-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài trắc nghiệm chương 3 môn Kinh tế vi mô | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài trắc nghiệm chương 3 môn Kinh tế vi mô | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vi mô (112290) 58 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Bài trắc nghiệm chương 3 môn Kinh tế vi mô | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài trắc nghiệm chương 3 môn Kinh tế vi mô | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (112290) 58 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
Bài kiểm tra Kinh tế vi mô
1. Phương Mai sản xuất sơn móng ở mức chi phí $200/tấn. Nếu cô ta bán sơn móng với giá
$500/tấn, thặng dư sản xuất của cô ta là (a) $700/tấn (b) $500/tấn (c) $300/ tấn (d) $200/tấn
2. Nếu Hoàng Oanh bán một áo sơ mi với giá $40 và thặng dư sản xuất từ việc bán này là
$23, chi phí sản xuất của cô ta hẳn phải là (a) $17 (b) $23 (c) $40 (d) $63
3. Chúng ta có thể nói rằng phân bổ nguồn lực là hiệu quả nếu
(a) Tổng thặng dư được tối đa hóa
(b) Thặng dư tiêu dùng được tối đa hóa
(c) Thặng dư sản xuất được tối đa hóa
(d) Không nhận định nào bên trên là đúng
4. Tổng thặng dư trong một thị trường bằng với
(a) Giá trị với những người mua – Giá trị phải trả của những người mua
(b) Giá trị với những người mua – Chi phí của những người bán
(c) Giá trị nhận được bởi những người bán – Chi phí của những người bán
(d) Giá trị nhận được của những người bán – Chi phí phải trả của những người mua
5. Khi thị trường cân bằng; ở mức số lượng lớn hơn số lượng cân bằng của một thị trường tự do
(a) Chi phí của những người bán bằng với giá trị của những người mua
(b) Giá trị của những người mua lớn hơn chi phí của những người bán
(c) Chi phí của những người bán lớn hơn giá trị của những người mua
(d) Thặng dư sản xuất lớn hơn thặng dư tiêu dùng
6. Số lượng một hàng hóa mà một cá nhân có được
(a) Được phản ánh duy nhất bởi giá cả
(b) Được phản ánh duy nhất bởi thu nhập
(c) Sẽ không ảnh hưởng đến tỉ lệ thay thế biên
(d) Ảnh hưởng đến tỉ lệ mà theo đó người ta sẵn sàng trao đổi
7. Chừng nào một người tiêu dùng còn ở trên cùng một đường bàng quan
(a) Người ta không thể quyết định khối lượng hàng hóa được chọn
(b) Người ta bàng quan giữa các điểm trên đường bàng quan đó
(c) Sở thích của người ta không ảnh hưởng đến tỉ lệ thay thế biên
(d) Người ta bàng quan với tất cả các điểm nằm trên đường bàng quan khác
8. Khi các đường bàng quan uốn lõm về phía gốc tọa độ 1 T Đ ạ
c Khánh/Micro1/KTTX/K65 ứ
(a) Nó có vẻ như người tiêu dùng sẵn sàng tiến hành trao đổi
(b) Người ta chỉ có thể tăng thỏa mãn bằng cách tăng tiêu dùng tất cả các hàng hóa
(c) Người ta thiên về việc ít trao đổi đi những hàng hóa mà họ có dư thừa
(d) Tỉ lệ thay thế biên giảm khi người tiêu dùng trượt xuống phía dưới một đường bàng quan.
9. Đường bàng quan cao nhất mà một người tiêu dùng có thể dạt tới
(a) Xa nhất tính từ gốc tọa độ
(b) Cắt nhau vơi đường ngân sách tại ít nhất hai điểm
(c) Tiếp xúc với ràng buộc ngân sách
(d) Tất cả các điều kể trên.
10. Điều nào dưới đây không phải là một thuộc tính của đường bàng quan?
