưa ra các huấn lệnh, chỉ
thị và khuyến cáo cho tổ lái về độ cao bay, tốc độ bay, đường bay, các thông tin về
thời tiết, các thông tin hoạt động liên quan khác nhằm ngăn ngừa va chạm giữa các
tàu bay đang bay, giữa các tàu bay với các tàu bay hoạt động trên sân bay và giữa các
tàu bay với chướng ngại vật trên khu vực sân bay.
2.2.1.2. Kiểm soát viên mặt đất
Các kiểm soát viên không lưu mặt đất sẽ có trách nhiệm kiểm soát hoạt động
của các chuyến bay trong khu vực từ địa điểm đỗ cho đến vị trí chờ để cất cánh và từ
khi tàu bay rời khỏi đường cất hạ cánh đến vị trí đỗ tại sân bay. Kiểm soát và điều
hành các hoạt động của tàu bay, người và các phương tiện di chuyển trong khu vực
thuộc phạm vi quản lý. Phối hợp với đài kiểm soát tại sân bay, các cơ sở của doanh 9
nghiệp cảng hàng không trong việc khai thác an toàn, hiệu quả cầu dẫn hành khách và
vị trí đỗ tại sân đỗ tàu bay.
2.2.1.3. Huấn luyện viên không lưu
Huấn luyện viên không lưu sẽ xây dựng, thực hiện chương trình huấn luyện cho
kiểm soát viên không lưu; soạn thảo và nộp báo cáo kết quả huấn luyện cho cấp trên;
tham gia kiểm tra cấp, gia hạn giấy phép, năng định kiểm soát không lưu, kiểm tra
nâng bậc cho kiểm soát viên không lưu trong đơn vị; thực hiện huấn luyện phương
thức mới và cách khai thác hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị cho kiểm soát viên
không lưu; duy trì tài liệu nghiệp vụ, băng ghi âm và hình phục vụ huấn luyện.
2.2.1.4. Nhân viên thủ tục bay
Nhận kế hoạch hoạt động bay, kiểm tra, đối chiếu các chi tiết trong kế hoạch
bay không lưu. Phát số liệu trong kế hoạch bay không lưu trên mạng viễn thông hàng
không đến các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có liên quan trong nước và quốc tế.
Nhận, xử lý, lưu trữ điện văn không lưu. Nhận giờ cất cánh, hạ cánh qua mạng viễn
thông hàng không theo quy định và thông báo các giờ này cho các cơ quan, đơn vị có
liên quan. Thông báo kịp thời các tin tức liên quan đến chuyến bay bị chậm trễ so với
kế hoạch bay đã dự định. Hiệp đồng với các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu và các
cơ quan, đơn vị khác có liên quan đảm bảo điều hoà cho hoạt động bay tại sân bay.
2.2.1.5. Kíp trưởng kiểm soát không lưu
Kíp trưởng kiểm soát không lưu bố trí, điều chỉnh hợp lý và chỉ dẫn các kiểm
soát viên không lưu thực hiện nhiệm vụ trong toàn bộ ca trực. Duy trì đầy đủ và chính
xác sổ nhật ký không lưu. Thường xuyên kiểm tra số liệu trên màn hình, các kênh liên
lạc, các điện văn phát đi và lưu ý kiểm soát viên không lưu của kíp trực chú ý tránh
việc nhầm lẫn, bỏ sót, không đúng nguyên tắc hoặc sử dụng phương thức không theo
tiêu chuẩn. Tiến hành việc báo động theo phương thức quy định, phối hợp với các cơ
sở cung cấp dịch vụ không lưu và cơ quan đơn vị khác có liên quan khi cần thiết và
thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. 10
2.2.1.6. Nhân viên đánh tín hiệu
Đánh tín hiệu hướng dẫn cho tàu bay vào, ra sân đỗ theo luồng đường quy định.
Phối hợp thực hiện dẫn dắt tàu bay theo huấn lệnh của bộ phận kiểm soát mặt đất
hoặc của đài kiểm soát tại sân bay.
2.2.1.7. Nhân viên hiệp đồng thông báo bay
Nhận các phép bay do cơ quan có thẩm quyền cấp; lập kế hoạch hoạt động bay
theo ngày, theo mùa. Thông báo kế hoạch hoạt động bay tới các đầu mối liên quan và
hiệp đồng triển khai thực hiện phép bay. Theo dõi, giám sát diễn biến hoạt động bay.
