Bài tiểu luận về luật hôn nhân và gia đình chủ đề ly hôn - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Về vấn đề con cái: về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con khi ly hôn có thể được thỏa thuận vơi nhau giữa các đương sự và được toán ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hôn các bên vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con cái chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi bản thân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Bài tiểu luận về luật hôn nhân và gia đình chủ đề ly hôn
Chương 2: Căn cứ ly hôn theo pháp luật hiện hành
Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn
- Vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Trong trường hợp người vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng
tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.
- Có hai trường hợp yêu cầu ly hôn: thuận tình yêu cầu ly hôn và ly hôn theo một bên yêu
cầu.
1. Căn cứ vào pháp luật giải quyết việc ly hôn theo trường hợp thuận tình ly hôn
Điều 55 Luật HN&GD 2014 quy định về thuận tình ly hôn:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn
và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên
cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu
không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ
và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Việc giải quyết ly hôn cần phải dựa vào các điều kiện nhật định được tiến hành ở Tòa án nhân
dân, pháp luật quy định việc thuận tình ly hôn là công nhận và đảm bảo quyền tự do ly hôn chính
đáng của vợ chồng. Thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng cùng thỏa thuận yêu cầu
chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của hai bên vợ chồng. Theo quy
định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, trong trường hợp hai vợ chồng cùng yêu cầu chấm dứt
hôn nhân có đơn thuận tình ly hôn là một căn cứ quyết định việc chấm dứt hôn nhân.
Sự tự nguyện yêu cầu chấm dứt hôn nhân là cà hai vợ chồng đều tự do trình bày nguyện vọng,
không bị ép buộc, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn. Việc thể hiện
ý chí tự nguyện ly hôn phải xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình, phù hợp với yêu cầu pháp
ly, chuẩn mực với đạo đức xã hội và nhu cầu cá nhân trong việc quyết định ly hôn; đồng thời hai
bên đều lường trước được hậu quả của việc hôn nhân.
Theo quy định của pháp luật, người vợ hoặc người chồng cùng thuận tình chấm dứt hôn nhân là
thể hiện ý chí, tự nguyện của cả hai bên về việc giải quyết mối quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng.
Khi bản thân hai vợ chông xem xét thấy cuộc sống của cả hai đều không như ý nguyện, gia đình
không hạnh phúc, cuộc sống vợ chồng có nhiều mâu thuẫn, khúc mắc không giải quyết được mục
đích của cuộc hôn nhân và họ tự nhận thức được việc chấm dứt hôn nhân là điều cần thiết thì hai
vợ chồng đồng tình cùng nhau yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Cơ sở để Tòa án quyết định vợ chồng ly hôn dựa vào ý chí tự nguyện thỏa thuận ly hôn của các
bên, nghiêm túc , chắc chắn, không bị ép buộc, không bị cưỡng ép hay không bị lừa dối của hai
bên về việc thuận tình ly hôn; đảm bảo sự tự nguyện ly hôn. Trong quá trình xem xét hòa giải,
thẩm phán có thể tiến hành tất cả các biện pháp điều tra, xác minh hoặc có thể tìm hiểu nguyên
do, động cơ xin ly hôn của các đương sự.
Trong Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định trong việc thuận tình ly hôn, ngoài
việc đảm bảo sự tự nguyên của đôi bên còn đòi hỏi các đương sợ phảo có sự thỏa thuận về việc
chia tài sản; việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái trên cơ sở đảm bảo quyền
lợi chính đáng của người vợ và người con. Quy định này cho thấy vấn đề thỏa thuận của hai vợ
chồng là thống nhất quan điểm về toàn bộ các vấn đề liên quan đến: “tài sản, việc trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.”
Về vấn đề tài sản: các đương sự sẽ tiến hành tự thỏa thuận dựa vào những quy tắc chung mà pháp
luật dân sự đã quy định tại BLDS 2005. Tài sản chung của hai vợ chồng gồm tài sản vợ chồng tạo
dựng, thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận pháp sinh từ tài sản riêng
và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau
hôn nhân là tài sản chung của cả hao vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng
hoặc được cho riêng, có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Tài sản chung của vợ chồng
được chia đôi. Tuy nhiên, việc chia tài sản dựa trên các nguyên tắc sau:
- Một là, hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.
- Hai là, công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo dựng, duy trì và pháp triển khối tài
sản chung. Việc nội trợ của vợ, chồng trong gia đình được coi là lao động có thu nhập.
- Ba là, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên trông sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp để các đương sự có điều kiện tiếp tục lao động tạo ra thu nhập.
- Bốn là, lỗi của các bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ vợ chồng.
Về vấn đề con cái: về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con khi ly hôn có thể được thỏa thuận vơi
nhau giữa các đương sự và được toán ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hôn các bên vẫn có nghĩa
vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con cái chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã
thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi bản thân. Bên còn lại – tức là bên không trực tiếp nuôi dưỡng con có
nghĩa vụ chu cấp (mức chung cấp tùy thuộc vào tài chính kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người
kia chăm sóc, nuôi con đến khi trưởng thành.
Về vấn đề bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con: Quy định của luật HN&GĐ về việc
thuận tình ly hôn cũng đã hướng tới việc bảo vệ quyền làm mẹ của vợ bằng việc quy định “ chỉ
cho phép vợ chồng ly hôn khi đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người vợ và người con.”
Khoản 4 điều 2 luật HN&GĐ năm 2014 có quy định về nguyên tắc vấn đề bảo vệ quyền lợi chính
đáng của người mẹ và trẻ em: “4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ
em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các
bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình”. Quy
định về cản cứ ly hôn khi đảm bảo quyền lợi chính đáng của người vợ và người con đã thể hiện
được tính thống nhất, quy định chặc chẽ của luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em bằng pháp luật là việc Nhà nước ghi nhận quyền của phụ nữ và
trẻ em đồng thời ban hành những quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo được lợi ích chính đáng của
phụ nữ và trẻ em trên thực tế. Trẻ em là mầm non quý giá của gia đình, của xã hội, của quốc gia
và thế giới. Vì vậy việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em khi ba mẹ ly hôn phải được đặc biệt quan
tâm.
Trong trường hợp thuận tình ly hôn, cả vợ và chồng đều phải thống nhất và đồng thuận trong
việc giải quyết các hậu quả của việc chấm dứt hôn nhân: hai bên thật sự có sự tự nghuyện trong
việc ly hôn, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối hay bị chi phối bởi các yếu tố nào khác; các bên
phải có sự đồng thuận trong việc phân chia tài sản rõ ràng, không xảy ra bất kỳ các khúc mắc nào;
hai bên phải thỏa thuận đầy đủ về vấn đề liên quan đến nuôi dưỡng, chăm sóc, trông nom, giáo
dục con cái. Với những điều kiện trên và có sự đảm bảo quyền lợi chính đáng của người vợ và
con thì Tòa án sẽ giải quyết cho vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên, pháp luật lại quy định chặt chẽ hơn,
nếu trong trường hợp những vấn đề nêu trên mà không có sự đảm bảo quyền lợi chính đáng của
người vợ và con thì Tòa án sẽ xem xét về việc thuận tình ly hôn của vợ chồng.
Mặc dù pháp luật vẫn chưa quy định cụ thể về khái niệm “không đảm bảo lợi ích chính đáng của
người vợ và con”. Nhưng ta vẫn có thể hiếu được không đảm bảo được quyền lợi chính đáng của
người vợ và con là không đáp ứng được những nguyện vọng thỏa thuận về tài sản, nhân thân, con
cái của hai bên hoặc không đáp ứng được nhu cầu của vợ và con. Thông qua quy định nay, ta thấy
được pháp luật về luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có xu hướng bảo vệ phụ nữ và trẻ em- “thế
yếu” trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Ngoài ra, việc ghi nhận của pháp luật đối với vấn đề
bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của phụ nữ và trẻ em khi vợ chồng ly hôn là tiếp nối
truyền thống đạo đức của dân tộc.
Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp vợ chồng “giả tự nguyện ly hôn” và “giả thỏa thuận
ly hôn” nhằm lừa dối cơ quan chức năng vì một mục đích nào đó. Việc ly hôn “để đạt mục đích
khác mà không nhằm mục đích chấm dứt ly hôn” xem là hành vi ly hôn giả tạo và bị xử phạt
hành chính. Khoản 15 điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 có quy định về khái niệm ly hôn giả: “Ly
hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật
về dân số hoặc đế đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân”. Hiện
tượng ly hôn giả nhằm mưu cầu lợi ích riêng. Họ nghĩ ra những mâu thuẫn và lý do chính đáng
nhưng thực tế thì ngược lại. Nếu không điều tra kỹ càng thì Tòa án có thể kết luận là họ đã có đủ
căn cứ dể chấp nhận thỏa thuận ly hôn. Trong những trường hợp này Tòa án sẽ bác bỏ đơn thuận
tình ly hôn của các đương sự đồng thời phê phán, giáo dục đương sự về những hàng vi sai trái đó.
Như vậy, vấn đề xác định căn cứ ly hôn là sự tự nguyện và tự thỏa thuận các bên rất khó để xác
nhận sự tự nguyện thực sự. Vì vậy, Tòa án cần đưa ra các quyết định chính xác nhằm bảo vệ
quyền lợi của các bên. Tránh trường hợp các bên thuận tình ly hôn giả tạo nhằm các mục đích
không hợp pháp.
2. Căn cứ ly hôn trong trường hợp ly hôn do một bên người vợ hoặc người chồng yêu cầu:
Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng, hoặc cha mẹ,
người thân của một trong hai bên yêu cầu được chấm dứt hôn nhân.
Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly
hôn mà hòa giải tại Tòa không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ,
chông có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ ,chồng làm
cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của
hôn nhân không đạt được”. Theo như trên, thì Tòa án phải dựa trên nguyên nhân, tình huống để
giải quyết việc chấm dứt hôn nhân một cách chính xác và đòi hỏi sự linh hoạt trong việc vận dụng
quy định căn cứ ly hôn đối với từng trường hợp cụ thể.
2.1.Trường hợp có hành vi bạo lục gia đình:
Một, về hành vi bạo luejc gia đình: Theo khoản 2 Điều 1 Luật phòng chống bạo lực gia đình
số 02/2007/QH12 quy định về khái niệm bạo lực gia đình: “2. Bạo lực gia đình là hành vi cố
ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tôn hại về thể chất, tinh thần,
kinh tế đối với thành viên trong gia đình”.
Các hành vi bạo lực gia đình gồm các hình thức được liệt kê cụ thể tại Điều 2 khoản 1 Luật
Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007:
“ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
Ngăn cản việc thực hiện quyền nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa
cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
Cuỡng ép quan hệ tình dục;
Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của
thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ,
kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở”.
Một bê vợ hoặc chồng có một trong những hành vi kể trên đều quy vào là hành vi bạo lực gia
đình. Hành vi vi phạm đó tác động tới bên còn lại làm ảnh hưởng đến thể lực, trí lực, tâm tư,
tình cảm của vợ hoặc chồng, làm rạn nứt quan hệ tình cảm trong thời kỳ hôn nhân. Tình trạng
bạo lực gia đình hiên nay ngày càng phổ biến và thể hiện tính chất nghiêm trọng xảy ra với
nhiều lý do khác nhau. Việc Luật HN&GĐ năm 2014 quy định như vậy phù hợp với thực tiễn
hiện nay. Qua thực tiễn, các vụ án ly hôn Toà giải quyết tỷ lệ ly hôn có hành vi bạo hành,
ngược đãi chiếm tỷ trọng cao nhất và đa phần nạn nhân của tình trạng này là phụ nữ.
Hai, về hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Điều 17 Luật HN&GĐ 2014 có quy định:
“ Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng: Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền,
nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của
công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”.
Vợ, chồng không chỉ có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc
nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình mà còn có nghĩa vụ sống
chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu, tính chất công
việc, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và ly do chính đáng
khác. Vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho
nhau.
Hôn nhân của vợ chồng là do cả vợ và chồng cùng nhau xây dựng, vun đắp lên. Nhưng khi
các bên không thực hiện được đúng quyền, nghĩa vụ của mình đối với vợ, chồng, đối với
cuộc sống hôn nhân thì quan hệ hôn nhân dần rạn nứt và đỗ vỡ, dẫn đến bế tắc.
Hành vi vi phạm nghiền và nghĩa vụ của vợ chồng là môt trong những căn cứ để Tòa án
quyết định việc ly hôn cho người vợ hoặc người chồng. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật cũng
chưa có quy định cụ thể về việc hành vi vi phạm như thế nào là ảnh hưởng nghiêm trọng đến
đời sống hôn nhân cuat vợ chồng? Hiện nay quy định này chỉ mang tính chất chung chung và
chưa có hướng dẫn áp dụng chi tiết cụ thể.
Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2014 đã bổ sung điểm mới so với Luật HN&GĐ năm 2000 khi
quy định rõ “bạo lực gia đình là hành vi vi phạm nghiêm trọng về quyền và nghĩa vụ của vợ,
chồng” là căn cứ để giải quyết ly hôn cho các đương sự. Hậu quả của những hành vi trên là
vô cùng nặng nề; bên cạnh đó kế hợp với những hành vi khác, những mâu thuẫn, xung đột,
bất công trong đời sống hôn nhân người vợ hoặc chồng làm cho trạng hôn nhân trở nên
nghiêm trọng, đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài và mục đích của hôn nhân
không thể đạt được.
2.2 Trường hợp ly hôn khi mối quan hệ vợ chồng rơi vaof trình trạng trầm trọng:
Trước hết chúng ta cần hiểu được quan hệ vợ chồng rơi vào tình trạng trầm trọng:
Mỗi chúng ta đều được nuôi dưỡng trong một gia đình khác nhau, lớn lên với những truyền
thóng nề nếp khác nhau. Vì được trưởng thành trong những gia đình khác nhau, với những
kinh nghiệm sống khác nhau, mỗi chúng ta có những sở thích, suy nghĩ, cá tính, ý kiến, quan
điểm khác nhau. Từ đó chúng ta có những trông mong, chọn lựa và quyết định khác nhau.
Khi bước vào hôn nhân, hai con người khác nhau đó sẽ kết hợp làm một và chia sẻ cùng một
cuộc sống. Vi thế vợ chồng không thể tránh dduojc nhũng lúc bất đồng ý kiến hay xung đột
với nhau.
Tình trạng trầm trọng của vợ chồng có thể hiểu là: Vợ, chồng không yêu thương, trân trọng,
chăm sóc, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống sao thì
sống. Hai vợ chồng có những xung đột nhỏ không thể giải quyết được để lâu dài những mâu
thuẫn ấy ngày càng trở nên nghiêm trọng dẫn đến hai vợ chồng không thể tìm được tiếng nói
chung trong cuộc sống hôn nhân và mục đích hôn nhân không thể đạt được.
Ngoài ra, trường hợp có thể dẫn đến tình trạng hôn nhân vợ chồng trở nên nghiêm trọng là
trường hợp vợ chồng có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau. Quyền
được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được pháp luật quy định trong nhiều văn
bản. Điều 20 Hiến pháp 2013 đã nêu rõ: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy
bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm vào thân thể, sức khỏe, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm”. “Danh dự, nhân phẩm, uy tínĐiều 37 Bộ luật Dân sự cũng nêu:
của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Thông qua các quy định của pháp
luật, ta có thể thấy pháp luật bảo vệ và coi trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người.
Trường hợp vợ chồng tự nguyện kết hôn với nhau, chung sống với nhau, nhưng họ không tôn
trọng nhau, có những hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ hoặc chồng
thì bên còn lại hoàn toàn có quyền kiện đòi ly hôn ra trước Toàn án để bảo vệ quyền lợi
của mình.
Tuy nhiên, trường hợp vợ hoặc chồng xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của bên còn lại,
tuy có thể ảnh hưởng đến bên còn lại, nhưng ở mức độ hai bên có thể hòa giải, có thể bỏ qua
được cho nhau thì mối quan hệ của vợ chồng không đến mức trầm trọng phải ly hôn. Hành vi,
hành động của các bên được bà con, thân thích, hàng xóm của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn
thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần vẫn không thể giải quyết, vấn đề vẫn tiếp diến cho thấy tình
trạng xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín diễn ra và kéo dài gây ảnh hưởng trực tiếp đến
tâm ly, tình cảm vợ chồng khi bị xúc phạm. Vấn đề này đòi hỏi sự can thiệp của cơ quan chức
năng và Tòa án.
2.3 Trường hợp ly hôn khi vợ hoặc chồng ngoại tình:
Trường hợp khi vợ hoặc chồng có dấu hiệu không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại
tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ
chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục mối quan hệ ngoài luồng này cũng dẫn đến
đời sống hôn nhân lầm vào tình trạng trầm trọng. Trong quan hệ vợ chồng thì chung thủy
được giểu là vợ chồng phải luôn chung tình, gắn bó tình cảm yêu thương chỉ với nhau thôi.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử có những quan niệm về sự chung thủy của vợ chồng cũng có sự
khác nhau.Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các quan hệ hôn nhân và gia đình ảnh hưởng
nặng nề của tư tưởng Nho giáo. Nho giáo là tư tưởng thống trị xã hội lúc bấy giờ. Một trong
những mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong xã hội là quan hệ vợ chồng. Nghĩa vụ thủy
chung chỉ đặt ra đối với người phụ nữ( người vợ) vì người đàn ông( người chồng) có quyền
đa thê. DO đó, Bộ luật nhà Le quy định những hình phạt nặng nề đối với tội thông dâm của
người vợ: “…Vợ cả, vợ lẽ phạm tội đề xử tội lưu, điền sản trả lại cho người chồng” (Điều
401 Luật Hồng Đức).
Theo điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội vi phạm
chế độ một vợ, một chồng: “Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống
với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc thì bị cảnh cáo, phảt cải tạo
không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm”.
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận quan hệ ngoại tình là một trong những căn cứ để
giải quyết việc chấm dứt hôn nhân. Điều này đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho Tòa án khi giải
quyết việc ly hôn theo yêu cầu một bên. Đay là một quy định rất tiến bộ mang ý nghĩa quan
trọng nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền con người và bảo về quyền con người
trong tiến trình hội nhập quốc tế.
2.4. Trường hợp ly hôn khi đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài:
“Đời sống chung” của vợ chồng có thể là sự chung sống cùng nhau của vợ chồng và các
thành viên trong gia đình, trong đó, họ cùng có lối sinh hoạt, tính cách, lối sống,…cùng nhau
giải quyết những khó khăn vướng mắc xảy ra trong quá trình sống chung, cùng nhau chia sẻ,
cùng nhau chăm sóc cho nhau để có một cuộc sống hôn nhân bền vững.
Để có cơ sở để xác định được là cuộc sống của vợ chồng không thể kéo dài được thì phải căn
cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức nghiêm trọng hay chưa. Nếu thực tế cho
thấy đã được nhắc nhở, khuyên bảo, hòa giải nhiều lần nhưng vẫn không thể giải quyết được
các vấn đề như ngoại tình, có hành vi tiếp tục ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau thì đó là căn
cứ để xác định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
Khi thực tế quan hệ vợ chồng ở trong “tình trạng trầm trọng, cuộc sống chung không thể kéo
dài” thì thường dẫn đến hậu quả làm cho Mục “mục đích của hôn nhân không đạt được”.
đích của hôn nhân là tình yêu, sự gắn bó giữa nam và nữ muốn chung sống với nhau suốt đời,
cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững trên cơ sở giúp đõ cùng nhau tiến bộ. Con
người tiến tới hôn nhân với mục đích mong muốn có được một cuộc sống hạnh phúc. Do vậy,
khi mục đích hôn nhân “không đạt được” thì quan hệ hôn nhân thường có tác động ngược lại.
Khi đó chấm dứt hôn nhân được giải quyết bằng việc ly hôn.
Trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho Tòa án khi giải
quyết việc ly hôn theo yêu cầu một bên về việc “vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc
vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng”. Đây là một quy định rất tiến bộ mang
ý nghĩa quan trọng nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền con người và bảo về
quyền con người trong tiến trình hội nhập quốc tế. Điều này tạo sự thống nhất trong việc áp
dụng pháp luật khi giải quyết việc ly hôn trong cả nước.
2.5. Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ky hôn:
Trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình, việc chông hoặc vợ bị mất tích đã ảnh hưởng sâu
sắc đến quan hệ vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Cần phải giải phóng họ thoát khỏi
hoàn cảnh đặc biết này, khi học có yêu cầu được ly hôn với người vợ hoặc người chồng đã bị
tòa tuyên bố mất tích. Khoản 2 Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “trong trường
hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải
quyết cho ly hôn”.
Đây cũng là quy định kế thừ luật HN&GĐ năm 2000 và xuất phát từ thực tế cuộc sống vợ
chồng.Trên cơ sở bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người vợ, người chồng của người bỏ đi
biệt tích thì luật pháp cho phép họ được chấm dứt quan hệ hôn nhân bằng ly hôn. Vì vậy,
quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án đối với một bên vợ hoặc chồng đuọc coi là căn cư ly
hôn.
Tuyên bố một người mất tishc là một sự kiện pháp lý nhằm xác định một người cụ thể không
rõ tung tích, không rõ còn sống hay đã chết. Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 BLDS 2005
quy định: “Khi một người biệt tích hai năm liền trở về, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện
pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tốt tụng dân sự nhưng vẫn không có
tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền,
lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ
ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối
cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối
cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ
ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng”.
Việc người vợ hoặc chồng xin ly hôn với người mất tích, ta thấy được luật HN&GĐ quy định
là một trong những căn cứ ly hôn đó là một điều hoàn toàn phù hợp với mục đích hôn nhân.
Khi một trong hai bên bị tuyên bố mất tích, có nghĩa là bên đó không có mặt trong nhà,
không chung sống, xây dựng hạnh phúc gia đình trong hai năm liên tục trở lên. Chính sự
vắng mặt đó đã góp phần làm cho quan hệ vợ chồng trở lên phức tạp, trầm trọng hơn. Quan
hệ hôn nhân lúc đó chỉ mang tính chất hình thức. Pháp luật quy định này có tính chất giống
trường hợp “bỏ lửng vợ” trong xã hội phong kiến, và khi đó người vợ có quyền được ly hôn.
Việc tuyên bố cá nhân mất tích có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó góp phần bảo vệ lợi ích của
cá nhân cũng như các chủ thể có liên quan. Việc quy định căn cứ ly hôn này xuất phát từ việc
bảo vệ lợi ích của vợ chồng, nhằm đảm bảo cả lợi ích của người có quyền lợi liên quan. Đồng
thời, hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế khách quan, giải quyết nhiều vấn đề
trong hôn nhân. Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án đối với người vợ hoặc người chồng
không đương nhiên làm chấm dứt hôn nhân, mặc dù nó được liệt kê vào một trong những căn
cứ ly hôn. Chỉ khi có yêu cầu ly hôn của đương sự thì Tòa án mới giải quyết ly hôn. Nếu
đương sự không yêu cầu ly hôn thì quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại.
Tóm lại, trường hợp ly hôn khi có người bị tuyên bố mất tích, thì chính quyết định tuyên bố
mất tích đó là một căn cứ ly hôn. Thẩm phán không cần xác định đời sống chung của vợ
chồng không kéo dài hay mục đích của hôn nhân không đạt được. Ta hiểu rằng việc ra quyết
định cho ly hôn trong trường hợp này là đương nhiên. Khi người chồng (hoặc người vợ) bị
tuyên bố mất tích thì bên còn lại có quyền được yêu cầu ly hôn thì lúc đó Tòa án sẽ giải quyết
việc ly hôn cho đương sự. Điều này để đảm bảo quyền nhân thần của người chồng (hoặc
người vợ) như việc tham gia quan hệ hôn nhân mới hoặc đảm bảo việc quản lý tài sản của
người chồng (hoặc người vợ) để đảm bảo cuộc sống gia đình, phát triển kinh tế.
Như vậy, việc yêu cầu ly hôn theo yêu cầu của một bên đã được Luật HN&GĐ năm 2014 quy
định mở rộng hơn trên cơ sở đó là quyền lợi của người vợ được đảm bảo hơn. Khi người vợ
hoặc người chồng thực hiện quyền yêu cầu ly hôn thì quyền làm mẹ của người vợ vẫn được
đảm bảo thực hiện thông qua các quy định của pháp luật bảo hộ. Theo quy định, người mẹ
vẫn được pháp luật đảm bảo quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con cái. Trong một số
trường hợp, pháp luật còn đảm bảo quyền ưu tiên dành quyền nuôi con cho người vợ khi
người con dưới 36 tháng tuổi.
3. Căn cứ ly hôn trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích khác của
đương sự
Tại khoản 2, Điều 51 trong Luật HN&GĐ năm 2014 có quy định: “Cha, mẹ, người thân thích
khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc
mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân
của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng,
sức khỏe, tinh thần của họ”.
Khoản 3 Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2014 cũng quy đinh: “Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn
theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho việc ly hôn nếu có căn
cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng,
sức khỏe, tinh thần của người kia”.