(a) Những đường bàng quan thấp hơn được ưa thích hơn
(b) Các đường bàng quan uốn lõm về phía gốc tọa độ
(c) Các đường bàng quan không cắt nhau
(d) Các đường bàng quan dốc xuống
11. Khi hai hàng hóa thay thế hoàn hảo cho nhau chúng sẽ có
(a) Các đường bàng quan thẳng
(b) Các đường bàng quan cắt nhau
(c) Các đường bàng quan gẫy góc
(d) Các đường bàng quan có độ dốc đi lên
12. Khi các nhà kinh tế mô tả sở thích đôi khi họ dùng khái niệm về (a) Thu nhập (b) Thỏa dụng (c) Giá cả (d) Thị trường
13. Việc tối ưu hóa tiêu dùng sẽ chọn việc tiêu dùng ở đó
(a) Độ thỏa dụng lớn hơn giá cả
(b) Tỉ lệ thay thế biên bằng với thu nhập
(c) Tỉ lệ chi phí chia xẻ bằng nhau với tỉ lệ thay thế biên
(d) Tỉ lệ thay thế biên bằng giá tương đối.
14. Tại điểm tối ưu
(a) Ràng buộc ngân sách có độ dốc bằng 1
(b) Còn có thể làm cho người tiêu dùng tăng tiêu dùng thêm cả hai hàng hóa
(c) Độ dốc bàng quan bằng độ dốc ngân sách
(d) Các đường bàng quan cắt đường ngân sách tại trung tâm của nó
15. Khi một đường ngân sách dịch chuyển ra bên ngoài
(a) Người tiêu dùng sẽ khó khăn hơn
(b) Người tiêu dùng lúc này có thể đạt được đường bàng quan cao hơn
(c) Chỉ có thể được tạo ra bởi sự tăng thu nhập
(d) Chỉ có thể được tạo ra bởi sự tăng giá một hàng hóa. 2 T Đ ạ
c Khánh/Micro1/KTTX/K65 ứ
16. An đang mua Coke và Bim bim. Tác động thay thế đi kèm với một sự giảm giá của Bim
sẽ dẫn đến kết quả là
(a) Chỉ gây ra việc giảm tiêu dùng Coke
(b) Chỉ gây ra việc tăng trong tiêu dùng Bim bim
(c) Giảm trong tiêu dùng Bim bim và tăng trong tiêu dùng Coke
(d) Tăng trong tiêu dùng Bim bim và giảm trong tiêu dùng Coke.
17. Vi phạm quy luật cầu được giả định là xảy ra
(a) Chỉ khi các hàng hóa là hàng Giffen (b) Phổ biến
(c) Chỉ khi tác động thay thế thắng tác động thu nhập
(d) Tất cả các điều kể trên đều có khả năng đúng.
18. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng cung cấp một cách nhìn rõ hơn về cầu qua việc kiểm tra
(a) Những cơ hội mà người ta đối mặt trong vai trò là những người tiêu dùng
(b) Vai trò của các nhà cung cấp và việc họ làm thế nào tối đa hóa lợi nhuận
(c) Các cá nhân khong thể ý thức được làm thế nào họ tối đa hóa thỏa dụng của họ
(d) Các cá nhân có thể ra các quyết định tiêu dùng bất hợp lý.
19. Một ràng buộc ngân sách cho biết
(a) Các số lượng tiêu dùng làm cho người tiêu dùng có độ thỏa mãn bằng nhau
(b) Các giá cả mà người tiêu dùng phải trả cho hai sản phẩm mà họ tiêu dùng
(c) Tỉ lệ mà ở đó người tiêu dùng sẵn lòng đánh đổi một hàng hóa này lấy hàng hóa kia
(d) Những tập hợp tiêu dùng khác nhau mà một người tiêu dùng có thể có được với thu nhập cho trước
20. Một điểm bên ngoài ràng buộc ngân sách
(a) Không thể đạt tới được với thu nhập hiện hành của người tiêu dùng
(b) Cho thấy người tiêu dùng không tiêu dùng hết thu nhập của họ
(c) Đại diện cho sự tối ưu của người tiêu dùng
(d) Có nghĩa là một trong hai hàng hóa phải là hàng thứ cấp.
Chúc may mắn và thành công! 3 T Đ ạ
c Khánh/Micro1/KTTX/K65 ứ