Hiệp đồng với các cơ sở điều hành bay dân dụng, các cơ quan, đơn vị quản lý vùng
trời, quản lý bay thuộc Bộ Quốc phòng để đảm bảo an toàn cho hoạt động bay. Phối
hợp xử lý theo thẩm quyền các trường hợp bất thường, thông báo và đưa ra các thông
tin, khuyến cáo trong quá trình thông báo, hiệp đồng bay.
2.2.2. Nhân viên thông báo tin tức hàng không
Nhân viên thông báo tin tức hàng không thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý cung
cấp, trao đổi dịch vụ thông báo tin tức hàng không cho các tổ chức, cá nhân trong
nước, nước ngoài và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp
luật chuyên ngành về thông báo tin tức hàng không.
Theo đó, họ là những người chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ Thông báo tin tức
hàng không tại các cơ sở cung cấp dịch vụ Thông báo tin tức hàng không bao gồm:
Phòng AIP; Phòng Bản đồ - Phương thức bay; Phòng NOTAM Quốc tế; Các phòng
thông báo tin tức hàng không tại 21 Cảng hàng không, sân bay của Việt Nam (Nội
Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Vinh, Đồng Hới, Liên Khương, Cam Ranh, Phù
Cát….). Để được bố trí vào vị trí công tác họ cũng phải hoàn thành các chương trình
huấn luyện định kỳ; đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, sức khỏe, độ tuổi và tham
gia kỳ thi cấp giấy phép hành nghề hoặc năng định hàng năm do Cục Hàng không Việt Nam tổ chức.
Ở mỗi vị trí, nhân viên thông báo tin tức hàng không thực hiện mỗi nhiệm vụ
khác nhau, tuy nhiên, tựu chung lại, họ đều là những người tham gia vào quá trình thu 11
thập, xử lý, biên soạn, phát hành và cung cấp các tin tức cần thiết trong nước và quốc
tế đảm bảo an toàn cho hoạt động bay và an ninh hàng không quốc gia.
2.2.3 Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không
Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không thực hiện nhiệm vụ khai
thác, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống và thiết bị mạng viễn thông cố định Hàng không
(AFTN), thiết bị thông tin sóng ngắn không - địa (HF A/G), thiết bị thông tin sóng
cực ngắn không - địa (VHF), hệ thống chuyển mạch thoại (VCCS), thiết bị ghi âm;
đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn (VOR), đài đo cự ly bằng vô tuyến (DME),
đài dẫn đường vô hướng (NDB), hệ thống hạ cánh bằng thiết bị (ILS/DME/Marker);
hệ thống ra đa giám sát sơ cấp (PSR), hệ thống ra đa giám sát thứ cấp (SSR), hệ thống
xử lý dữ liệu bay (FDP), hệ thống xử lý dữ liệu ra đa (RDP); nguồn điện và đèn tín
hiệu sân bay; bay kiểm tra hiệu chuẩn thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát (CNS),
phương thức bay và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp
luật chuyên ngành về thông tin dẫn đường giám sát hàng không.
Mặc dù không tham gia trực tiếp vào quá trình điều khiển hoạt động của tàu bay
trong quá trình khai thác, tuy nhiên, với việc cung cấp phương tiện liên lạc giữa nhà
điều hành (nhân viên kiểm soát không lưu) và người chỉ huy tàu bay, giúp đáp ứng
những yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của công tác quản lý điều hành bay, đội ngũ
nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không đã đóng góp không nhỏ vào
tổng thể quy trình hoạt động của toàn ngành hàng không, kết nối giữa các bộ phận với
nhau, đảm bảo những chuyến bay được khởi hành, hạ cánh an toàn, giữ vững nền an ninh quốc gia.