Việc quy định cho cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi
có căn cứ quy định tọa khoản 2 Điều 51 và khoản 3 Điều 56 là một trong những điểm mới của
Luật HN&GĐ năm 2014. Điểm mới này đã cho thấy sự tiến bộ của Luật HN&GĐ năm 2014 với
các luật HN&GĐ trước đó về việc yêu cầu giải quyết ly hôn bằng việc quy định thêm những
người có quyền yêu cầu giải quyết việc ly hôn khi người vợ hoặc người chồng rơi vào tình trạng
được quy định tại khoản 2 Điều 51.
Luật HN&GĐ 2014 quy định rất rõ về trường hợp là căn cứ để giải quyết ly “bạo lực gia đình”
hôn. Bạo lực gia đình là một lý do, một căn cứ để chồng hoặc vợ có quyền yêu cầu ly hôn. Căn cứ
theo điều 51 Luật HN&GĐ 2014, thay vì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai người mới có quyền yêu cầu
ly hôn như trước đây thì kể từ sau luật HN&GĐ 2014 có hiệu lực cha, mẹ, người thân thích khác
cũng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một trong hai vợ chồng bệnh tâm thần hoặc
mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của bản thân, đồng thời là nạn
nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính
mạng, sức khỏe, tâm lý của họ.
Cha mẹ - con cái vốn là mối quan hệ ruột thịt, cha mẹ là người sinh ra con cái, mối quan hệ này
được xem là khăng khít, bền chặt, tình cảm và là trách nhiệm trong các mối quan hệ. Mối quan
hệ, cũng như trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, phụng dưỡng của con cái đối với cha mẹ cũng
được pháp luật xem như là một trách nhiệm đương nhiên, gắn liền với mỗi cá nhân từ khi sinh ra
và không thể từ chối. Luật HN&GĐ chưa có quy định cụ thể về việc cha, mẹ có thể yêu cầu giải
quyết ly hôn trong trường hợp trên là những ai. Nhưng theo quy định của luật HN&GĐ hiện nay,
từ Khoản 2 Điều 51 ta có thể thấy cha mẹ của cả hai bên vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu
Tòa án giái quyết ly hôn khi vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể làm
chủ được hành vi của bản thân mình, đồng thời họ còn là nạn nhân của tình trạng bạo lực gia
đình. Bởi trong Điều 51 không quy định cụ thể là cha mẹ của bên nào có quyền yêu cầu ly hôn;
đồng thời, việc này nhằm bảo về quyền lợi của con cái họ, cũng như sự thuận hòa, yên ấm trong
gia đình, trong dòng họ.
Ngoài cha, mẹ có quyền yêu cầu ly hôn thì người thân thích cũng có quyền tương tự. Khái niệm
người thân trong luật HN&GĐ được quy định tại Điều 3 Khoản 19: “Người thân thích là người
có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong
phạm vi ba đời”.
Điều 51 Khoản 1 BLDS 2015 có quy định: “Người thân thích của người được giám hộ là vợ,
chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thù
người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được
giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được
bảo hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ”.
Theo quy định của luật HN&GĐ thì ngoài cha, mẹ của hai bên vợ chồng được yêu cầu Tòa án
giải quyết ly hôn ra thì còn người thân thích của hai vợ chồng cũng có quyền tương tự. Khi xét
thấy cuộc sống chung của vợ chồng đã thực sự đổ vỡ do tình trạng bệnh tật về tâm thần kéo dài
của vợ hoặc chồng, thì Tòa án có thể quyết định cho ly hôn, đồng thời quyết định cả những biện
pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người mất khả năng nhận thức sau khi chấm
dứt hôn nhân. Vì vậy, sau khi giải quyết ly hôn thì Toà án nên xóa bỏ việc giám hộ của người còn
lại nếu người giám hộ là vợ hoặc chồng; trường hợp này, ly hôn vừa là biện pháp để giải thoát
quan hệ hôn nhân không hòa hợp, vừa là kết thúc sự giám hộ của vợ hoặc chồng đối với bên còn
lại.
Quy định này đã gỡ nút cho nhiều trường hợp muốn xin ly hôn cho người thân bị mất năng lực
hành bi mà không được do luật cũ chiw quy định việc ly hôn do các đương sự yêu cầu, trong khi
đó họ bị mắc nệnh tầm thần hoặc các bệnh khác không có khả năng điều khiển được hành vi của
mình khoog thể yêu cầu ly hôn.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp này các luật sư yêu cầu cha, mẹ, người thân phải chứng minh
được là người chồng hoặc người vợ bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác là nạn nhân của
nạn bạo lực gia đình do chồng, vợ của người đó gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính
mạng, sức khỏe, tâm lý của họ.
Tuy nhiên, quy định này không nhất thiết chỉ cần người vợ hoặc người chồng bị bệnh tâm thần
hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức được hành vi của mình thì lúc này cuộc hôn nhân đã
không còn hạnh phúc, xét theo góc độ tình cảm thì mục đích đã không đạt được nên cần phải giả
quyết ly hôn cho hai bên khi có yêu cầu của người thân của họ, cần tránh sự ràng buộc, bế tắc
không nhất thiết phải có hậu quả là nạn nhân của bọa lực gia đình.
Như vậy, quy định về căn cứ ly hôn theo yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích khác có ý nghĩa
khá lớn, đồng thời là một quy định mới so với luật HN&GĐ 2000. Quy định này có cái nhìn
khách quan hơn về tình trạng hôn nhân của vợ hoặc chồng, tang cường thêm các căn cứ ly hôn
thuyết phục, chính xác, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc
bệnh khác không thể làm chủ được hành vi của mình.
Chương 3
CƠ SỞ THỰC TIỄN
Ly hôn là hiện tượng xã hội bất bình thường nhưng cần thiết để đảm bảo quyền tự do trong hôn
nhân và nó như là biện pháp để củng cố hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Trong thời gian gần đây
dưới sự tác động của dịch bệnh COVID-19, vấn đề ly hôn nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt
bởi nó có rất nhiều tác động tiêu cực lên đời sống của các thành viên trong gia đình có người ly
hôn và xã hội.
1. Thực trạng ly hôn ở trên thế giới và ở Việt Nam
Tại Anh, kể từ khi đại dịch bùng phát, yêu cầu tư vấn pháp ly về thủ tục ly hôn đã tang 95%, điều đáng
nói là phụ nữ là người chủ động trong phần lớn các vụ việc. Công ty luật gia đình hàng đầu xứ sương mù
Stowe Family Law cho biết yêu cầu tư vấn ly hôn trong ba tháng đầu năm 2020 đã tăng lên 8.801 lượt so
với 4.505 lượt cùng năm ngoái. Đáng chú ý là kết quả khảo sát trên 400 người cho thấy khoảng ¾ các cặp
vợ chồng ly thân hoặc ly hôn hoàn toàn không có mâu thuẫn hay áp lực trong thời điểm trước đại dịch
bùng phát. Khi được hỏi rõ nguyên nhân, ¼ những người tham gia thừa nhận ly do chính họ quyết định
“đường ai nấy đi” vì phải chạm mặt nhau quá nhiều trong thời gian giãn cách xã hội.
Không riêng gì Anh Quốc, tình trạng ly hôn liên quan đến đại dịch cũng tăng lên ở một số quốc gia khác
trên thế giới. Hồi tháng 4/2020, một công ty chuyên về ly dị ở bang Ontario (Canada) nói rang đã phải
tuyển thêm 5 luật sư để giải quyết số lượng hồ sơ yêu cầu ly hôn ngày càng nhiều.
Năm ngoái, số liệu thống kê về tình trạng ly hôn ở Trung Quốc cũng tăng vọt ngay khi các lệnh phong tỏa
được dỡ bỏ. Báo cáo từ nhiều thành phố khác nhau chỉ ra sự bất ổn gia tang mạnh nhất vào tháng 3-2020,
khoảng thời gian các ông chồng và bà vợ bị “nhốt” ở nhà trong nhiều tuần nhằm ngăn chặn COVID-19
lây lan.
Ở Việt Nam, tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng nhanh. Theo kết quả của một cuộc khảo sát, số vụ ly hôn năm
2021 ở nước ta lên đến 60.000 vụ. Như vậy, ta thấy cứ trung bình 1000 dân thì sẽ có một vụ ly hôn. Điều
đáng lo ngại hơn là cứ bốn cặp vợ chồng đăng ký kết hôn thì có một đôi ly hôn sau đó. 25% là một tỷ lệ
khá cao so với con số trung bình.
Ảnh hưởng của đại dịch COVID-2019 đến ly hôn.
Đại dịch COVID-19 là “chất xúc tác” đối với các mối quan hệ vốn đã rạn nứt trước đó -luật sư Emma
Newman tại Stowe Family Law nhìn nhận. Bà cho rằng trước đại dịch, cuộc sống bận rộn với những cuộc
gặp gỡ của bạn bè, đi du lịch khiên mỗi chúng ta gần như bỏ qua những khó khăn tồn đọng trong thực tế
cuộc sống vợ chồng. Và khi phải đối mặt trực tiếp với nhau 24/24, các cặp vợ chồng bắt đầu nhận ra vấn
đề từ người bạn đời của mình. Từ những khúc mắc nhỏ dần tích tụ lại, họ bắt đầu đặt ra câu hỏi về tương
lai của mối quan hệ này. Cùng với đó, áp lực về tài chính giữ đại dịch cũng là nguyên nhân dẫn đến mâu
thuẫn không thể gỡ bỏ giữa các cặp đôi. Theo như khảo sát của Stowe Family Law, có tới một nửa người
tham gia cho biết nỗi lo lắng về tiền bạc đã gây ra xung đột và khiến mối quan hệ của họ trở nên căng
thẳng.
Trong một nghiên cứu nhằm làm rõ sự ảnh hưởng của đại dịch đến tình yêu và các mối quan hệ, trang
Love Connection của Mỹ đã tổng hợp lượng lớn dữ liệu từ các ứng dụng hẹn hò, thông tin của một số
công ty luật và những công trình khoa học. Họ phát hiện có tới 50% người thừa nhận đời sống tình dục b
suy giảm kể từ khi COVID-19 bùng phát trong khi 27% giảm mức độ hài lòng trong mối quan hệ. Số
lượng ly hôn ở Mỹ cũng gia tăng trong khi 45% thừa nhận đã ngừng việc hẹn hò. Đặc biệt, nghiên cứu
còn chỉ ra nguy cơ ly hôn đối với các cặp vợ chồng mới cưới, khi có 20% người được khảo sát nói rằng
họ phải vật lộn để duy trì tổ ấm trong thời kỳ dịch bệnh hoành hành.
Tina Fey- người sáng lập Love Connection- cho biết các phân tích trên đem đến một cái nhìn tổng quan
về áp lực đối với các cặp vợ chồng và người độc thân trong mùa COVID-19. Kết quả này đồng thời giúp
mọi người hiểu rõ hơn về sự tiến triển trong các mối quan hệ và biết đâu là điểm dễ bị tổn thương, từ đó
có phương pháp nuôi dưỡng và duy trì các kênh tương tác lành mạnh.
Việt Nam là một quốc gia đông dân và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây. Ly
hôn có ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước mặc dù tình trạng ly hôn ở Việt Nam chưa thật sự phổ
biến. Nhìn chung trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, tỷ lệ ly hôn ở nước ta thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ
này đang có xu hướng tăng trong 10 năm qua (năm 2009 tăng 1,0%, năm 2019 tăng 1,8%). Tỷ lệ ly hôn
có sự khác biệt theo giới tính và khu vực thành thị, nông thôn: tỷ lệ ly hôn ở nữ giới cao hơn nam giới
(2,1% so vơi 1,4%), khu vực thành thị cao hơn nống thôn (2,1% so vơi 1,6%). Cuộc sống với những mâu
thuẫn khiến các cặp đôi trẻ và các cặp đôi đã sống chung lâu dài cũng đi đến quyết định chấm dứt. Bất kỳ
ai khi bước chân vào ngưỡng của hôn nhân đều mong muốn có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc. Nhưng
khi cả hai không còn có những cái nhìn chung về nhau, những rạn nứt dần xuất hiện. Ly hôn là giải pháp
cuối cùng được đưa ra khi cả hai đã rơi vào tình trạng bế tắc, kết thúc sự đổ vỡ của tình yêu hoặc chấm
dứt quan hệ gia đình không còn hạnh phúc. Tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam thấp hơn của các nước khác. Nhưng
nó không phải là một điều đáng mừng. Qua đó ta thấy được còn quá nhiều người phải chịu đựng trong
một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, mục đích của hôn nhân không đạt được mà không dám thoát ra khỏi
vò sợ tai tiếng, lời nói của xã hội. Cho rằng dó là sự “đổ vỡ hạnh phúc” tuy nhiên thực tế nó phải là “lối
thoát để đi đến hạnh phúc khác”.