2.2.4 Nhân viên khí tượng Hàng Không
Nhân viên khí tượng hàng không thực hiện nhiệm vụ khai thác, bảo dưỡng, sửa
chữa thiết bị khí tượng; thu thập, phân tích, xử lý số liệu khí tượng, lập bản tin dự
báo, cảnh báo thời tiết; cung cấp thông tin khí tượng cho các tổ chức, cá nhân liên
quan đến hoạt động bay và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy
phạm pháp luật chuyên ngành về khí tượng và khí tượng hàng không. 12
Để cung cấp được dịch vụ khí tượng đảm bảo tính chính xác cao, kịp thời hỗ trợ
cho hoạt động khai thác tàu bay thì việc xây dựng đội ngũ nhân viên khí tượng nắm
vững kiến thức chuyên môn, nhạy bén trong việc xử lý kịp thời các thông tin về diễn
biến, thay đổi thời tiết, nhanh chóng kết nối với hoạt động của tàu bay là việc hết sức cần thiết.
2.2.5. Nhân viên điều độ, khai thác bay
Nhân viên điều độ, khai thác bay thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch bay của người
khai thác tàu bay và thực hiện công việc trợ giúp tổ lái trong quá trình thực hiện
chuyến bay theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan
lĩnh vực điều độ, khai thác bay.
Cụ thể, họ là những người trực tiếp phối hợp với người chỉ huy tàu bay (cơ
trưởng) để đảm bảo an toàn cho chuyến bay, đảm bảo việc khai thác tau bay phù hợp
với quy định pháp luật và của người khai thác tàu bay. Tại các cảng hàng không, sân
bay, nhân viên điều độ, khai thác bay tiến hành nghiên cứu điều kiện khí tượng tại sân
bay khởi hành, trên đường bay và sân bay đến cũng như sân bay dự bị để lựa chọn
đường tối ưu nhất cho chuyến bay.
2.3. Nhân viên hàng không khác
2.3.1. Nhân viên an ninh hàng không
Khái niê •m về an ninh hàng không đã được quy định rõ trong Khoản 1 điều 190
Luâ •t hàng không dân dụng Viê •t Nam năm 2006. Nô •i dung như sau: “An ninh hàng
không là việc sử dụng kết hợp các biện pháp, nguồn nhân lực, trang thiết bị nhằm mục
đích ngăn chặn, phòng ngừa và đối phó với những hành vi can thiệp bất hợp pháp vào
hoạt động hàng không dân dụng. Mục tiêu là bảo vệ an toàn cho hành khách, cho tàu
bay, tổ bay và những người dưới mặt đất.” Họ là lực lượng được doanh nghiệp tuyển
dụng, đào tạo để cung cấp dịch vụ an ninh cho hành khách và các đơn vị hoạt động tại
cảng hàng không. Từ trấn áp hành khách gây rối đến soi chiếu hành lý, kiểm soát giấy
tờ, nhân viên an ninh đóng vai trò quan trọng đối với sự an toàn tại sân bay. 13
Trong lực lượng an ninh hàng không, công viê •c của nhân viên kiểm soát được chia thành 3 nhóm sau: – Nhân
viên kiểm soát an ninh : Đây
là bô • phâ •n đảm nhiê •m vai trò giám sát an
ninh tại các khu vực hạn chế của cảng hàng không. Đồng thời phải có trách
nhiê •m duy trì vâ •t tư, đảm bảo an toàn cho cơ sở vâ •t chất tại sân bay. Thường
xuyên tuần tra, canh gác, thiết lâ •p vành đai sân bay. Đảm bảo tuyê •t đối an ninh
cho các chuyến bay và những hoạt đô •ng khác trong sân bay. – Nhân
viên soi chiếu : Bô • phâ •n nhân viên soi chiếu có trách nhiê •m khai thác các
thiết bị soi chiếu an ninh đối với hành khác và hành lí, hàng hoá. Cấm và ngăn
chă •n hàng vi mang các vâ •t phẩm có tính chất nguy hiểm, uy hiếp, ảnh hưởng an
ninh sân bay; Các khu vực cụ thể sau bắt buô •c phải kiểm tra soi chiếu an ninh:
nhà ga hàng hoá, khu bảo dưỡng máy bay, nhà ga hành khác, khi bế biến thực
phẩm, kiểm kiểm tra soi chiếu tăng cường. – Nhân
viên an ninh cơ đô •ng : Đây
là lực lượng nòng cốt, trực tiếp thực thi các
biê •n pháp để kiểm soát, đảm bảo an ninh sân bay. Phòng ngừa và ứng phó kịp
thời khi có dấu hiê •u bát thường xảy ra. Xử lý các trường hợp vi phạm đến an
ninh hàng không theo đúng quy định đề ra.
2.3.2. Nhân viên điều khiển, vận hành trang thiết bị phương tiện tại khu bay
Khu vực hạn chế là khu vực của cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình,
trang bị, thiết bị hàng không mà việc ra, vào và hoạt động tại đó phải tuân thủ các quy
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được kiểm tra, soi chiếu, giám sát, lục
soát an ninh hàng không theo quy định. Nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện,
thiết bị hàng không hoạt động thường xuyên tại khu vực hạn chế của cảng hàng
không, sân bay được đào tạo, huấn luyện định kỳ theo quy định.
Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại
khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay thực hiện nhiệm vụ điều khiển, vận
hành thiết bị hàng không, phương tiện phục vụ chuyến bay đi, đến tại cảng hàng 14
không, sân bay. Vận hành các trang thiết bị như xe dẫn tàu bya, xe xăng dầu, xe đẩy
kéo tàu bay, xe chở hành khách, hàng hóa, xe thang…
2.3.3. Nhân viên chuyên khai thác phục vụ chuyến bay
Nhiệm vụ của nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay được quy định tại
Khoản 14 Điều 4 Thông tư 61/2011/TT-BGTVT Quy định về nhân viên hàng không,
cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh nhân viên hàng không. Theo đó:
Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay thực hiện nhiệm vụ cung cấp
thông tin về sản phẩm, thực hiện đặt chỗ, bán vé, thu bán phí hành lý, hành lý quá
cước, các loại phí dịch vụ khác theo quy định tại sân bay. Phối hợp với Công ty cảng
các công tác chuẩn bị phục vụ trước chuyến bay: cập nhật danh sách chuyến bay, các
thông tin đặt dịch vụ đặc biệt, số lượng quầy check-in,… Giám sát thủ tục hành
khách, hành lý, thủ tục boarding, thủ tục an ninh, dịch vụ trong phòng chờ, phát thanh
(nội dung, thời gian, tần suất) theo đúng quy trình, quy định của Hãng và nhà chức
trách hàng không; Cân bằng trọng tải tàu bay; kiểm tra hàng nguy hiểm trước khi đưa
lên tàu bay; vệ sinh tàu bay; hướng dẫn chất xếp; xếp, dỡ hành lý, hàng hóa lên,
xuống tàu bay; Giám sát hoạt động điều phối và phục vụ tại sân đỗ đảm bảo đúng quy
định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành liên quan.
Nếu phi công, tiếp viên hàng không là những người trực tiếp hoạt động trong quá
trình khai thác tàu bay thì có thể ví đội ngũ nhân viên khai thác mặt đất phục vụ
chuyến bay như vị trí hậu cần, chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để phục vụ cho tàu
bay hoạt động trong điều kiện thuận lợi nhất.
Đối với ngành hàng không, nếu xảy ra tai nạn thường rất thảm khốc, do vậy mục
tiêu trong khai thác mặt đất phục vụ máy bay luôn được đặt lên rất cao. 15
3. CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CỦA NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG TẠI VIỆT NAM
Nhân viên hàng không ở Việt nam được đào tạo từ bậc đại học với các chuyên
ngành hàng không (kinh tế hàng không, kỹ sư sân bay, kỹ sư không lưu, kỹ sư máy
bay, điện tử…); bậc trung cấp - công nhân kỹ thuật chuyên ngành (kiểm soát viên
không lưu, thông tin điện tử hàng không, thợ kỹ thuật…) và một số chuyên ngành có
thời gian đào tạo ngắn như tiếp viên hàng không, nhân viên an ninh hàng không, nhân viên bán vé, giữ chỗ…
Các chuyên ngành hàng không ở bậc đại học trước đây chủ yếu được đào tạo tại
Liên Xô cũ và các nước thuộc khối Đông Âu. Sau năm 1995, một số trường đại học
trong nước như Bách khoa, Giao thông vận tải, Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã tham gia
đào tạo ở bậc đại học các chuyên ngành Hàng không, đặc biệt là từ năm 2007, Học
Viện Hàng Không Việt Nam đã chính thức đào tạo bậc đại học chuyên sâu về ngành