Ta thấy, số vụ ly hôn ngày càng trẻ hóa. Một nghiên cứu của Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam cho thấy
60% số vụ ly hôn là của các cặp vợ chồng trẻ có độ tuổi từ 23 đến 30 tuổi. Trong khi 70% số cặp ly hôn
có cuộc sống nhôn nhân từ 1 đến 7 năm. Việc hôn nhân tan vỡ không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của
gia đình, người thân mà còn có nhiều hệ lụy cho xã hội. Sau những cuộc hôn nhân tan vỡ ấy là những đứa
trẻ phải chịu thiệt thòi, sống trong cảnh thiếu thốn tình thương của cha, mẹ.
2. Đánh giá thực trạng:
Tháng 10/2015 bà Lê Hoàng Diệp Thảo- vợ ông vua cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ- đã gửi
đơn ly hôn ra tòa do thời gian dài vợ chồng xảy ra nhiều mâu thuẫn. Sau nhiều năm thụ lý giải quyết, đến
ngày 20/02/2019, TAND cấp cao tại TP.HCM mở phiên tòa xử sơ thẩm nhưng bị ông bà kháng cáo. Ngày
5/4 bà Thảo nộp đơn kháng cáo. Theo đó, bà kháng cáo toàn bộ bản án và bày tỏ nguyện vọng đoàn tụ với
ông Vũ, dù bà là người đứng nguyên đơn trong bản án. Ngày 5/12/2019, TAND cấp cap TP.HCM mở
phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp hôn nhân gia đình của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên
bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Bản án tuyên xử công nhận thuận tình ly hôn giữa bà Thảo và ông Vũ.
Về cấp dưỡng, bà Thảo được quyền nuôi bốn người con, ông cấp dưỡng nuôi các con chung 10
tỷ/năm từ năm 2013 đến khi các con học xong Đại học.
Về tìa sản, tòa giao ông Vũ sở hữu các bất động sản và toàn bộ cổ phần tại các công ty trong Tập đoàn
Trung Nguyên, gồm toàn bộ số cổ phần của ông bà trong công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên, tương
đương với hơn 5.700 tỷ đồng.
Về bất động sản, tòa giao ông Vũ toàn bộ sáu căn nhà và đất ông Vũ đang quản lý và sử dụng có giá trị
350 tỷ đồng tại TP.HCM, TP. Nha Trang (Khánh Hòa) và TP> Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Tòa giao bà
Thảo sở hữu số bất động sản trị giá gần 376 tỷ đồng tại TP.HCM và TP. Đà Nẵng, cùng số tài sản là tiền,
vàng, các lại ngoại tệ đang gửi ngân hàng, tổng cộng là 1.764 tỷ đồng. Ông Vũ phait thanh toán chênh
lệch tài sản cho bà Thảo gần 1.224 tỷ đồng.
Tòa phúc thẩm ghi nhận sự tự nguyện của ông Vũ để lại tài sản của mình tại Công ty TNHH Trung
Nguyên International- TNI tại Singapore cho bà Thảo.
Từ tình huống trên, chúng ta có thể thấy tình trạng đáng báo động về tình trạng ly hôn ở nước ta về số
lượng ly hôn và cả những hậu quả tiêu cực mà nó mang lại. từ đó chúng ta cần đặt ra những yêu cầu cấp
bách là nghiên cứu toàn diện các nguyên nhân để đề ra giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng ly hôn
ở giai đoạn hiệ nay.
Ai cũng hiêu ly hôn đống nghĩa với việc hai người không còn duy trì quan hệ vợ chồng, được tự do lựa
chọn cuộc sống mới cho bản thân. Và với nhũng “hệ lụy” mà hôn nhân tan vỡ mang lại cũng là điều đẽ
dàng nhậ thấy. “Nạn nhân” đầu tiên mà ta thấy đó là những đứa trẻ. Chúng là những “nạn nhân” chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất. Dù ở lứa tuổi nào, dù cha mẹ có chia tay trong hoàn cảnh ra sao thì những đứa trẻ ấy
cũng bị ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống tâm lý. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (giảng
viên trường đại học KHXH và NV TP. HCM), trên 70% gia đình trẻ tan vỡ khi đã có con sẽ khiến cho
mỗi năm có tơi 50.000 trẻ em chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của cha hoặc mẹ. Và có khoảng 30% trẻ em
bỏ nhà xuất thân từ những gia đình tan vỡ. Những đứa tre ở trong một gia đình có bố mẹ ly hôn, chúng sẽ
có cảm giác không được an toàn. Trẻ con thường có cảm giác bị chối bỏ khi bố hoặc mẹ rời khỏi gia đình.
Và nếu bố hoặc mẹ tạo ra một mái ấm mới vói một ai đó thò chúng sẽ càng có cảm giám bị chối bỏ cao
hơn. Đứa trẻ được nuôi trong những gia đình tan vỡ thường có xu hướng oán hận bố/ mẹ của chúng. Hãy
cẩn thận! Đừng khiến tình cảm trong sáng của con bị vấn đục vì những oán hận của chồng/vợ cũ của bản
thân. Sự oán giận của bạn chỉ làm cho nỗi đau của con trẻ trở nên tệ hơn. Nuôi dưỡng oán hận chỉ làm
cho vấn đề càng trở nên rắc rối hơn.
Một “hệ lụy” khác của hôn nhân mà chính người trong cuộc hiểu rõ nhất đó là “dư chấn tâm ly hậu ly
hôn” in hằn trong mỗi người. Không thể phủ nhận ly hôn thực sự là một cooijt mốc bi kịch của một ai đó,
bởi sau ly hôn, người ta không chỉ phải đối mặt với gánh nặng kinh teesdo khối tài sản chung chia đôi mà
còn phải lo toan cho con cái, sự hoang mang, lo sợ và sự cô đơn. Tâm lý chung của nhiều người nhất là
phụ nữ sau khi ly hôn, mỗi lần thất bại trong hôn nhân đã khiến họ mang hội chứng “sợ hôn nhân”. Từ
chỗ ít cơ hội thêm nỗi sợ hãi, sự thất vọng, mất niềm tin vào đàn ông rất nhiều người phụ nữ đã bỏ lỡ cơ
hội tìm lại hạnh phúc mà mình đáng nên có. Bên cạnh đó, đàn ông sau khi ly hôn cũng mang gánh nặng
tâm lý về chuyện hôn nhân.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp ly hôn là điều cần thiết và quyết định ly hôn là đúng đắn nhất. Đó là
khi bạo lực gia đình xảy ra thường xuyên, nguoiaj tình là một xu hướng. Cuộc sống của các cặp vợ chồng
bị các trường hợp trên là một sự dày vò, sự chì chiết, đay nghiến lẫn nhau. Trong trường hợp ly hôn là con
đường giải thoát cho cả hai, giải phóng hai người, để họ có thể tìm lại sự bình yên, tạo dựng lại hạnh phúc
cho bản thân cũng như con cái của họ.
3. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Một số nguyên nhân dẫn đến ly hôn:
Thứ nhất, do trước khi kết hôn chưa có sự chuẩn bị kỹ càng về kiến thức và kỹ năng trước khi bước vào
đồi sống hôn nhân. Một số cặp vợ chồng chưa có đủ thời gian tìm hiểu nhau, sau khi kết hôn dễ xảy ra
mâu thuẫn dẫn tới bất đồng quan điểm sống.
Thứ hai, từ giữa năm 2020, dịch COVID-19 đã tác động đến mọi thành phần kinh tế, mọi gia đình trong
xã hội, áp lực tiền bạc, nói dối, và dịch bệnh kéo dài khiến mối quan hệ vợ chồng xảy ra nhiều xích mích.
Áp lực về bệnh tật, kinh tế và cuộc sống đã khiến các vụ bạo lực gia đình diễn ra nhiều hơn. Khiến nhiều
phụ nữ phải tìm đến pháp lý để cứu giúp.
Thứ ba, các vụ bạo lực tăng, xu hướng này có thể là một cảnh báo đáng quan ngại cho các cặp vợ chồng ở
những đất nước khác trong giai đoạn đầu của việc bị cô lập ở nhà. Nếu sự xa cách làm cho trái tim nảy nỡ
hạnh phúc, cảm xúc yêu đương thì sự gần nhau lại ngược lại. Việc gần nhau ở một hời gian dìa trong một
không gian khép kín có thể gây ra các cảm xúc tiêu cực.
Thứ tư, việc giao tiếp kém cũng làm cho hôn nhân tan vỡ. Nhiều cặp vợ chồng trước hôn nhân chưa có
iệc làm và thu nhập không ổn định, sau khi kết hôn phải tự lo cho cuộc sống riêng trong khi điều kiện
kinh tế thì lại không cho phép nên dễ phát sinh ra mâu thuẫn. Một số vụ việc ly hôn do người chồng mắc
các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm…. Đồng thời, khi phát sinh mâu thuẫn trong hôn
nhân, đa số các cặp vợ chồng chưa nhận sự quan tâm, giúp đỡ, hòa giải từ gia đình, các tổ chức đoàn thể,
xã hội đã khởi kiện đến Tòa án yêu cầu giải quyết cho ly hôn.
Từ thực trạng và nguyên nhân của ly hôn, chúng tôi đã tổng hợp và rút ra một số giải pháp khắc phục như
sau:
Đầu tiên các cấp tỉnh ủy, chính quyền địa phương cần quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể
tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam theo chủ đề nâng
cao chất lượng cuộc sống gia đình trong giai đoạn 5 năm từ nay đến năm 2027 dưới nhiều hình thức.
Tiếp theo là vai trò của khoa học và giáo dục. Mặc dù còn nhiều tranh cãi về chi phí liên quan đến khoa
học giáo dục, nhưng cần đầu tư mạnh mẽ vào khoa học và giáo dục. Dựa vào trụ cột khoa học, giáo dục
để nâng cao chất lượng giáo dục trong gia đình cũng như nhà trường và xã hội đối với giới trẻ trong đó
đặc biệt chú trọng về giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách để họ nâng cao nhận thức, hiểu biết về Luật
HN&GĐ; tập huấn kỹ càng theo từng giới tính, cùng với đó giúp họ chuẩn bị tốt về mọi mặt trước khi
bước vào cuộc sống hôn nhân. Nhất là các kỹ năng sống, cách ứng xử, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, khả
năng kìm nén cái tôi của bản thân để tránh được việc để xãy ra ly hôn ngay từ những năm đầu chung
sống.
Một số giải pháp khác là đẩy mạnh vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ để làm tốt công tác giả hòa ngay từ cơ
sở, giải quyết những mâu thuẫn ngay khi mới phát sinh. Từ đó, hạn chế được việc gửi đơn lên Tòa xin
giải quyết ly hôn. Cần đưa chỉ tiêu nâng cao việc hòa giải trong việc giải quyết án ly hôn của ngành Tòa
án, để góp phần kìm chế tình trạng ly hôn đang ngày càng gia tăng. Tăng cường công tác tuyên truyền
pháp luật HN&GĐ hiện nay thông qua truyền thông , mạng Internet để nâng cao nhận thức về pháp luật
cho người dân hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam bề vững. Một số điểm lưu ý về văn hóa.
Nó là một trong các yếu tố cần xem xét đến khi giải quyết vấn đề ly hôn. Nếu có thể tiếp cận đúng đắn
phù hợp, văn hpas sẽ hàn gắn, tăng cường hoặc làm các mối quan hệ hôn nhân trở lên tốt đẹp hơn.
Chương 4:
KẾT LUẬN
Ly hôn là quyền tự do, sự tự nguyện trong hôn nhân những cũng gây ra nhiều hệ lụy cho gia đình và xã
hội. Việc ly hôn của các cặp vợ chồng ngày nay phản ánh rất nhiều khía cạnh của hạnh phúc, những mặt
tối của xã hội, xoay quanh những luồng xoay thu nhập, con cái, định kiến xã hội… Nhất là trong bối cảnh
Covid-19 vẫn đang diễn ra rất phức tạp, ly hôn lại dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề hơn. Trong đó tác động
trực tiếp nhất của các vụ ly hôn là sự tổn thương của những người trong cuộc đặc biệt là những đứa trẻ
trong gia đình có hôn nhân tan vỡ. Chính vì vậy, là một người trẻ, khi bắt đầu suy nghĩ đến việc bước
chân là một mối quan hệ hôn nhân, chúng ta cần phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần
thiết về gia đình để lựa chọ bạn đời đúng đắn và duy trì đời sống ấm êm, hạnh phúc.
| 1/14

Preview text:

Bài tiểu luận về luật hôn nhân và gia đình chủ đề ly hôn
Chương 2: Căn cứ ly hôn theo pháp luật hiện hành
Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn -
Vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. -
Trong trường hợp người vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng
tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.
-
Có hai trường hợp yêu cầu ly hôn: thuận tình yêu cầu ly hôn và ly hôn theo một bên yêu cầu.
1. Căn cứ vào pháp luật giải quyết việc ly hôn theo trường hợp thuận tình ly hôn
Điều 55 Luật HN&GD 2014 quy định về thuận tình ly hôn:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn
và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên
cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu
không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ
và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Việc giải quyết ly hôn cần phải dựa vào các điều kiện nhật định được tiến hành ở Tòa án nhân
dân, pháp luật quy định việc thuận tình ly hôn là công nhận và đảm bảo quyền tự do ly hôn chính
đáng của vợ chồng. Thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng cùng thỏa thuận yêu cầu
chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của hai bên vợ chồng. Theo quy
định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, trong trường hợp hai vợ chồng cùng yêu cầu chấm dứt
hôn nhân có đơn thuận tình ly hôn là một căn cứ quyết định việc chấm dứt hôn nhân.
Sự tự nguyện yêu cầu chấm dứt hôn nhân là cà hai vợ chồng đều tự do trình bày nguyện vọng,
không bị ép buộc, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn. Việc thể hiện
ý chí tự nguyện ly hôn phải xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình, phù hợp với yêu cầu pháp
ly, chuẩn mực với đạo đức xã hội và nhu cầu cá nhân trong việc quyết định ly hôn; đồng thời hai
bên đều lường trước được hậu quả của việc hôn nhân.
Theo quy định của pháp luật, người vợ hoặc người chồng cùng thuận tình chấm dứt hôn nhân là
thể hiện ý chí, tự nguyện của cả hai bên về việc giải quyết mối quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng.
Khi bản thân hai vợ chông xem xét thấy cuộc sống của cả hai đều không như ý nguyện, gia đình
không hạnh phúc, cuộc sống vợ chồng có nhiều mâu thuẫn, khúc mắc không giải quyết được mục
đích của cuộc hôn nhân và họ tự nhận thức được việc chấm dứt hôn nhân là điều cần thiết thì hai
vợ chồng đồng tình cùng nhau yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Cơ sở để Tòa án quyết định vợ chồng ly hôn dựa vào ý chí tự nguyện thỏa thuận ly hôn của các
bên, nghiêm túc , chắc chắn, không bị ép buộc, không bị cưỡng ép hay không bị lừa dối của hai
bên về việc thuận tình ly hôn; đảm bảo sự tự nguyện ly hôn. Trong quá trình xem xét hòa giải,
thẩm phán có thể tiến hành tất cả các biện pháp điều tra, xác minh hoặc có thể tìm hiểu nguyên
do, động cơ xin ly hôn của các đương sự.
Trong Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định trong việc thuận tình ly hôn, ngoài
việc đảm bảo sự tự nguyên của đôi bên còn đòi hỏi các đương sợ phảo có sự thỏa thuận về việc
chia tài sản; việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái trên cơ sở đảm bảo quyền
lợi chính đáng của người vợ và người con. Quy định này cho thấy vấn đề thỏa thuận của hai vợ
chồng là thống nhất quan điểm về toàn bộ các vấn đề liên quan đến: “tài sản, việc trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.”
Về vấn đề tài sản: các đương sự sẽ tiến hành tự thỏa thuận dựa vào những quy tắc chung mà pháp
luật dân sự đã quy định tại BLDS 2005. Tài sản chung của hai vợ chồng gồm tài sản vợ chồng tạo
dựng, thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận pháp sinh từ tài sản riêng
và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau
hôn nhân là tài sản chung của cả hao vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng
hoặc được cho riêng, có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Tài sản chung của vợ chồng
được chia đôi. Tuy nhiên, việc chia tài sản dựa trên các nguyên tắc sau: -
Một là, hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng. -
Hai là, công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo dựng, duy trì và pháp triển khối tài
sản chung. Việc nội trợ của vợ, chồng trong gia đình được coi là lao động có thu nhập. -
Ba là, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên trông sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp để các đương sự có điều kiện tiếp tục lao động tạo ra thu nhập. -
Bốn là, lỗi của các bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ vợ chồng.
Về vấn đề con cái: về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con khi ly hôn có thể được thỏa thuận vơi
nhau giữa các đương sự và được toán ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hôn các bên vẫn có nghĩa
vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con cái chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã
thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi bản thân. Bên còn lại – tức là bên không trực tiếp nuôi dưỡng con có
nghĩa vụ chu cấp (mức chung cấp tùy thuộc vào tài chính kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người
kia chăm sóc, nuôi con đến khi trưởng thành.
Về vấn đề bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con: Quy định của luật HN&GĐ về việc
thuận tình ly hôn cũng đã hướng tới việc bảo vệ quyền làm mẹ của vợ bằng việc quy định “ chỉ
cho phép vợ chồng ly hôn khi đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người vợ và người con.”
Khoản 4 điều 2 luật HN&GĐ năm 2014 có quy định về nguyên tắc vấn đề bảo vệ quyền lợi chính
đáng của người mẹ và trẻ em: “4. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ
em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các
bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình”.
Quy
định về cản cứ ly hôn khi đảm bảo quyền lợi chính đáng của người vợ và người con đã thể hiện
được tính thống nhất, quy định chặc chẽ của luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em bằng pháp luật là việc Nhà nước ghi nhận quyền của phụ nữ và
trẻ em đồng thời ban hành những quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo được lợi ích chính đáng của
phụ nữ và trẻ em trên thực tế. Trẻ em là mầm non quý giá của gia đình, của xã hội, của quốc gia
và thế giới. Vì vậy việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em khi ba mẹ ly hôn phải được đặc biệt quan tâm.
Trong trường hợp thuận tình ly hôn, cả vợ và chồng đều phải thống nhất và đồng thuận trong
việc giải quyết các hậu quả của việc chấm dứt hôn nhân: hai bên thật sự có sự tự nghuyện trong
việc ly hôn, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối hay bị chi phối bởi các yếu tố nào khác; các bên
phải có sự đồng thuận trong việc phân chia tài sản rõ ràng, không xảy ra bất kỳ các khúc mắc nào;
hai bên phải thỏa thuận đầy đủ về vấn đề liên quan đến nuôi dưỡng, chăm sóc, trông nom, giáo
dục con cái. Với những điều kiện trên và có sự đảm bảo quyền lợi chính đáng của người vợ và
con thì Tòa án sẽ giải quyết cho vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên, pháp luật lại quy định chặt chẽ hơn,
nếu trong trường hợp những vấn đề nêu trên mà không có sự đảm bảo quyền lợi chính đáng của
người vợ và con thì Tòa án sẽ xem xét về việc thuận tình ly hôn của vợ chồng.
Mặc dù pháp luật vẫn chưa quy định cụ thể về khái niệm “không đảm bảo lợi ích chính đáng của
người vợ và con”
. Nhưng ta vẫn có thể hiếu được không đảm bảo được quyền lợi chính đáng của
người vợ và con là không đáp ứng được những nguyện vọng thỏa thuận về tài sản, nhân thân, con
cái của hai bên hoặc không đáp ứng được nhu cầu của vợ và con. Thông qua quy định nay, ta thấy
được pháp luật về luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có xu hướng bảo vệ phụ nữ và trẻ em- “thế
yếu” trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Ngoài ra, việc ghi nhận của pháp luật đối với vấn đề
bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của phụ nữ và trẻ em khi vợ chồng ly hôn là tiếp nối
truyền thống đạo đức của dân tộc.
Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp vợ chồng “giả tự nguyện ly hôn” và “giả thỏa thuận
ly hôn” nhằm lừa dối cơ quan chức năng vì một mục đích nào đó. Việc ly hôn “để đạt mục đích
khác mà không nhằm mục đích chấm dứt ly hôn” xem là hành vi ly hôn giả tạo và bị xử phạt
hành chính. Khoản 15 điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 có quy định về khái niệm ly hôn giả: “Ly
hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật
về dân số hoặc đế đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân”.
Hiện
tượng ly hôn giả nhằm mưu cầu lợi ích riêng. Họ nghĩ ra những mâu thuẫn và lý do chính đáng
nhưng thực tế thì ngược lại. Nếu không điều tra kỹ càng thì Tòa án có thể kết luận là họ đã có đủ
căn cứ dể chấp nhận thỏa thuận ly hôn. Trong những trường hợp này Tòa án sẽ bác bỏ đơn thuận
tình ly hôn của các đương sự đồng thời phê phán, giáo dục đương sự về những hàng vi sai trái đó.
Như vậy, vấn đề xác định căn cứ ly hôn là sự tự nguyện và tự thỏa thuận các bên rất khó để xác
nhận sự tự nguyện thực sự. Vì vậy, Tòa án cần đưa ra các quyết định chính xác nhằm bảo vệ
quyền lợi của các bên. Tránh trường hợp các bên thuận tình ly hôn giả tạo nhằm các mục đích không hợp pháp.
2. Căn cứ ly hôn trong t
rường hợp ly hôn do một bên người vợ hoặc người chồng yêu cầu:
Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng, hoặc cha mẹ,
người thân của một trong hai bên yêu cầu được chấm dứt hôn nhân.
Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly
hôn mà hòa giải tại Tòa không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ,
chông có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ ,chồng làm
cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của
hôn nhân không đạt được”.
Theo như trên, thì Tòa án phải dựa trên nguyên nhân, tình huống để
giải quyết việc chấm dứt hôn nhân một cách chính xác và đòi hỏi sự linh hoạt trong việc vận dụng
quy định căn cứ ly hôn đối với từng trường hợp cụ thể.
2.1. Trường hợp có hành vi bạo lục gia đình:
Một, về hành vi bạo luejc gia đình: Theo khoản 2 Điều 1 Luật phòng chống bạo lực gia đình
số 02/2007/QH12 quy định về khái niệm bạo lực gia đình: “2. Bạo lực gia đình là hành vi cố
ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tôn hại về thể chất, tinh thần,
kinh tế đối với thành viên trong gia đình”.
Các hành vi bạo lực gia đình gồm các hình thức được liệt kê cụ thể tại Điều 2 khoản 1 Luật
Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007:
“ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
Ngăn cản việc thực hiện quyền nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa
cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
Cuỡng ép quan hệ tình dục;
Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của
thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ,
kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở”.
Một bê vợ hoặc chồng có một trong những hành vi kể trên đều quy vào là hành vi bạo lực gia
đình. Hành vi vi phạm đó tác động tới bên còn lại làm ảnh hưởng đến thể lực, trí lực, tâm tư,
tình cảm của vợ hoặc chồng, làm rạn nứt quan hệ tình cảm trong thời kỳ hôn nhân. Tình trạng
bạo lực gia đình hiên nay ngày càng phổ biến và thể hiện tính chất nghiêm trọng xảy ra với
nhiều lý do khác nhau. Việc Luật HN&GĐ năm 2014 quy định như vậy phù hợp với thực tiễn
hiện nay. Qua thực tiễn, các vụ án ly hôn Toà giải quyết tỷ lệ ly hôn có hành vi bạo hành,
ngược đãi chiếm tỷ trọng cao nhất và đa phần nạn nhân của tình trạng này là phụ nữ.
Hai, về hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Điều 17 Luật HN&GĐ 2014 có quy định:
“ Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng: Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền,
nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của
công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”.
Vợ, chồng không chỉ có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc
nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình mà còn có nghĩa vụ sống
chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu, tính chất công
việc, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và ly do chính đáng
khác. Vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
Hôn nhân của vợ chồng là do cả vợ và chồng cùng nhau xây dựng, vun đắp lên. Nhưng khi
các bên không thực hiện được đúng quyền, nghĩa vụ của mình đối với vợ, chồng, đối với
cuộc sống hôn nhân thì quan hệ hôn nhân dần rạn nứt và đỗ vỡ, dẫn đến bế tắc.
Hành vi vi phạm nghiền và nghĩa vụ của vợ chồng là môt trong những căn cứ để Tòa án
quyết định việc ly hôn cho người vợ hoặc người chồng. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật cũng
chưa có quy định cụ thể về việc hành vi vi phạm như thế nào là ảnh hưởng nghiêm trọng đến
đời sống hôn nhân cuat vợ chồng? Hiện nay quy định này chỉ mang tính chất chung chung và
chưa có hướng dẫn áp dụng chi tiết cụ thể.
Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2014 đã bổ sung điểm mới so với Luật HN&GĐ năm 2000 khi
quy định rõ “bạo lực gia đình là hành vi vi phạm nghiêm trọng về quyền và nghĩa vụ của vợ,
chồng”
là căn cứ để giải quyết ly hôn cho các đương sự. Hậu quả của những hành vi trên là
vô cùng nặng nề; bên cạnh đó kế hợp với những hành vi khác, những mâu thuẫn, xung đột,
bất công trong đời sống hôn nhân người vợ hoặc chồng làm cho trạng hôn nhân trở nên
nghiêm trọng, đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài và mục đích của hôn nhân không thể đạt được.
2.2 Trường hợp ly hôn khi mối quan hệ vợ chồng rơi vaof trình trạng trầm trọng:
Trước hết chúng ta cần hiểu được quan hệ vợ chồng rơi vào tình trạng trầm trọng:
Mỗi chúng ta đều được nuôi dưỡng trong một gia đình khác nhau, lớn lên với những truyền
thóng nề nếp khác nhau. Vì được trưởng thành trong những gia đình khác nhau, với những
kinh nghiệm sống khác nhau, mỗi chúng ta có những sở thích, suy nghĩ, cá tính, ý kiến, quan
điểm khác nhau. Từ đó chúng ta có những trông mong, chọn lựa và quyết định khác nhau.
Khi bước vào hôn nhân, hai con người khác nhau đó sẽ kết hợp làm một và chia sẻ cùng một
cuộc sống. Vi thế vợ chồng không thể tránh dduojc nhũng lúc bất đồng ý kiến hay xung đột với nhau.
Tình trạng trầm trọng của vợ chồng có thể hiểu là: Vợ, chồng không yêu thương, trân trọng,
chăm sóc, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống sao thì
sống. Hai vợ chồng có những xung đột nhỏ không thể giải quyết được để lâu dài những mâu
thuẫn ấy ngày càng trở nên nghiêm trọng dẫn đến hai vợ chồng không thể tìm được tiếng nói
chung trong cuộc sống hôn nhân và mục đích hôn nhân không thể đạt được.
Ngoài ra, trường hợp có thể dẫn đến tình trạng hôn nhân vợ chồng trở nên nghiêm trọng là
trường hợp vợ chồng có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau. Quyền
được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được pháp luật quy định trong nhiều văn
bản. Điều 20 Hiến pháp 2013 đã nêu rõ: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy
bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm vào thân thể, sức khỏe, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm”.
Điều 37 Bộ luật Dân sự cũng nêu: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín
của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”.
Thông qua các quy định của pháp
luật, ta có thể thấy pháp luật bảo vệ và coi trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người.
Trường hợp vợ chồng tự nguyện kết hôn với nhau, chung sống với nhau, nhưng họ không tôn
trọng nhau, có những hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ hoặc chồng
thì bên còn lại hoàn toàn có quyền kiện đòi ly hôn ra trước Toàn án để bảo vệ quyền lợi của mình.
Tuy nhiên, trường hợp vợ hoặc chồng xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của bên còn lại,
tuy có thể ảnh hưởng đến bên còn lại, nhưng ở mức độ hai bên có thể hòa giải, có thể bỏ qua
được cho nhau thì mối quan hệ của vợ chồng không đến mức trầm trọng phải ly hôn. Hành vi,
hành động của các bên được bà con, thân thích, hàng xóm của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn
thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần vẫn không thể giải quyết, vấn đề vẫn tiếp diến cho thấy tình
trạng xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín diễn ra và kéo dài gây ảnh hưởng trực tiếp đến
tâm ly, tình cảm vợ chồng khi bị xúc phạm. Vấn đề này đòi hỏi sự can thiệp của cơ quan chức năng và Tòa án.
2.3 Trường hợp ly hôn khi vợ hoặc chồng ngoại tình:
Trường hợp khi vợ hoặc chồng có dấu hiệu không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại
tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ
chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục mối quan hệ ngoài luồng này cũng dẫn đến
đời sống hôn nhân lầm vào tình trạng trầm trọng. Trong quan hệ vợ chồng thì chung thủy
được giểu là vợ chồng phải luôn chung tình, gắn bó tình cảm yêu thương chỉ với nhau thôi.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử có những quan niệm về sự chung thủy của vợ chồng cũng có sự
khác nhau.Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các quan hệ hôn nhân và gia đình ảnh hưởng
nặng nề của tư tưởng Nho giáo. Nho giáo là tư tưởng thống trị xã hội lúc bấy giờ. Một trong
những mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong xã hội là quan hệ vợ chồng. Nghĩa vụ thủy
chung chỉ đặt ra đối với người phụ nữ( người vợ) vì người đàn ông( người chồng) có quyền
đa thê. DO đó, Bộ luật nhà Le quy định những hình phạt nặng nề đối với tội thông dâm của
người vợ: “…Vợ cả, vợ lẽ phạm tội đề xử tội lưu, điền sản trả lại cho người chồng” (Điều 401 Luật Hồng Đức).
Theo điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội vi phạm
chế độ một vợ, một chồng: “Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống
với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc thì bị cảnh cáo, phảt cải tạo
không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm”.
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận quan hệ ngoại tình là một trong những căn cứ để
giải quyết việc chấm dứt hôn nhân. Điều này đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho Tòa án khi giải
quyết việc ly hôn theo yêu cầu một bên. Đay là một quy định rất tiến bộ mang ý nghĩa quan
trọng nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền con người và bảo về quyền con người
trong tiến trình hội nhập quốc tế.
2.4. Trường hợp ly hôn khi đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài:
“Đời sống chung” của vợ chồng có thể là sự chung sống cùng nhau của vợ chồng và các
thành viên trong gia đình, trong đó, họ cùng có lối sinh hoạt, tính cách, lối sống,…cùng nhau
giải quyết những khó khăn vướng mắc xảy ra trong quá trình sống chung, cùng nhau chia sẻ,
cùng nhau chăm sóc cho nhau để có một cuộc sống hôn nhân bền vững.
Để có cơ sở để xác định được là cuộc sống của vợ chồng không thể kéo dài được thì phải căn
cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức nghiêm trọng hay chưa. Nếu thực tế cho
thấy đã được nhắc nhở, khuyên bảo, hòa giải nhiều lần nhưng vẫn không thể giải quyết được
các vấn đề như ngoại tình, có hành vi tiếp tục ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau thì đó là căn
cứ để xác định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
Khi thực tế quan hệ vợ chồng ở trong “tình trạng trầm trọng, cuộc sống chung không thể kéo
dài”
thì thường dẫn đến hậu quả làm cho “mục đích của hôn nhân không đạt được”. Mục
đích của hôn nhân là tình yêu, sự gắn bó giữa nam và nữ muốn chung sống với nhau suốt đời,
cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững trên cơ sở giúp đõ cùng nhau tiến bộ. Con
người tiến tới hôn nhân với mục đích mong muốn có được một cuộc sống hạnh phúc. Do vậy,
khi mục đích hôn nhân “không đạt được” thì quan hệ hôn nhân thường có tác động ngược lại.
Khi đó chấm dứt hôn nhân được giải quyết bằng việc ly hôn.
Trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho Tòa án khi giải
quyết việc ly hôn theo yêu cầu một bên về việc “vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc
vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng”.
Đây là một quy định rất tiến bộ mang
ý nghĩa quan trọng nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền con người và bảo về
quyền con người trong tiến trình hội nhập quốc tế. Điều này tạo sự thống nhất trong việc áp
dụng pháp luật khi giải quyết việc ly hôn trong cả nước.
2.5. Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ky hôn:
Trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình, việc chông hoặc vợ bị mất tích đã ảnh hưởng sâu
sắc đến quan hệ vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Cần phải giải phóng họ thoát khỏi
hoàn cảnh đặc biết này, khi học có yêu cầu được ly hôn với người vợ hoặc người chồng đã bị
tòa tuyên bố mất tích. Khoản 2 Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “trong trường
hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”.
Đây cũng là quy định kế thừ luật HN&GĐ năm 2000 và xuất phát từ thực tế cuộc sống vợ
chồng.Trên cơ sở bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người vợ, người chồng của người bỏ đi
biệt tích thì luật pháp cho phép họ được chấm dứt quan hệ hôn nhân bằng ly hôn. Vì vậy,
quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án đối với một bên vợ hoặc chồng đuọc coi là căn cư ly hôn.
Tuyên bố một người mất tishc là một sự kiện pháp lý nhằm xác định một người cụ thể không
rõ tung tích, không rõ còn sống hay đã chết. Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 BLDS 2005
quy định: “Khi một người biệt tích hai năm liền trở về, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện
pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tốt tụng dân sự nhưng vẫn không có
tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền,
lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ
ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối
cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối
cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ
ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng”.
Việc người vợ hoặc chồng xin ly hôn với người mất tích, ta thấy được luật HN&GĐ quy định
là một trong những căn cứ ly hôn đó là một điều hoàn toàn phù hợp với mục đích hôn nhân.
Khi một trong hai bên bị tuyên bố mất tích, có nghĩa là bên đó không có mặt trong nhà,
không chung sống, xây dựng hạnh phúc gia đình trong hai năm liên tục trở lên. Chính sự
vắng mặt đó đã góp phần làm cho quan hệ vợ chồng trở lên phức tạp, trầm trọng hơn. Quan
hệ hôn nhân lúc đó chỉ mang tính chất hình thức. Pháp luật quy định này có tính chất giống
trường hợp “bỏ lửng vợ” trong xã hội phong kiến, và khi đó người vợ có quyền được ly hôn.
Việc tuyên bố cá nhân mất tích có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó góp phần bảo vệ lợi ích của
cá nhân cũng như các chủ thể có liên quan. Việc quy định căn cứ ly hôn này xuất phát từ việc
bảo vệ lợi ích của vợ chồng, nhằm đảm bảo cả lợi ích của người có quyền lợi liên quan. Đồng
thời, hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế khách quan, giải quyết nhiều vấn đề
trong hôn nhân. Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án đối với người vợ hoặc người chồng
không đương nhiên làm chấm dứt hôn nhân, mặc dù nó được liệt kê vào một trong những căn
cứ ly hôn. Chỉ khi có yêu cầu ly hôn của đương sự thì Tòa án mới giải quyết ly hôn. Nếu
đương sự không yêu cầu ly hôn thì quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại.
Tóm lại, trường hợp ly hôn khi có người bị tuyên bố mất tích, thì chính quyết định tuyên bố
mất tích đó là một căn cứ ly hôn. Thẩm phán không cần xác định đời sống chung của vợ
chồng không kéo dài hay mục đích của hôn nhân không đạt được. Ta hiểu rằng việc ra quyết
định cho ly hôn trong trường hợp này là đương nhiên. Khi người chồng (hoặc người vợ) bị
tuyên bố mất tích thì bên còn lại có quyền được yêu cầu ly hôn thì lúc đó Tòa án sẽ giải quyết
việc ly hôn cho đương sự. Điều này để đảm bảo quyền nhân thần của người chồng (hoặc
người vợ) như việc tham gia quan hệ hôn nhân mới hoặc đảm bảo việc quản lý tài sản của
người chồng (hoặc người vợ) để đảm bảo cuộc sống gia đình, phát triển kinh tế.
Như vậy, việc yêu cầu ly hôn theo yêu cầu của một bên đã được Luật HN&GĐ năm 2014 quy
định mở rộng hơn trên cơ sở đó là quyền lợi của người vợ được đảm bảo hơn. Khi người vợ
hoặc người chồng thực hiện quyền yêu cầu ly hôn thì quyền làm mẹ của người vợ vẫn được
đảm bảo thực hiện thông qua các quy định của pháp luật bảo hộ. Theo quy định, người mẹ
vẫn được pháp luật đảm bảo quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con cái. Trong một số
trường hợp, pháp luật còn đảm bảo quyền ưu tiên dành quyền nuôi con cho người vợ khi
người con dưới 36 tháng tuổi.
3. Căn cứ ly hôn trong t
rường hợp ly hôn theo yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích khác của đương sự
Tại khoản 2, Điều 51 trong Luật HN&GĐ năm 2014 có quy định: “Cha, mẹ, người thân thích
khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc
mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân
của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng,
sức khỏe, tinh thần của họ”.
Khoản 3 Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2014 cũng quy đinh: “Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn
theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho việc ly hôn nếu có căn
cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng,
sức khỏe, tinh thần của người kia”.