hàng không. Bậc trung cấp và công nhân kỹ thuật chuyên ngành hàng không được đào
tạo chủ yếu tại Học Viện Hàng Không Việt Nam và một phần được đào tạo tại chỗ ở
các doanh nghiệp trong ngành như Trung tâm huấn luyện bay của Tổng công ty
HKVN, Công ty cổ phần đào tạo bay Việt…
3.1. Học Viện Hàng Không Việt Nam
Học viện là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải đào tạo ở
bậc đại học, cao đẳng và trung cấp nghề. Hiện nay ở bậc đại học và cao đẳng, Học
viện đào tạo với các chuyên ngành như: Quản trị kinh doanh hàng không, quản trị
doanh nghiệp hàng không, quản trị du lịch hàng không, quản trị cảng hàng không, kỹ
sư máy bay…. Ở bậc trung cấp Học viện đào tạo các nhân viên như kiểm soát viên
không lưu, thông tin điện tử hàng không, thợ kỹ thuật, nhân viên bán vé, giữ chỗ,
nhân viên an ninh hàng không, tiếp viên hàng không… Ngoài ra, Học viện còn bổ túc
nghiệp vụ hàng không cho các đơn vị trong Ngành Hàng Không Dân Dụng. Học viện
HKVN được định hướng phát triển thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có
tầm cỡ quốc gia, đào tạo chuyên ngành hàng không ở bậc sau đại học, đại học và 16
trung cấp nghề, ưu tiên công tác nghiên cứu khoa học làm tiền đề và động lực phát
triển công nghệ hàng không.
3.2. Trung tâm huấn luyện bay
Trung tâm Huấn luyện Bay (Flight Training Centre - FTC) trực thuộc Tổng công
ty HKVN được thành lập ngày 10/12/1998. Trung tâm có nhiệm vụ huấn luyện nguồn
nhân lực phục vụ khai thác bay (phi công, tiếp viên, nhân viên điều hành khai thác
bay…) và huấn luyện nhân viên khối khai thác mặt đất về an ninh hàng không, hàng
hoá nguy hiểm… cho Tổng công ty HKVN. Hiện nay Trung tâm đã tổ chức thành
công các khóa học bằng lái phi công vận tải Hàng không (ATPL) do giáo viên của
Trung tâm và ngành HKVN kết hợp giảng dạy.
3.3. Công ty cổ phần đào tạo bay Việt
Công ty cổ phần đào tạo bay Việt được thành lập năm 2008 với sự góp vốn của
các cổ đông lớn như Tổng công ty HKVN; Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam; Học
viện Hàng Không Việt Nam; Quân chủng phòng không không quân; Trường đào tạo
phi công ESMA cộng hòa Pháp và một số cổ đông khác. Nhiệm vụ của Công ty là đào
tạo phi công Việt nam tiến tới thu hút học viên từ các quốc gia khác. Thông qua việc
liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, Công ty cổ phần đào tạo Bay Việt đã
hoàn thành kế hoạch thành lập trường đào tạo phi công tại Việt Nam.
Trường phi công Bay Việt( Viet Flight Training), là trường đào tạo phi công đầu
tiên của Việt Nam, Trường thuộc Công ty Cổ phần Đào tạo Bay Việt, là công ty con
của Vietnam Airlines, và được thành lập theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ
Việt Nam vào tháng 6 năm 2008 (Công văn số 1567/TTg-CN- V/v Phê duyệt kế
hoạch phát triển đội bay đến 2015 - 2020). Trường chịu sự quản lý nghiệp vụ và
chuyên môn của Cục Hàng Không Dân dụng Việt Nam (CAAV), có nhiệm vụ đào tạo
Phi công dân dụng cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Hàng không Việt Nam. 17 PHẦN KẾT THÚC
Nhân viên hàng không là nhân tố quan trọng không thể không có trong ngành
hàng không dân dụng. Họ đóng vai trò to lớn là những người đảm bảo an toàn, đáp
ứng các nhu cầu dịch vụ cho hành khách, đồng hành trên từng chuyến bay. Vì thế,
việc nâng cấp tàu bay thôi là chưa đủ phải đồng thời bồi dưỡng, bám sát tiêu chuẩn
với từng nhân viên về mọi mặt và đảm bảo, chắc chắn rằng sức khỏe của nhân viên
luôn được ổn định để cùng đồng hành với khách hàng, làm cho khách hàng yên tâm
và cảm thấy đúng đắn khi lựa chọn dịch vụ của ngành Hàng Không.