Việc quy định cho cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi
có căn cứ quy định tọa khoản 2 Điều 51 và khoản 3 Điều 56 là một trong những điểm mới của
Luật HN&GĐ năm 2014. Điểm mới này đã cho thấy sự tiến bộ của Luật HN&GĐ năm 2014 với
các luật HN&GĐ trước đó về việc yêu cầu giải quyết ly hôn bằng việc quy định thêm những
người có quyền yêu cầu giải quyết việc ly hôn khi người vợ hoặc người chồng rơi vào tình trạng
được quy định tại khoản 2 Điều 51.
Luật HN&GĐ 2014 quy định rất rõ về trường hợp “bạo lực gia đình” là căn cứ để giải quyết ly
hôn. Bạo lực gia đình là một lý do, một căn cứ để chồng hoặc vợ có quyền yêu cầu ly hôn. Căn cứ
theo điều 51 Luật HN&GĐ 2014, thay vì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai người mới có quyền yêu cầu
ly hôn như trước đây thì kể từ sau luật HN&GĐ 2014 có hiệu lực cha, mẹ, người thân thích khác
cũng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một trong hai vợ chồng bệnh tâm thần hoặc
mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của bản thân, đồng thời là nạn
nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính
mạng, sức khỏe, tâm lý của họ.
Cha mẹ - con cái vốn là mối quan hệ ruột thịt, cha mẹ là người sinh ra con cái, mối quan hệ này
được xem là khăng khít, bền chặt, tình cảm và là trách nhiệm trong các mối quan hệ. Mối quan
hệ, cũng như trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, phụng dưỡng của con cái đối với cha mẹ cũng
được pháp luật xem như là một trách nhiệm đương nhiên, gắn liền với mỗi cá nhân từ khi sinh ra
và không thể từ chối. Luật HN&GĐ chưa có quy định cụ thể về việc cha, mẹ có thể yêu cầu giải
quyết ly hôn trong trường hợp trên là những ai. Nhưng theo quy định của luật HN&GĐ hiện nay,
từ Khoản 2 Điều 51 ta có thể thấy cha mẹ của cả hai bên vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu
Tòa án giái quyết ly hôn khi vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể làm
chủ được hành vi của bản thân mình, đồng thời họ còn là nạn nhân của tình trạng bạo lực gia
đình. Bởi trong Điều 51 không quy định cụ thể là cha mẹ của bên nào có quyền yêu cầu ly hôn;
đồng thời, việc này nhằm bảo về quyền lợi của con cái họ, cũng như sự thuận hòa, yên ấm trong gia đình, trong dòng họ.
Ngoài cha, mẹ có quyền yêu cầu ly hôn thì người thân thích cũng có quyền tương tự. Khái niệm
người thân trong luật HN&GĐ được quy định tại Điều 3 Khoản 19: “Người thân thích là người
có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời”.

Điều 51 Khoản 1 BLDS 2015 có quy định: “Người thân thích của người được giám hộ là vợ,
chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thù
người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được
giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được
bảo hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ”.

Theo quy định của luật HN&GĐ thì ngoài cha, mẹ của hai bên vợ chồng được yêu cầu Tòa án
giải quyết ly hôn ra thì còn người thân thích của hai vợ chồng cũng có quyền tương tự. Khi xét
thấy cuộc sống chung của vợ chồng đã thực sự đổ vỡ do tình trạng bệnh tật về tâm thần kéo dài
của vợ hoặc chồng, thì Tòa án có thể quyết định cho ly hôn, đồng thời quyết định cả những biện
pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người mất khả năng nhận thức sau khi chấm
dứt hôn nhân. Vì vậy, sau khi giải quyết ly hôn thì Toà án nên xóa bỏ việc giám hộ của người còn
lại nếu người giám hộ là vợ hoặc chồng; trường hợp này, ly hôn vừa là biện pháp để giải thoát
quan hệ hôn nhân không hòa hợp, vừa là kết thúc sự giám hộ của vợ hoặc chồng đối với bên còn lại.
Quy định này đã gỡ nút cho nhiều trường hợp muốn xin ly hôn cho người thân bị mất năng lực
hành bi mà không được do luật cũ chiw quy định việc ly hôn do các đương sự yêu cầu, trong khi
đó họ bị mắc nệnh tầm thần hoặc các bệnh khác không có khả năng điều khiển được hành vi của
mình khoog thể yêu cầu ly hôn.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp này các luật sư yêu cầu cha, mẹ, người thân phải chứng minh
được là người chồng hoặc người vợ bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác là nạn nhân của
nạn bạo lực gia đình do chồng, vợ của người đó gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính
mạng, sức khỏe, tâm lý của họ.
Tuy nhiên, quy định này không nhất thiết chỉ cần người vợ hoặc người chồng bị bệnh tâm thần
hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức được hành vi của mình thì lúc này cuộc hôn nhân đã
không còn hạnh phúc, xét theo góc độ tình cảm thì mục đích đã không đạt được nên cần phải giả
quyết ly hôn cho hai bên khi có yêu cầu của người thân của họ, cần tránh sự ràng buộc, bế tắc
không nhất thiết phải có hậu quả là nạn nhân của bọa lực gia đình.
Như vậy, quy định về căn cứ ly hôn theo yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích khác có ý nghĩa
khá lớn, đồng thời là một quy định mới so với luật HN&GĐ 2000. Quy định này có cái nhìn
khách quan hơn về tình trạng hôn nhân của vợ hoặc chồng, tang cường thêm các căn cứ ly hôn
thuyết phục, chính xác, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc
bệnh khác không thể làm chủ được hành vi của mình. Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN
Ly hôn là hiện tượng xã hội bất bình thường nhưng cần thiết để đảm bảo quyền tự do trong hôn
nhân và nó như là biện pháp để củng cố hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Trong thời gian gần đây
dưới sự tác động của dịch bệnh COVID-19, vấn đề ly hôn nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt
bởi nó có rất nhiều tác động tiêu cực lên đời sống của các thành viên trong gia đình có người ly hôn và xã hội.
1. Thực trạng ly hôn ở trên thế giới và ở Việt Nam
Tại Anh, kể từ khi đại dịch bùng phát, yêu cầu tư vấn pháp ly về thủ tục ly hôn đã tang 95%, điều đáng
nói là phụ nữ là người chủ động trong phần lớn các vụ việc. Công ty luật gia đình hàng đầu xứ sương mù
Stowe Family Law cho biết yêu cầu tư vấn ly hôn trong ba tháng đầu năm 2020 đã tăng lên 8.801 lượt so
với 4.505 lượt cùng năm ngoái. Đáng chú ý là kết quả khảo sát trên 400 người cho thấy khoảng ¾ các cặp
vợ chồng ly thân hoặc ly hôn hoàn toàn không có mâu thuẫn hay áp lực trong thời điểm trước đại dịch
bùng phát. Khi được hỏi rõ nguyên nhân, ¼ những người tham gia thừa nhận ly do chính họ quyết định
“đường ai nấy đi” vì phải chạm mặt nhau quá nhiều trong thời gian giãn cách xã hội.
Không riêng gì Anh Quốc, tình trạng ly hôn liên quan đến đại dịch cũng tăng lên ở một số quốc gia khác
trên thế giới. Hồi tháng 4/2020, một công ty chuyên về ly dị ở bang Ontario (Canada) nói rang đã phải
tuyển thêm 5 luật sư để giải quyết số lượng hồ sơ yêu cầu ly hôn ngày càng nhiều.
Năm ngoái, số liệu thống kê về tình trạng ly hôn ở Trung Quốc cũng tăng vọt ngay khi các lệnh phong tỏa
được dỡ bỏ. Báo cáo từ nhiều thành phố khác nhau chỉ ra sự bất ổn gia tang mạnh nhất vào tháng 3-2020,
khoảng thời gian các ông chồng và bà vợ bị “nhốt” ở nhà trong nhiều tuần nhằm ngăn chặn COVID-19 lây lan.
Ở Việt Nam, tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng nhanh. Theo kết quả của một cuộc khảo sát, số vụ ly hôn năm
2021 ở nước ta lên đến 60.000 vụ. Như vậy, ta thấy cứ trung bình 1000 dân thì sẽ có một vụ ly hôn. Điều
đáng lo ngại hơn là cứ bốn cặp vợ chồng đăng ký kết hôn thì có một đôi ly hôn sau đó. 25% là một tỷ lệ
khá cao so với con số trung bình.
Ảnh hưởng của đại dịch COVID-2019 đến ly hôn.
Đại dịch COVID-19 là “chất xúc tác” đối với các mối quan hệ vốn đã rạn nứt trước đó -luật sư Emma
Newman tại Stowe Family Law nhìn nhận. Bà cho rằng trước đại dịch, cuộc sống bận rộn với những cuộc
gặp gỡ của bạn bè, đi du lịch khiên mỗi chúng ta gần như bỏ qua những khó khăn tồn đọng trong thực tế
cuộc sống vợ chồng. Và khi phải đối mặt trực tiếp với nhau 24/24, các cặp vợ chồng bắt đầu nhận ra vấn
đề từ người bạn đời của mình. Từ những khúc mắc nhỏ dần tích tụ lại, họ bắt đầu đặt ra câu hỏi về tương
lai của mối quan hệ này. Cùng với đó, áp lực về tài chính giữ đại dịch cũng là nguyên nhân dẫn đến mâu
thuẫn không thể gỡ bỏ giữa các cặp đôi. Theo như khảo sát của Stowe Family Law, có tới một nửa người
tham gia cho biết nỗi lo lắng về tiền bạc đã gây ra xung đột và khiến mối quan hệ của họ trở nên căng thẳng.
Trong một nghiên cứu nhằm làm rõ sự ảnh hưởng của đại dịch đến tình yêu và các mối quan hệ, trang
Love Connection của Mỹ đã tổng hợp lượng lớn dữ liệu từ các ứng dụng hẹn hò, thông tin của một số
công ty luật và những công trình khoa học. Họ phát hiện có tới 50% người thừa nhận đời sống tình dục bị
suy giảm kể từ khi COVID-19 bùng phát trong khi 27% giảm mức độ hài lòng trong mối quan hệ. Số
lượng ly hôn ở Mỹ cũng gia tăng trong khi 45% thừa nhận đã ngừng việc hẹn hò. Đặc biệt, nghiên cứu
còn chỉ ra nguy cơ ly hôn đối với các cặp vợ chồng mới cưới, khi có 20% người được khảo sát nói rằng
họ phải vật lộn để duy trì tổ ấm trong thời kỳ dịch bệnh hoành hành.
Tina Fey- người sáng lập Love Connection- cho biết các phân tích trên đem đến một cái nhìn tổng quan
về áp lực đối với các cặp vợ chồng và người độc thân trong mùa COVID-19. Kết quả này đồng thời giúp
mọi người hiểu rõ hơn về sự tiến triển trong các mối quan hệ và biết đâu là điểm dễ bị tổn thương, từ đó
có phương pháp nuôi dưỡng và duy trì các kênh tương tác lành mạnh.
Việt Nam là một quốc gia đông dân và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây. Ly
hôn có ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước mặc dù tình trạng ly hôn ở Việt Nam chưa thật sự phổ
biến. Nhìn chung trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, tỷ lệ ly hôn ở nước ta thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ
này đang có xu hướng tăng trong 10 năm qua (năm 2009 tăng 1,0%, năm 2019 tăng 1,8%). Tỷ lệ ly hôn
có sự khác biệt theo giới tính và khu vực thành thị, nông thôn: tỷ lệ ly hôn ở nữ giới cao hơn nam giới
(2,1% so vơi 1,4%), khu vực thành thị cao hơn nống thôn (2,1% so vơi 1,6%). Cuộc sống với những mâu
thuẫn khiến các cặp đôi trẻ và các cặp đôi đã sống chung lâu dài cũng đi đến quyết định chấm dứt. Bất kỳ
ai khi bước chân vào ngưỡng của hôn nhân đều mong muốn có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc. Nhưng
khi cả hai không còn có những cái nhìn chung về nhau, những rạn nứt dần xuất hiện. Ly hôn là giải pháp
cuối cùng được đưa ra khi cả hai đã rơi vào tình trạng bế tắc, kết thúc sự đổ vỡ của tình yêu hoặc chấm
dứt quan hệ gia đình không còn hạnh phúc. Tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam thấp hơn của các nước khác. Nhưng
nó không phải là một điều đáng mừng. Qua đó ta thấy được còn quá nhiều người phải chịu đựng trong
một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, mục đích của hôn nhân không đạt được mà không dám thoát ra khỏi
vò sợ tai tiếng, lời nói của xã hội. Cho rằng dó là sự “đổ vỡ hạnh phúc” tuy nhiên thực tế nó phải là “lối
thoát để đi đến hạnh phúc khác”.
Ta thấy, số vụ ly hôn ngày càng trẻ hóa. Một nghiên cứu của Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam cho thấy
60% số vụ ly hôn là của các cặp vợ chồng trẻ có độ tuổi từ 23 đến 30 tuổi. Trong khi 70% số cặp ly hôn
có cuộc sống nhôn nhân từ 1 đến 7 năm. Việc hôn nhân tan vỡ không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của
gia đình, người thân mà còn có nhiều hệ lụy cho xã hội. Sau những cuộc hôn nhân tan vỡ ấy là những đứa
trẻ phải chịu thiệt thòi, sống trong cảnh thiếu thốn tình thương của cha, mẹ.
2. Đánh giá thực trạng:
Tháng 10/2015 bà Lê Hoàng Diệp Thảo- vợ ông vua cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ- đã gửi
đơn ly hôn ra tòa do thời gian dài vợ chồng xảy ra nhiều mâu thuẫn. Sau nhiều năm thụ lý giải quyết, đến
ngày 20/02/2019, TAND cấp cao tại TP.HCM mở phiên tòa xử sơ thẩm nhưng bị ông bà kháng cáo. Ngày
5/4 bà Thảo nộp đơn kháng cáo. Theo đó, bà kháng cáo toàn bộ bản án và bày tỏ nguyện vọng đoàn tụ với
ông Vũ, dù bà là người đứng nguyên đơn trong bản án. Ngày 5/12/2019, TAND cấp cap TP.HCM mở
phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp hôn nhân gia đình của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ và
bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Bản án tuyên xử công nhận thuận tình ly hôn giữa bà Thảo và ông Vũ.
Về cấp dưỡng, bà Thảo được quyền nuôi bốn người con, ông Vũ cấp dưỡng nuôi các con chung 10
tỷ/năm từ năm 2013 đến khi các con học xong Đại học.
Về tìa sản, tòa giao ông Vũ sở hữu các bất động sản và toàn bộ cổ phần tại các công ty trong Tập đoàn
Trung Nguyên, gồm toàn bộ số cổ phần của ông bà trong công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên, tương
đương với hơn 5.700 tỷ đồng.
Về bất động sản, tòa giao ông Vũ toàn bộ sáu căn nhà và đất ông Vũ đang quản lý và sử dụng có giá trị
350 tỷ đồng tại TP.HCM, TP. Nha Trang (Khánh Hòa) và TP> Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Tòa giao bà
Thảo sở hữu số bất động sản trị giá gần 376 tỷ đồng tại TP.HCM và TP. Đà Nẵng, cùng số tài sản là tiền,
vàng, các lại ngoại tệ đang gửi ngân hàng, tổng cộng là 1.764 tỷ đồng. Ông Vũ phait thanh toán chênh
lệch tài sản cho bà Thảo gần 1.224 tỷ đồng.
Tòa phúc thẩm ghi nhận sự tự nguyện của ông Vũ để lại tài sản của mình tại Công ty TNHH Trung
Nguyên International- TNI tại Singapore cho bà Thảo.
Từ tình huống trên, chúng ta có thể thấy tình trạng đáng báo động về tình trạng ly hôn ở nước ta về số
lượng ly hôn và cả những hậu quả tiêu cực mà nó mang lại. từ đó chúng ta cần đặt ra những yêu cầu cấp
bách là nghiên cứu toàn diện các nguyên nhân để đề ra giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng ly hôn ở giai đoạn hiệ nay.
Ai cũng hiêu ly hôn đống nghĩa với việc hai người không còn duy trì quan hệ vợ chồng, được tự do lựa
chọn cuộc sống mới cho bản thân. Và với nhũng “hệ lụy” mà hôn nhân tan vỡ mang lại cũng là điều đẽ
dàng nhậ thấy. “Nạn nhân” đầu tiên mà ta thấy đó là những đứa trẻ. Chúng là những “nạn nhân” chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất. Dù ở lứa tuổi nào, dù cha mẹ có chia tay trong hoàn cảnh ra sao thì những đứa trẻ ấy
cũng bị ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống tâm lý. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (giảng
viên trường đại học KHXH và NV TP. HCM), trên 70% gia đình trẻ tan vỡ khi đã có con sẽ khiến cho
mỗi năm có tơi 50.000 trẻ em chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của cha hoặc mẹ. Và có khoảng 30% trẻ em
bỏ nhà xuất thân từ những gia đình tan vỡ. Những đứa tre ở trong một gia đình có bố mẹ ly hôn, chúng sẽ
có cảm giác không được an toàn. Trẻ con thường có cảm giác bị chối bỏ khi bố hoặc mẹ rời khỏi gia đình.
Và nếu bố hoặc mẹ tạo ra một mái ấm mới vói một ai đó thò chúng sẽ càng có cảm giám bị chối bỏ cao
hơn. Đứa trẻ được nuôi trong những gia đình tan vỡ thường có xu hướng oán hận bố/ mẹ của chúng. Hãy
cẩn thận! Đừng khiến tình cảm trong sáng của con bị vấn đục vì những oán hận của chồng/vợ cũ của bản
thân. Sự oán giận của bạn chỉ làm cho nỗi đau của con trẻ trở nên tệ hơn. Nuôi dưỡng oán hận chỉ làm
cho vấn đề càng trở nên rắc rối hơn.
Một “hệ lụy” khác của hôn nhân mà chính người trong cuộc hiểu rõ nhất đó là “dư chấn tâm ly hậu ly
hôn” in hằn trong mỗi người. Không thể phủ nhận ly hôn thực sự là một cooijt mốc bi kịch của một ai đó,
bởi sau ly hôn, người ta không chỉ phải đối mặt với gánh nặng kinh teesdo khối tài sản chung chia đôi mà
còn phải lo toan cho con cái, sự hoang mang, lo sợ và sự cô đơn. Tâm lý chung của nhiều người nhất là
phụ nữ sau khi ly hôn, mỗi lần thất bại trong hôn nhân đã khiến họ mang hội chứng “sợ hôn nhân”. Từ
chỗ ít cơ hội thêm nỗi sợ hãi, sự thất vọng, mất niềm tin vào đàn ông rất nhiều người phụ nữ đã bỏ lỡ cơ
hội tìm lại hạnh phúc mà mình đáng nên có. Bên cạnh đó, đàn ông sau khi ly hôn cũng mang gánh nặng
tâm lý về chuyện hôn nhân.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp ly hôn là điều cần thiết và quyết định ly hôn là đúng đắn nhất. Đó là
khi bạo lực gia đình xảy ra thường xuyên, nguoiaj tình là một xu hướng. Cuộc sống của các cặp vợ chồng
bị các trường hợp trên là một sự dày vò, sự chì chiết, đay nghiến lẫn nhau. Trong trường hợp ly hôn là con
đường giải thoát cho cả hai, giải phóng hai người, để họ có thể tìm lại sự bình yên, tạo dựng lại hạnh phúc
cho bản thân cũng như con cái của họ.
3. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Một số nguyên nhân dẫn đến ly hôn:
Thứ nhất, do trước khi kết hôn chưa có sự chuẩn bị kỹ càng về kiến thức và kỹ năng trước khi bước vào
đồi sống hôn nhân. Một số cặp vợ chồng chưa có đủ thời gian tìm hiểu nhau, sau khi kết hôn dễ xảy ra
mâu thuẫn dẫn tới bất đồng quan điểm sống.
Thứ hai, từ giữa năm 2020, dịch COVID-19 đã tác động đến mọi thành phần kinh tế, mọi gia đình trong
xã hội, áp lực tiền bạc, nói dối, và dịch bệnh kéo dài khiến mối quan hệ vợ chồng xảy ra nhiều xích mích.
Áp lực về bệnh tật, kinh tế và cuộc sống đã khiến các vụ bạo lực gia đình diễn ra nhiều hơn. Khiến nhiều
phụ nữ phải tìm đến pháp lý để cứu giúp.
Thứ ba, các vụ bạo lực tăng, xu hướng này có thể là một cảnh báo đáng quan ngại cho các cặp vợ chồng ở
những đất nước khác trong giai đoạn đầu của việc bị cô lập ở nhà. Nếu sự xa cách làm cho trái tim nảy nỡ
hạnh phúc, cảm xúc yêu đương thì sự gần nhau lại ngược lại. Việc gần nhau ở một hời gian dìa trong một
không gian khép kín có thể gây ra các cảm xúc tiêu cực.
Thứ tư, việc giao tiếp kém cũng làm cho hôn nhân tan vỡ. Nhiều cặp vợ chồng trước hôn nhân chưa có
iệc làm và thu nhập không ổn định, sau khi kết hôn phải tự lo cho cuộc sống riêng trong khi điều kiện
kinh tế thì lại không cho phép nên dễ phát sinh ra mâu thuẫn. Một số vụ việc ly hôn do người chồng mắc
các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm…. Đồng thời, khi phát sinh mâu thuẫn trong hôn
nhân, đa số các cặp vợ chồng chưa nhận sự quan tâm, giúp đỡ, hòa giải từ gia đình, các tổ chức đoàn thể,
xã hội đã khởi kiện đến Tòa án yêu cầu giải quyết cho ly hôn.
Từ thực trạng và nguyên nhân của ly hôn, chúng tôi đã tổng hợp và rút ra một số giải pháp khắc phục như sau:
Đầu tiên các cấp tỉnh ủy, chính quyền địa phương cần quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể
tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam theo chủ đề nâng
cao chất lượng cuộc sống gia đình trong giai đoạn 5 năm từ nay đến năm 2027 dưới nhiều hình thức.
Tiếp theo là vai trò của khoa học và giáo dục. Mặc dù còn nhiều tranh cãi về chi phí liên quan đến khoa
học giáo dục, nhưng cần đầu tư mạnh mẽ vào khoa học và giáo dục. Dựa vào trụ cột khoa học, giáo dục
để nâng cao chất lượng giáo dục trong gia đình cũng như nhà trường và xã hội đối với giới trẻ trong đó
đặc biệt chú trọng về giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách để họ nâng cao nhận thức, hiểu biết về Luật
HN&GĐ; tập huấn kỹ càng theo từng giới tính, cùng với đó giúp họ chuẩn bị tốt về mọi mặt trước khi
bước vào cuộc sống hôn nhân. Nhất là các kỹ năng sống, cách ứng xử, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, khả
năng kìm nén cái tôi của bản thân để tránh được việc để xãy ra ly hôn ngay từ những năm đầu chung sống.
Một số giải pháp khác là đẩy mạnh vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ để làm tốt công tác giả hòa ngay từ cơ
sở, giải quyết những mâu thuẫn ngay khi mới phát sinh. Từ đó, hạn chế được việc gửi đơn lên Tòa xin
giải quyết ly hôn. Cần đưa chỉ tiêu nâng cao việc hòa giải trong việc giải quyết án ly hôn của ngành Tòa
án, để góp phần kìm chế tình trạng ly hôn đang ngày càng gia tăng. Tăng cường công tác tuyên truyền
pháp luật HN&GĐ hiện nay thông qua truyền thông , mạng Internet để nâng cao nhận thức về pháp luật
cho người dân hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam bề vững. Một số điểm lưu ý về văn hóa.
Nó là một trong các yếu tố cần xem xét đến khi giải quyết vấn đề ly hôn. Nếu có thể tiếp cận đúng đắn và
phù hợp, văn hpas sẽ hàn gắn, tăng cường hoặc làm các mối quan hệ hôn nhân trở lên tốt đẹp hơn. Chương 4: KẾT LUẬN
Ly hôn là quyền tự do, sự tự nguyện trong hôn nhân những cũng gây ra nhiều hệ lụy cho gia đình và xã
hội. Việc ly hôn của các cặp vợ chồng ngày nay phản ánh rất nhiều khía cạnh của hạnh phúc, những mặt
tối của xã hội, xoay quanh những luồng xoay thu nhập, con cái, định kiến xã hội… Nhất là trong bối cảnh
Covid-19 vẫn đang diễn ra rất phức tạp, ly hôn lại dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề hơn. Trong đó tác động
trực tiếp nhất của các vụ ly hôn là sự tổn thương của những người trong cuộc đặc biệt là những đứa trẻ
trong gia đình có hôn nhân tan vỡ. Chính vì vậy, là một người trẻ, khi bắt đầu suy nghĩ đến việc bước
chân là một mối quan hệ hôn nhân, chúng ta cần phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần
thiết về gia đình để lựa chọ bạn đời đúng đắn và duy trì đời sống ấm êm, hạnh phúc.